Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bộ câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bị bài và tìm hiểu tài liệu của sinh viên

Bài 2. Đo góc quay cực của dung dịch bằng phân cực kế.
Câu 1. Định nghĩa ánh sáng tự nhiên.
Câu 2. Định nghĩa ánh sáng phân cực 1 phần, toàn phần.
Câu 3. Định nghĩa mặt phẳng dao động.
Câu 4. Định nghĩa mặt phẳng phân cực.
Câu 5. Viết biểu thức của định luật Malus về cường độ AS khi đi qua 2 bản Tuamalin.
Câu 6. Viết biểu thức của định luật Biot về góc quay cực của chất lỏng và tinh thể.
Câu 7. Viết biểu thức của định luật Biot về góc quay cực của dung dịch.
Câu 8. Chất hoạt quang là gì?
Câu 9. Chất chất hữu truyền là gì?
Câu 10. Chất tả truyền là gì ?
Câu 11. Tra cứu tài liệu liêu quan cho biết góc quay cực riêng của glucose và sucrose?
Câu 12. Tra cứu tài liệu liêu quan cho biết góc quay cực riêng của tinh dầu bạc hà?
Câu 13. Góc quay cực riêng của chất lỏng được xác định như thế nào?
Câu 14. Góc quay cực riêng của chất rắn được xác định như thế nào?
Câu 15. Trong các phân cực kế phổ biến thường dùng thì ánh sáng sử dụng có bước sóng bao
nhiêu, màu gì?
Câu 16. Góc quay cực riêng có phụ thuộc vào bước sóng sử dụng khi đo không? Khi bước
sóng đo có giá trị lớn hơn thì góc quay cực riêng tăng hay giảm?
Câu 17. Góc quay cực riêng có phụ thuộc vào nhiệt độ của chất khi đo không? Khi nhiệt độ
chất khi đo có giá trị lớn hơn thì góc quay cực riêng tăng hay giảm?
Câu 18. Trong máy phân cực kế, ống chứa dung dịch để đo có chiều dài bằng bao nhiêu?
Câu 19. Nếu góc quay cực của dung dịch đang khảo sát nhỏ, người đo nhận thấy phải thay đổi
cái gì đó để góc quay cực lớn thì giá trị đo chính xác hơn. Hãy nêu 1 biện pháp đơn giản, dễ
thực hiện?
Câu 20: Góc quay cực riêng (năng suất quay cực) của một chất quang hoạt phụ thuộc những
yếu tố nào?
Câu 21. Hãy đọc trong Dược điển Việt NamV (trang 140), cho biết cách xác định góc quay
cực riêng của Benzylpenicilinum natricum.
Câu 22. Hãy đọc trong Dược điển Việt NamV phần Phụ lục 6.4 (Trang PL-166) và nêu rõ biểu
thức tính góc quay cực riêng cho chất lỏng?
Câu 23. Hãy đọc trong Dược điển Việt NamV phần Phụ lục 6.4 (Trang PL-166) và nêu rõ biểu
thức tính góc quay cực riêng cho chất rắn?
Câu 24. Hãy cho biết tên dung dịch cần đo góc quay cực trong bài thực tập ?
Câu 25. Cho biết nồng độ dung dịch gốc chuẩn PTN đã pha và dãy dung dịch pha chuẩn?
Câu 26. Cho biết các dung dịch pha chuẩn được pha có thể tích nào?
Câu 27. Tại sao gọi là kính phân cực, kính phân tích?
Câu 28. Đường cong chuẩn độ trong phân cực nghiệm là gì, được xác định như thế nào?
Câu 29. Tra cứu tài liệu, cho biết độ hòa tan trong nước của đường sucrose ở 200C ?
Câu 30. Trong phân cực kế có bản mỏng thạch anh Q được đặt sau kính phân cực, hãy cho
biết tác dụng của bản mỏng thạch anh này ?

Các câu hỏi thêm.


Câu 31. Khi cho ánh sáng tự nhiên đi qua 1 bản tuamalin T có quang trục theo phương thẳng
đứng thì sau bản T đó ánh sáng có véc tơ cường độ điện trường dao động theo phương nào?
Câu 32. Cho ánh sáng tự nhiên đi qua bản tuamalin T1 có quang trục theo phương Oy, sau bản
T1 ta đặt tiếp bản tuamalin T2 có quang trục theo phương Ox. Đặt mắt sau bản T2 ta thấy tối
hoàn toàn. Đúng hay sai?
Câu 33. Cho ánh sáng tự nhiên đi qua bản tuamalin T1 có quang trục theo phương Oy, sau bản
T1 ta đặt tiếp bản tuamalin T2 có quang trục theo phương Ox. Đặt mắt sau bản T2 ta thấy tối
hoàn toàn. Sau đó giữa hai bản T1 và T2 ta đặt thêm một cốc đựng dung dịch đường. Lúc này
mắt quan sát thấy vẫn tối hoàn toàn. Đúng hay sai?
Câu 34. Cho ánh sáng tự nhiên đi qua bản tuamalin T1 có quang trục theo phương Oy, sau bản
T1 ta đặt tiếp bản tuamalin T2 có quang trục theo phương Ox. Đặt mắt sau bản T2 ta thấy tối
hoàn toàn. Sau đó giữa hai bản T1 và T2 ta đặt thêm một cốc thủy tinh đựng dung dịch đường.
Lúc này mắt quan sát thấy sáng trở lại. Làm thế nào để thấy tối hoàn toàn trở lại?
Câu 35. Một chùm ánh sáng phân cực có véc tơ cường độ điện trường dao động theo phương
Oy. Chiếu chùm sáng này đi qua bản tuamalin T có quang trục theo phương Ox. Đặt mắt sau
bản T ta thấy tối hoàn toàn. Sau đó đặt một cốc thủy tinh đựng dung dịch đường trước bản T,
ta thấy lại thấy sáng. Quay T đi một góc theo chiều kim đồng hồ thì đến một lúc nào đó ta lại
thấy tối hoàn toàn. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Câu 36. Chiều dài của lớp chất quang hoạt là 20 cm, dung dịch hoạt quang có nồng độ 8%.
Lớp chất này làm quay mặt phẳng dao động của ánh sáng phân cực một góc 10,72o. Trong
ngành dược, góc quay cực riêng của chất hoạt quang này là
A. 66o/dm B. 67o/m C. 6,7o/cm
D. 77o/dm E. 67o/dm F. 7,7o/cm
Câu 37. Chiều dài của lớp chất quang hoạt là 20 cm, dung dịch hoạt quang có nồng độ 3%.
Lớp chất này làm quay mặt phẳng dao động của ánh sáng phân cực một góc 3,36o. Góc quay
cực riêng của chất hoạt quang này theo đơn vị (o/dm) là
A. 56. B. 46. C. 66. D. 76.
Câu 38 Trong bài thực hành này, anh/chị đo góc quay cực của chất gì? Dung dịch cần pha có
thể tích bao nhiêu? Các nồng độ cần pha lần lượt là bao nhiêu? Dung dịch gốc có nồng độ
bằng bao nhiêu? Pha bằng ống nghiệm giống bài khúc xạ kế hay pha bằng bình định mức
giống bài phổ hấp thụ?
Câu 39. Pha 30 ml dung dịch đường với nồng độ lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25% từ dung dịch
gốc có nồng độ 30% bằng ống nghiệm. Điền vào bảng sau:
Dung dịch cần pha 5% 10% 15% 20% 25%
Lượng dung dịch gốc cần (ml)
Lượng nước cất cần (ml)
Câu 40. Pha một dãy các dung dịch đường với nồng độ lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25% từ dung
dịch gốc có nồng độ 30% bằng bình định mức 30 ml. Lượng dung dịch gốc lần lượt là...
Dung dịch cần pha 5% 10% 15% 20% 25%
Lượng dung dịch gốc cần (ml)
Câu 41. Pha 25 ml dung dịch đường với nồng độ lần lượt là 2, 4, 6, 8% từ dung dịch gốc có
nồng độ 10% bằng ống nghiệm. Điền vào bảng sau:
Dung dịch cần pha 2% 4% 6% 8%
Lượng dung dịch gốc cần (ml)
Lượng nước cất cần (ml)
Câu 42. Pha một dãy các dung dịch đường với nồng độ lần lượt là 2, 4, 6, 8% từ dung dịch
gốc có nồng độ 10% bằng bình định mức 25 ml. Lượng dung dịch gốc lần lượt là...
Dung dịch cần pha 2% 4% 6% 8%
Lượng dung dịch gốc cần (ml)
Câu 43. Khảo sát sự phụ thuộc của góc quay cực vào nồng độ của dung dịch đường với ống
đo dài 1 dm được kết quả như bảng sau:
Nồng độ (%) 2 4 6 8 10
Góc quay cực (độ) 1,4 2,75 4,25 5,55 7,05
o
Một mẫu dung dịch đường có góc quay cực bằng 3,65 có nồng độ vào khoảng
A. 5,2%. B. 4,9%. C. 5,5% D. 4,6%.
Câu 44. Trong các ứng dụng của hiện tượng phân cực quay dưới đây, ứng dụng nào quan
trọng nhất?
A. Xác định đồng phân quang học.
B. Xác định nồng độ dung dịch chất quang hoạt bằng phân cực kế.
C. Định tính một chất.

You might also like