Hngoc BML313

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI TẬP TỰ LUẬN


MÔN : QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

ĐỀ BÀI: ĐỀ SỐ 2

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Ngọc

Ngày sinh: 19/03/1994

Lớp: BML313

NĂM 2024
ĐỀ 02

Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu sản phẩm? Bạn hãy lấy ví dụ về
các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu của một sản phẩm/ngành hàng cụ thể để
minh hoạ.

BÀI LÀM

1. Khái niệm:

Dự báo nhu cầu sản xuấ sản phẩm là dự đoán lượng sản phẩm mà doanh nghiệp
phải chuẩn bị để đáp ứng trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp trong tương lai.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu sản phẩm
 Các nhân tố khách quan
- Tình trạng kinh tế: bao gồm chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, tình trạng
lạm phát kinh tế. Khi kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng
thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến tăng nhu
cầu cho các sản phẩm.Ngược lại, trong thời kinh tế suy thoái, người tiêu dùng
thường giảm chi tiêu và họ có thể trì hoãn hoặc giảm đi mức độ sử dụng các
sản phẩm.
- Nhu cầu của khách hàng: Khách hàng thường phản ứng với các xu hướng và
thị hiếu trong xã hội. Điều này có thể do ảnh hưởng từ truyền thông, quảng
cáo hoặc văn hóa địa phương. Dự báo nhu cầu sản phẩm đòi hỏi hiểu rõ
những gì khách hàng mong muốn và tìm kiếm.Nhu cầu của khách hàng có
thể thay đổi theo thời gian do sự phát triển cá nhân, thay đổi tình hình gia
đình hoặc thậm chí là sự kiện xã hội lớn. Dự báo nhu cầu sản phẩm phải đưa
ra dự đoán về cách thay đổi này và cung cấp sản phẩm phù hợp.
- Chu kỳ sống của sản phẩm: không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu mà còn ảnh
hưởng đến lựa chọn phương pháp dự báo. Trong mỗi pha của chu kỳ sản
phẩm cần có phương pháp dự báo thích hợp.Ở giai đoạn đầu cần được dự báo
dài hạn hơn, nhưng khi đã ở giai đoạn chín muồi và suy thoái thì cần thận
trọng hơn. Trong giai đoạn đầu khi hầu như chưa có số liệu thực tế thì dự báo
mang tính định tính nhiều hơn ( suy đoán ), còn khi đã ở giai đoạn chín muồi
có nhiều số liệu thì có thể sử dụng phương pháp định lượng nhiều hơn. Có
những sản phẩm sẽ không tồn tại nữa khi kết thúc chu kỳ, có những sản phẩm
được hoàn thiện sẽ tiếp tục phát triển, có những sản phẩm đến khi bão hòa sẽ
không tăng không giảm.., tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến phương
pháp dự báo cầu.
- Chính sách vĩ mô: bao gồm các yếu tố như chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa ( thuế, chi tiêu công, ngân sách), chính sách thương mại , chính sách lao
động và tiền lương, mức độ ổn định hay biến động của chính trị, sự tăng
trưởng kinh tế vĩ mô, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế với những biến động
của các yếu tố xã hội và dân cư.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường: môi trường cạnh tranh có thể ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của khách hàng. Khi có nhiều sự lựa chọn, họ có thể có xu
hướng lựa chọn sản phẩm tốt nhất về mặt giá trị hoặc giá cả và chất lượng.
- Các nhân tố khác: giá cả, chất lượng sản phẩm, lòng tin của khách hàng, thời
gian trong năm....
 Các nhân tố chủ quan:
- Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng và dịch vụ khách hàng
- Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại
- Nỗ lực bán hàng
- Vấn đề tín dụng của khách hàng
- Sự đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ
- Và một số nhân tố khác như khả năng thu thập xử lý thông tin, công tác tổ
chức dự báo, chi phí dành cho dự báo,...
Ví dụ: Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, việc gia tăng mức độ cạnh tranh
trên các thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu sản phẩm và việc dự báp nhu cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp đó

 Các nhân tố chủ quan:


a. Năng lực sản xuất của doanh nhiệp bao gồm:
 Sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng phục
vụ khách hàng của doanh nghiệp
 Khả năng đầu tư các nguồn lực cho sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng ( công nghệ, máy móc, thiết bị, tài chính, nhân lực,..)
 Chiến lược và chính sách Marketing của doanh nghiệp
 Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh
b. Tổ chức công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp
 Nhận thức và quan điểm về công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của người
lãnh đạo doanh nghiệp
 Công tác tổ chức lực lượng làm công tác dự báo của doanh nghiệp
 Quy trình và phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm
 Ngân sách dành cho công tác dự báo
à Phân tích và đánh giá các nhân tố chủ quan trên có ảnh hưởng trực tiếp mạnh
mẽ đến công tác dự báo và kết quả nhu cầu sản phẩm, dịch vụ và chất lượng
phục vụ khách hàng.

You might also like