Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

I. Khái niệm/thuật ngữ


1, Văn hóa là gì?
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Đặc trưng cơ bản Chức năng cơ bản
Tính hệ thống Tổ chức xã hội
Tính lịch sử Giáo dục
Tính giá trị Điều chỉnh xã hội
Tính nhân sinh Giao tiếp

- Tính hệ thống: là những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc 1 nền văn hóa; các đặc trưng,
những quy luật hình thành và phát triển của nó. VD: Hệ thống giáo dục, hệ thống quân sự
+ Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là 1 thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội. Chính căn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
- Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen là trở thành đẹp, thành có giá trị, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá
trị. Nó là thước đo mức độ nhân cách của 1 xã hội và con người
+ Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ 2 là chức năng điều
chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng hoàn thiện và thích ứng với
những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội
- Tính nhân sinh: Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo) với
các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào
tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ,..) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh
quan tự nhiên). Phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người
+ Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao
tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
- Tính lịch sử: một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh là sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát
triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và
thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán,
nghi lễ, luật pháp, dư luận, …
+ Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ 4 của văn hóa. Phổ biến những giá trị văn hóa đã ổn định, những
giá trị văn hóa đang hình thành. Bảo đảm tính kế tục của lịch sử. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong sự hình
thành nhân cách của con người.
=> Đặc trưng quan trọng nhất: là đặc trưng trong hệ thống kèm với nó là chức năng tổ chức. Lấy VD thực tế ở VN,
là 1quốc gia nông nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm phải chịu nhiều cơn bão với lũ lụt. Từ lâu nhà
nước phối hợp cùng nhân dân tổ chức phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất. Hay khi giặc xâm lược thì nhà nước là
cùng nhân dân tổ chức chiến đấu giành và bảo vệ độc lập. Đặc biệt khi định cư làng xã, chức năng tổ chức lại được
thể hiện rõ ràng, tạo thành xóm làng theo mô hình chặt chẽ, hợp lí
2, Văn minh là gì?
Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng
lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.

3, Văn hiến là gì?


Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.

4, Văn vật là gì?


Văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, thể hiện sâu sắc tính
dân tộc và lịch sử.

 So sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật


Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh
Thiên về giá trị vật chất Thiên về giá trị tinh Chức cả giá trị vật chất lẫn Thiên về giá trị vật chất – kĩ
thần tinh thần thuật
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với phương
Tây đô thị
Ví dụ về văn hóa và văn minh ở Việt Nam:
+ Văn hóa VN được hình thành và hun đúc qua hàng chục thế kỉ cách đây hơn hàng ngàn năm lịch sử, từ thời cổ
xưa Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời phong kiến và hiện đại ngày nay. Nó bao gồm cả các giá trị vật chất và tinh
thần, vật chất như: trồng đồng, cọc gỗ Bạch Đằng, chùa triền cổ, …tinh thần như: nhã nhạc, thơ, hát quan họ, …
Văn hóa ở VN chỉ đơn thuần trong phạm vi dân tộc VN, lãnh thổ VN. Và nó thì xuất phát từ nền phương Đông
rõ ràng nông nghiệp
+ Lấy VD về văn minh lúa nước chỉ 1 lát cắt đồng đại sau khi con người biết chế tạo công cụ sản xuất ( đồng,
sắt) và chỉ các kỹ thuật như kĩ thuật cấy, gieo, chăm sóc và thu hoạch,…Văn minh lúa nước chủ yếu thiên về giá
tri vật chất: con trâu, cái cày, lúa gạo…Nó không những chỉ có ở VN mà còn có ở nhiều nước khác như Trung
Quốc, Hàn Quốc,…Về nguồn gốc rõ ràng thuộc về phương Đông nông nghiệp với các quốc gia hình thành và
phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Trung Quốc, VN, Hàn Quốc, Nhật Bản,….

5, Loại hình văn hóa là gì?


Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường tự nhiên,
phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú.
Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp và
văn hoá gốc du mục (tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).

6, Tôn giáo là gì?


Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo
lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Tôn giáo là một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước để khiến người ta tín ngưỡng.

7, Tín ngưỡng là gì?


Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán
truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc là một chủ nghĩa

8, Phong tục là gì?


Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm
theo (phong: gió, tục: thói quen, phong tục: thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi mặt của đời sống.

9, Phát triển bền vững?


Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà
vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều
quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch
định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Phát triển bền vững là phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, tôn trọng những quá trình sinh
thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật
và thực vật.
Nội hàm của PTBV không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm
chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ.
10, Làng xã là gì?
Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Làng
- Làng là 1 đơn vị cộng cư có 1 vùng đất chung của cư dân nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu
hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông và gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân
bằng và bền vững của xã hội.
- Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào 2 nguyên lí cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt làng có sức
sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến.
+ Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước mang
tính thời vụ.
+ Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cắp…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả.
- Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian. Nó là nguồn gốc
của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó
là hình thức dân chủ sơ khai dân chủ làng mạc. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại
và thói đố kị, cào bằng.

Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Xã


- Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (đôi khi 1 xã cũng có thể gồm vài làng).
- Trong xã, sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư (dân gốc ở làng ấy) và dân ngụ cư (dân từ nơi khác
đến trú ngụ).
+ Sự phân biệt hết sức gắt gao: dân chính cư có đủ mọi quyền lợi, còn dân ngụ cư luôn bị khinh rẻ.
+ Sự đối lập này chính là do sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp: đó là phương tiện duy trì sự ổn định của
làng xã. Nó nhằm hạn chế việc người nông dân bỏ làng đi ra ngoài, cũng như hạn chế không cho người ngoài
vào sống ở làng.
- Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng:
1) Chức sắc: những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm
2) Chức dịch: những người đang làm việc trong xã
3) Lão: những người thuộc hạng lão trong các giáp
4) Đinh: trai đinh trong các giáp
5) Ti ấu: hạng trẻ con của các giáp
Cách thức tổ chức bộ máy hành chính xã thôn VN như vậy đã được hình thành dần dần như một sản phẩm lịch
sử của quá trình phát triển văn hóa dân tộc.

11, Toàn cầu hóa là gì?


Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối
liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế...
trên quy mô toàn cầu.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

12, Chủ nghĩa yêu nước có nội hàm là gì?


Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước) là cảm xúc, tình cảm, tinh thần
yêu thương, tích cực về quê hương, đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có
thể là một vùng, một thành phố nhưng thông thường thì khái niệm này gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm
những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn được cống hiến hết mình
cho quê hương đất nước. Chủ nghĩa yêu nước giúp con người cảm thấy yêu mến, tự hào, có các trách nhiệm hơn
với quốc gia dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình
cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao
thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ. Hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước còn trở thành giá trị
văn hóa mang tính phổ biến và được xã hội hóa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được các thế hệ người
Việt Nam xác định như một trong những tiêu chí, giá trị cao nhất quy định phương châm sống và hành động của
mình. Từ đó, tạo thành động lực tinh thần to lớn, thúc đẩy những hành động tích cực vì đất nước của con người
và cộng đồng người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con
người Việt Nam, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác.
Nó đã vượt ra khỏi trạng thái tâm lý, tình cảm thông thường của con người để đạt tới giá trị cao về văn hóa,tư
tưởng, lý luận và chính trị, có độ bền vững cao qua thăng trầm của lịch sử. Hơn thế nữa, chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam không chỉ là một giá trị, mà điều quan trọng hơn nữa nó còn là cội nguồn, cơ sở của hàng loạt các giá trị
khác, là giá trị cao nhất trong bảng thang giá trị củabản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi cấp
thiết phải thường xuyên khơi dậy và phát huy giá trị hàng đầu trong bản sắc văn hóa dân tộc - chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam lên tầm cao mới.

II. Nội dung


1, Những biểu hiện của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt ở Việt Nam.
- VN do có góc tận cùng ở phía đông – nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình
- Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn
lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng
và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người VN mở miệng là lạy trời nhờ trời, …
- Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng 1 lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên
(trông trời, trông đất trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm, …) cho nền, về mặt nhận thức , hình
thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là
các yếu tố riêng rẽ, mà là các yếu tố qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là
chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng. Người VN tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về loại
quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, …
- Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định
lâu dài với nhau phải tạo ra 1 cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu
- Trong truyền thống VN, tinh thần coi trọng ngôi nhà và coi trọng cái bếp, coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn
nhất quán và rõ nét: Phụ nữ VN là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình- người nắm tay hòm chìa khóa.
Chính bởi vậy mà người VN coi nhất vợ nhì trời, lệnh ông không bằng công bà, …; còn theo kinh nghiệm dân gian
thì ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đau long. Phụ nữ VN cũng là người có vai trò quyết định trong việc giáo
dục con cái. Vì tầm quan trọng của người mẹ nên trong tiếng Việt, từ ‘cái’ với nghĩa là mẹ đã mang them nghĩa
“chính”, “quan trọng”. Tư tưởng coi thường phụ nữ từ trung hoa truyền vào, đến khi ảnh hưởng này trở nên đậm nét,
người dân đã phản ứng dữ dội về việc đề cao “Bà chúa Liễu” cùng những câu ca dao như: “Ba đồng 1 mớ đàn ông,
đem bó vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm 1 mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
- Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng
tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí “Ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”.
- Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ
làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng
tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng nghĩ đến
tập thể, luôn có tập thể đứng sau
- Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, thiếu tôn trọng pháp luật, … Lối sống
trọng tình làm cho thói tùy tiện ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nó dẫn đến việc đi cửa sau trong giải quyết công
việc. trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nước du mục
- Trong lối ứng xử với môi trường XH, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp
trong tiếp nhận: ở VN, không những không có chiến tranh tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo trên thế giới đều
được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa,
trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta 1 cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ
động cầu hòa, trải chiếu hoa cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
Tiêu chí Văn hóa gốc nông nghiệp
Đặc trưng gốc Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều
Nghề chính Trồng trọt
Ứng xử với môi trường tự nhiên Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hòa hợp với thiên
nhiên
Lối nhận thức, tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong quan hệ); chủ quan, cảm
tính và kinh nghiệm
Tổ chức cộng đồng Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể
Ứng xử với môi trường xã hội Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó

2, Đặc trưng của làng xã Việt Nam


Tính cộng đồng và tính tự trị:
- Là 2 đặc trưng cơ bản của nông thôn VN, bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song
như 2 mặt vấn đề.
- Là 2 đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người
VN.

a) Tính cộng đồng


- Khái niệm: là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác –
nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
- Biểu tượng truyền thống: sân đình – bến nước – cây đa
+ Cái đình: biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện.
* Trung tâm hành chính: nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử
tội phạm nhân…
* Trung tâm văn hóa: nơi tổ chức các hội hè, ăn uống, nơi biểu diễn chèo tuồng.
* Trung tâm về mặt tôn giáo: thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng; đình là nơi thờ thần
Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng.
* Trung tâm về mặt tình cảm: nói đến làng là nghĩ đến cái đình với tất cả tình cảm gắn bó thân thương nhất.

+ Bến nước (ở những làng không có sông chảy qua thì là giếng)
* Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người đàn dần chỉ còn là chốn lui tới
của đàn ông.
* Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi bến nước – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo,
giặt giũ, chuyện trò.

+ Cây đa: cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút
* Nơi hội tụ của thánh thần
* Nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường… Nhờ khách qua đường, gốc
cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

- Nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT (giống nhau, cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ)
+ Ưu điểm
* Người VN luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà.
* Người Việt luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung.
* Sự đồng nhất chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông
thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.

+ Nhược điểm
* Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: người VN luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội, khác hẳn với
truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
* Người VN hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, có tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể.
* Thói cào bằng, đố kị, không muốn ai hơn mình.
Những thói xấu có nguồn gốc tính cộng đồng này khiến cho ở VN, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối:
cái tốt nhưng là cái tốt riêng rẽ thì trở thành xấu; ngược lại, cái xấu nhưng là cái xấu tập thể thì trở nên bình
thường.

b) Tính tự trị
- Khái niệm: là sản phẩm của tính cộng đồng: là làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và
phần nào độc lập với triều đình phong kiến.
- Đặc điểm: mỗi làng là 1 “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng (hương ước) và “tiểu triều đình” riêng.
Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa
nhà nước phong kiến và làng xã ở VN.
- Biểu tượng truyền thống: lũy tre
+ Rặng tre bao kín làng trở thành thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào
đường hầm thì vướng rễ không qua
+ Lũy tre là 1 đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp
bằng đất bao bọc.
- Nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT:
1) Sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác.
+ Ưu điểm:
* Tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc
* Truyền thống cần cù
* Nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của mình: ăn, ở

+ Nhược điểm:
* Óc tư hữu ích kỉ: nảy sinh từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính người Việt phê phán.
* Óc bè phái, đại phương cục bộ: làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình

2) Óc gia trưởng – tôn ti


- Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo khuynh hướng truyền thống, tự thân nó không
phải là xấu.
- Khi gắn tính tôn ti với óc gia trưởng, tạo nên tâm lý quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người
khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà
thói gia đình chủ nghĩa vẫn là 1 căn bệnh lan tràn.

Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả 2 quy định tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông
nghiệp lúa nước và lối tư duy biện chứng dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho
nên tính chất nước đôi chính là 1 đặc điểm tính cách của dân tộc VN.
Tất cả những cái xấu và cái tốt ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người VN; bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ
2 đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nới mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được
phát huy: khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi
lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể, nhưng khi nguy cơ ấy qua đi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương
có thể lại nổi lên.

3, Trống đồng Đông Sơn với việc thể hiện văn hóa Văn Lang, Âu Lạc
Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của
người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất
cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống
sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết
Việt Nam.
a) Kinh tế và văn hoá vật chất
- Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày
đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào
canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát
triển trong thời kỳ này.
- Phần lớn những nơi phát hiện có trống phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thủy.
- Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng
trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.

b) Quan niệm tôn giáo


- Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
- Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
- Từ những cảnh linh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "lễ khánh thành trống đồng",
"lễ chiêu hồn", "đám tang" hoặc "lễ cầu mùa"...

c) Nghệ thuật
- Trang phục:
Quần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết
các kiểu tóc khác nhau.

- Kiến trúc:
Dựa theo những hình khắc trên trống đồng cho thấy có hai loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái
tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một
người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín
ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên
hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến
trúc chủ yếu của người Lạc Việt.

- Tượng trang trí:


Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ
lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng
ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.

- Vũ nghệ
Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc
mặt nạ, tay đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người
thổi tù và, còn những người còn lại biểu diễn theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người
sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả diễu hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).

- Âm nhạc:
Theo hình khắc trên trống đồng cho thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là trống. Có hai cách sử dụng
trống:
+ Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
+ Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều
đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất.

- Nghệ thuật tạo hình


Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc
chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong
những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp
xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về
mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây
hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ: tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả,
chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên
xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.

Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh Sông Hồng của
người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của
nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Hình ảnh trống đồng không chỉ là bảo vật quý báu của văn hoá Việt Nam mà còn
là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi được hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và được tích tụ tinh hoa dân
tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời
đại Hồ Chí Minh quang vinh.

4, Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc: Hán hóa, chống Hán hóa
+) Bối cảnh lịch sử:
- Năm 179 TCN: Âu Lạc bị Nam Việt thôn tính.
- Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính Nam Việt, tiếp tục thống trị người Việt.
- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: từ 179 TCN đến năm 938.
- Các triều đại TQ từng cai trị: Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường
+) Nội dung:
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán
- Tiếp xúc tự nhiên văn hoá Việt - Ấn.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

a) Tiếp xúc cưỡng bức văn hóa Việt – Hán


- Chính sách cưỡng bức và đồng hóa văn hóa
+ Áp dụng mô hình cai trị, luật pháp của Trung Hoa đối với người Việt.
+ Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt (dân Mã lưu - dân do Mã Viện lưu lại)
+ Du nhập tư tưởng, lễ nghĩa của Nho giáo và Đạo giáo vào Việt Nam.
+ Bắt người Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán, xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

- Xu hướng chống Hán hóa diễn ra mạnh mẽ:


Hai cuộc đấu tranh song song: vừa khởi nghĩa giành lại độc tự chủ, tự chủ vừa chống lại ảnh hưởng của văn hóa
Hán

b) Tiếp xúc tự nhiên văn hóa Việt - Ấn


- Phật giáo được du nhập sớm qua đường biển từ Ấn Độ và đường bộ từ Trung Quốc
- Sự thích ứng và phát triển của Phật giáo trong xã hội Việt:
+ Phật giáo Tiểu thừa (Nam Tông) và Đại thừa (Bắc Tông) nhanh chóng có sự kết hợp với tín ngưỡng bản địa
+ VD. Tục thờ Man Nương và Tứ pháp: Pháp Vân (chùa Bà Dâu), Pháp Vũ (chùa Bà Đậu), Pháp Lôi (chùa Bà
Giàn) và Pháp Điện (chùa Bà Tướng)
- Hình thành trung tâm Luy Lâu

c) Giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc
+) Khuynh hướng chung:
- Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, đồng hóa và chống đồng hóa luôn diễn ra song song.
- Đồng hóa và chống đồng hóa luôn song hành, trong đó xu hướng thứ hai chủ đạo.
- Xu hướng tiếp nhận sáng tạo trong chống cưỡng bức văn hóa (3 mức độ):
+ Tiếp nhận hệ thống nhưng có sắp xếp lại
+ Tiếp nhận bộ phận, chọn lọc
+ Mô phỏng và biến thể
- Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc là đặc điểm nổi bật nhất thời kì này.

+) Sự đối lập của hai khuynh hướng “Hán hóa” và “Việt hóa”
“Hán hóa” “Việt hóa”
Chủ nghĩa “bình thiên hạ” Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự
lập, tự cường
Chính sách chia để tri theo mô hình quyền Trung Hoa Kết cấu xóm làng bền chặt với tính cộng đồng cao
theo cơ cấu quận, huyện
Sức mạnh của một đế chế lớn mạnh Sức mạnh đoàn kết toàn dân
Áp đặt chính sách cai tri, đàn áp Khởi nghĩa chống chín quyền đô hộ giành độc lập
+) Cụ thể:
- Bảo tồn được tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ
+ Người Việt vẫn nói tiếng Việt dù có sự du nhập chữ Hán và tiếng Hán
+ Tiếp thu yếu tố Hán ngữ sáng tạo, Việt hóa để tạo thành lớp từ mới (từ Việt - Hán)
+ Tiếp thu thêm cả yếu tố ngôn ngữ Maxlai, Ấn Độ và Việt hóa theo cách gọi của người Việt (VD. cách gọi bụt,
bồ đề, bồ tát, chùa, tăng già; cây mít, cây lài...)
+ Văn hóa ngôn từ với đặc trưng là thông tin truyền miệng vẫn là đặc trưng (VD. duy trì các bài “đồng dao”)

- Tiếp tục duy trì những tín ngưỡng truyền thống: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…
- Giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ dù tiếp thu một số quy tắc lễ nghĩa tư tưởng gia trưởng,
phụ quyền của người Hán
Ví dụ: + Khi trống đồng mới đúc xong, người được mời đánh trống đầu tiên là người phụ nữ.
+ Phật giáo khi du nhập có Phật ông, Phật bà
+ Chùa Dâu còn được gọi là chùa Bà Dâu, có tượng Bà Dâu to hơn tượng Phật.
- Bảo tồn những phong tục tập quán lâu đời như búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng,
bánh giầy,... vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
VD. Tục xăm mình có từ thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng
nếu xăm mình sẽ không bị thuỷ quái làm hại. Tục này duy trì suốt nghìn năm Bắc thuộc và còn tồn tại đến đời
vua Trần Anh Tông mới bỏ.
- Tiếp thu một số lễ tiết (tết) như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu,… nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp
với văn hoá của người Việt.

+) Kết quả và ý nghĩa:


- Nền văn hóa sau hàng nghìn năm bị đô hộ không bị đồng hóa mà còn phát triển hơn trước, làm giàu hơn cho
văn hóa bản địa.
- Người Việt mất nước nhưng không mất làng; văn hóa Việt như một toà nhà chỉ thay đổi “mặt tiền” mà không
bị thay đổi cấu trúc bên trong.

5, Văn minh Đại Việt (thời gian, thành tựu, ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam)
• Bối cảnh lịch sử văn hóa
- Thời gian: 938 – 1858 (gần 1 thiên niên kỉ)
- Đặc điểm chung:
+ Các vương triều nối tiếp thay thế nhau tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử (dù có lúc bị “gián đoạn” do
chia cắt hoặc bị nhà Minh thống trị...)
+ Đất nước được mở rộng về phía Nam. Đến đầu thế kỉ XIX lãnh thổ kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Quốc gia thường xuyên phải đối phó với các cuộc xâm lược của các triều đại Trung Quốc (Tống, Nguyên,
Minh, Thanh)
+ Văn hóa Việt Nam 3 lần trỗi dậy, phục hưng:
Lần 1, thời Lý – Trần, sau thời kỳ Bắc thuộc.
Lần 2, thế kỉ XV, từ đời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông.
Lần 3, vào cuối thế kỉ XVIII.

1. Văn hóa thời kì Lý – Trần


a) Văn hóa vật chất
- Kiến trúc: phát triển rất mạnh từ thời Lý.
+ Cung điện ở hoàng thành Thăng Long
+ Hệ thống chùa, tháp: chùa Một Cột, chùa Giạm, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, tháp Sùng Thiện Diên
Linh,…
- Điêu khắc: trên đá/gốm/gỗ thể hiện phong cách đặc sắc
- Nghề thủ công: có bước phát triển mới với dệt, gốm, mỹ nghệ, làm gạch, ngói
- Hình thành các làng thủ công chuyên nghiệp như gốm Kim Lan, Bát Tràng, nón Ma Lôi,...
- Thăng Long, Vân Đồn là những trung tâm sản xuất, buôn bán sầm uất.

b) Hệ tư tưởng
- Đặc trưng nổi bật là sự dung hòa tam giáo, còn gọi là chính sách tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo)
+ Thế kỉ X, Phật giáo phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện, vua và quý tộc rất sùng đạo Phật.
+ Nhà Lý: nhà Lý xây 950 chùa (năm 1031); khánh thành 84000 bảo tháp bằng đất nung (năm 1129).
+ Thời Trần: Phật giáo thiền tông phát triển mạnh (hình thành Trúc Lâm thiền phái).
=> Tư tưởng Phật giáo thấm sâu trong tâm thức dân gian, ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính
sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tạo thế cân bằng tôn giáo với Nho giáo.

- Nho giáo từng bước có vị trí trong xã hội gắn với giáo dục, thi cử.
+ Thời Lý: dựng Văn Miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi đầu tiên (năm 1075)
+ Thời Trần: khoa cử chính quy hóa và quy củ (từ năm 1247 có danh hiệu Tam khôi); tầng lớp nho sĩ đông đảo...
+ Nho giáo dần thấm sâu vào xã hội và được tiếp biến tạo ra “sự khúc xạ” mang nét riêng ở Việt Nam.
+ Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong giáo dục đạo đức, luân lí, đặc biệt là những giá trị phổ quát mang tính
nhân bản.

c) Sự hình thành và phát triển văn hóa bác học


- Văn học viết (cả chữ Hán và chữ Nôm) hình thành với đội ngũ tác giả và tác phẩm phong phú
+ Tác giả: Lý Công Uẩn, Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Phạm Sư Mạnh,
Nguyễn Phi Khanh, Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi...
+ Tác phẩm kinh điển: Chiếu dời đô, Nam Quốc Sơn Hà (khuyết danh), Bạch Đằng giang phú, Cư trần lạc đạo
phú...
- Các ngành nghệ thuật ca múa nhạc ra đời và phát triển; có sự tiếp biến những thành tựu văn hóa bác học của
Trung Hoa và Ấn Độ, góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Văn hóa thời Minh thuộc và Hậu Lê


a) Thời thuộc Minh: Thử thách mang tính sống còn của nền văn hóa
- Năm 1407, nhà Minh xâm chiếm nhà Hồ, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, chiếm đóng quân sự và cai trị nhân
dân ta.
- Minh Thành Tổ thực hiện chủ trương tịch thu/tiêu hủy các thư tịch văn hiến của người Việt, bắt người Việt theo
cách ăn mặc của Trung Quốc.
=> Sự cưỡng bức văn hóa đặt nền văn hóa dân tộc trước vận mệnh tồn tại/không tồn tại.
- Năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, sự nghiệp “bình Ngô, phục quốc” hoàn thành, nền văn hóa Đại Việt
được phục hưng..

b) Thời Hậu Lê: sự phát triển văn hóa ở một tầm vóc mới
- Sinh hoạt chính trị:
+ Nho giáo được độc tôn, biến thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.
+ Tính tập quyền chuyên chế, pháp điển hóa được đề cao (năm 1483 ban hành bộ luật Hồng Đức với 722 điều).
Hình tượng rồng trong điêu khắc: 5 móng khác rồng mình trơn thời Lý - Trần => biểu tượng quyền lực

- Đời sống kinh tế:


+ Ban hành chế độ ruộng đất quy củ (Quân điền, lộc điền), quan tâm đê điều, thủy lợi, khai hoang.
+ Các ngành nghề, làng nghề phát triển trở lại (dệt, gốm, đúc đồng). Thăng Long 36 phố...

- Giáo dục khoa cử:


+ Phát triển theo hướng chính quy, bên cạnh trường công còn xuất hiện trường học tư.
+ Tổ chức các kì thi Hương, Hội đều đặn; quy mô TS tham dự lớn.
+ Đạt đỉnh cao đươi thời Lê Thánh Tông: chọn được 501/989 Tiến sĩ; 9/20 Trạng nguyên so với cả thời Lê Sơ.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học


+ Chữ Nôm không ngừng phát triển (Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, hội Tao Đàn thời Lê Thánh Tông)
+ Ca múa và sâu khấu (tuồng, chèo) tiếp tục phát triển (Hí phường phả lục của Lương Thế Vinh).
+ Toán học: đạt không ít thành tựu (Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu)

3. Văn hóa từ thế kỉ XVI đến 1858


a) Bối cảnh lịch sử đặc biệt: 3 dấu ấn quan trọng.
- Cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước liên tục trong mấy thế kỉ
- Sự thống nhất đất nước dưới triều Nguyễn trong bối cảnh mới

b) Hệ tư tưởng và tôn giáo


- Nhà Mạc thực hiện dung hòa các tôn giáo, không cực đoan độc tôn Nho giáo như nhà Lê Sơ.
- Luân thường, đạo lí của Nho giáo suy tàn trước những thay đổi của tình hình xã hội ở thế kỉ XVIII - XIX.
- Các vua thời Nguyễn tìm mọi cách để duy trì, Nho giáo hóa xã hội nhưng không cứu vẫn được sự khủng hoảng
của Nho giáo.
Minh Mệnh: cho soạn “10 điều huấn dụ”
Tự Đức: cho soạn “thập điều diễn ca”.
- Từ thế kỷ XVI, đạo Ki tô - một tôn giáo mới du nhập vào nước ta
+ Đầu thế kỉ XVI, Ki tô giáo du nhập đầu tiên ở Nam Định gắn với vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha.
+ Thế kỉ XVII - XVIII: chính quyền Lê - Trịnh có thực hiện cấm/hạn chế truyền đạo song chưa quyết liệt.
+ Nửa đầu thế kỉ XIX: triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo gay gắt.

c) Sự xuất hiện chữ quốc ngữ


- Từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ truyền đạo học tiếng Việt, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt => chữ
Quốc ngữ dần xuất hiện.
- Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ đưa văn hóa phát triển lên một bước mới.

d) Văn học
- Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh (truyện Nôm của Vương Tường, Tô Công Phụng; truyện Kiều của Nguyễn
Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan)
- Văn học dân gian: nở rộ với nhiều loại hình: truyện cười, truyện trạng, hát chèo, tuồng, ca trù, thơ lục bát/song
thất lục bát...

e) Kiến trúc, điêu khắc:


- Đình, chùa, đền với phong cách dân gian đậm nét.
Tiêu biểu: đình Bảng (Bắc Ninh), đình Thạch Lỗi (Hưng Yên), tượng chùa Tây Phương.
- Tiêu biểu nhất là kiến trúc kinh đô Huế, kiến trúc lăng tẩm, điêu khắc ở Cửu Đỉnh...

• Nhận xét chung


- Văn hóa Việt Nam thời kỳ độc lập, tự chủ đã trải qua nhiều diễn biến thăng trầm, mỗi thời kì có nét đặc sắc
riêng song xu hướng phát triển là chủ đạo.
- Sự phát triển cả về chất và lượng của các thành tố văn hóa đã làm cho văn hóa Việt Nam trong nhiều thời
kì/giai đoạn đạt tới trình độ phát triển cao (3 lần phục hưng văn hóa).
- Diễn trình lịch sử văn hóa qua các thời kì đã từng bước đã định hình, xây dựng và phát triển bản sắc văn
hóa/hệ giá trị của quốc gia - dân tộc Việt Nam...

6, Phân tích các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam
Khái quát:
Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia - dân tộc trên thế giới.
Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung.
Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự
kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư
tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác.

Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước được thể hiện rõ nhất qua từng thời kì lịch sử của dân tộc:
a) Chủ nghĩa yêu nước VN trong lịch sử
Thời kì dựng nước
Thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ phong kiến Trung Quốc
Thời kỳ phong kiến VN
Thời kì đấu tranh chống thực dân, đế quốc

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước:


1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc
2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hóa
dân tộc
3. Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước
4. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất
5. Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa hào hiệp, nhân đạo, nhân văn

b) Chủ nghĩa yêu nước VN trong giai đoạn cách mạng mới
1. Dưới góc độ kinh tế
- Yêu nước dưới góc độ kinh tế được thể hiện trước hết và chủ yếu ở tinh thần vươn lên rửa cái nhục nghèo nàn,
lạc hậu, thua kém nước khác.
- Yêu nước trong điều kiện hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao
động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của mỗi người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.
- Trong điều kiện của cách mạng khoa học-công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, mỗi người dân đất
Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động mạnh dạn trên trận tuyến kinh tế và tri thức, khoa học
và công nghệ…

2. Dưới góc độ chính trị - xã hội


- Yêu nước ngày nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc, tránh tâm lý tự ti, bi quan dao động.
- Yêu nước trong điều kiện hiện nay phải gắn liền với việc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự
cường; tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, tăng cường nguồn lực trong nước, sức mạnh nội lực bên trong…
- Yêu nước hiện nay còn được thể hiện ở tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, cái bảo
thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm, đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

3. Dưới góc độ quốc phòng, an ninh


- Yêu nước ngày nay là nêu cao ý thức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhận thức sâu sắc
về “đối tác” và “đối tượng”.
- Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc, sẵn
sàng đối phó với mọi tình huống, bảo vệ môi trường hòa bình và sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước…

7, Chọn 1 phong tục cụ thể: Nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa, giá trị trong văn hóa Việt
Nam: Phong tục Tết Nguyên Đán
* Khái quát:
- Chữ Tết là biến âm từ chưc Tiết mà ra
- Lễ tết gồm 2 phần: cúng tổ tiên (lễ) và ăn uống bù cho lúc làm lụng vất vả. Tết là phải “ăn Tết”.
- Trong năm, quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán (nguyên = bắt đầu, đán = buổi sáng)

a) Nguồn gốc
Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyên Đán có
nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc.
Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000
năm bắc thuộc.
Tuy chịu ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc xác định mốc đầu năm, Tết ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn
hóa truyền thống.

b) Thời gian diễn ra Tết


- Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây)
- Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày
đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

c) Đặc trưng
Đặc trưng quan trọng nhất của Tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng
- Từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo lên trời), theo phong tục truyền thống, người dân nô nức đi chợ Tết, đi sắm
Tết, đi chơi chợ Tết (ở miền núi, đồng bào dân tộc đi chơi chợ tết suốt ngày).
- Tết là để sum vầy, sum họp đầy đủ các thành viên của gia đình, gia tiên và gia thần.
- Tết là để trở về, đoàn viên, gặp mặt, chăm lo cúng bái tổ tiên.

d) Các thực hành văn hóa


- Trước giao thừa:
+ Tục gói bánh chưng
+ Đi chơi chợ hoa xuân, sắm hoa đào, hoa mai
+ Thói quen mua tranh Đông Hồ và thư pháp treo vào dịp Tết
+ Sắm sửa quần áo mới cho trẻ nhỏ, con cháu trong gia đình
+ Dọn dẹp nhà cửa
+ Vào 30 Tết, gia đình nào cũng có 1 mâm cơm cúng ông bà tổ tiên

- Sau giao thừa:


+ Đi chùa hái lộc hoặc đón giao thừa trên đường phố
+ Mừng tuổi: thể hiện tính cộng đồng, mọi người đều như nhau, tết đến tất cả đều thêm 1 tuổi
+ Món ăn ngày Tết:
* Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
* Bánh mứt kẹo
* Mâm ngũ quả

e) Giá trị trong văn hóa VN


- Ngày sum họp, đoàn viên
- Ngày giao hòa giữa trời đất, các đấng linh thiêng và con người
- Ngày hướng về cội nguồn
- Ngày tiễn cái cũ đi, đón cái mới đến
- Ngày của lạc quan và hy vọng
- Ngày tri ân
- Ngày yêu thương, hiếu thuận

8, Chọn 1 tín ngưỡng cụ thể: Nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa, giá trị: Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên
a) Nguồn gốc
Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh, thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực
chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà họ chưa thể giải thích được. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một
hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt.
- Chế độ phụ quyền:
+ Vai trò của người đàn ông quan trọng
+ Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình
- Sự ảnh hưởng từ 3 dòng tôn giáo chính ở VN:
+ Nho giáo:
* Từ quan niệm hiếu trong Nho giáo, người Việt tiếp nhận và thể hiện qua bàn thờ tổ tiên.
* Cùng tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã cùng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày
một thể chế hóa.
+ Đạo giáo: Củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết.
+ Phật giáo:
* Quan niệm về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo.
* Người sống chăm lo linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.
+ Bắt nguồn từ điều kiện nhận thức và các yếu tố tâm lý khác:
* Về nhận thức: phần xác và phần hồn vừa gắn bó vừa tách biệt
* Về các yếu tố tâm lý khác: sự sợ hãi (những khó khăn, trở ngại khiến họ cần giúp đỡ, che chở; nếu không cúng
tế tổ tiên đầy đủ sẽ mang lại rủi ro, quấy nhiều cuộc sống) và sự kính trọng, biết ơn (yếu tố quyết định)

b) Chức năng
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo vì:
+ Không có những giáo lý thống nhất.
+ Không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các tôn giáo xưa và nay.
- Mục đích cuối cùng:
+ Thể hiện sự tôn kính, thương yêu của người đang sống đối với người đã chết
+ Hy vọng người chết sẽ phù hộ, ban phước lành cho người trong gia đình, dòng họ, mang ý nghĩa tìm về cội
nguồn.

c) Các thực hành văn hóa


+) Thời điểm thờ cúng
- Người Việt Nam coi trọng nhất việc cúng giỗ vào ngày mất (kỵ nhật) bởi niềm tin đó là ngày con người đi vào
cõi vĩnh hằng.
- Trong một tháng, người Việt đều cúng tổ tiên vào ngày rằm và mồng một hàng tháng là ngày để thờ cúng tổ
tiên, trời đất, thần phật cầu mong những điều tốt đẹp.
- Dịp Tết Nguyên Đán, Tết Thanh minh và các dịp lễ khác
- Bất cứ khi nào trong nhà có việc như dựng vợ gả chồng, sinh con, xây nhà, thi cử, làm ăn công việc…

+) Cung cách và quan niệm thờ phụng


- Cách bài trí bàn thờ, sắp lễ
+ Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà.
+ Ngày nay, cách bài trí bàn thơ đa dạng theo từng vùng miền, không có những quy chuẩn riêng.
+ Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm
hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng
cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Hương trên ban thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ (may mắn)
+ Đồ cúng phải là những loại đồ chay như hoa quả tươi, xôi ,trầu cau. Con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải
đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính. Ngày Tết trên ban thờ thường bày mâm ngũ quả
(miền Bắc là 5 màu - ngũ hành; miền Nam: Cầu sung vừa đủ xài)
+ Rượu có thể có hoặc không nhưng ly nước thì nhất thiết phải có vì ý nghĩa triết lí nước là thứ quý nhất của dân
trồng lúa nước. Sau khi tàn hương, đồ vàng mã được đem đốt, chén rượu cùng đem rót xuống đống tàn vàng -
như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế. Đó là sự hòa quyện của lửa-nước (âm dương) và trời-đất-nước
(tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Dù bàn thờ đơn giản hay cầu kì thì cốt ở tấm lòng. Việc thờ cúng tổ tiên phải đặt đạo hiếu làm đầu và sự hướng
vọng về tổ tiên mới là điều quan trọng

- Cách thức khấn, vái, lễ:


+ Trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề; đồng thời phải lau dọn
bàn thờ cẩn thận.
+ Người thực hiện nghi lễ thường là gia trưởng (có thể là chủ hộ, con trưởng nam hoặc đích tôn, …) khăn áo
chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ vái 3 vái và khấn

d) Giá trị
- Tri ân quá khứ, truyền thống và lịch sử.
- Lời răn dạy về lòng hiếu thảo, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và
gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.
- Cơ hội tu sửa, hoàn thiện bản thân, sám hối để sống cuộc sống có đạo đức hơn, trọng chữ “hiếu”, lối sống
“mình vì mọi người”.
- Thỏa mãn niềm tin, tín ngưỡng của mình, tạo ra một nền tảng văn hóa.
- Giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quê hương đất nước; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt
đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.
=> Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc; mà nó còn là bài học đạo
đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố
của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

9, Chọn 1 tôn giáo cụ thể: Nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa, giá trị: Phật giáo
- Thực chất của đạo Phật là 1 học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng ns: “Ta chỉ dạy 1 điều: Khổ
và khổ diệt”. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế (4 chân lí kì diệu) hay Tứ thánh đế (4 chân lí thánh)
1- Khổ đế là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con ng do sinh,
lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng k đc t/mãn

2- Nhân đế hay Tập đế là chân lí về ngx của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (k sáng suốt). Dục
vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp, hành động xấu khiến con ng phải nhận hậu quả của nó (nghiệp
báo). Thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi k thoát ra đc

3- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ đc tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu
diệt khổ đau gọi là niết bàn (nghĩa đen là “k ham muốn, dập tắt”). Đó là TG của sự giác ngộ và giải thoát

4- Đạo đế là chân lí chỉ ra cđường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện
đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). 3 môn học này đc cụ thể hóa trg k/niệm bát chính đạo (8
nẻo đường chân chính). Đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – GIỚI),
chánh niệm, chánh đinh (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – ĐỊNH): chính kiến chánh tư duy, chính tinh tấn
(thuộc về lvực khai sáng trí tuệ – TUỆ)

- Toàn bộ giáo lí của Phật giáo đc xếp thành 3 tạng (tạng = chứa đựng):
+ Kinh tạng chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử
+ Luật tạng chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng
+ Luận tạng chứa những lời bàn luận về cuộc đời

a) Nguồn gốc: Qtr thâm nhập và ptr của Phật giáo ở VN:
+ Từ đầu CN, các nhà sư ÂĐ đi theo đường biển tới VN (Bắc Ninh) nơi đây trở thành tt Phật giáo đầu tiên
ở nc ta. Kế đó 1 số nhà sư còn đi tiếp sang vùng Nam TQ để truyền giáo
+ Phật giáo VN lúc này theo kiểu Tiểu thừa Nam Tông. Nhg ông Bụt theo q/n của ng Việt là vị thần có
mặt mọi nơi giúp đỡ ng tốt, chém kẻ xấu
+ Đầu TK IV – TK V 1 luồng Phật giáo Đại thừa Bắc Tông từ TQ lan xuống VN và mong chóng thay thế
nhóm Tiểu thừa Nam Tông. Từ đây, tiếng Đức phật (âm hán) dần thay thế tiếng Bụt (âm Việt). Tuy nh Bụt vẫn
tồn tại trong dân gian, trong chuyện cổ tích, trong đời thường
+ Phật Giáo chia làm 3 phái thâm nhập vào VN
• Thiền tông: (tự tu luyện, ngồi thiền suy tư) quan niệm “Phật tại tâm”, tâm của mỗi ng là cõi niết bàn, là Phật.
Giới tri thức quý tộc ưa thk kiểu Thiền Tông. Vua Trần Nhân Tông đi tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và lập ra
phái Trúc lâm Thiên Tử
• Thịnh độ tông: hướng về cõi niết bàn, thường xuyên đi cầu no ở chùa A di đà, nhắc nhở lời dạy của Phật.
Nhờ cách tu hành đơn giản Thịnh độ tông thu hút phần lớn dân chúng
• Mật tông: tu hành bí mật, dùng ẩn quyết, mật chú vs hi vọng mau chóng giác ngộ và giải thoát. Mật tông hòa
lẫn vs các tín ngưỡng dân gian thành các nghi lễ, pháp thuật, yểm bùa, chữa bệnh, …

b) Đặc điểm Phật giáo ở VN:


+ Tính tổng hợp: kết hợp nhiều nguồn để tạo ra PGVN. Tín ngưỡng văn hóa DGVN pha trộn vs nhau r nảy
sinh ở từng tkì, vùng miền khá đa dạng. PGVN bao dung tổng hợp vs các tôn giáo khác: Nho và Đạo, kết hợp
chặt chẽ việc đạo vs việc đời, tránh sự phiêu du xa rời cuộc sống
+ Tính hài hòa âm dương – thiên về nữ tính: các vị PG Ấn Độ vốn là đàn ông, sang VN nảy sinh Phật bà và
Phật ông: Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay là vị thần hộ mệnh hầu hết dân chúng ĐNA. Ở 1 số nơi
(Việt Bắc), Phật Thích Ca cũng được gọi là “mẹ Phật”. Ngoài ra còn có các vị Phật Bà Quan Âm Thị Kính, Phật
Bà Chùa Hương, nhiều chùa chiền mang tên “bà”: chùa Bà Đanh, chùa Bà Đá, … Tín đồ đi chùa phần lớn là phụ
nữ
+ Tính linh hoạt: chùa VN hòa hợp vs ThN tạo ra phong cảnh hữu tình. Ngày thường là nơi tĩnh lặng trong 1
không khí thiêng liêng. Ngày hội cửa chùa rộng mở ra “khu giải trí công cộng” đầy thế và tục. Người VN không
quá sùng tín đạo Phật vẫn coi trọng, thờ cúng ông bà tổ tiên
* Phật Giáo Hòa Hảo: 1 tông phái lập ra ở An Giang do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đứng đầu sau đó lan ra vài
tỉnh ở ĐB Tây Nam Bộ. Đạo Hòa Hảo lấy Tịnh độ tông làm cốt lõi, kết hợp đạo lý dân tộc và thờ cúng tổ tiên,
chú trọng giáo lý dân tộc. Đó là thuyết Tứ ân, trg đó “Tam bảo” Phật - Pháp – Tăng đứng hàng 3 còn cha mẹ
đứng đầu

c) Ảnh hưởng của Phật giáo vs văn hóa VN:


+ Với tất cả những đặc điểm trên, Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian
của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nc. Với người dân
Việt, giáo lí Phật giáo đã thấm sâu vào triết lí sống, ngôi chùa là nơi gd đạo đức và hướng thiện, nơi an cư của
tâm hồn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các gtrị văn hóa truyền thống LS đã có từ rất
lâu
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống ngàn năm của tổ tiên”
+ Đến nay, trg số các tôn giáo có mặt ở Việt nam, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và
rộng rãi nhất. Theo viện nghiên cứu tôn giáo thì hiện nay VN có khoảng 7 đến 8 triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến
10% dân số. Hiện nay, số lượng ng đi chùa ngày càng đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chay
vào các ngày rằm, mồng 1, có treo ảnh Phật và bàn thờ Phật trong nhà. Qua đó ta thấy vtrò của Phật giáo trong
đời sống văn hóa tinh thần của người Việt từ xưa đến nay

10, Chọn 1 lễ hội cụ thể: Nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa, giá trị
Khái quát:
- Hình thức tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng – các vị vua của nhà nước Văn Lang đầu tiên trong lịch sử VN –
diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
- Lễ được tiến hành tại không gian chính là Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) và tại nhiều đền miến thờ Hùng
Vương trên khắp cả nước

a) Nguồn gốc
- Dựa trên các tư liệu, khó có thể khẳng định chính xác về thời điểm ra đời của lễ hội Hùng Vương.
- Sự hình thành, quy mô và tầm vóc của lễ hội liên quan chặt chẽ với diện mạo của thời kỳ Hùng vương, của Đền
Hùng và quá trình phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong các thời kì lích sử.
- Thông tin từ các nguồn tư liệu:
+ Truyền thuyết về cột đá thề nơi đền Thượng: tục thờ Hùng Vương xuất hiện từ thời An Dương Vương, với lời
thề của Thục Phán khi được vua Hùng nhường ngôi “Đời đời giữ gìn non sông bền vững và trông nom đền miến
các vua Hùng”.
+ Tục thờ cúng các vua Hùng đã xuất hiện từ lâu tại địa phương. Nhiều triều đại phong kiến VN (đặc biệt là các
vương triều Lê, Nguyễn) đã có những động thái mạnh mẽ nhằm quốc gia hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
* Giao các địa phương kê khai thần tích
* Rước linh vị từ Đền Hùng (Phú Thọ) vào thờ tại miếu Lịch đại đế vương ở kinh thành Huế
* Triều đình cấp tiền tu sửa, tôn tạo các ngôi đền
* Nhà nước đứng ra tổ chức lễ Giỗ Tổ 5 năm 1 lần (vào các năm kết thúc bằng số 0 và 5, các năm lẻ do địa
phương tổ chức)
* Năm Khải Định thứ 2 (1917): ấn định ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế
* Ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về phẩm phục, lễ phẩm, lễ nghĩ trong lễ hội.

b) Chức năng
- Nghi lễ tri ân, tưởng nhớ công lao các vị tổ tiên đã tạo dựng nước Việt, khẳng định về nguồn gốc lâu đời của
người Việt, xác tín niềm tin thiêng liêng về thủy tổ của dân tộc (các Vua Hùng và nòi giống Tiên Rồng)
- Với lễ hội Đền Hùng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành biểu tượng văn hóa cho tính liên tục trong
dòng chảy lịch sử của dân tộc VN

c) Diễn trình lễ Giỗ tổ Hùng Vương


- Người dân mọi miền hành hương về Đền Hùng làm lễ, dâng cúng các sản vật
- Tổ chức từ ngày 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
- Nghi thức chính diễn ra vào ngày mùng 10
- Các nghi thức tưởng nhớ các vua Hùng đồng thời được tiến hành tại khắp các đền miếu thờ cúng Hùng Vương
và các không gian công cộng trên cả nước.
- Tỉnh Phú Thọ xây dựng chương trình, kịch bản sân khấu
+ Nghi thức đánh trống đồng
+ Lễ dâng hương tại đền thượng
+ Các lễ rước: rước thần, rước voi, rước kiệu…
+ Sân khấu hóa các trò diễn: Hát Xoan tại đền Thượng, Ca trù tại đền Hạ, gói bánh chưng, bánh dày…

d) Giá trị văn hóa


- Tín ngưỡng, lễ hội của vùng được mở rộng phạm vi thành miền – quốc gia – quốc tế
=> Không gian tâm linh thờ cúng Hùng Vương trở thành yếu tố quan trọng chỉ dấu về sự hiện diện của người
Việt
- Lễ hội Đền Hùng là sự kiện tiêu biểu đại diện cho tín ngưỡng thờ cúng thủy tổ của dân tộc – quốc gia VN tại
không gian văn hóa cổ.
- Lễ hội Đền Hùng biểu trưng cho tinh thần đoàn kế, ý thức cố kết dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng cả về tộc
người và văn hóa.
- Thờ cúng Hùng Vương = thờ cúng Quốc tổ, Quốc mẫu, các vị thiên thần và nhân thần
=> Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên cho các thế hệ người Việt, biểu đạt niềm tự hào
dân tộc về nòi giống Tiên Rồng.
- Tín ngưỡng và lễ hội Hùng Vương phát triển sâu rộng góp phần xây dựng và gia cố niềm tin về 1 nguồn gốc
chung của người VN, thiêng hóa 2 tiếng đồng bào.
- Việc thực hiện nghi lễ thờ cúng trong nhiều bối cảnh là cách người Việt khẳng định và tìm về cội nguồn. Đền
Hùng, lễ Giỗ tổ trở thành biểu tượng cho ý niệm, niềm tin về không gian gốc, vùng đất tổ, chốn tổ.
- Đạo thờ tổ tiên được mở rộng về mặt nội hàm ý nghĩa:
+ Giỗ Tổ Hùng Vương là lễ cúng tổ tiên cấp quốc gia, thờ cúng các vị tổ tiên của dân tộc.
+ Biểu tượng cho tín ngưỡng, văn hóa bản địa của người Việt, ôm chứa các giá trị về lịch sử và văn hóa.
=>
* Giỗ tổ Hùng Vương là sự lựa chọn lý tưởng cho việc tìm kiếm biểu tượng mới của bản sắc văn hóa VN trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
* Quốc gia hóa, quốc tế hóa tín ngưỡng và lễ hội Hùng Vương cung cấp minh chứng quan trọng và thuyết phục
cho bản sắc riêng có của VN, đề cao triết lý, đạo lý “về nguồn”, hướng về truyền thống và dân tộc, gia cố niềm
tin bất khả xâm phạm về 1 nguồn gốc chung duy nhất, củng cố sự thống nhất của các nhóm dân tộc trên đất VN.

11, Toàn cầu hóa: Phân tích tác động của TCH đối với bản sắc văn hóa dân tộc. Liên hệ với bản thân
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối
liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế...
trên quy mô toàn cầu.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Toàn cầu hoá văn hoá đang hàm chứa trong bản thân nó hai khuynh hướng chủ đạo song lại trái ngược nhau:
a. Toàn cầu hoá văn hoá đang đặt nền móng cho một hiện thực văn hoá theo nghĩa rộng - văn hoá của toàn nhân
loại. Nói cách khác, toàn cầu hoá đang xác lập nên hệ giá trị chung đại diện cho con người - nhân loại, xét trong
quan hệ với giới tự nhiên và trong quan hệ ứng xử giữa các dân tộc trên thế giới.

b. Toàn cầu hoá đang đánh thức sự phản tư văn hoá ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Nó kích thích nhu cầu
khẳng định bản sắc trước nguy cơ bị hoà tan vào môi trường văn hoá bên ngoài. Bởi lẽ, mỗi dân tộc, để tồn tại
được đến ngày nay, đã phải đấu tranh không ngừng để bảo tồn “cái tôi” độc đáo của mình. Và, tính độc đáo ấy
chính là bản sắc của mỗi dân tộc - cái cơ sở văn hoá dùng để khu biệt cộng đồng dân tộc này với các cộng đồng
dân tộc khác trong lịch sử.

=> Toàn cầu hoá văn hoá sẽ không đẻ ra một thứ văn hoá duy nhất và độc tôn cho toàn thế giới; và cũng không
hề làm tiêu biến các nền văn hoá dân tộc khác, mà trái lại, nó lấy tính đa dạng của các nền văn hoá dân tộc làm
cơ sở phát triển

- Sự giao lưu và trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, các dân tộc đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khiến cho
không một nền văn hoá dân tộc nào có thể phát triển trong sự tách biệt, cô lập, cách ly với thế giới bên ngoài.

- Đất nước đang đứng trước những cơ hội và cả thách thức phải vượt qua. Một trong những thách thức đó là
nguy cơ “bị xâm lăng bằng văn hoá thông tin”. Do vậy, việc giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là
tăng sức đề kháng cho đất nước, chống lại các nguy cơ lai căng hoá và những thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của
các thế lực thù địch.

- Càng mở rộng giao lưu văn hoá, đất nước càng có nhiều cơ hội tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa
của nền văn hoá, văn minh nhân loại để làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc. Bằng cách đó, chúng ta dung nạp
những yếu tố văn hoá tiến bộ và loại bỏ đi những yếu tố văn hoá lạc hậu, lỗi thời đang kìm hãm sự phát triển để
tạo ra một diện mạo văn hoá mới, riêng có của Việt Nam.

- Cần phải đánh giá thoả đáng vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của mỗi một dân tộc trong thời đại ngày
nay. Bởi lẽ, văn hoá ngày nay không chỉ được coi là một yếu tố nội sinh, mà còn là một trong những động lực
quan trọng định hướng sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Đây cũng là cơ sở để chúng ta tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nguồn
nhân lực, củng cố ý thức cộng đồng, đẩy mạnh dân chủ và đa dạng hoá văn hoá để chuẩn bị chuyển sang một nền
kinh tế mới - kinh tế dựa vào tri thức
Liên hệ:
a) Tác động theo hướng tích cực
- Để thích ứng với môi trường toàn cầu hoá, người Việt Nam đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức
cần thiết của thời đại công nghiệp, hiện đại. Rèn luyện phong cách làm việc công nghiệp, lối sống trách nhiệm,
chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ý thức kỷ luật, tự giác, nỗ lực vươn lên. Lối sống của người Việt hiện
nay không còn bó hẹp trong sinh hoạt, giao tiếp gia đình (cây đa, bến nước, sân đình). Tầm nhìn, tư duy cũng
được khai phá nhiều chiều.
- Những giá trị của toàn cầu hoá, của nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện đại hoá lối tư duy,
phong phú hoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điều kiện kinh tế, các phương tiện giao thông, làm cho
cuộc sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Họ năng động hơn, tích cực quan tâm đến các
vấn đề xã hội hơn; biết chung tay, góp sức san sẻ yêu thương; biết sống có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia,
dân tộc; biết hướng tới lý tưởng cao cả; biết nhìn ra thế giới... để tự thay đổi, hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, biết
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã được gìn giữ từ bao đời nay để vun bồi tình cảm, đạo lý, lẽ sống
của dân tộc Việt Nam.

b) Tác động theo hướng tiêu cực


- Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ có phần “bung mở”,
rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân,
ruột thịt. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người như thể thương thân; gắn bó với thiên nhiên; cần cù,
chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được gìn giữ song không tránh khỏi sự thật bị tổn hại, xâm phạm. Nguyên
nhân chính là do:
+ Lợi ích cá nhân:
Dường như, trong mọi mối quan hệ, tiền tài, vật chất, danh vọng được xem như tiêu chí cốt yếu. Họ sẵn sàng
dùng tiền, dùng các mối quan hệ để đạt mục đích mong muốn.
+ Xem nhẹ giá trị đạo đức truyền thống:
Để cổ súy cho cái gọi là “mới” là “hiện đại”, là “văn minh”, là “mốt”, một bộ phận người dân đã quay lưng lại
giá trị văn hoá gia đình, dân tộc truyền thống. Họ không ngớt chê bai những phong tục này, tập quán nọ, những
thói quen thưa gửi, chào hỏi, đồng thời kết tội cho nó là phức tạp, rườm rà, rắc rối, lạc hậu và cổ hủ. Từ suy nghĩ
lệch lạc, tất yếu dẫn đến hệ quả lệch chuẩn về các giá trị đạo đức. Lối sống thực dụng, phóng túng khiến người
trẻ tuổi Việt Nam dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
+ Trào lưu sống ảo, xa rời thế giới hiện thực ngày càng phát triển:
Công nghệ thông tin bùng nổ, internet và các phương tiện truyền thông len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống.
Một thế giới ảo đã xuất hiện song song tồn tại với thế giới thực. Vấn đề đáng nói ở đây là quan niệm về đạo đức,
về giá trị và các chuẩn mực của con người trong thế giới ảo không như trong thế giới của cuộc đời thực.
+ Nạn bạo lực trong giới trẻ có chiều hướng gia tăng:
Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng. Đáng báo động hơn cả là độ tuổi của đối tượng phạm
tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Đây
chính là hệ quả do tác động của toàn cầu hóa, do giáo dục của nhà trường và do thiếu sự quan tâm đúng mức của
gia đình khiến phần lớn giới trẻ không được trang bị đầy đủ kỹ năng sống để biết chọn lọc, học tập và làm theo
chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Cái giả dối được cho là hiển nhiên:
Sự lệch chuẩn về giá trị khiến một bộ phận người dân ngộ nhận, thậm chí cố tình hiểu sai bản chất vấn đề. Sự
xuất hiện cái giả dối nhiều và phổ biến đến mức, nhiều lúc, chúng ta coi nó là một điều rất bình thường của cuộc
sống.
Cái lối sống lạnh lùng kiểu tiền trao cháo múc ấy tràn vào đất nước Việt Nam gây nên bao hệ luỵ. Đáng lo ngại
hơn cả là hệ luỵ về tư tưởng, về nhận thức, là sự biến đổi và sự phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ xã hội,
làm lệch lạc lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi cá nhân.
Tóm lại, toàn cầu hoá như một dòng chảy lạ tràn qua biên giới quốc gia, phủ ngập, cuốn trôi bao giá trị truyền
thống, làm xáo trộn, đảo lộn sự thanh bình trong lối sống thôn quê. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ấy, con người
bỗng trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn, đời sống tinh thần, tình cảm của họ bỗng trở nên máy móc và “kỹ
thuật” hơn. Dường như, dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích cá nhân,
với chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng, sống gấp, sống hưởng thụ. Thêm vào đó, phương tiện vật chất phục vụ
cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người tiện nghi hơn, dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử
mang giá trị nhân văn đích thực giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, môi trường sống. Do
vậy, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là chống lại toàn cầu hoá mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn
cầu hoá nhưng không thể hoà tan. Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người Việt, những giá trị làm
nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam và đất nước Việt Nam.

12, Làm rõ quan điểm: văn hóa là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển
Khái niệm:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

a) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội


- Khái niệm “nền tảng” tinh thần được hiểu là không gian tinh thần của cộng đồng, bầu không khí tinh thần, khí
thế của đông đảo quần chúng nhân dân và của cộng đồng dân tộc, hệ tư tưởng, tình cảm, niềm tin, khát vọng của
con người, các quan niệm đạo lý, pháp lý đạt chuẩn mực chân, thiện, mỹ...
- Vai trò nền tảng tinh thần của xã hội của văn hóa chính là sức mạnh của hệ thống giá trị của văn hóa Việt Nam
trong hiện tại và trong quá khứ. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội - vì nó được thấm
nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật
chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc. Các giá trị này chi phối hàng ngày đến
cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội - văn hóa.
- Truyền thống của nền văn hóa dân tộc là một dòng chảy tinh thần được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, có
tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi xã hội của con người. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị
trong lối sống...
- Các giá trị và sức mạnh đó của văn hóa và con người Việt Nam đã làm nên nền tảng tinh thần vững chắc của
dân tộc ta; trở thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong
đó, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở chỉ đạo đời sống tinh thần dân
tộc và là thành tố quan trọng của văn hóa.
Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn
hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là
con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi các
tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng gia đình văn hóa, phường xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa; nêu gương người tốt - việc
tốt.

b) Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Con người là yếu tố quyết định nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, mà nguồn lực này lại nằm trong văn hóa
bởi văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người cho nên xây dựng nền văn hóa VN cũng chính là xây dựng và
phát huy nguồn lực con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển.
- Tiềm năng sáng tạo của con người chính là tiềm lực văn hóa xã hội, nên khi xây dựng đường lối chiến lược
phát triển kinh tế xã hội,phải lấy việc phục vụ con người là mục đích, lấy văn hóa là mục tiêu và động lực. Con
người đã sáng tạo văn hóa thông qua hoạt động thựctiễn có ý thức của chính mình, khi đó con người là chủ thể
của văn hóa. Nhưng đồng thời những giá trị văn hóa lại phục vụ cho mục đích nâng cao giá trị cuộc sống của con
người, khi đó con người là khách thể của văn hóa

c) Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội


- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước manh, xã hội công bằng, đây cũng chính là mục tiêu của văn
hóa. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Phát triển hướng tới mục tiêu văn
hóa – xã hội mới đảm bảo sự bền vững và trường tồn.
- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn
diện con người và xã hội,làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa
rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó,
bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá
trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời củan hân loại và là
mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa
xã hội mà chúng ta đang xây dựng,

Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn liền với bảo vệ môi trường tự
nhiên, hoàn thiện môi trường xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị. Bản sắc văn hóa của Việt Nam là tổng hợp
bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở phương thức sinh
hoạt vật chất, ở những giá trị văn hóa tinh thần, qua thế ứng xử trong quan hệ với tự nhiện và xã hội.
Vì vậy, phương hướng và giải pháp:
1) Văn hóa là nhân tố nội sinh của phát triển
2) Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh
trong xã hội.
3) Quán triệt các vấn đề đặt ra trong Văn kiện Đảng

You might also like