TIỂU LUẬN HVKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU


MÔN: HÀNH VI KHÁCH HÀNG
ĐỀ TÀI:

CÔNG NGHỆ CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN XU HƯỚNG


CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN ?
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huệ Linh
Lớp: MK2201
Nhóm: 05
Lưu Đình Lê Minh 2254112044
Phạm Cao Thắng 2254112076
Trần Thị Tuyết Nhi 2254112058
Lê Thị Bích Tuyền 2254112101
Trần Minh Nhật 2254112054
Lại Trường Sang 2254112070
Võ Minh Thiện 2254112085

Nguyễn Hoàng Diễm Quỳnh 2254112069

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2024

1
MỤC LỤC

I. DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH:.............................................................................................


II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:.......................................................................
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn:..................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................
4.1: Mẫu xác suất...............................................................................................................
4.2: Mô tả phương pháp tiếp cận mẫu...............................................................................
4.3: Mô tả kỹ thuật nghiên cứu...........................................................................................
5. Kết quả nghiên cứu:............................................................................................................
5.1: Mô tả chung.................................................................................................................
5.2 : Phân tích về hành vi chăm sóc sức khỏe của sinh viên..............................................
5.3. Góc nhìn của sinh viên về áp dụng công nghệ vào vào lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe:.............................................................................................................
5.4. Góc nhìn của sinh viên về áp dụng công nghệ vào vào lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe:.............................................................................................................
III. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU:..................................................................
1. Thảo luận kết quả nghiên cứu:............................................................................................
2. Đề xuất từ kết quả nghiên cứu:...........................................................................................
VI. KẾT LUẬN:.........................................................................................................................
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:..............................................................................................
1. Đối với công tác phỏng vấn:...............................................................................................
2. Đối với công tác phân tích và xử lý dữ liệu:.......................................................................
3. Đối với công tác lập báo cáo:..............................................................................................
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................................
VIII. PHỤ LỤC (KỊCH BẢN, MINH CHỨNG NGHIÊN CỨU):..........................................

2
I. DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH:

STT Cụm từ Giải nghĩa

1 Calories Là đơn vị năng lượng, thường dùng để đo năng lượng mà thực


phẩm cung cấp cho cơ thể.

2 Website Một tập hợp các trang thông tin trên internet về một chủ đề cụ
thể, được xuất bản bởi một cá nhân hoặc tổ chức.

3 Blog Một bản ghi thường xuyên về những suy nghĩ, ý kiến hoặc kinh
nghiệm của bạn mà bạn đưa lên internet để người khác đọc.

4 Insight Sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc và đôi khi đột ngột về một vấn đề
hoặc tình huống phức tạp.

5 Caffeine Một chất hóa học, nhằm kích thích tinh thần của con người,
được tìm thấy trong trà và cà phê.

6 Follow - up Tìm hiểu thêm về điều gì đó hoặc thực hiện thêm hành động liên
quan đến điều đó.

7 Focus group Kỹ thuật nghiên cứu định tính bằng việc phỏng vấn nhóm.

8 In-depth Kỹ thuật nghiên cứu định tính bằng việc phỏng vấn cá nhân, hay
còn gọi là phỏng vấn sâu.

9 Dopamine Một loại hormone (chất hóa học) được tạo ra một cách tự nhiên
trong cơ thể và cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc.

10 Serotonin Một chất dẫn truyền thần kinh (một chất hóa học trong cơ thể
mang thông điệp từ não) giúp bạn cảm thấy thư giãn và hạnh

3
phúc.

11 Gen Z Chỉ giới trẻ ngày nay, cụ thể là những người sinh từ năm 1997
đến năm 2015.

12 AI (Artificial Việc sử dụng hoặc nghiên cứu các hệ thống máy tính hoặc máy
Intelligence) móc có một số đặc điểm mà bộ não con người có, chẳng hạn
như khả năng diễn giải và tạo ra ngôn ngữ theo cách giống con
người.

13 Robot Máy móc được điều khiển bởi máy tính, được sử dụng để thực
hiện công việc một cách tự động.

14 Mineral crystal Loại kính cường lực với cấu tạo từ soda-lime glass (thủy tinh
vôi).

II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, công nghệ dường như
trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Tác động của chúng đến
mọi khía cạnh của cuộc sống ngày càng trở nên rõ rệt, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe. Nhất là đối với sinh viên, họ là nhóm đối tượng nhạy bén và dễ tiếp cận
công nghệ nhất, thường có xu hướng thay đổi thói quen và cách thức chăm sóc bản
thân dưới sự ảnh hưởng của các ứng dụng và thiết bị thông minh. Do đó, việc nghiên
cứu về ảnh hưởng của công nghệ đến xu hướng chăm sóc sức khỏe của sinh viên là vô
cùng cần thiết và đáng quan tâm hiện nay.

4
Sự phát triển của công nghệ y tế, cùng với những thiết bị và ứng dụng theo dõi
sức khỏe thông minh, đã mở ra một loạt các cơ hội mới cho việc chăm sóc sức khỏe
của sinh viên. Các ứng dụng này không chỉ giúp sinh viên dễ dàng theo dõi calories,
giấc ngủ, ghi nhận các chỉ số như lượng bước đi, nhịp tim mà còn cung cấp những
phản hồi tích cực để thúc đẩy sinh viên duy trì lối sống lành mạnh từ đó giúp họ có thể
tự quản lý sức khỏe của mình một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, internet cung cấp một
nguồn thông tin phong phú về sức khỏe và lối sống lành mạnh. Sinh viên có thể tìm
kiếm và tiếp cận thông tin về cách tập luyện hiệu quả, chế độ ăn uống cân đối và kỹ
thuật giảm căng thẳng một cách dễ dàng qua các trang website, blog hay các ứng dụng
di động. Tuy nhiên, không phải tất cả các tác động của công nghệ đều tích cực đối với
sức khỏe của sinh viên. Việc lạm dụng công nghệ quá mức cũng tiềm ẩn những nguy
cơ có thể kể đến như tiếp xúc quá nhiều với màn hình có thể gây ra căng thẳng, lo
lắng, mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thị lực của sinh viên. Ngoài ra,
một số ứng dụng và thiết bị có thể cung cấp thông tin không chính xác hoặc không phù
hợp với tất cả mọi người.
Hiểu rõ được những xu hướng và ảnh hưởng của công nghệ đối với sức khỏe sinh
viên chính là chìa khóa để các bên liên quan như nhà trường, tổ chức y tế và doanh
nghiệp có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ phù hợp, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho sinh viên. Nghiên cứu này cũng mang ý nghĩa thực tiễn trong
việc nâng cao nhận thức của chính sinh viên về tầm quan trọng của việc sử dụng công
nghệ một cách hiệu quả và khoa học cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Từ đó, mỗi
cá nhân có thể chủ động xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, cân bằng giữa học
tập, vui chơi và rèn luyện sức khỏe, để đạt được thành công trong học tập và cuộc
sống.
Với những lý do trên, nhóm đã lựa chọn chủ đề “Công nghệ có tác động như
thế nào đến xu hướng chăm sóc sức khỏe của sinh viên” nhằm nghiên cứu những
tác động của công nghệ đến cách sinh viên chăm sóc sức khỏe của mình. Từ đó đề
xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh với những tính năng hiện đại, vượt trội
và phù hợp với nhu cầu, giúp cho sinh viên theo dõi cũng như chăm sóc sức khỏe một
cách dễ dàng, tiện lợi hơn. Từ đó quản lý sức khỏe một cách hiệu quả đồng thời nâng
cao chất lượng cuộc sống bản thân.

5
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của sinh viên về các thiết bị
chăm sóc sức khỏe thông minh và từ đó đề xuất phát triển sản phẩm mới phù hợp,
nhóm đã đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Trước hết, nhóm muốn tìm hiểu những cái nhìn sâu sắc của sinh viên về các
thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh mà họ cảm thấy cần thiết. Qua việc tiến hành
các cuộc phỏng vấn, nhóm hy vọng sẽ thu thập được dữ liệu đáng tin cậy về sự ưu
tiên, sở thích và nhu cầu của sinh viên. Nhóm sẽ tập trung vào các yếu tố như tính
năng, công dụng, mẫu mã, giá cả và tính tiện ích của sản phẩm.
Tiếp theo, nhóm sẽ xác định những tính năng mà sinh viên mong muốn ở một
thiết bị chăm sóc sức khỏe. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu,
nhóm sẽ đánh giá các ý kiến và phản hồi từ các cuộc phỏng vấn. Mục tiêu là hiểu rõ về
độ chính xác, tính ứng dụng, tiện dụng và tính năng kết nối của các thiết bị.
Cuối cùng, nhóm sẽ đề xuất các sản phẩm mới dựa trên insight thu thập được
thông qua phỏng vấn và phân tích dữ liệu. Thông tin thu thập được sẽ giúp nhóm xây
dựng được các ý tưởng sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn
của sinh viên. Đối với mỗi ý tưởng, nhóm sẽ đề xuất các tính năng cụ thể, thiết kế hấp
dẫn để có thể mang đến một sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp với nhu cầu và
mong muốn của các bạn sinh viên.

3. Đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn:


- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của công nghệ đến xu hướng chăm sóc sức khỏe
của sinh viên.
- Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên từ 19 - 22 tuổi đang học tập và làm việc trên địa
bàn TP. HCM.
Để nghiên cứu có thể đạt được kết quả khả quan nhất nhóm quyết định chọn đối
tượng đáp viên là những sinh viên từ 19 - 22 tuổi đang sinh sống, làm việc và học tập
tại TP.HCM. Đây là nhóm đối tượng đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc

6
quản lý thời gian và chăm sóc sức khỏe. Trong môi trường sống và học tập năng động
của thành phố, những sinh viên này thường đối mặt với áp lực từ việc hoàn thành bài
tập, dự án và thậm chí là việc phải làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. Họ thường
phải thức khuya để hoàn thành công việc và có thể cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi do
áp lực học tập và làm việc. Do lối sống bận rộn, họ thường thiếu thời gian để chăm sóc
bản thân. Việc thiếu ngủ và tiêu thụ nhiều caffeine để tỉnh táo là điều phổ biến. Đồng
thời, sinh viên cũng phải đối mặt với ô nhiễm không khí và áp lực từ môi trường làm
việc, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của họ.
Từ việc hiểu rõ những thách thức và nhu cầu của đối tượng này, nhóm có thể đề
xuất các giải pháp và sản phẩm phù hợp để giúp họ duy trì một lối sống lành mạnh và
cân bằng hơn giữa công việc và sức khỏe.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1: Mẫu xác suất


Về mẫu xác suất, nhóm lựa chọn kích thước mẫu là 16+ sinh viên trên địa bàn
TP.HCM. Điều này cho phép có một mẫu đại diện nhất quán của sinh viên đại học,
giúp nắm bắt được đa dạng ý kiến và trải nghiệm.
4.2: Mô tả phương pháp tiếp cận mẫu
Để những cuộc phỏng vấn có thể diễn ra đúng như kế hoạch, nhóm tiến hành
tiếp cận các đối tượng đáp viên bằng hình thức tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián
tiếp.
- Tiếp cận trực tiếp:

Đây sẽ là cách thức được nhóm ưu tiên sử dụng hàng đầu. Bằng việc
lựa chọn mẫu thuận tiện, các thành viên của nhóm sẽ tiến hành tiếp cận đáp
viên trong khuôn viên giảng đường. Bất kỳ nơi nào có sinh viên các trường
đại học nằm trong phạm vi của nhóm phỏng vấn viên sẽ được sử dụng cách
thức tiếp cận này. Nhờ việc tiếp cận trực tiếp, nhóm có thể thực hiện phỏng
vấn mà không gặp quá nhiều trở ngại. Ngoài ra, khi phỏng vấn trực tiếp,
bầu không khí giữa đáp viên và thành viên nhóm sẽ đỡ căng thẳng, đáp viên

7
có thể trở nên tự tin hơn, chủ động hơn trong quá trình trao đổi và trả lời
những câu hỏi.Bên cạnh đó, khi phỏng vấn trực tiếp, nhóm sẽ chuẩn bị
những thiết bị để có thể ghi âm và ghi hình xuyên suốt cuộc trò chuyện với
đáp viên. Từ đó, thông tin mà nhóm thu được sẽ có phần chân thực hơn,
chính xác hơn giúp bài nghiên cứu có được kết quả chuẩn xác hơn.
Qua việc tiếp cận từng đáp viên, nhóm đã thành công tiếp cận 10 đáp
viên theo phương thức tiếp cận trực tiếp. Sau khi tiếp cận từng đáp viên, các
thành viên nhóm đề xuất các khung giờ thích hợp để tiến hành cuộc phỏng
vấn và các đáp viên đã lựa chọn khung giờ nghỉ trưa để thực hiện. Buổi
phỏng vấn được diễn ra dưới hình thức phỏng vấn, mở đầu với việc phỏng
vấn viên chào hỏi, thăm dò tình hình đáp viên nhằm tạo ra không khí thoải
mái rồi vận dụng kịch bản cũng như bảng câu hỏi định tính nhóm chuẩn bị
sẵn để khai thác thông tin của các đáp viên.
- Tiếp cận gián tiếp:
Phương thức này được nhóm triển khai khi đáp viên gặp sự cố đột xuất
chưa thể tham gia phỏng vấn trực tiếp. Khi này, cuộc phỏng vấn sẽ được
diễn ra theo phương thức online thông qua các phần mềm như Google Meet,
Microsoft Teams, Zalo, Messenger, Zoom,... Các thành viên nhóm và đáp
viên đều phải mở camera và micro để đôi bên có thể quan sát nhau và theo
dõi tiến độ của buổi phỏng vấn đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên, phương thức
này có một điểm bất lợi đấy là đôi bên sẽ khó giao tiếp, các phỏng vấn viên
sẽ khó có thể quan sát cũng như tạo cho đáp viên bầu không khí thoải mái
nhất. Bên cạnh đấy, những vấn đề liên quan đến đường truyền mạng cũng là
điểm bất lợi đối với hình thức tiếp cận gián tiếp, bởi trong quá trình phỏng
vấn, mạng lỗi sẽ làm nhiễu thông tin cũng như gây cản trở quá trình thu thập
dữ liệu của thư ký. Đối với hình thức tiếp cận gián tiếp này, nhóm vẫn đảm
bảo việc ghi âm và ghi hình trong suốt thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn để
làm minh chứng phục vụ cho bài báo cáo nghiên cứu.
Kết quả là nhóm đã dùng cách tiếp cận gián tiếp này để tiếp cận 6 đáp
viên. Sau khi có được thông tin, nhóm tiến hành trao đổi qua tin nhắn để có
được sự đồng ý của họ rồi chọn khung giờ phỏng vấn cũng như cách thức

8
phỏng vấn. Cuối cùng, những cuộc phỏng vấn trực tuyến được diễn ra trên
nền tảng Google Meet vào các khung giờ ngoài giờ hành chính. Phỏng vấn
viên gửi đường dẫn vào phòng họp đã được tạo sẵn để các đáp viên tham
gia, kiểm tra tín hiệu đường truyền xem có vấn đề gì phát sinh hay không
và sau đó là đặt những câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề nghiên cứu để khai thác
thông tin đáp viên.

4.3: Mô tả kỹ thuật nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu về tác động của công nghệ đến xu hướng
chăm sóc sức khỏe của sinh viên, nhóm đã áp dụng một số phương pháp
khác nhau để có thể thu thập được những thông tin đa chiều và đáng tin cậy
như sau:

- Phương pháp nghiên cứu:


+ Nghiên cứu tại hiện trường: Phương pháp này được thực hiện thông
qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, cho phép tiếp cận với ý kiến, trải nghiệm và
những nhu cầu thật sự của sinh viên về việc sử dụng công nghệ trong chăm sóc
sức khỏe. Các cuộc phỏng vấn này được thiết kế để khám phá sâu hơn về những
cảm xúc, mong muốn và mối quan tâm của sinh viên đến thiết bị chăm sóc sức
khỏe thông minh.
+ Nghiên cứu định tính: Bằng cách sử dụng các câu hỏi mở,
được thực hiện qua hai hình thức phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến. Nhóm đã
có được cái nhìn khách quan hơn qua các câu trả lời của đáp viên, bên cạnh
những câu hỏi chính, những câu hỏi follow-up cũng giúp cho nhóm khám phá
sâu hơn về insight của đáp viên trong việc sử dụng công nghệ chăm sóc sức
khỏe.
- Kỹ thuật nghiên cứu:
+ Focus Group: Một Focus Group gồm 3 đáp viên sẽ được tổ chức thông
qua hình thức trực tuyến qua ứng dụng Google Meet, cùng một người quan sát,
một thư ký và hai phỏng vấn viên. Sau 60 phút hỏi đáp, nhóm thu thập được
những ý kiến đa dạng từ các sinh viên, cũng như quan sát được các phản ứng và
thái độ của đáp viên trong quá trình trao đổi.

9
+ In-depth: Kỹ thuật phỏng vấn In-depth hay còn gọi là phỏng vấn sâu
cũng được nhóm áp dụng, bao gồm 1 phỏng vấn viên và 1 đáp viên, kết hợp trên
cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hình thức trực tiếp có 7 đáp viên tham
gia phỏng vấn, hình thức trực tuyến có 6 đáp viên được phỏng vấn qua Google
Meet, tất cả hai hình thức đều diễn ra trong vòng 40 đến 60 phút tuỳ theo câu trả
lời của mỗi đáp viên. Đối với kỹ thuật phỏng vấn này, nhóm tập trung đào sâu
vào ý kiến của 1 đáp viên duy nhất, giúp cho nhóm hiểu sâu hơn những mong
muốn, nhu cầu của họ trên cương vị 1 sinh viên. Bên cạnh đó kỹ thuật phỏng vấn
In-depth tạo không gian thoải mái hơn, từ đó đáp viên có thể thoải mái đưa ra
những ý kiến, quan điểm của mình về câu hỏi mà nhóm đưa ra.
- Công cụ nghiên cứu: Công cụ nghiên cứu chính là bảng câu hỏi định tính, được
thiết kế cẩn thận để đảm bảo thu thập thông tin đầy đủ và chính xác.

5. Kết quả nghiên cứu:

5.1: Mô tả chung

Kết quả phỏng vấn về đề tài công nghệ có tác động như thế nào đến xu hướng
chăm sóc sức khỏe của sinh viên cho thấy sinh viên từng nghe hoặc đã và đang sử
dụng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tích hợp công nghệ. Theo kết quả phỏng
vấn, sinh viên có sự quan tâm nhất định về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp
công nghệ cao, đặc biệt là những sản phẩm có thể đeo được trên người. Dữ liệu thu
được từ các đáp viên hết sức đa dạng, đặc biệt là với nhiều nhóm khác nhau như nhóm
phỏng vấn 3 người hoặc trực tiếp 1:1 với nhau, cho thấy nhiều yếu tố tác động đến
hành vi mua sắm những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ thông minh của sinh viên. Ngoài
ra, thông qua góc nhìn của các đáp viên, nhóm đã có cái nhìn tổng quan về mong
muốn cũng như nhu cầu của các bạn sinh viên trong việc sử dụng những sản phẩm
chăm sóc sức khỏe.

Các đáp viên có những suy nghĩ, góc nhìn khác nhau về việc sử dụng các thiết
bị chăm sóc sức khỏe thông minh, điều này sẽ tạo ra nhiều yếu tố tác động đến hành vi

10
mua của khách hàng và sinh viên có những mong muốn về các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe tích hợp công nghệ có khả năng đáp ứng những nhu cầu họ.

Có nhiều vấn đề tác động đến ý định mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích
hợp công nghệ cao của sinh viên, trong đó các vấn đề như ý thức về sức khỏe được
các đáp viên quan tâm hàng đầu vì nó quyết định tới việc mua sản phẩm chăm sóc sức
khoẻ thông minh hay không. Theo dữ liệu phỏng vấn nhóm thu được, các đáp viên có
lối sống được cho là chưa khoa học, vậy nên sự quan tâm của họ cho những sản phẩm
chăm sóc sức khỏe rất lớn và họ yêu cầu sự đa dụng cũng như sự tiện lợi trong đời
sống và sức khỏe của họ, bên cạnh đó thiết kế, màu sắc, kiểu dáng,... bên ngoài đóng
một vị trí khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm của các đáp viên.

Đi tới phần quan trọng nhất đó là về tính năng bên trong sản phẩm, qua tìm hiểu
nhóm phát hiện các đáp viên luôn muốn chọn những sản phẩm có đa dạng chức năng
chăm sóc về sức khỏe của họ và đó là điều kiện tiên quyết đưa ra quyết định của chính
mình. Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên có sự quan tâm nhiều về các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe tích hợp công nghệ cao, đặc biệt là những sản phẩm có thể đeo được trên
người, bởi vì sự tiện dụng và mang đi mọi lúc mọi nơi, giúp cho họ cảm thấy an toàn
hơn, họ muốn những thiết bị này như một người quản lý thông minh luôn nhắc nhở họ
về sức khỏe bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

5.2 : Phân tích về hành vi chăm sóc sức khỏe của sinh viên

Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe tích hợp công nghệ cao của sinh viên bao gồm:
+ Ý thức về sức khỏe.
+ Màu sắc, mẫu mã, kích thước.
+ Tính năng, sự đa dụng, chất lượng sản phẩm.
+ Ảnh hưởng xã hội, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu...
Qua sự tìm hiểu thì nhóm nhận thấy còn có nhiều vấn đề khác nhau tác động
đến ý định mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ cao của sinh viên.

11
Qua cuộc phỏng vấn của các sinh viên tại 4 trường đại học, kết quả bất ngờ đã
được nhóm ghi nhận khi tất cả đáp viên có sự hứng thú khác nhau với việc luyện tập
thể dục thể thao họ coi đó như một sở thích giải trí hoặc cũng có đáp viên chú trọng
vấn đề này khi họ đề cao, xem nó như một công cụ bổ trợ cho sức khỏe của họ. Khi
được hỏi tới những bộ môn thể thao các đáp viên luyện tập thì nhóm đã thu được các
bộ môn như: chạy bộ, cầu lông, bơi lội, đá bóng, yoga,.. Lý do các đáp viên chơi các
bộ môn này thì nhóm cũng thu về nhiều câu trả lời thú vị khác nhau. Khi được hỏi tới
những lợi ích mà các môn thể thao ấy mang lại cho họ, các đáp viên có đa dạng câu trả
lời như:
+ Tăng cường sức khỏe
+ Cải thiện vóc dáng
+ Giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì,...
+ Xây dựng nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội từ đó tạo nên chất lượng
trong lối sống xã hội, khi chơi….
Ngoài ra, nhóm nhận thấy các đáp viên đang bị áp lực bởi nhiều yếu tố xung
quanh như công việc và học tập khiến họ stress và gặp nhiều vấn đề khác nhau trong
cuộc sống nên họ chọn thể thao là nơi trút bỏ những gánh nặng ấy, khi chơi thể thao
có thể giúp cơ thể tăng sự đề kháng, nâng cao sức khỏe và không chỉ vậy, việc vận
động thường xuyên cũng làm tăng mức độ dopamine và serotonin, khiến tâm trạng
tràn ngập sự vui vẻ và quên đi những mệt mỏi xung quanh.
Bởi vì các đáp viên đều duy trì thói quen luyện tập thể thao, nên khi được hỏi
tới lối sống của bản thân các đáp viên, kết quả không quá bất ngờ. Các đáp viên có cho
mình lối sống lành mạnh, với những hoạt động hết sức cụ thể: Ăn uống lành mạnh,
uống đủ nước, dậy sớm tập thể dục,.. Song, vẫn có những đáp viên, tuy họ có luyện
tập thể dục thể thao thường xuyên nhưng lối sống của họ không được lành mạnh. Bởi
nhiều nguyên do như họ thường ăn uống không đủ chất làm cho cơ thể không đủ
lượng calories hoạt động cho một ngày. Việc này làm cho cơ thể lúc nào cũng ở trạng
thái mệt mỏi và không hoạt động hiệu quả trả lời việc này thì đáp viên cho hay rằng,
làm vậy sẽ giúp cho họ có thân hình cân đối dễ dàng di chuyển và cơ thể nhẹ nhàng
hơn. Và nhiều nguyên khác, chẳng hạn: Thức khuya dậy sớm, chủ quan về sức khỏe
của bản thân,...Đó là những lí do được các đáp viên nêu ra , ngoài ra sử dụng chất kích

12
thích (thuốc lá điện tử, bóng cười,...) hay thói quen nhịn ăn sáng cũng là 1 trong những
lí do khiến đáp viên nghĩ rằng bản thân họ không có lối sống lành mạnh.
Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy nhiều sự bất ngờ, tuy các đáp viên đều đã và
đang có cho mình một lối sống lành mạnh thế nhưng các đáp viên không có cho mình
thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên hoặc nếu có thì chỉ với những trường hợp
bất khả kháng như khi họ mắc một loại bệnh cần theo dõi thường xuyên thì họ mới
quan tâm đến vấn đề này. Theo kết quả phỏng vấn, nhóm thu thập được khá nhiều
nhân tố tác động đến lí do vì sao sinh viên không có cho mình thói quen đi khám sức
khỏe, vấn đề chi phí là một trong những nhân tố chính gây trở ngại khiến các đáp viên
không có xu hướng đi khám sức khỏe định kỳ. Việc này khá dễ để lý giải, thứ nhất các
đáp viên vẫn đang ở trong độ tuổi sinh viên nên chi phí khám bệnh là một vấn đề lớn
đối với họ. Thứ hai, sức khỏe và sức đề kháng của họ vẫn còn tốt nên những căn bệnh
sẽ nhanh chóng lướt qua. Song vẫn có một số đáp viên có thói quen khám sức khỏe
định kỳ, và những đáp viên có thói quen này thì họ có cho mình một lối sống lành
mạnh và tài chính dư giả. Điều họ thật sự quan tâm là chất lượng sức khoẻ của bản
thân.
Khi được hỏi số tiền đáp viên sẵn sàng chi trả cho việc chăm sóc sức khoẻ thì
các đáp viên đều có chung câu trả lời đấy là từ 1 triệu - 5 triệu. Nhóm cũng đã tìm hiểu
nguyên nhân, nguyên do chính có thể kể đến đấy là vì các đáp viên đa phần đang là
sinh viên, kinh phí đôi phần có hạn, thế nên họ sẽ bị hạn chế đôi phần. Thế nhưng, vẫn
có đáp viên cho câu trả lời từ 10 triệu trở lên, qua đó ta có thể thấy rằng vẫn có những
bạn sinh viên đang biết rằng sức khỏe là một thứ rất quan trọng và thực sự quan tâm
tới chúng, sẵn sàng chi trả những khoản phí đắt đỏ nhằm duy trì trạng thái sức khoẻ tốt
nhất.
Trong phần này nhóm đã thực hiện phỏng vấn thông tin đi sâu vào cảm nhận
của đáp viên, qua những dữ liệu của các đáp viên có cho mình một thói quen khám sức
khỏe định kỳ hàng tháng. Với một số sự tương khắc giữa các cảm nhận và yếu tố
khách quan giữa các đáp viên, các đáp viên có lối suy nghĩ và nhìn nhận rất khác nhau.
Đó là với những đáp viên sẵn sàng chi trả nhiều tiền trong việc thăm khám sức khỏe
định kỳ, họ đều đang mắc trong mình một căn bệnh cần phải theo dõi thường xuyên.
Những căn bệnh các đáp viên đề cập gây nên một sự bất ngờ lớn dành cho nhóm, bởi

13
lẽ những căn bệnh như tiểu đường, huyết áp, đau bao tử,... không nên xuất hiện khi
các đáp viên hiện chỉ mới ở lứa tuổi từ 18 - 22, đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho
các bạn bạn sinh viên bởi họ còn trẻ không có nghĩa là họ không mắc những căn bệnh
của người lớn tuổi, vậy nên họ cần phải cảnh giác và thay đổi thói quen sinh hoạt lành
mạnh hơn. Thông qua những vấn đề trên mà nhóm đã đề cập tới, hy vọng rằng các bạn
sinh viên sẽ có một lối sống khoa học hơn và có thêm cho mình những kiến thức để
biết cách chăm sóc cơ thể, sức khỏe của mình.

5.3. Góc nhìn của sinh viên về áp dụng công nghệ vào vào lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe:
Trong quá trình phân tích góc nhìn về lợi ích của các môn thể thao và xu
hướng sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ của sinh viên, nhóm
nhận thấy rằng dù các đối tượng phỏng vấn đưa ra các quan điểm khác nhau, nhưng
đều thống nhất vào một điểm chung đó là: nhận thức sâu sắc về những lợi ích đáng kể
của việc tham gia hoạt động thể thao và sự quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe.
Khi được hỏi về những lợi ích mà các môn thể thao mang lại cho họ, các đáp viên đều
nhấn mạnh vào việc tăng cường sức khỏe, cải thiện thể trạng và giảm thiểu nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch, béo phì, và các vấn đề sức khỏe khác.
Khi được phỏng vấn thì kết quả cho thấy rằng họ có nhu cầu và mong muốn về
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ mà có khả năng đáp ứng những
nhu cầu của họ. Khi xem xét các tiêu chí lựa chọn sản phẩm, những người được phỏng
vấn phân loại thành hai nhóm: nhóm đầu tiên ưu tiên sản phẩm có thể mang theo trên
người, và nhóm còn lại sẽ quan tâm đến sản phẩm có khả năng theo dõi từ xa.
Nghiên cứu của nhóm cũng chỉ ra rằng, mức giá mà mỗi người có thể chi trả
cho sản phẩm này có thể khác nhau: mức giá từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng; mức giá
từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; mức giá trên 10 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng
đa số đáp viên đều quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá thành phù
hợp với khả năng tài chính của mỗi người.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sinh viên có những mong muốn về các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ có nhiều tính năng hữu ích, dễ sử dụng

14
và tiết kiệm pin. Đặc biệt, họ ưa chuộng các sản phẩm có tính năng đa dạng và đáp
ứng được nhiều nhu cầu, cũng như mong muốn các sản phẩm có ý thức về môi trường.
Đặc biệt, các sản phẩm này có khả năng dự đoán trước tình trạng sức khỏe,
theo dõi đường huyết và huyết áp trong cơ thể, đồng thời cung cấp thông tin để tạo ra
lịch trình ăn uống và giấc ngủ hợp lý. Hơn nữa, chúng còn có khả năng cảnh báo khi
cơ thể không ổn định và theo dõi người thân như người già ốm yếu trong gia đình
thông qua camera, định vị thông qua ứng dụng bên thứ ba. Những tính năng này đáp
ứng được nhiều nhu cầu của người dùng, góp phần gia tăng sự hài lòng và vui vẻ về
chất lượng sản phẩm.
Dựa vào kết quả phỏng vấn, có thể nhận thấy phần lớn các đáp viên đã tỏ ra hài
lòng với sự đa dạng của các màu sắc:
+ Màu đen, với sự tối giản và dễ phối đồ, đã thu hút sự ưa thích của đông đảo
người dùng.
+ Màu trắng mang đến một cảm giác của sự tinh khôi và sạch sẽ.
+ Màu xanh da trời, với sự nhẹ nhàng và thanh tịnh của nó, thường được coi là
biểu tượng của sự yên bình và sự an tâm.
+ Màu xanh lá cây đem lại sự tươi mới, sức sống , được liên kết với mùa xuân và
tự nhiên.

Theo những câu trả lời từ các đáp viên, chúng ta có thể thấy rằng họ thường
quan tâm đến các gam màu tối giản và trung tính. Đồng thời, họ cũng xem xét các yếu
tố về phong thủy khi lựa chọn sản phẩm và quan tâm “thẩm mỹ” và “sự phù hợp” để
có thể đáp ứng cũng như có thể đáp ứng được các bộ trang phục.
Đối với yêu cầu về thiết kế sản phẩm, nhóm đã tiến hành nghiên và đã nhận
thấy rằng việc thiết kế có họa tiết độc đáo và mang nét đặc trưng của Việt Nam, kết
hợp với hộp giấy cứng và sang trọng, đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Lý
do được các đáp viên đưa ra đó là gen Z thường có xu hướng tìm kiếm và tôn vinh các
yếu tố văn hóa độc đáo, dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Các đáp viên cho rằng
sản phẩm được thiết kế mang đặc trưng của Việt Nam có thể kích thích sự tự hào văn
hóa trong các cá nhân thuộc thế hệ này. Thiết kế mang đặc trưng của Việt Nam thường
mang lại một phong cách độc đáo và sáng tạo, phản ánh sự đa dạng và sự phát triển

15
của văn hóa địa phương. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy với sự tăng
trưởng của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng ở Việt Nam, việc thiết kế
sản phẩm mang đặc trưng của quốc gia này có thể là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
Bên cạnh đó, điều này có thể giúp sản phẩm nổi bật hơn trên thị trường và tạo dựng
một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, đặc biệt khi sản phẩm có ý thức về bảo vệ môi
trường.
Theo kết quả của cuộc phỏng vấn, có những đáp viên cho rằng chăm sóc sức
khỏe thông minh tiện lợi hơn. Tuy nhiên phần còn lại cho rằng chăm sóc sức khỏe
truyền thống và hiện đại đều có những ưu và nhược điểm của nó.
Chăm sóc sức khoẻ thông minh:
- Về ưu điểm:
+ Sự tiện lợi và linh hoạt: Với chăm sóc sức khỏe thông minh thì các bạn sinh
viên có thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe mọi lúc mọi nơi thông
qua các thiết bị như Smartphone, Apple Watch hoặc các thiết bị y tế thông
minh.
+ Thời gian: Giảm thiểu được thời gian chờ đợi so với việc đến thăm khám trực
tiếp tại các cơ sở ý tế, bệnh viện.
+ Sự đa dụng: Các ứng dụng và thiết bị thông minh có thể cho phép các đáp viên
theo dõi được sức khỏe hằng ngày, cũng như là nhận những thông báo và gợi
ý về việc duy trì một lối sống lành mạnh.
- Về nhược điểm:
+ Chi phí: Các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh thường sẽ có chi phí cao, vì
thế không phải ai cũng có khả năng tiếp cận được, đặc biệt đối với sinh viên
còn đang trên giảng đường và chưa có công việc ổn định.
+ Sự tương tác: Mặc dù tiện lợi nhưng các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh
thiếu đi sự tương tác giữa con người với con người, nó không thể đảm bảo
được mức độ quan tâm và tận tình như hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền
thống. Và cuối cùng là về bảo mật, phần lớn đáp viên lo ngại rằng việc thông
tin cá nhân và dữ liệu cá nhân của họ có thể bị rò rỉ nếu không được bảo mật
cẩn thận, gây ra những rủi ro về quyền riêng tư và an ninh thông tin.
Chăm sóc sức khỏe truyền thống:

16
- Về ưu điểm:
+ Đảm bảo được sự quan tâm và tương tác trong quá trình chăm sóc. Đồng thời
có thể thích ứng và điều chỉnh phương pháp chăm sóc linh động phù hợp với
từng nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
+ Có độ tin cậy cao hơn do những phương pháp này đã được kiểm chứng trong
thực tiễn và sử dụng trong một thời gian dài.
- Về nhược điểm:
+ Thời gian chờ đợi cũng như là hạn chế về tiện ích, đặc biệt đối với những người
ở vùng xa hoặc khó tiếp cận.

5.4. Góc nhìn của sinh viên về áp dụng công nghệ vào vào lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe:

Kết quả thu được từ phỏng vấn cho thấy, các đáp viên đều nhận thức được rằng
sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, một thành tựu mới và đang ngày càng
phổ biến hiện nay đó là AI - (trí tuệ nhân tạo) đã và đang được ứng dụng trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống, và cụ thể hơn với bài nghiên cứu này là lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe hay rộng hơn đó là y tế.
Khi được phỏng vấn, các đáp viên đều khẳng định rằng, trong lĩnh vực y tế và
chăm sóc sức khỏe, việc áp dụng các công nghệ hiện đại và các công cụ tiên tiến đang
trở nên ngày càng phổ biến. Đáp viên công nhận rằng, công nghệ đang đóng vai trò
tích cực trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong việc đo lường các chỉ
số sức khỏe một cách chính xác hơn nhờ vào sự tự động và độ chính xác cao của các
thiết bị được lập trình sẵn. Bên cạnh đó, đáp viên cũng nêu ra một số thành tựu tiêu
biểu như robot có khả năng chăm sóc bệnh nhân giống như một con người hay các
chatbot hỗ trợ cho việc chẩn đoán tại nhà thông qua việc thu thập thông tin chủ quan
từ người dùng; giúp tiết kiệm thời gian hơn cho việc chăm sóc sức khỏe và gặp gỡ bác
sĩ. Nhìn chung, các đáp viên đều đồng tình rằng công nghệ trợ giúp đang đóng vai trò
quan trọng trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích cho cả
bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế. Trí tuệ nhân tạo hiện đang thực hiện rất tốt
với vai trò là công cụ hỗ trợ; giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác của các dữ

17
liệu về cơ thể, sức khỏe thu thập được,...Với câu trả lời của đáp viên, họ cho rằng việc
ứng dụng công nghệ sẽ là đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng; chúng có thể là người
bạn đắc lực cho con người nhằm chăm sóc sức khỏe tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.
Bên cạnh đó, các đáp viên cũng nêu ra những lý do cho rằng máy móc, công
nghệ hiện đại sẽ không thể hoàn toàn thay thế con người được, chỉ có thể hoạt động ở
vai trò hỗ trợ cho con người, cụ thể ở đây là bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị
bệnh nhân. Giải thích cho ý kiến này, như đã nói, máy móc hay công nghệ đều là các
sản phẩm do con người sáng tạo nên và được lập trình để hoạt động theo một định
hướng nhất định, thế nên đó cũng là một khuyết điểm của công nghệ là thiếu tính sáng
tạo và đột phá một cách bộc phát nên không thể đưa ra được các giải pháp một cách cá
nhân hóa với từng bệnh nhân hay giải pháp phù hợp ở mức độ cá nhân cho người đang
sử dụng. Các thông tin được cung cấp là các thông tin chính xác hữu ích nhưng chỉ
mang tính cục bộ, và chỉ con người mới có cả năng suy xét và phân tích bức tranh tổng
thể cùng đưa ra những giải pháp mang tính đột phá và cá nhân phù hợp với từng
trường hợp cụ thể khác nhau. Robot không thể nào phát minh hay tạo ra những ý
tưởng sáng tạo cho việc chăm sóc bệnh nhân hay chẩn đoán chính xác căn bệnh người
gặp đang mắc phải mà chưa hề có trong tiền lễ trước đây hay những căn bệnh có
những triệu chứng sự thay đổi robot chưa cập nhật không tin kịp thời không có khả
năng ứng biến linh hoạt không thể nào an ủi bệnh nhân liên quan đến sức khỏe hiện
tại.
Việc công nghệ hiện đại đang ngày càng phổ biến trong lĩnh vực y tế có thể tạo
ra áp lực cho các y bác sĩ, vì chúng mặc dù chỉ là thiết bị hỗ trợ nhưng ngày càng được
trang bị nhiều khả năng hơn và có khả năng sẽ thay thế một số vai trò của người y bác
sĩ. Điều đó tạo ra áp lực cho y bác sĩ phải nâng cao tay nghề.
Có thể nói đây là nguồn dữ liệu quý giá đến từ các đáp viên giúp cho nhóm có
nguồn dữ liệu tham khảo, đồng thời góp phần hữu ích vào hỗ trợ phát triển sản phẩm
mới cùng với những tính năng mới đến từ sự mong cầu của sinh viên, từ đó giúp nâng
cao chất lượng sống cũng như sức khỏe của sinh viên hiện nay.

18
III. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU:

1. Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Thời đại hiện nay thực sự được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và công nghệ, điều này đã mang lại nhiều tiện ích và cơ hội mới cho con
người. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ đó là các vấn đề đáng quan ngại liên quan đến
chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần chẳng hạn như vấn đề về mặt áp thời gian
và tiền bạc trong cuộc làm ảnh hưởng tới chất lượng nhiều đến cuộc sống. Việc liên
tục cập nhật thông tin và tương tác trên mạng xã hội hằng ngày dẫn đến cảm giác thiếu
thời gian, dẫn đến căng thẳng, lo lắng và mất ngủ. Ngoài ra, việc mua sắm trực tuyến,
chơi game online hoặc sử dụng các dịch vụ trả phí trên mạng xã hội có thể khiến sinh
viên chi tiêu nhiều hơn khả năng tài chính của mình, dẫn đến nợ nần và stress. Sử
dụng công nghệ một cách hợp lý và có trách nhiệm sẽ giúp sinh viên tận dụng tối đa
lợi ích của công nghệ đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến cuộc sống.
Một trong những đặc điểm chính của thời đại này là sự lan truyền nhanh chóng
của công nghệ thông tin và truyền thông, tạo ra một cuộc cách mạng về cách mà con
người giao tiếp, làm việc và tiêu dùng thông tin. Tuy nhiên, việc sống trong một môi
trường sống chuyển động nhanh như vậy có thể dẫn đến sự căng thẳng, cảm giác cô
đơn và mất liên kết trong các mối quan hệ cá nhân. Vấn đề về sức khỏe cũng là một
vấn đề quan trọng trong thời đại này. Với lối sống hối hả, người ta dễ dàng bỏ qua
việc chăm sóc sức khỏe cá nhân và tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
cá nhân. Đặc biệt là đối với nhóm tuổi trẻ, áp lực từ học tập, công việc và xã hội
thường khiến họ bỏ quên việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối.
Trong bối cảnh này, việc ưu tiên sức khỏe đôi khi bị đặt ở vị trí thấp hơn so với
những ưu tiên khác như sự nghiệp và thành công vật chất. Điều này có thể dẫn đến
những vấn đề lâu dài về sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Vấn đề này cần được
xem xét và giải quyết một cách toàn diện, bằng cách tăng cường giáo dục về sức khỏe
thể chất và tinh thần, thúc đẩy lối sống lành mạnh và cân đối, cũng như tạo ra môi
trường làm việc và học tập thuận lợi cho sức khỏe của mọi người.

19
Việc tăng cường nhận thức và giáo dục về sức khỏe là một phần quan trọng
trong việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, cần phải
kết hợp giữa việc cung cấp thông tin và kiến thức với việc tạo ra môi trường và điều
kiện thuận lợi để mọi người có ý thức về sức khỏe cá nhân và thực hiện các thói quen
lành mạnh. Nhóm đưa ra giải pháp như:
- Tạo ra môi trường thúc đẩy hành động lành mạnh: Để đảm bảo rằng kiến thức
về sức khỏe được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, cần phải tạo ra môi trường
thúc đẩy hành động lành mạnh. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thời gian
và không gian cho việc vận động thể chất trong các cơ sở giáo dục và nơi làm
việc, cũng như việc tạo ra các chính sách hỗ trợ cho việc duy trì lối sống lành
mạnh.
- Sử dụng công nghệ để hỗ trợ: Công nghệ có thể được sử dụng để tạo ra các ứng
dụng và công cụ giúp người dùng theo dõi và quản lý sức khỏe của mình. Ví dụ,
có thể phát triển các ứng dụng di động để theo dõi lịch trình tập luyện, cung cấp
thông tin dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe cá nhân.
- Tạo ra trải nghiệm tương tác: Cần phát triển các ứng dụng di động hoặc giao
diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng để giúp người dùng tương tác với thiết
bị một cách thuận tiện và thoải mái. Việc cung cấp thông tin chi tiết và phản hồi
tức thì sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và cách cải
thiện nó.
Mặc dù kết quả thu được từ khảo sát hầu như các bạn đều đã có ý thức về việc
chăm sóc sức khỏe, luyện tập thể thao,... Nhưng vẫn chưa thể thực hiện hiệu quả điều
này được lý giải bằng một số lý do mà các đáp viên đưa ra như sau:
- Thiếu động lực và cam kết: Mặc dù có ý thức về sức khỏe, nhưng thiếu động lực
và cam kết có thể làm giảm khả năng thực hiện. Nhiều người trẻ có thể gặp khó
khăn trong việc duy trì sự kiên nhẫn và quyết tâm khi đối mặt với các thách thức
trong việc duy trì thói quen lành mạnh.
- Thời gian và lịch trình bận rộn: Cuộc sống hiện đại với lịch trình bận rộn có thể
làm giảm thời gian và năng lượng dành cho việc chăm sóc bản thân. Người trẻ có
thể gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc, học tập và thời gian dành
cho sức khỏe.

20
- Thiếu kiến thức và hỗ trợ: Mặc dù có ý thức về sức khỏe, những người trẻ có thể
thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện một cách hiệu quả. Họ cũng có
thể cảm thấy thiếu hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng trong việc duy trì
thói quen lành mạnh.
- Thách thức tâm lý và cảm xúc: Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo lắng hoặc
trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các thói quen lành mạnh.
Người trẻ có thể dễ bị mất kiên nhẫn và động lực khi gặp phải những khó khăn
trong cuộc sống.
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh sẽ là một trong những giải pháp
hữu hiệu để giúp người trẻ thực hiện các thói quen lành mạnh một cách hiệu quả hơn.
Đây không chỉ là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp mà còn mang
lại lợi ích lớn cho người dùng như sau như:
- Tăng cường tự giác và nhắc nhở: Các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh có
thể cung cấp nhắc nhở và động viên người dùng thực hiện các hoạt động lành
mạnh hàng ngày. Việc nhận được thông báo và nhắc nhở từ thiết bị có thể giúp tạo
ra một môi trường kỷ luật và tăng cường sự tự giác của người dùng.
- Theo dõi và phản hồi: Các thiết bị này cung cấp khả năng theo dõi và phản hồi
về hoạt động sức khỏe của người dùng, giúp họ hiểu rõ hơn về cách hành động
của mình ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này có thể khích lệ họ tiếp tục duy trì các
thói quen lành mạnh và điều chỉnh hành vi khi cần thiết.
- Cung cấp thông tin và hướng dẫn: Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh
có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện các hoạt động
sức khỏe, từ lịch trình tập luyện đến dinh dưỡng và giấc ngủ. Điều này giúp người
dùng có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện một cách hiệu quả. Tạo ra một
môi trường hỗ trợ và kích thích: Các sản phẩm có thể kết hợp các tính năng xã hội
hoặc trò chơi để tạo ra một môi trường hỗ trợ và kích thích. Việc tham gia vào các
hoạt động cộng đồng hoặc thi đấu với bạn bè có thể tạo ra động lực và niềm vui
trong việc duy trì lối sống lành mạnh.

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh không chỉ là một cơ hội kinh
doanh mà còn là một công cụ hữu ích để giúp người trẻ thực hiện các thói quen lành

21
mạnh một cách hiệu quả hơn. Bằng cách kết hợp giữa công nghệ và nhận thức về sức
khỏe, chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dùng

Cũng có một số lý do để tin rằng các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh
vẫn chưa đạt được mức độ tin cậy và hiệu quả như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
truyền thống. Dưới đây là một số lý do có thể giải thích:

- Thiếu tính cá nhân hóa và phản hồi đáng tin cậy: Các thiết bị công nghệ mặc
dù có khả năng đo lường rất chính xác nhưng dường như không có khả năng đưa
ra các kết quả và chẩn đoán y tế một cách cá nhân hóa với từng trường hợp cụ thể
của những người dùng khác nhau. Vì thế nên các phản hồi từ các thiết bị này cũng
thiếu độ tin cậy, thiên hướng về máy móc và lập trình sẵn hơn.
- Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: Đây là một vấn đề được các đáp viên quan
tâm nhất, người dùng có thể lo ngại về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư khi sử
dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh. Việc thu thập và chia sẻ dữ liệu
sức khỏe cá nhân có thể gây lo ngại về việc lộ thông tin cá nhân hoặc bị sử dụng
một cách không đúng mục đích.
- Khả năng tương tác và sử dụng: Người dùng có thể gặp khó khăn trong việc
tương tác và sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh, đặc biệt là nếu
họ không quen thuộc với công nghệ hoặc gặp phải các rào cản về khả năng truy
cập hoặc sử dụng điều này được các đáp viên trao đổi trong lúc nhóm thu thập
thông tin
Để tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh được khách hàng tin
dùng, cần có sự nỗ lực hơn nữa từ phía các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Đây là
những giải pháp mà nhóm đề ra để có thể nỗ lực để củng cố vị thế của hệ thống chăm
sóc sức khỏe tích hợp công nghệ hiện đại.
+ Nghiên cứu và phát triển liên tục, cần tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển để cải thiện chất lượng và tính năng của các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe thông minh. Việc áp dụng công nghệ mới và đáp ứng nhu
cầu thị trường sẽ giúp tạo ra các sản phẩm đáng tin cậy và hiệu quả hơn.

22
+ Tập trung vào trải nghiệm người dùng, tạo ra trải nghiệm người dùng tốt
nhất có thể, từ quá trình mua hàng đến việc sử dụng và hỗ trợ sau bán
hàng. Sự tập trung vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng sẽ
giúp tạo ra các sản phẩm mà họ sẽ tin dùng và tiếp tục sử dụng trong thời
gian dài.
+ Tăng cường độ tin cậy và độ chính xác của dữ liệu chẩn đoán, tăng
cường công nghệ và quy trình để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác của
dữ liệu được thu thập bởi các sản phẩm và tăng tính cá nhân hóa cho các
chẩn đoán từ thiết bị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc này sẽ
giúp người dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả hơn.
+ Việc bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của người sử dụng cần
được đặt lên hàng đầu. Việc áp dụng các biện pháp bảo mật và tuân thủ
các quy định về bảo vệ dữ liệu sẽ giúp tạo ra một môi trường an toàn và
tin cậy cho người dùng.

2. Đề xuất từ kết quả nghiên cứu:

Thông qua kết quả phỏng vấn, nhóm thấy được rằng sinh viên hiện nay có sự
quan tâm nhất định với các thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh dưới dạng dây
chuyền và đồng hồ. Nhưng có thể thấy rõ ràng, đồng hồ chăm sóc sức khỏe thông
minh hiện nay đã quá phổ biến trên thị trường, là sản phẩm bán chạy của các “ông
lớn” như Apple, Garmin. Vì thế, nhóm sẽ đề xuất thiết bị Dây chuyền tích hợp công
nghệ chăm sóc sức khỏe thông minh. Từ các mô tả của đáp viên, nhóm đề xuất về
hướng phát triển thiết bị này như sau:
* THIẾT KẾ:
PHẦN MẶT DÂY CHUYỀN
Thông qua dữ liệu phỏng vấn nhóm thu thập được, các đáp viên đều tỏ rõ sự
hứng thú với sự nhỏ gọn cũng như tiện lợi trên một sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
thông minh. Do đấy, nhóm đề xuất mặt dây chuyền dạng hình tròn. Dù không mới lạ
nhưng thiết kế này mang lại nhiều tiện ích như gọn gàng, dễ chịu khi mang trên người,

23
không vuông vức, cồng kềnh như thiết kế hình vuông hoặc hình chữ nhật vả lại còn
hợp thời trang.
Phần mặt đồng hồ là phần chính của thiết bị, thực hiện các chức năng của thiết
bị này. Phần vỏ bằng kim loại titan, sẽ được thiết kế có 5 màu sắc là: xanh lá, xanh
biển, trắng, đen, xám cho khách hàng có nhiều lựa chọn, phù hợp với cá tính của
mình. Phần Mặt kính được làm bằng kính khoáng (mineral crystal). Bên cạnh đó, phần
mặt được trang trí với các hạt đá nhỏ tạo điểm nhấn và độ tinh xảo cho sản phẩm
khiến cho sản phẩm không chỉ là một thiết bị công nghệ mà còn là một món phụ kiện
nhỏ gọn, hợp thời trang để diện hàng ngày cũng như tham dự những bữa tiệc,...
PHẦN DÂY
Dây có thể được làm từ bạch kim, vàng hoặc bạc sang trọng, với ưu điểm là độ bền
cao, thân thiện với làn da, giá trị thẩm mỹ cao. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho
phần dây tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của bản thân. Hoặc khách hàng cũng có thể
chỉ mua phần mặt của thiết bị và gắn dây chuyền của mình vào để sử dụng, điều này
họ tiết kiệm được một khoản phí phát sinh mà họ cho là không cần thiết.
MÀU SẮC
Đây là một yếu tố mà đáp viên rất quan tâm, quyết định họ có chọn mua thiết bị này
hay không. Qua phỏng vấn, các đáp viên đã cho các ý kiến về màu sắc nên có của thiết
bị là:
+ Xanh lá: tươi mới, đầy sức sống, tạo cảm hứng, sự khỏe mạnh.
+ Xanh biển: cảm giác nhẹ nhàng, bình yên, hài hòa.
+ Trắng: tạo sự tinh khiết, đơn giản, tao nhã.
+ Đen/xám: thanh lịch với phái nữ, lịch lãm với phái nam, ngoài ra hai màu kể
trên còn rất thời trang, dễ phối với bất kì màu sắc, chất liệu quần áo nào.
Bên cạnh đó, màu giao diện mặc định trên màn hình mặt thiết bị sẽ là màu trùng
với màu dây đeo mà khách hàng chọn. Ngoài ra họ cũng có thể thay đổi màu của giao
diện ở phần cài đặt của sản phẩm.
GIAO DIỆN
- Về phần nhìn: Màu sắc dịu mắt, font chữ đơn giản, kích cỡ chữ vừa phải, dễ đọc.
- Đối với phần thao tác: Các tính năng được biểu thị rõ ràng, gọn gàng, dễ nắm bắt,
thao tác, cảm ứng có độ nhạy phù hợp.

24
* VỀ TÍNH NĂNG:
Bên cạnh các tính năng cơ bản mà các loại thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe
thông minh thường có như khả năng đo đạc một số chỉ số về cơ thể, sức khỏe mà đáp
viên đã đề cập, đáp viên cũng đề xuất các chức năng mới và đột phá khác mà họ quan
tâm, mong muốn ở một thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe thông minh nên có đó là:
- Khả năng cảnh báo bất thường: sau khi đo đạc, thu thập các thông tin về cơ thể
hiện tại như thế nào, nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, huyết áp,
hơi thở,... thì thiết bị hiện thông báo cho người dùng.
- Khả năng theo dõi cơ thể, sức khỏe: có một số chức năng theo đáp viên đề xuất
như:
+ Theo dõi lượng đường, huyết áp
+ Theo dõi chất lượng giấc ngủ
+ Theo dõi chế độ ăn uống
- Khả năng phân tích, chỉnh sửa tư thế tập: Dành cho những người tập gym hay
yoga hay các môn thể thao. Việc tập luyện với tư thế đúng là một việc rất quan
trọng. Chức năng này được tích hợp vào thiết bị như một “huấn luyện viên ảo”
giúp người dùng điều chỉnh tư thế tập luyện chuẩn chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu và
tránh các chấn thương do tập sai tư thế.
- Đề xuất các chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp: Cùng với chế độ theo dõi cơ thể,
sức khỏe liên tục làm thông tin nền kết hợp với các kết quả khám sức khỏe và chế
độ tập luyện do người dùng nhập vào thiết bị. Hệ thống sẽ phân tích và triển khai
cho người dùng các chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp với các thông tin do người
dùng cung cấp theo yêu cầu cần phân tích cùng thông tin đo đạc được từ cơ thể,
sức khỏe hiện nay của họ. Giúp họ có một lối ăn uống và tập luyện khoa học, phù
hợp với thể trạng hiện tại của bản thân
- Kết nối dữ liệu sức khỏe của người dùng với cơ sở y tế: các dữ liệu được thu thập
qua thiết bị trong quá trình sử dụng của người dùng kết hợp với việc thăm khám
trực tiếp của bác sĩ tại cơ sở y tế sẽ được lưu lại trên hệ thống thông tin, từ đó
người dùng có thể kết nối với bác sĩ từ xa, được bác sĩ theo dõi từ xa. Thông tin
sức khỏe từ việc thăm khám định kỳ kết hợp với thông tin sức khỏe được thiết bị

25
thu thập hàng ngày sẽ giúp nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh
chuẩn xác hơn.

VI. KẾT LUẬN:

Từ các kết quả đã được phân tích kỹ lưỡng thông qua hoạt động nghiên cứu mà
nhóm đã trình bày ở phần 5, nhóm đưa ra một số kết luận như sau:

- Các đáp viên đều có những hiểu biết nhất định về việc chăm sóc sức khỏe.

Đối với các đáp viên cho câu trả lời mình có một lối sống lành mạnh, họ cho
rằng thể dục, thể thao là một trong các hình thức chăm sóc sức khỏe phổ biến và họ
cũng đang luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của mình, phòng tránh các
bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì, hô hấp,... Ngoài ra, còn là để cải thiện vóc dáng
và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó còn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa
học cũng là câu trả lời của các đáp viên này. Nhưng, có một điểm khá mâu thuẫn đó là
mặc dù cho rằng mình có lối sống lành mạnh, vẫn có đáp viên không có thói quen
thăm khám sức khỏe định kỳ, nguyên nhân cho việc này là do một phần họ tự cảm
thấy rằng mình đã có một chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học và chưa gặp các vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng.

- Chủ quan về sức khỏe bản thân là nguyên nhân cho câu trả lời có lối sống kém
lành mạnh của các đáp viên.

Họ nêu ra các thói quen rất thường thấy như: thường xuyên thức khuya, có sử
dụng các chất kích thích, ăn uống kém khoa học. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân
cho việc không thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ của họ. Việc chủ quan về
sức khỏe của họ được giải thích là do bận rộn. Việc học cũng như kiếm tiền dường
như trở thành mối quan tâm hàng đầu của sinh viên, bên cạnh đó cũng có thể biện
minh cho việc thiếu ý thức về sức khỏe bản thân này là do họ ít chịu các hậu quả về
sức khỏe ở tuổi này, vì đây là độ tuổi mà sức khỏe sung mãn nhất, sức chịu đựng cao.
Nhưng, việc đàn áp cơ thể như vậy sẽ để lại hậu quả rất lớn sau này. Các đáp viên này
đều nói rằng họ vẫn đi khám sức khỏe nhưng là khi sức khỏe có vấn đề chứ không
phải là hoạt động định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra, đối với đáp viên, khám sức khỏe

26
định kỳ là một dịch vụ khá là tốn kém, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc
không có thói quen khám sức khỏe định kỳ của đáp viên.

- Sinh viên có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận các kỹ thuật công nghệ tiên tiến,
hiện đại được áp dụng vào đời sống hằng ngày đặc biệt trong lĩnh vực học tập, y
tế, giải trí,.... nhưng chưa thực sự ứng dụng nhiều trong đời sống thực tiễn.

Do chưa thực sự đủ quan tâm đến vấn đề này; cùng là do các phương thức
chăm sóc truyền thống vẫn được nhiều sinh viên tin tưởng hơn; và lý do quan trọng rất
dễ thấy là chi phí tốn kém hơn nên sinh viên sẽ ngại chi trả. Nhưng dễ dàng thấy rõ
rằng, công nghệ đã và đang có ảnh hưởng rất đáng kể và có khả năng lớn trong việc
trợ giúp quy trình chăm sóc sức khỏe và lối sống của sinh viên trong thời đại số hiện
nay.

- Có thể thấy, những mong muốn khi sử dụng các sản phẩm thông minh chăm sóc
sức khỏe của sinh viên là công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thu
thập và phân tích dữ liệu sức khỏe cá nhân, từ đó có thể đưa ra các phương pháp
chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh phù hợp với từng người cùng với đó là tính
năng trợ giúp trong việc luyện tập thể lực, thể thao cũng như xây dựng lối sống
lành mạnh. Bên cạnh đó, các thiết bị này được thiết kế như thế nào cũng là điều
mà các đáp viên quan tâm, quyết định xem họ có mua thiết bị không. Qua phỏng
vấn, nhóm đã đề xuất chi tiết về thiết kế của thiết bị thông minh này ở phần 6.2,
dưới đây là tóm lược được các yếu tố nổi bật trên một sản phẩm chăm sóc sức
khoẻ thông minh mà đáp viên quan tâm như:
+ Màu sắc trung tính, hài hòa như: màu xanh lá, xanh biển và thanh lịch, sang
trọng như: trắng, đen, xám.
+ Được thiết kế nhỏ gọn dưới dạng dây chuyền đeo, với khả năng thao tác trên
phần mặt của dây khi sử dụng thiết bị thông minh này.
+ Tích hợp thêm một số các tính năng mà chưa từng có ở các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe thông minh trước đó mà họ từng sử dụng.

27
+ Ngoài ra, các doanh nghiệp đã và đang mong muốn gia nhập vào thị trường các
sản phẩm chăm sóc sức khoẻ thông minh nên thiết kế bao bì mang đậm nét
đặc trưng của Việt Nam.
- Thông qua cuộc phỏng vấn, các đáp viên đều có luyện tập cho mình một bộ môn
thể thao như: yoga, bơi lộ, cầu lông,.... Thế nên việc sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
thông minh có khả năng hỗ trợ họ luyện tập những bộ môn trên là một điểm cộng
rất lớn so với những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ khác.
- Một chức năng khác cũng được mong muốn từ các ứng dụng công nghệ và các
trang web bệnh viện, các cơ sở y tế đó là giúp kết nối bệnh nhân với bác sĩ từ xa,
hỗ trợ cho bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị từ xa, giảm thiểu chi phí và thời
gian đi lại. Ngoài ra, đối với một số đáp viên có luyện tập các môn thể dục với các
động tác đặc thù như gym hay yoga cũng đề xuất về chức năng có thể chỉnh sửa tư
thế, động tác của họ khi tập các môn thể dục này để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá
trình luyện tập và giảm khả năng xảy ra chấn thương do thực hiện sai tư thế.
- Bên cạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, AI - trí tuệ nhân tạo và các
giải pháp công nghệ tiên tiến đã và đang góp phần thay đổi, cải tiến cách thức
chăm sóc sức khỏe của mọi người và hoạt động của ngành y tế hiện nay. Có thể
thấy rõ rằng các thiết bị này hỗ trợ trong việc chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ các bác
sĩ trong khám và chữa bệnh, góp phần trong phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe để
kịp thời can thiệp xử lý, điều trị; phát triển các loại thuốc mới,...

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1. Đối với công tác phỏng vấn:


- Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thu thập dữ liệu: Nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề
phỏng vấn để có sự hiểu biết đầy đủ về những nội dung cốt lõi của vấn đề và trọng
tâm của bài nghiên cứu. Từ đó có thể xác định rõ mục tiêu và đối tượng phỏng
vấn. Tiếp đến là lập dàn ý câu hỏi chi tiết, đầy đủ, cụ thể, trọng tâm bao gồm các
câu hỏi mở, câu hỏi đóng, và câu hỏi theo tình huống. Sự chuẩn bị tốt giúp thu
thập được dữ liệu hợp lý, đầy đủ; tránh mất thời gian cho những câu hỏi lan man

28
không đúng trọng tâm; và thuận lợi cho người phỏng vấn ứng biến mỗi khi câu trả
lời của đáp viên có thể gợi ra các thông tin mới, hữu ích hoặc đi lệch với nội dung
cần thu thập.
- Sắp xếp thứ tự câu hỏi chặt chẽ, hợp lý: Bắt đầu với những câu hỏi đơn giản để
tạo sự thoải mái, thích thú cho người được phỏng vấn. Sau đó dần dần chuyển
sang những câu hỏi phức tạp hơn.
- Biết cách khơi gợi, dẫn dắt người được phỏng vấn: Sử dụng các kỹ thuật phỏng
vấn hiệu quả để kích thích người được phỏng vấn chia sẻ thông tin chi tiết và sâu
sắc. Có thể sử dụng kỹ thuật như hỏi mở hoặc sử dụng câu hỏi phụ để khai thác
sâu hơn vào câu trả lời của đáp viên. Từ đó có thể khám phá được “hộp đen ý
thức” của người tiêu dùng/đáp viên.
- Công tác phỏng vấn chuyên nghiệp: Thông qua việc tạo một không gian thoải
mái, gần gũi và ấm áp cho người được phỏng vấn tự nhiên chia sẻ; đồng thời duy
trì sự chuyên nghiệp trong việc dẫn dắt và duy trì cuộc trò chuyện qua việc sử
dụng ngôn ngữ phù hợp, lịch sự và tôn trọng người nghe.
- Rà soát câu hỏi để thu thập nhiều dữ liệu hơn: Qua việc chuẩn bị hiểu biết đầy
đủ về nội dung cần nghiên cứu, viêc đặt câu hỏi sẽ chuẩn sát, bao quát nhiều khía
cạnh khác nhau để thu thập thông tin đầy đủ, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời, cũng cần phải cân nhắc thời lượng của cuộc phỏng vấn để đảm bảo
rằng thông tin thu thập đủ và không gây cảm giác khó chịu, không thoải mái cho
người được phỏng vấn.

29
- Tinh thần làm việc nhóm đoàn kết: Hợp tác hiệu quả với các thành viên trong
nhóm để thu thập dữ liệu hiệu quả. Trong mọi hoạt động thu thập dữ liệu, tinh
thần làm việc nhóm và tính đoàn kết là rất quan trọng. Đảm bảo rằng mọi thành
viên trong nhóm hiểu rõ vai trò của mình và mục tiêu chung của cuộc nghiên cứu,
từ đó làm việc cùng nhau để thu thập dữ liệu hiệu quả và đạt được kết quả tốt.
- Đặt câu hỏi đúng trọng tâm: Chuẩn bị đầy đủ hiểu biết về nội dung cần nghiên
cứu, qua đó việc tạo lập bảng câu hỏi sẽ đảm bảo các câu hỏi liên quan trực tiếp
đến mục tiêu phỏng vấn. Từ đó tránh được việc không tập trung vào mục tiêu
chính của nghiên cứu hoặc thu thập dữ liệu thừa có thể làm cho câu hỏi không
chính xác hoặc không phù hợp.

2. Đối với công tác phân tích và xử lý dữ liệu:


- Chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần phân tích: Chuẩn bị đầy đủ những kiến thức
cần thiết, xác thực về chủ đề đang nghiên cứu để có cái nhìn khách quan, trọng
tâm vào dữ liệu thu thập được. Việc này còn góp phần cho công tác xử lý và sắp
xếp dữ liệu được nhanh chóng, rõ ràng; hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận hợp lý.
- Tập trung vào ý chính: Câu trả lời của đáp viên có thể bao gồm nhiều ý lặt vặt,
không quá quan trọng nên cần tập trung vào ý chính để tránh mất thời gian.
- Phân tích kỹ lưỡng để tìm ra các thông tin mới, hữu ích cho bài nghiên cứu:
Bên cạnh việc tập trung vào ý chính, cũng cần chú ý, trong các ý nhỏ có tính khác
biệt, đột phá của đáp viên vì có khả năng đem lại ý tưởng mới, khía cạnh mới có
tiềm năng cho việc nghiên cứu chủ đề.
- Trình bày dữ liệu rõ ràng: Trong việc sắp xếp cần trình bày dữ liệu rõ ràng,
phân chia khoa học để thuận tiện cho việc phân tích và tránh mất thời gian để đưa
ra kết luận.

3. Đối với công tác lập báo cáo:

- Trình bày rõ ràng các nội dung thuộc yêu cầu của báo cáo thông qua các dữ liệu
đã được phân tích, xử lý.

30
- Căn chỉnh gọn gàng, chuẩn yêu cầu về hình thức trình bày (font, cỡ chữ, dãn
dòng,...).
- Đặt tên các đề mục phù hợp, bám sát với chủ đề, mục tiêu, nội dung của bài báo
cáo.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tegan George. (2023). What is a Focus Group | Step-by-Step Guide & Examples.
Truy cập 05/03/2024, từ https://www.scribbr.com/methodology/focus-group/
Workbook E. WORKBOOK E: CONDUCTING IN-DEPTH INTERVIEWS. Truy cập
10/04/2024 ,từ https://wallacefoundation.org/sites/default/files/2023-09/Workbook-E-
Indepth-Interviews.pdf
Mohit Rana. (2023). The Evolving Lifestyle of Gen Z in Today’s Modern World and
Their Future Technology Uses. Truy cập 12/04/2024, từ
https://www.linkedin.com/pulse/evolving-lifestyle-gen-z-todays-modern-world-future-
technology-rana-
Optimove. (2022). What is Customer Insights? [Definition, Types, and Examples].
Truy cập 12/04/2024, từ
https://www.optimove.com/resources/learning-center/customer-insight
Glints. (2023). Insight Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Audience Insight Trong Chiến
Lược Marketing. Truy cập 20/04/2024 , từ https://glints.com/vn/blog/insight-la-gi/
Naresh Kasoju & et al. (2023). Digital health: trends, opportunities and challenges in
medical devices, pharma and bio-technology. Truy cập 25/04/2024, từ
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10089382/
Lê Thị Huệ Linh. Slide môn học Hành Vi Khách Hàng. Từ
https://lms.ou.edu.vn/232/course/view.php?id=659
Lê Phúc Loan & Nguyễn Thị Bích Trâm. Giáo trình Hành Vi Khách Hàng (Tái bản lần
thứ 1 có chỉnh sửa). Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

31
VIII. PHỤ LỤC (KỊCH BẢN, MINH CHỨNG NGHIÊN CỨU):

Các giai đoạn của buổi phỏng vấn bao gồm:


- Khởi đầu làm quen, tạo một không khí thoải mái và thân thiện để đáp viên cảm
thấy tự tin và sẵn lòng chia sẻ thông tin.
- Đặt những câu hỏi đào sâu vào những yếu tố công nghệ mà đáp viên cho là ảnh
hưởng đến xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện nay của sinh viên.
- Kết thúc buổi phỏng vấn, tổng kết nội dung và gửi lời cảm ơn đến đáp viên.
NỘI DUNG GHI CHÚ
- Bắt đầu buổi phỏng vấn, phỏng vấn viên gửi lời
Bảng câu hỏi định
chào, giới thiệu sơ lược về nhóm cũng như là đề tài
tính mà nhóm đã
nghiên cứu.
chuẩn bị sẵn
- Lưu ý với đáp viên rằng buổi phỏng vấn sẽ được
ghi âm và ghi hình để phục vụ cho mục đích của bài
nghiên cứu. Cam đoan mọi thông tin sẽ được bảo
mật an toàn nhằm thuyết phục đáp viên chấp nhận
việc ghi âm và ghi hình cũng như khuyến khích đáp
viên thoải mái đưa ra câu trả lời, tự tin thể hiện quan
điểm của bản thân khi được đặt câu hỏi.
- Mời đáp viên giới thiệu sơ bộ về bản thân (tên,
tuổi, sinh viên năm mấy, …)

- Gợi ý câu thoại mở đầu:

Xin chào anh/chị/bạn …, chúng mình hiện là sinh


viên năm 2 ngành Marketing trường Đại học Mở
TP. HCM. Hiện tại chúng mình đang thực hiện
phỏng vấn để tìm kiếm data cho bài nghiên cứu với
chủ đề “Công nghệ có tác động như thế nào đến
xu hướng chăm sóc sức khỏe của sinh viên”.
Chúng mình sẽ rất vui nếu anh/chị/bạn đồng ý nhận
lời phỏng vấn. Để đảm bảo tính đúng đắn, khách
quan, và xác thực thì chúng mình xin phép được ghi
âm và ghi hình toàn bộ quá trình phỏng vấn nhằm
làm minh chứng phục vụ cho việc viết báo cáo
nghiên cứu, mong anh/chị/bạn sẽ chấp thuận điều
này. Trong quá trình trả lời câu hỏi, chúng mình
mong rằng anh/chị/bạn có thể tự tin thoải mái bày tỏ
quan điểm vì chúng mình tin rằng những ý kiến,
nhận định mà anh/chị/bạn cung cấp đều sẽ đóng vai
trò quan trọng cho nghiên cứu của chúng chúng
mình.

32
Sử dụng những câu hỏi về mức độ quan tâm đến
sức khỏe của bản thân để mở đầu:
1. Bạn có thường xuyên đi khám sức khỏe không?
Trường hợp đáp viên trả lời “Có”
 Bạn nghĩ việc đi khám sức khỏe định kỳ thường
xuyên sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn?
 Bên cạnh việc khám sức khỏe thường xuyên thì
bạn nghĩ một sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông
minh có thể giúp ích cho bạn trong việc theo dõi
sức khoẻ của mình thường xuyên hơn không?
Trường hợp ứng viên trả lời “Không”
 Lý do nào khiến bạn không thường xuyên đi
khám?
 Liệu bạn có đang quan tâm đến một sản phẩm
chăm sóc sức khỏe thông minh có thể đem đến
nhiều tiện lợi cho bạn so với việc khám sức khỏe
định kỳ hay không?
2. Bạn có đang cho mình 1 lối sống lành
mạnh không?
3. Một năm bạn chi trả bao nhiêu cho việc chăm
sóc sức khỏe của mình?
4. Bạn có phải là người ưa thích thể thao không?
Trường hợp đáp viên trả lời “Có”
 Bạn có thể kể tên những môn thể thao bạn thích
không?
 Bạn đã từng chơi môn nào trong những môn đó
chưa?
 Môn thể thao đó mang lại lợi ích ra sao cho bạn?
Trường hợp đáp viên trả lời “Không”
 Vậy liệu trong tương lai bạn có muốn chọn cho
mình một bộ môn thể thao để cải thiện sức khỏe
của mình không? Đó là bộ môn nào?
 Lợi ích của thể thao mang đến cho sức khỏe là
rất lớn. Bạn có nghĩ nếu như bạn không chơi thể
thao thì bạn vẫn có sức khỏe tốt không? Nếu thể
thao không phải là lựa chọn nâng cao sức khỏe
của bạn thì bạn sẽ chọn giải pháp nào để nâng
cao chúng?
5. Bạn có thể kể tên một số phương pháp chăm sóc
sức khỏe truyền thống mà bạn biết hay không?
 Đó là những phương pháp nào?
 Những phương pháp đó mang lại lợi ích ra sao?
 Theo bạn giữa phương pháp chăm sóc chăm sóc
sức khỏe truyền thống và chăm sóc sức khỏe
thông minh thì cái nào mang lại tiện ích cho con
người nhiều hơn?

33
Tìm hiểu sâu vào insight của đáp viên qua các
câu hỏi mở, câu hỏi follow-up:
6. Một năm bạn chi bao nhiêu cho các hoạt động
chăm sóc sức khỏe? Bạn có đang sở hữu cho
mình một thiết bị chăm sóc sức khỏe thông
minh hay không?
Trường hợp đáp viên trả lời “Có”
 Thiết bị đó là gì?
 Mức giá bạn mua sản phẩm là bao nhiêu?
 Các tính năng có trên sản phẩm? Tính năng nào
bạn cho là cần thiết nhưng hiện chưa có trên sản
phẩm đó của bạn?
 Liệu sẽ có một sản phẩm giống với thiết bị hiện
tại bạn đang dùng nhưng các chức năng được cải
tiến hiện đại hơn đi cùng với mức giá cực kì hợp
lý, thì bạn có sẵn lòng mua không? Theo bạn
mức giá bao nhiêu là hợp lý?
Trường hợp đáp viên trả lời “Không”
 Vậy hiện tại bạn có đang mong muốn sở hữu cho
mình thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh nào
không? Bạn mong muốn những tính năng gì trên
thiết bị đó?
 Liệu giờ có một sản phẩm phù hợp với tiêu chí
của bạn thì bạn có sẵn lòng mua nó hay không?
Bạn cho rằng mức giá bao nhiêu là hợp lý?
7. Bạn quan tâm điều gì ở một thiết bị chăm sóc sức
khỏe thông minh? (Bao bì, màu sắc, kích cỡ, hình
dáng, giá cả, tính năng…) như thế nào? Bạn có
thể kể một brand khiến bạn thu hút từ cái nhìn đầu
tiên hay không?
Trường hợp đáp viên trả lời “Có”
 Điều gì khiến bạn ấn tượng ở brand đó? Nó có ý
nghĩa gì đối với bạn hay không?
Trường hợp đáp viên trả lời “Không”: Dẫn đến câu
tiếp theo
8. Đối với một thiết bị chăm sóc sức khỏe thông
minh, bạn mong muốn thiết bị đó có thể luôn
mang trên người (đồng hồ, dây chuyền, đai…) hay
là một thiết bị tách rời. Tại sao bạn lại có suy nghĩ
như vậy?
9. Bạn có nghĩ rằng AI đã và đang thay thế con
người trong việc chăm sóc sức khỏe hay không?
Cho ví dụ.
Bạn nghĩ điều gì là bước nhảy vọt trong công cuộc
chăm sóc sức khỏe thông minh (phát minh ra

34
robot có cảm xúc giúp con người đỡ cô đơn khi
một mình; thay thế con người điều trị tâm lí vì
chúng có cảm xúc chân thực như con người…)?

Minh chứng phỏng vấn:


https://drive.google.com/drive/folders/
1nrM8emxOE2OJYPjiwpgZBXnMfjvQQbgD?usp=drive_link

35

You might also like