Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

CHƯƠNG 1:

Câu hỏi 1
Bước nhảy vọt về lý luận khoa học kinh tế chính trị của Karl Marx so với David Ricardo là gì?
a. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
b. Phát hiện ra quy luật kinh tế “Bàn tay vô hình”
c. Phát hiện ra nguồn gốc của giá trị là hao phí sức lao động
d. Phát hiện ra hàng hóa có hai thuộc tính

Câu hỏi 2
Bước tiến về mặt lý luận của Chủ nghĩa Trọng nông so với Chủ nghĩa Trọng thương là gì?
a. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa
b. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực hành vi kinh tế của con người
c. việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp
d. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Câu hỏi 3
Chọn ý sai về mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
a. Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của nhà nước trên cơ sở nhận thức và vận dụng
các quy luật khách quan.
b. Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế
c. Chính sách kinh tế là bản chất hoạt động của quy luật kinh tế
d. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế đều phụ thuộc vào các điều kiện khách quan.

Câu hỏi 4
Hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
a. Chủ nghĩa trọng nông
b. Kinh tế chính trị tầm thường
c. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
d. Chủ nghĩa trọng thương

Câu hỏi 5
Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch sử của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
a. Học thuyết giá trị thặng dư
b. Học thuyết giá trị lao động
c. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
d. Học thuyết tích luỹ tư sản

Câu hỏi 6
Lý luận Kinh tế chính trị của Karl Marx và Friedrich Engels được thể hiện tập trung và cô đọng
nhất trong tác phẩm nào?
a. Tư bản
b. Nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc
c. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
d. Biểu kinh tế

Câu hỏi 7
Phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi
a. Phát hiện ra sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số
giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế
b. Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?
c. Phát hiện ra động cơ hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu
dùng
d. Phát hiện ra các tiêu chí để phân tích và lựa chọn những chiến lược phát triển kinh tế ở
các nước đang phát triển

Câu hỏi 8
Sự phát triển vượt bậc trong hệ thống lý luận Kinh tế chính trị cổ điển Anh so với Chủ nghĩa
Trọng nông là gì?
a. Đã rút ra được giá trị là do cung – cầu hàng hóa tạo ra
b. Đã rút ra được giá trị là do tính khan hiếm của sản phẩm tạo ra
c. Đã rút ra được giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải
d. Đã rút ra được giá trị là do công dụng của sản phẩm tạo ra

Câu hỏi 9
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế- chính trị Mác-Lênin là:
a. Quan hệ xã hội giữa người với người
b. Quan hệ sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành
và phát triển
c. Sản xuất của cải vật chất
d. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng

Câu hỏi 10
Đóng góp nổi bật về mặt khoa học của Lênin trong kinh tế chính trị Mác – Lênin là gì?
a. Chỉ ra công thức chung của tư bản là T-H-T’
b. Chỉ ra những đặc điểm kinh tế ở giai đoạn độc quyền và độc quyền nhà nước của chủ
nghĩa tư bản
c. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân trong trong giai đoạn tự
do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản
d. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất trong giai đoạn tự do cạnh tranh của
chủ nghĩa tư bản

1 A 6 A
2 D 7 B
3 C 8 C
4 D 9 B
5 A 10 B

CHƯƠNG 2:

Câu hỏi 1:
Ai là người phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá?
a. C.Mác
b. Ph. Ăng ghen
c. A.Smith
d. D.Ricardo

Câu hỏi 2
Chọn ý sai về nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
a. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất
b. Các điều kiện tự nhiên
c. Trình độ chuyên môn của người lao động
d. Tính chất của công việc

Câu hỏi 3
Chọn ý đúng về lao động cụ thể:
a. Là lao động có mục đích cụ thể
b. Là những việc làm cụ thể
c. Là lao động ở các ngành nghề cụ thể
d. Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định

Câu hỏi 4
Chọn ý đúng:
a. Khi cường độ lao động tăng lên thì giá trị 1 đơn vị hàng hoá tăng lên
b. Khi cường độ lao động tăng lên thì giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm đi
c. Khi cường độ lao động tăng lên thì số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không
thay đổi
d. Khi cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian
tăng lên

Câu hỏi 5
Chủ thể nào trong kinh tế thị trường có nhiệm vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của
xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận
tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn?
a. Thương nhân, trung gian môi giới
b. Người tiêu dùng
c. Nhà nước
d. Người sản xuất

Câu hỏi 6
Giá cả hàng hóa là:
a. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa
c. Giá trị của hàng hóa
d. Giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác

Câu hỏi 7
Hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế,
mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa hình thành, được gọi là gì?
a. Cơ chế thị trường
b. Thể chế thị trường
c. Quan hệ thị trường
d. Quy tắc thị trường

Câu hỏi 8
Lao động trừu tượng là nguồn gốc:
a. Của giá trị hàng hoá
b. Của giá trị sử dụng
c. Của chất lượng hàng hóa
d. Của tính hữu ích của hàng hoá

Câu hỏi 9
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá
a. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động
b. Tỷ lệ thuận với cường độ lao động
c. Không phụ thuộc vào năng suất lao động
d. Không phụ thuộc vào cường độ lao động

Câu hỏi 10
Trong các cách diễn đạt dưới đây, cách diễn đạt nào sai?
a. Thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới
b. Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng miền vào một chỉnh thể
thống nhất
c. Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một
thể thống nhất
d. Thị trường phụ thuộc vào địa giới hành chính

1 A 6 A
2 D 7 A

3 D 8 A

4 D 9 D

5 D 10 D

CHƯƠNG 3:

Câu hỏi 1
Các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản bất biến?
a. Kết cấu hạ tầng sản xuất
b. Điện, nước, nguyên liệu.
c. Tiền lương, tiền thưởng.
d. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng

Câu hỏi 2
Cấu tạo giá trị phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa:
a. Giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản cố định.
b. Giá trị tư bản cố định và giá trị tư bản lưu động.
c. Giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến.
d. Giá trị tư bản cố định và giá trị tư bản khả biến.

Câu hỏi 3
Dưới góc độ hao phí lao động xã hội, chi phí sản xuất hàng hóa gồm:
a. Chi phí tư bản bất biến và tư bản khả biến
b. Chi phí sức lao động của toàn xã hội
c. Chi phí lao động sống và lao động quá khứ
d. Chi phí về tiền vốn, máy móc, nguyên liệu

Câu hỏi 4
Lợi nhuận có nguồn gốc từ:
a. Lao động quá khứ
b. Lao động không được trả công
c. Lao động cụ thể
d. Lao động phức tạp

Câu hỏi 5
Mục đích trong lưu thông tư bản là:
a. Giá trị sử dụng nhiều hơn giá trị sử dụng ban đầu
b. Giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
c. Giá trị sử dụng khác giá trị sử dụng ban đầu
d. Giá trị nhỏ hơn giá trị ban đầu
Câu hỏi 6
Nguyên nhân có địa tô chênh lệch II:
a. Do đất là nguồn lực hữu hạn
b. Do độ màu mỡ tự nhiên của đất
c. Do vị trí thuận lợi của đất
d. Do đầu tư thâm canh thêm mà có

Câu hỏi 7
Nhận xét nào dưới đây đúng về tiền công TBCN?
a. Được trả theo giá trị sử dụng của sức lao động
b. Là giá cả sức lao động
c. Là số tiền nhà tư bản trả cho công nhân làm thuê
d. Là giá trị của lao động

Câu hỏi 8
Những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản cố định?
a. Các phương tiện vận tải
b. Máy móc, nhà xưởng
c. Các nhà kho, xưởng lưu trữ
d. Nguyên vật liệu, điện, nước dùng cho sản xuất

Câu hỏi 9
Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là:
a. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển
nhượng cho tư bản thương nghiệp.
b. Một phần lợi nhuận bình quân tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải
chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
c. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển
nhượng cho tư bản thương nghiệp.
d. Một phần tỷ suất giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải
chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.

Câu hỏi 10
Tư bản khả biến (v) là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì:
a. Giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
b. Giá trị sử dụng của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
c. Giá trị của nó giảm đi sau quá trình sản xuất.
d. Giá trị của nó không tăng lên sau quá trình sản xuất.

1 C 6 D

2 C 7 B

3 C 8 D
4 B 9 A

5 B 10 A

Câu hỏi 1
Cơ cấu của độc quyền nhà nước trong của CNTB, nhà nước đã trở thành:
a. Một bộ máy quyền lực nằm trong tay các tài phiệt tài chính
b. Một tập thể tư bản khổng lồ
c. Một chủ thể kinh tế có tiềm lực mạnh
d. Một ông chủ vừa nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế lẫn chính trị

Câu hỏi 2
Chọn phương án đúng để điền vào dấu …. cho thích hợp: “Độc quyền là sự liên minh giữa các
doanh nghiệp lớn, ……………việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định
ra ……….., nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
a. Đủ sức mạnh/giá cả độc quyền
b. Có khả năng thâu tóm/giá cả độc quyền.
c. Liên minh, liên kết/giá cả độc quyền
d. Nắm trong tay phần lớn/giá cả

Câu hỏi 3
Độc quyền xuất hiện đã làm cho cạnh tranh:
a. Bị thủ tiêu
b. Các phương án trên đều sai
c. Giảm đi
d. Gay gắt hơn

Câu hỏi 4
Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
b. Cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt.
c. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị
trường đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô
lớn.
d. Khủng hoảng kinh tế đã mở đường cho các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau.

Câu hỏi 5
Giá cả độc quyền bao gồm các yếu tố
a. Chi phí sản xuất độc quyền và lợi nhuận độc quyền
b. Chi phí sản xuất độc quyền và sự thỏa hiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền.
c. Chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân
d. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận độc quyền
Câu hỏi 6
Trong nền kinh tế thị trường TBCN, độc quyền nhà nước được hình thành do:
a. Trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế
của nhà nước
b. Do sự thống trị và chi phối của tư bản tài chính và tài phiệt tài chính.
c. Sự thống trị của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia.
d. Sự kết hợp giữa độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản dưới nhiều hình thức nhằm để
đảm bảo lợi ích cho giai cấp tư sản.

Câu hỏi 7
Sự thống trị của độc quyền đã làm cho:
a. Quá trình cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên
b. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia hình thành và phát triển mạnh mẽ.
c. Người tiêu dùng và xã hội bị thiệt hại.
d. Các tập đoàn kinh tế phát triển mạnh, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế

Câu hỏi 8
Sự phát triển của hệ thống tín dụng đã:
a. Đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản
b. Tạo điều kiện để các xí nghiệp huy động vốn, mở rộng sản xuất, hình thành độc quyền
c. Đẩy nhanh quá trình tích tụ tư bản
d. Trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, dẫn đến độc

Câu hỏi 9
Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong:
a. Bán hàng hóa ra thị trường
b. Mua các yếu tố đầu vào
c. Bán hàng hóa độc quyền
d. Mua và bán hàng hóa

Câu hỏi 10
Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây:
a. Độc quyền tạo ra sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
b. Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật.
c. Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động.
d. Độc quyền tạo khả năng to lớn thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.

1 B 6 A

2 B 7 A

3 D 8 D

4 D 9 D
5 A 10 A

CHƯƠNG 4 (2)

Câu hỏi 1
Các xí nghiệp tư bản tham gia vào Trust trở thành:
a. Những công ty độc lập trong hệ thống quản trị chung của quốc tế
b. Những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
c. Những chi nhánh trong tổng công ty
d. Những tập đoàn kinh tế hùng mạnh

Câu hỏi 2
Các tài phiệt tài chính thực hiện sự thống trị của mình thông qua:
a. Chế độ tham dự
b. Làm chủ các tập đoàn kinh tế lớn
c. Thành lập công ty xuyên quốc gia
d. Quyền lực kinh tế và chính trị

Câu hỏi 3
Consortium là hình thức độc quyền theo kiểu:
a. Liên kết chiều dọc.
b. Liên kết chiều ngang
c. Liên kết công – tư.
d. Liên kết phân tầng

Câu hỏi 4
Liên kết ngang giữa các tổ chức độc quyền là:
a. Liên kết trên phạm vi quốc tế thông qua bàn tay của nhà nước tư sản.
b. Liên kết mở rộng ra nhiều ngành khác nhau
c. Liên kết trong phạm vi quốc gia
d. Liên kết giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành

Câu hỏi 5
Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về sự kết hợp nhân sự trong CNTB độc quyền
nhà nước:
a. Đứng đằng sau các đảng phái là các Hội chủ xí nghiệp độc quyền
b. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước được thực hiện thông qua
các đảng phái.
c. Các Hội chủ hoạt động thông qua các đảng phái để bảo vệ lợi ích cho người lao động
d. Các Hội chủ cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối
chính trị, kinh tế của các Đảng.

Câu hỏi 6
Vai trò của tổ chức độc quyền trong ngân hàng là:
a. Môi giới nhận gửi, cho vay và kinh doanh tiền tệ
b. Nắm được hầu hết lượng tiền của xã hội, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế
c. Trung gian trong việc thanh toán và tín dụng
d. Thâm nhập vào độc quyền công nghiệp để quản lý việc sử dụng tiền vay và các nhà tư
bản đi vay.

Câu hỏi 7
Liên kết dọc giữa các tổ chức độc quyền là:
a. Liên kết giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành
b. Liên kết trên phạm vi quốc tế.
c. Liên kết trong phạm vi quốc gia
d. Liên kết mở rộng ra nhiều ngành khác nhau

Câu hỏi 8
Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về sở hữu nhà nước trong CNTB độc quyền
nhà nước:
a. Làm chổ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định
b. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu
tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
c. Mở rộng sản xuất TBCN, đảm bảo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền
d. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của CNTB

Câu hỏi 9
Mục đích của hình thức độc quyền Syndicate là:
a. Để các xí nghiệp lớn thống nhất quy trình sản xuất
b. Để các xí nghiệp lớn thống nhất đầu mối mua và bán theo giá cả độc quyền.
c. Để các xí nghiệp lớn mở rộng thị trường ra toàn thế giới.
d. Để các xí nghiệp tư bản lớn thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng, thị trường.

Câu hỏi 10
Xuất khẩu tư bản là:
a. Xuất khẩu khoa học công nghệ.
b. Xuất khẩu hàng hóa
c. Xuất khẩu lao động
d. Đầu tư vốn ra nước ngoài

1 B 6 B

2 A 7 A

3 A 8 D

4 D 9 B
5 C 10 D

CHƯƠNG 4:

Câu hỏi 1
Đặc điểm mới của tích tụ và tập trung tư bản là:
a. Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát
b. Sự xuất hiện độc quyền ở các nước đang phát triển.
c. Sự hình thành và phát triển của các hình thức độc quyền mới.
d. triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
e. Sự phát triển của độc quyền tư nhân và độc quyền nhà nước

Câu hỏi 2
Concern và Conglomerate là hình thức độc quyền theo kiểu:
a. Liên kết chiều ngang
b. Liên kết cả ở chiều dọc và chiều ngang, cả ở trong nước và nước ngoài
c. Liên kết chiều dọc theo từng ngành nghề cả trong nước và quốc tế
d. Liên kết đa chiều, công – tư kết hợp.

Câu hỏi 3
Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về vai trò của chủ nghĩa tư bản:
a. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
b. Thực hiện xã hội hóa sản xuất
c. Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
d. Đảm bảo sự phát triển dân chủ cho con người

Câu hỏi 4
Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết
kinh tế của độc quyền nhà nước:
a. Về chính trị, các Chính phủ, nghị viện tư sản hiện đại cũng được tổ chức như một công
ty cổ phần tư bản chủ nghĩa.
b. Hình thức đa nguyên tư sản được sử dụng để thực hiện mục tiêu kép của tầng lớp tư
sản độc quyền.
c. Viện trợ cho nước ngoài của Chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong
nước.
d. Sự tham dự của nhiều lực lượng trong bộ máy nhà nước đã tạo nên những nét mới của
độc quyền nhà nước trong điều kiện mới.

Câu hỏi 5
Biểu hiện mới về hình thức của tư bản tài chính là:
a. Chế độ tham dự được kết hợp thêm với chế độ ủy nhiệm nhằm gia tăng quyền lực của
tư bản tài chính.
b. Đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn
c. Một tổ hợp đa dạng kiểu: công – nông – thương – tín – dịch vụ - quốc phòng
d. Cổ phần được phát hành rộng rãi hơn

Câu hỏi 6
Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về hạn chế của chủ nghĩa tư bản:
a. CNTB là thủ phạm chính của tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
b. Sự phân hóa giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu
sắc.
c. Mục đích của nền sản xuất TBCN vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp
tư sản.
d. CNTB vẫn đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên
thế giới

Câu hỏi 7
Chủ thể xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay chủ yếu là:
a. Nhà nước tư sản
b. Các công ty xuyên quốc gia
c. Các tổ chức độc quyền tư nhân trong nước
d. Các nhà tư bản tư nhân

Câu hỏi 8
Biểu hiện mới trong cơ chế quan hệ nhân sự của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản
là:
a. Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến.
b. Một số quốc gia, trọng tậm quyền lực bắt đầu dịch chuyển về những tài phiệt tài chính.
c. Vai trò, vị trí của các Đảng cầm quyền trong CNTB ngày càng lớn mạnh.
d. Ngày càng xuất hiện nhiều thế lực độc tôn trong quản lý xã hội.

Câu hỏi 9
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì:
a. Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt
b. Những mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại
c. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản sẽ được chuyển hóa dần
d. Những mâu thuẫn sẽ được giải quyết

Câu hỏi 10
Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản?
a. Đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau
b. Nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao
c. Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn
d. Hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu tập trung vào những ngành công nghệ cao.

1 A 6 A

2 B 7 B
3 D 8 A

4 D 9 A

5 C 10 D

CHƯƠNG 5:

Câu hỏi 1
Biểu hiện nào dưới đây không đúng về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước?
a. Là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có tác dụng chi phối
các thành phần kinh tế khác
b. Nắm các ngành then chốt, các lĩnh vực quan trọng
c. Chiếm tỷ trọng lớn
d. Đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KHCN, là công cụ để định hướng và điều tiết kinh tế vĩ
mô.

Câu hỏi 2
Chọn ý đúng điền vào chỗ trống luận điểm của C. Mác: “Động lực của toàn bộ lịch sử chính là
cuộc đấu tranh của các giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề
trước hết là những […] mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương tiện”
a. Lợi ích tinh thần
b. Lợi ích cá nhân
c. Lợi ích xã hội
d. Lợi ích kinh tế

Câu hỏi 3
Chọn ý đúng điền vào chỗ trống: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
vận hành theo các quy luật của thị trường; có sự điều tiết của […] do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
a. Xã hội
b. Thị trường
c. Cung – Cầu
d. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 4
Chọn ý đúng điền vào chỗ trống: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế [.........] phát triển ở trình
độ cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động, điều tiết của các quy luật thị trường
a. Tự nhiên
b. Sản xuất
c. Tư bản
d. Hàng hóa

Câu hỏi 5
Khi thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu, trước hết cần đảm bảo:
a. Lợi ích nhóm
b. Lợi ích cá nhân
c. Chính sách của Nhà nước
d. Nguyên tắc thị trường

Câu hỏi 6
Quan hệ nào có vai trò quyết định đến phân phối?
a. Quan hệ huyết thống, dòng tộc
b. Quan hệ xã hội, đạo đức
c. Quan hệ sở hữu TLSX
d. Quan hệ tổ chức quản lý

Câu hỏi 7
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, đóng vai trò cơ sở, nền tảng là lợi ích:
a. Xã hội
b. Cá nhân
c. Cộng đồng
d. Quốc gia

Câu hỏi 8
Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích chính đáng
của mình, nhưng lợi ích này phải đảm bảo:
a. Khai thác lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội
b. Liên hệ với lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội
c. Mâu thuẫn với lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội
d. Phá vỡ lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội

Câu hỏi 9
Về phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến
mục tiêu gì?
a. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản
b. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho Nhà nước quân chủ
c. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
d. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chế độ tư hữu

Câu hỏi 10
Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua những công cụ
nào?
a. Hệ thống công cụ kinh tế
b. Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế
c. Thói quen, phong tục, tập quán, văn hóa kinh tế
d. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, quyết sách lớn
1 C 6 C

2 D 7 B

3 D 8 B

4 D 9 C

5 D 10 D

CHƯƠNG 6:
PHẦN I
Câu hỏi 1
Cách mạng công nghiệp lần I khởi phát từ nước nào và trong khoảng thời gian nào?
a. Nước Anh, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
b. Nước Pháp, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
c. Nước Đức, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
d. Nước Mỹ, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII

Câu hỏi 2
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III là:
a. Sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất
b. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin, internet và tự động hóa
c. Sự xuất hiện của Internet và công nghệ thông tin
d. Sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức.

Câu hỏi 3
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III là:
a. Sử dụng robot và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
b. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt.
c. Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
d. Sử dụng công nghệ thôn tin và máy tính để tự động hóa sản xuất

Câu hỏi 4
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được đề cập vào khoảng thời gian nào?
a. Tại Hội nghị khoa học công nghệ Tokyo - Nhật Bản, năm 2009
b. Tại Hội nghị khoa học công nghệ Newyork - Mỹ, năm 2010
c. Tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover - Đức, năm 2011
d. Tại Hội chợ triển lãm công nghệ London – Anh, năm 2012.

Câu hỏi 5
Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, Mác đã khái quát tính quy luật của cách
mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là:
a. Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp
b. Hợp tác hóa sản xuất, cơ khí hóa và điện khí hóa
c. Hợp tác hóa sản xuất, điện khí hóa và đại công nghiệp cơ khí
d. Hiệp tác hóa sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa

Câu hỏi 6
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I là:
a. Sử dụng năng lượng hơi nước để tự động hóa từng phần trong sản xuất.
b. Sử dụng động cơ hơi nước để tự động hóa sản xuất
c. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất
d. Sử dụng động cơ đốt trong để cơ giới hóa sản xuất

Câu hỏi 7
Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II là:
a. Chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hóa và tự động hóa
b. Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất.
c. Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động
hóa cục bộ của sản xuất.
d. Chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện khí và sang giai đoạn tự động
hóa sản xuất

Câu hỏi 8
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II là:
a. Sử dụng năng lượng hơi nước để tự động hóa từng phần trong sản xuất.
b. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng hoạt.
c. Sử dụng động cơ đốt trong để cơ giới hóa sản xuất
d. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất và tự động hóa từng
phần trong sản xuất.

Câu hỏi 9
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
a. Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa
sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
b. Thực hiện cơ khí hóa sản xuất thay thế cho lao động thủ công
c. Chuyển từ lao động thủ công thành lao động áp dụng trình độ cơ khí hóa sản xuất.
d. Thực hiện cơ khí hóa từng phần, kết hợp với lao động thủ công.

Câu hỏi 10
Cách mạng công nghiệp lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?
a. Cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
b. Cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ XX
c. Giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
d. Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX

1 A 6 C
2 A 7 C

3 D 8 B

4 C 9 A

5 A 10 B

PHẦN 2

Câu hỏi 1
Chọn từ đúng điền vào chỗ trống: Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các
…........quốc tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nước
a. Liên kết kinh tế
b. Liên kết chính trị
c. Liên kết văn hóa – xã hội
d. Liên kết quốc phòng an ninh
The correct answer is: Liên kết kinh tế

Câu hỏi 2
Chọn từ đúng điền vào chỗ trống………….: Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ
bản về độc lập tự chủ của một quốc gia là xây dựng ..............độc lập tự chủ:
a. Kinh tế
b. Xã hội
c. Quốc phòng an ninh
d. Văn hóa

Câu hỏi 3
Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về toàn cầu hóa:
a. Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua
mọi biên giới quốc gia, khu vực.
b. Toàn cầu hóa tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia
trên quy mô toàn cầu.
c. Toàn cầu hóa phải dựa trên nội lực kinh tế và quốc phòng an ninh đủ mạnh để bảo vệ
quốc gia, dân tộc.
d. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Câu hỏi 4

Hãy sắp xếp mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo thứ tự từ thấp đến cao:
a. Liên minh kinh tế - tiền tệ; thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do
FTA; liên minh thuế quan CU; thị trường chung.
b. Liên minh thuế quan CU; thị trường chung; liên minh kinh tế - tiền tệ; Thỏa thuận
thương mại ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do FTA.
c. Khu vực mậu dịch tự do FTA; liên minh thuế quan CU; thị trường chung; liên minh kinh
tế - tiền tệ; thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA.
d. Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do FTA; liên minh thuế quan
CU; thị trường chung; liên minh kinh tế - tiền tệ.

Câu hỏi 5
Chọn đáp án sai trong các phát biểu dưới đây về hội nhập của Việt Nam:
a. Hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối
ưu.
c. Hội nhập là con đường tất yếu, vì vậy cần chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập
hiệu quả, thành công.
d. Hội nhập là tất yếu, vì vậy phải tiến hành bằng mọi giá để thực hiện thành công.

Câu hỏi 6
Chọn từ đúng để điền vào dấu (……..). Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình
quốc gia đó thực hiện ………………..nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự
……………….lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
a. Hợp tác/chia sẻ
b. Liên kết/chia sẻ
c. Gắn kết/thống nhất
d. Gắn kết/chia sẻ

Câu hỏi 7
Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về hội nhập kinh tế quốc tế:
a. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang và kém phát triển tiếp cận và sử
dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ….
b. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thực hiện công nghiệp
hóa, tăng tích lũy, tạo nhiều cơ hội việc làm…………
c. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển
có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách………….
d. Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển……

Câu hỏi 8
Điền từ thích hợp vào chổ trống (………….). Toàn cầu hóa …………..là xu thế nổi trội nhất, nó
vừa là trung tâm, vừa là cơ sở cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.
a. Chính trị
b. Văn hóa – xã hội
c. Quốc phòng an ninh
d. Kinh tế

Câu hỏi 9
Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ:
a. Biện chứng với nhau, vừa tạo tiền đề cho nhau và phát huy lẫn nhau, vừa thống nhất
với nhau trong việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng và lợi ích căn bản
của đất nước, của dân tộc.
b. Biện chứng với nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển nhằm để thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn mình theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
c. Độc lập, tự chủ phải được thực hiện mới có quan hệ quốc tế
d. Độc lập, tự chủ là cơ sở, tiền đề để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc
tế quyết định sự giàu mạnh của đất nước.

Câu hỏi 10
Chọn từ đúng điền vào chỗ trống (……..): Hội nhập quốc tế toàn diện là sự hội nhập của toàn
xã hội vào cộng đồng quốc tế, trong đó doanh nghiệp và đội ngũ ……………sẽ là lực lượng
nòng cốt.
a. Trí thức
b. Doanh nhân
c. Thương nhân
d. Công nhân

1 A 6 D

2 A 7 D

3 C 8 D

4 D 9 A

5 D 10 B

You might also like