Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Sự cố ACB( 2003-2012)

- Diễn biến
Vào những ngày đầu tháng 10 năm 2003, có tin đồn là ông Phạm Văn Thiệt, tổng giám đốc ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã bỏ trốn. Trong những ngày đầu,thông tin này lan
truyền giới hạn trong giới ngân hàng, nhưng vào đầu tuần sau đã bùng phát và lây lan với tốc độ
chóng mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, và được “nâng cấp” lên với tin ông Phạm Văn Thiệt đã bị
bắt. Người dân hoảng hốt đổ xô tới rút tiền tại các phòng giao dịch của ngân hàng ACB, gây ra ùn
tắc giao thông, càng khiến cho tin đồn lan mạnh. Đỉnh điểm là ngày 14 tháng 10 năm 2003, khi
người dân xếp hàng tới tận nửa đêm để đòi lại các khoản tiền mình đã gửi tại ngân hàng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 900 tỷ đồng (ở thời điểm cách đây mười năm) đã bị rút ra.
Ngân hàng ACB đứng trước khả năng không còn đủ tiền mặt để chi trả cho khách hàng nếu
không có sự can thiệp kịp thời và mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, nguy cơ về sự sụp đổ của
ACB, một sự kiện có thể châm ngòi cho một phản ứng domino sẽ tác động cực kỳ nguy hiểm cho
toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam. Mặc dù ở thời điểm đó, ngân hàng ACB là
một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất tại Việt Nam, và kết quả kinh doanh
trong chín tháng đầu năm của ngân hàng hết sức khả quan (lãi hơn 170 tỷ đồng).

Sự cố về rủi ro thanh khoản tại Mỹ ( 2008)

Diễn biến
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và thế giới đã có mầm mống khởi nguồn từ trước ngày 6/8/2007
khi Công ty Thế chấp nhà Mỹ (American Home Morgage) làm đơn xin phá sản. Tiếp theo sự
khởi nguồn này là nhiều ngân hàng và công ty lâm vào khó khăn và bộc lộ rõ nét là sự sụp đổ và
khó khăn của các ngân hàng và công ty tài chính lớn và nổi tiếng ở Mỹ (Wachovia, Washington
Mutual Inc, Bear Sterns, Fannie Mae, Fredie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Tâp đoàn
bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIG), Goldman Sachs, Morgan Stanley…).

Tháng 10/2008, cá nhân nộp đơn xin phá sản tăng 8% so với tháng trước (108.905 lượt người),
tức là mỗi ngày có 4.936 đơn xin phá sản, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2007. Tại một số bang
của Mỹ, tình hình người dân lâm vào phá sản rất cao, như tại bang Nevada, số đơn xin phá sản
trong tháng 10/2008 tăng 70% so với cùng kỳ năm trước, bang California và Florida là 80% và
62%. Tóm lại nền kinh tế Mỹ hiện nay là khá trầm trọng và đã lây lan khủng hoảng này sang hầu
khắp các nước trên thế giới.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt sụt giảm mạnh trước diễn biến thị trường tài
chính Mỹ. Đặc biệt, ngày 17/9, bất chấp nỗ lực giải cứu AIG, thị trường chứng khoán Mỹ đã có
mức sụt giảm kỷ lục do đợt bán tháo cổ phiếu được coi là tồi tệ nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001.

Kết luận:

- Nguyên nhân xảy ra rủi ro


+ Đầu tư bất động sản và tiêu dùng quá lớn;
+ Do chính sách tài chính, tiền tệ quá lỏng, nên đã khuyến khích tiêu dùng và trực tiếp là
cho vay dưới chuẩn để đầu tư bất động sản : liên quan tới thị trường bất động sản tại Mỹ,
khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm để giải cứu người mua nhà đất,
đặc biệt hướng tới tập khách hàng có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao. Chỉ cần giá
nhà tăng liên tiếp thì người đi vay dưới chuẩn có thể tự bảo vệ bản thân trước các khoản
thanh toán thế chấp cao bằng cách tài cấp vốn hoặc bán đi bất động sản rồi thanh toán.
Nếu như họ vỡ nợ, NH hoàn toàn có thể thu hồi tài sản và bán nó với giá cao. Bởi thế, đối
với ngân hàng, cho vay dưới chuẩn là một khoản đầu tư rất có lợi.
+ Chứng khoán hoá tràn lan thiếu kiểm soát: các ngân hàng đầu tư ở Mỹ đã sử dụng
nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản
thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho
thị trường bị giảm giá nghiêm trọng.
+ Sự quản lý, giám sát và điều hành của Chính phủ lỏng lẻo trong suốt thời gian dài, đặc
biệt là do chủ thuyết tự do hoá tài chính và thị trường tự do tự điều tiết

- Cách ứng phó


+ Ngày 3/10, với 263 phiếu thuận và 171 phiếu chống Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch
700 tỷ USD nhằm giải cứu ngành tài chính nước này thoát khỏi khủng hoảng.
+ Để thoát khỏi thảm cảnh khủng hoảng kinh tế 2008 này, các ngân hàng trung ương đã
phải tung ra hàng loạt những chính sách kích thích tiền tệ khổng lồ và phi truyền thống
như chính sách lãi suất âm, hoạt động thanh toán mở rộng hay nới lỏng định lượng. Cụ
thể, chính sách lãi suất âm sẽ tạo cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nguồn động lực để
chi tiêu hoặc đầu tư hơn là để tiền trong tài khoản ngân hàng – nơi mà giá trị của đồng
tiền bị “xói mòn” bởi lạm phát.

Bài học đc rút ra


- Việc quản trị thanh khoản trong ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập một hệ thống
quản trị thanh khoản đủ mạnh, trong đó phải đảm bảo tính nhất quán trong chính sách
quản trị thanh khoản và lập ra một kế hoạch phòng thanh khoản.
- Vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ
thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận
trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngoài ra, cần luôn tỉnh táo với các tác động lan
tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập
ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và
lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị
trường còn chưa phát triển, hoàn thiện.
- Không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân
kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù lớn đến đâu, thâm niên dài bao
nhiêu và trước đó có thành công như thế nào, cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi,
mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động
sản có sự dung túng của chính phủ…
- Tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và thị
trường chứng khoán. Rà soát lại và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng. Rà soát
lại các ngân hàng cho vay nhiều vào khu vực bất động sản và các dự án có tính rủi ro cao.
Kiểm tra chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là tín dụng dành
cho các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Xây dựng hệ thống cảnh
báo sớm với các tiêu chí cụ thể để có phương án, giải pháp dự phòng đối với biến động
xấu từ hệ thống ngân hàng, tài chính.

You might also like