Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH TOÀN CẦU

Đề tài:

VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA TẬP ĐOÀN

TAKATA NHẬT BẢN SẢN XUẤT TÚI KHÍ BỊ LỖI

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trương Thanh Tú


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
1. Nguyễn Thị Anh Thi 71606253
2. Hồ Thiện Ý 71606337
3. Lê Thị Thùy Dương 71606071
4. Nguyễn Vũ Hiền Vy 71606333
5. Trần Quốc Cường 71506175

TP HCM, NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 2018


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Nhiệm vụ được phân


STT Họ và tên Ghi chú Đánh giá
công
1. Trần Quốc Cường + Tổng hợp, chỉnh sửa Nhóm trưởng 90%
tiểu luận
+ Giới thiệu công ty
Takata
+ Hỗ trợ đóng góp ý
kiến
+ Tìm nguồn và link
tham khảo
2. Nguyễn Thị Anh Thi + Tổng hợp, chỉnh sửa Thành viên 90%
tiểu luận
+ Làm Power Point
+ Các đối tượng liên
quan và ảnh hưởng
3 Nguyễn Vũ Hiền Vy + Nhận định vấn đề Thành viên 90%
+ Biện pháp khắc phục
của Takata
4 Hồ Thiện Ý + Đề xuất biện pháp của Thành viên 90%
nhóm
+ Kết luận
5 Lê Thị Thùy Dương + Các nguyên tắc đạo Thành viên 90%
đức mà doanh nghiệp
đã vi phạm

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN TAKATA CORPORATION.............7
1.1 Giới thiệu chung và lịch sử-phát triển................................................................7
1.2 Sứ mệnh của doanh nghiệp.................................................................................8
1.3 Tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp:...............................................................8
CHƯƠNG 2: HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC..........................................................9
2.1 Nhận diện vấn đề..................................................................................................9
2.1.1 Tóm tắt vụ việc..............................................................................................9
2.1.3 Kết quả của hành vi vi phạm của tập đoàn Takata.................................10
2.2. Các đối tượng liên quan và ảnh hưởng của hành vi vi phạm đạo đức đến
các đối tượng liên quan............................................................................................10
2.2.1 Người tiêu dùng...........................................................................................10
2.2.2 Cổ đông........................................................................................................11
2.2.3 Các công ty đối tác.....................................................................................11
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh....................................................................................12
2.2.5 Các cơ quan ban ngành.............................................................................12
2.2.6 Các nhà quản lí, điều hành và nhân viên công ty....................................13
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC MÀ DOANH
NGHIỆP VI PHẠM.....................................................................................................14
3.1 Tính trung thực..................................................................................................14
3.2 Tôn trọng con người...........................................................................................14
3.3 Gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội..............................................16
3.4 Trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội.............................................................16
3.4.1 Khía cạnh an toàn con người.....................................................................16

4
3.4.2 Khía cạnh đạo đức......................................................................................16
3.4.3 Khía cạnh pháp luật....................................................................................17
3.4.4 Khía cạnh kinh tế xã hội.............................................................................17
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.................................................................18
4.1 Biện pháp khắc phục của tập đoàn Takata.....................................................18
4.2 Biện pháp đề xuất của nhóm.............................................................................18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...........................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................21

5
LỜI MỞ ĐẦU
Để trở thành một người tốt, chúng ta học cách làm người. Muốn công ty
phát triển phồn thịnh, lâu dài trong môi trường toàn cầu hóa thì kinh doanh phải
có đạo đức. Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tin
tưởng cho khách hàng, đối tác, xã hội; Lợi nhuận, sự thành công và vị trí vững
chắc của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, khi đối mặt với lợi ích trước mắt
nhiều doanh nghiệp đã quên đi trách nhiệm của mình đối với khách hàng, xã hội
và không nhìn nhận đúng vai trò đạo đức trong kinh doanh. Đó là lý do tại sao cứ
4 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì có 3 doanh nghiệp đóng cửa, phá sản. Vì
vậy, nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đạo đức của doanh nghiệp, nhóm 2 – Đạo
đức trong môi trường toàn cầu quyết định chọn hành vi vi phạm đạo đức: “Sản
xuất túi khí bị lỗi của công ty Takata” - Công ty sản xuất hệ thống an toàn ô tô
hàng đầu thế giới để phân tích và làm rõ hơn tầm quan trọng của vai trò đạo đức
trong kinh doanh.

Trong giới hạn bài tiểu luận, nhóm sẽ tập trung vào phân tích hành vi vi
phạm đạo đức của công ty Takata, ảnh hưởng của hành vi vi phạm đạo đức đến
các bên liên quan và các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức mà công ty vi phạm. Từ
đó, đưa ra những biện pháp khắc phục cho công ty Takata nói riêng và những lời
khuyên cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.

Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều
thiếu sót. Nhóm mong nhận được lời góp ý từ giảng viên hướng dẫn và các bạn
để đề tài hoàn thiện.

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN TAKATA CORPORATION

1.1 Giới thiệu chung và lịch sử-phát triển


Tập đoàn Takata (Takata Kabushiki Gaisha) được biết đến là một trong những
công ty sản xuất hệ thống an toàn ô tô hàng đầu thế giới. Bao gồm: Dây an toàn, hệ
thống túi khí, bánh lái, ghế trẻ em, các thiết bị điện tử như cảm biến vệ tinh và thiết bị
điều khiển điện tử. Trụ sở chính, cơ sở sản xuất được đặt tại Đức và nhiều cơ sở khác
đã có mặt trên 4 châu lục.

Takata được thành lập vào năm năm 1933 tại tỉnh Shiga, Nhật Bản. Ban đầu,
Takada thành lập và chỉ tập trung sản xuất dây truyền lực, và các loại vải khác. Vào
đầu những năm 1950, công ty bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sản xuất hệ thống an toàn ô
tô. Năm 1960, sản phẩm dây an toàn đầu tiên của công ty được đưa ra thị trường tiêu
thụ.

Những năm 1980 - 1990, công ty đã nghiên cứu các loại thị trường quốc tế và
quyết định mở rộng chiến lược bán hàng của mình sang các nước có tiềm năng phát
triển ngành ô tô các nước như Hàn Quốc, Hoa Kỳ,… Đồng thời, Takata cũng đã mua
lại hàng loạt các công ty của đối thủ như Petri AG, LDW và bắt đầu sản xuất tay lái,
các bộ phận bằng nhựa không chỉ dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô.

Qua nhiều năm hoạt động, nghiên cứu về hệ thống an toàn và những sản phẩm
công nghệ cao, Takata đã nhận được nhiều giải thưởng về sự đột phá; sáng tạo. Công ty
cũng đã xây dựng mối quan hệ vững chắc với các nhà sản xuất ô tô toàn cầu và địa
phương để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và phù hợp với nhu
cầu của người tiêu dùng cuối cùng.

Đến năm 2013, Takata rơi vào tình trạng khó khăn và đứng trước nguy cơ tuyên
bố phá sản bởi hàng loạt các trường hợp tử vong và thương tích liên quan đến các túi
khí bị lỗi do công ty sản xuất. Vào tháng 6 năm 2017, Takata đã đệ đơn xin phá sản.
Key Safety Systems đã mua lại công ty và đổi tên thành Tập đoàn TKJP kể từ ngày 21
tháng 6 năm 2018.

7
1.2 Sứ mệnh của doanh nghiệp
Một công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải xây dựng cho mình được
sứ mệnh và tầm nhìn. Điều đó rất quan trọng, bởi chính nó sẽ vạch ra được hướng
đường đi đúng đắn cho công ty. Dựa trên nền tảng là khung hình 3 chiều của Dereck
F.Abell trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Takata Corporation đã quyết định sứ
mệnh của công ty:

- Phát triển sản phẩm sáng tạo, cung cấp chất lượng cao nhất và dịch vụ để
đạt được sự hài lòng của khách hàng.
Trong kinh doanh, khách hàng và lợi ích của khách hàng luôn phải được
đặt lên hàng đầu trên lợi ích của doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng nhu cầu
khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, công ty Takata
đã luôn thay đổi, cập nhật xu hướng. Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng của mình.
- Tôn trọng các tính cách và văn hóa khác nhau, giữ cho các nhân viên có
động lực cao dưới danh nghĩa Takata để theo đuổi các mục tiêu chung.
“Muốn đi nhanh là đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Một công
ty phát triển ngoài việc có một lãnh đạo giỏi thì còn phải có một đội ngũ nhân
viên chuyên môn, cùng nhau xây dựng và thực hiện mục tiêu chung của công ty.
Vì vậy, công ty Takata cố gắng tạo động lực, điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất,
môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện,…cho các nhân viên cùng
nhau phát triển bản thân, nâng cao trình độ để tạo ra những sản phẩm an toàn ô
tô chất lượng cho khách hàng và tăng lợi nhuận cho công ty.
- Hãy là một thành viên tích cực của cộng đồng và đóng góp cho một xã hội
tốt hơn.
Hình ảnh cộng đồng của một công ty đối xã hội là một yếu tố quan trọng
trong việc phát triển của một công ty. Ngoài việc, Takata tuân theo những quy
luật cơ bản của thị trường, phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng, kiếm được
doanh thu, lợi nhuận từ những sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó. Bên
cạnh đó, công ty còn khuyến kích nhân viên tích cực tham gia và đóng góp cho
xã hội tốt hơn.

8
1.3 Tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp:
- Cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ với giá cả tốt nhất.
- Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Ưu tiên phát triển công nghệ kĩ thuật.

CHƯƠNG 2: HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC

2.1 Nhận diện vấn đề

2.1.1 Tóm tắt vụ việc

Vào năm năm 2004, Tập đoàn Takata đã phát hiện lỗi túi khí do mình sản xuất
nhưng lại yêu cầu các kỹ sư không tìm giải pháp khắc phục và xóa hết tất cả các dữ
liệu về lỗi túi khí. Sau 4 năm, Takata mới thông báo phát hiện lỗi túi khí. Đây là vụ thu
hồi xe liên quan đến vấn đề an toàn phức tạp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tháng
6/2014, Takata đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của mình khi không quản lý được
chất lượng các sản phẩm của mình. Đồng thời công ty sẽ nỗ lực phối hợp cùng các
hãng xe để ngăn chặn hậu quả.

Vào ngày 07/11/2014, Chính phủ các nước yêu cầu điều tra lỗi túi khí của Takata,
sau đó chính thức yêu cầu Takata phải phát lệnh thu hồi toàn quốc các mẫu xe có sử
dụng túi khí bị lỗi còn lại sau khi gây hậu quả 17 người thiệt mạng trên toàn thế giới.

2.1.2 Nguyên nhân của hành vi vi phạm của tập đoàn Kataka.

- Vấn đề kỹ thuật của túi khí an toàn Takata.


Theo như một kỹ sư của công ty Takata tường thuật lại rằng, Takata đã quyết
định dùng hoạt chất nitrate ammonium làm chất kích nổ mà không kèm theo một chất
hút ẩm cho cụm bơm túi khí. Sau một thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ cao và hơi ẩm,
nitrate ammonium có thể bị biến chất và dẫn tới việc túi khí bung quá lực. Ngoài ra khả
năng phát nổ túi khí có thể tăng rất cao khiến chỉ cần một cú sốc nhỏ cũng có thể làm
bung túi khí và làm văng các mảnh kim loại vào người ngồi trên xe.

9
- Vì lợi nhuận của công ty.
Do các nhà sản xuất ô tô yêu cầu các nhà cung cấp túi khí phải sản xuất ra các
mặt hàng túi khí với giá thành thấp. Vì vậy Takata đã sử dụng amoni nitrat sản xuất túi
khí để mức giá sản phẩm của họ đưa ra thấp hơn so với mặt bằng chung để cạnh tranh
với đối thủ trên thị trường và thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Theo những nhân viên cũ của Takata, vì phải đối mặt với khó khăn, công ty bị
hấp dẫn bởi loại hợp chất amoni nitrat rẻ tiền. Mark Lillie, người từng làm kỹ sư tại
Takata, nói với NYTimes vào 2014, bài toán chi phí tác động rất lớn đến quyết định
của Takata. Công ty bỏ ngoài tai những nguy hiểm. Ông Lillie đã đưa ra mối lo ngại từ
những năm 1990, nhưng chẳng ai quan tâm tới lời cảnh báo. Tiết kiệm chi phí luôn đặt
trên hàng đầu.

2.1.3 Kết quả của hành vi vi phạm của tập đoàn Takata.
Túi khí bị lỗi của tập đoàn Takata đã gây ra cái chết cho ít nhất 17 người trên
khắp thế giới, khiến hơn 180 người bị thương khi tai nạn xe hơi xảy ra. Tổng cộng 19
hãng xe khác nhau phải thu hồi xe, từ những thương hiệu "nhỏ" như Ferrari cho tới "gã
khổng lồ" Toyota. Số lượng xe thu hồi vì túi khí Takata lên tới 42 triệu chiếc. Bên
cạnh đó, công ty Takata bắt buộc phải trả 1 tỉ USD tiền phạt tại Mỹ vì lỗi phụ tùng
nguy hiểm và đã nhận lỗi đối với một cáo buộc hình sự, 125 triệu USD cho người bị
thương vì túi khí cùng 850 triệu USD cho các nhà sản xuất ô tô đã sử dụng túi khí bị
lỗi của Takata. Tuy nhiên, Takata phải đối mặt với động thái pháp lý khác tại Mỹ và
bồi thường 1 triệu yên (tương đương 9 tỉ USD).

2.2. Các đối tượng liên quan và ảnh hưởng của hành vi vi phạm đạo đức đến các
đối tượng liên quan.

2.2.1 Người tiêu dùng


- Takata từng dẫn đầu trong ngành sản xuất các sản phẩm an toàn dùng trong ô
tô. Công ty đã đặt ra mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của mình: “Mục tiêu
của chúng tôi - vì an toàn của bạn” nhưng chính hành vi vi phạm đạo đức của
Takata đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mạng sống của khách hàng, đặc biệt là
phá vỡ đi mục tiêu và sứ mệnh ban đầu công ty đã hướng đến. Đó là “Lỗi túi
khí liên quan tới ít nhất 17 người thiệt mạng trên toàn thế giới. Bộ phận bơm
của một số túi khí bật lực quá mạnh, bắn các mảnh kim loại sắc nhọn vào
10
người ngồi trong xe. Khoảng 37 triệu xe được trang bị 50 triệu túi khí Takata
bị lỗi đang được thu hồi vì các túi khí này có thể phát nổ khi được sử dụng,
gây thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.”
- Với hành vi vi phạm đạo đức như vậy, công ty Takata đã đánh mất đi niềm của
khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình.
2.2.2 Cổ đông
- Ảnh hưởng đến việc nhận lợi nhuận của các cổ đông:
Takata phải đối diện với khả năng nợ chồng chất bởi chi phí thu hồi sản
phẩm tăng cao. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 65% sau khi báo cáo rằng
việc khai phá sản của họ đã sắp xảy ra.
 Lợi nhuận của các cổ đông giảm. Nhưng với tình hình hiện tại
của công ty thì các cổ đông sẽ bị mất trắng hết số tiền họ đầu tư
vào công ty để trả nợ và đền bù thiệt hại công ty đã gây ra.
- Xung đột giữa các cổ đông.
Khi cuộc khủng hoảng thu hồi túi khí bùng phát và tập đoàn phải thực
hiện hàng loạt đợt thu hồi sản phẩm, Shigehisa – CEO Takata đã đưa ra rất
nhiều thông báo xin lỗi khách hàng trên báo chí, nhưng không xuất hiện công
khai xin lỗi trực tiếp với khách hàng. Khi tập đoàn Takata bị yêu cầu phải điều
trần trước Quốc hội Mỹ, CEO đã sai một số quản lý cấp thấp hơn đi. Mãi cho
đến 6/2015, ông mới chịu xuất hiện và xin lỗi trước công chúng. Đấy là cách
phản ứng né tránh trách nhiệm trước dư luận xã hội của CEO tập đoàn đã khiến
sự phẫn nộ của công chúng và các cổ đông.
Một vài cổ đông đã thẳng thắn chất vấn lý do tại sao gia đình Takada
chậm trễ phản ứng với cuộc khủng hoảng túi khí và nhiều đợt thu hồi sản phẩm
sau đó. Một nhà đầu tư 48 tuổi người Osaka tức giận nói: “Nếu gia đình sáng
lập phản ứng nhanh nhạy hơn, họ đã xử lý được khủng hoảng. Thật không thể
hiểu nổi cách họ quản lý tập đoàn như thế nào.”

2.2.3 Các công ty đối tác


- Ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng sản phẩm của công ty đối tác:
Với hành vi vi phạm đạo đức của Takata, đã có hơn 30 thương hiệu ô tô
bị ảnh hưởng như Acura, Honda, Ford, BMW, Fiat,...Hình ảnh, chất lượng của
xe sẽ bị khách hàng đánh giá và kéo xuống vì sử dụng túi khí của Takata sản
xuất. Từ đó, làm tổn thất về mặt chi phí và giảm lợi nhuận của các hãng xe.
Đồng thời, các hãng xe sẽ chuyển sang một nhà cung cấp túi khí và các thiết bị

11
an toàn ô tô mới, chất lượng hơn (đối thủ cạnh tranh của Takata) như Toyoda
Gosei, KSS,…để lấy lại uy tín và hình ảnh. Sau đây là thông tin về một số hãng
xe đã tuyên bố “cự tuyệt” Takata: Kelli Felker hãng xe của Mỹ cho biết công ty
sẽ ngừng việc sử dụng các túi khí Takata có chứa ammonium nitrate trên xe con,
xe tải và xe SUV đang trong quá trình phát triển; Ford là một trong những hãng
xe tuyên bố không hợp tác với Takata trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô
chấn động vì những sản phẩm thiếu an toàn. Trước đó, không ít hãng xe lớn,
bao gồm Honda, Toyota và Nissan đều “nói không” với túi khí do Takata sản
xuất.

- Gây tổn thất về mặt thời gian, tài chính:


Các công ty, tập đoàn, hãng xe hợp tác sử dụng túi khí Takata sản xuất
phải bỏ ra rất nhiều thời gian để triệu hồi hàng triệu xe trên toàn thế giới để
kiểm tra và chỉnh sửa. Tập đoàn Honda là một điển hình: “Honda đã phải thu
hồi tới 14 triệu xe trên toàn thế giới do sử dụng hệ thống dụng túi khí Takata
(Honda nắm 1,2% cổ phần và là khách hàng lớn của Takata nên bị ảnh hưởng
nhiều nhất). Mỗi đợt thu hồi sẽ kéo dài khoảng 1 năm và thời gian thực hiện
kiểm tra và thay thế phụ tùng mất khoảng 1 tiếng.”

2.2.4 Đối thủ cạnh tranh


- Dưới sự thất bại của Takata, đây là một cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh
giành lấy quyền cung cấp túi khí cho các đối tác của Takata. Honda là khách
hàng lớn nhất của tập đoàn sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ
Toyoda Gosei.
- KSS là một nhà cung cấp túi khí, với trụ sở đặt tại ngoại ô Detroit, Mỹ, nhưng
nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn điện tử Ningbo Joyson Electronics (Trung
Quốc) nhận thấy những khó khăn của Takata nên đã quyết định mua lại công ty
và trở thành một tập đoàn sản xuất túi khí ô tô lớn mạnh cả toàn cầu.

2.2.5 Các cơ quan ban ngành:


- Chính phủ các nước: Australia, Malaysia và Mỹ phát lệnh bắt buộc thu hồi
hàng triệu xe hơi tại các nước này do lỗi túi khí Takata.
- Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ của Mỹ: Tiến hành điều
tra vụ việc. Đồng thời, ra lệnh cho Takata triệu hồi các xe do lỗi túi phí và phạt
Takata 70 triệu USD về việc xử lý không tốt các đợt triệu hồi xe do lỗi bộ kích
nổ túi khí. Ngoài ra, nhà cung cấp túi khí Nhật Bản còn đối diện với án phạt
130 triệu USD nếu không tuân theo các điều khoản khác của một bản yêu cầu;
12
Trong đó có cam kết ngừng sử dụng Ammonium Nitrate nếu công ty không thể
chứng minh rằng chất này an toàn để kích nổ túi khí.
- Bộ giao thông vận tải Mỹ: Đã yêu cầu công ty Takata giao nộp thông tin liên
quan đến túi khí như điều kiện sản xuất, thông tin qua lại với các đối thủ cạnh
tranh và khách hàng, danh mục các vụ kiện và các vụ thương vong. Đồng thời,
đã phạt Công ty cung cấp phụ tùng ô tô Nhật Bản Takata Corp. 14.000USD
mỗi ngày do chậm trễ hợp tác trong cuộc điều tra của cơ quan an toàn giao
thông về túi khí bị lỗi.
- Báo chí, truyền thông: Cung cấp những thông tin chi tiết về vụ việc cho
người dân như 7 trường hợp tử vong liên quan đến lỗi túi khí, số tiền mà công
ty Takata phải bồ thường cho những người bị tử nạn hoặc cho các cơ quan nhà
nước và cơ quan quản lý công ty xử lý vụ việc này như thế nào như trên tờ báo
New York Times có đăng tin. Đồng thời, các mặt báo chí còn đưa tin truyền tải
lệnh thu hồi túi khí của chính phủ đến rộng rãi người tiêu dùng. “Tờ
tin Automotive News cho biết sau khi chuẩn bị được phụ kiện thay
thế, Honda quyết định đợt triệu hồi mới với hơn triệu xe. Đây là quyết định
mang tính bắt buộc bởi Honda không muốn xảy ra các trường hợp thương
vong dẫn tới kiện tụng tập thể. Khi xảy ra va chạm, túi khí Takata bị lỗi có thể
bắn ra vật kim loại sắc nhọn gây thương tích cho chủ xe”. Bên cạnh đó, họ
còn thay mặt người tiêu dùng lên án hành vi vi phạm của công ty Takata.
2.2.6 Các nhà quản lí, điều hành và nhân viên công ty
- Khi vụ việc xảy ra, ba cựu nhân viên của Takata bị truy tố vì tội cố tình phân
phối các sản phẩm túi khí nguy hiểm và giả mạo báo cáo.
- Ban điều hành của công ty Takata đã đứng ra xin lỗi và giải thích về vụ việc.
Tuy nhiên, cách phản ứng né tránh trách nhiệm của CEO công ty đã khiến sự
phẫn nộ của công chúng dâng cao hơn.
- Nhân viên giảm thu nhập: Khi xảy ra vụ việc, công ty phải tập trung vào những
chính sách bồi thường cho các hãng xe, người tiêu dùng và cơ quan chính phủ
vì hành vi vi phạm của mình. Chính điều này, khiến công ty phải đối mặt với
những khó khăn trong vấn đề tài chính. Từ đó, dẫn đến việc công ty rơi vào tình
trạng bế tắc, lợi nhuận công ty giảm sút gây ảnh hưởng đến tiền lương và các
quỹ phúc lợi của nhân viên đều bị cắt giảm.

13
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC MÀ DOANH
NGHIỆP VI PHẠM
Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn gắn với lợi ích kinh tế.
Doanh nghiệp luôn đặt hiệu quả kinh doanh là yếu tố hàng đầu. Nhưng trong hoạt động
kinh doanh lợi ích kinh doanh cũng chính là ranh giới giữa những chuẩn mực đạo đức
và hành vi phi đạo đức của doanh nghiệp. Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta
thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:

3.1 Tính trung thực


Trong bối cảnh mà môi trường kinh doanh phức tạp, nhiều doanh nghiệp thành
lập và hoạt động mang tính cạnh tranh cao. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững không chỉ được khách hàng đánh giá cao ở chất lượng sản phẩm, chiến
lược của công ty mà con ở uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Là doanh nghiệp
sản xuất túi khí lớn nhất Nhật Bản và gần như chiếm lĩnh thị trường công nghiệp ô tô
tại Nhật Bản. Trong vụ bê bối lớn này, theo điều tra cho thấy Takata đã bị rò rỉ thông
tin về việc cung cấp những báo cáo kết quả kiểm tra túi khí không chính xác cho các
hãng sản xuất ô tô với những dữ liệu có chọn lọc, không đầy đủ hoặc đã bị thổi phồng
làm sai lệch tiêu chuẩn kỹ thuật của chính Takata.

Trước khi vụ dính vào vụ bê bối làm nhiều người chết người do nổ túi khí, công
ty của các hãng xe sử dụng túi khí của Takata ở nước ngoài cũng đã có những cáo buộc
về việc một người thiệt mạng ở Mỹ có liên quan đến hệ thống kỹ thuật của công ty từ
hơn một năm trước. Tuy nhiên, trước vụ truy cứu trách nhiệm này từ phía đối tác nước
ngoài, các lãnh đạo cấp cao của công ty đã chối bỏ thông tin và dùng tiền để che đậy vụ
này cho đến khi số người thiệt mạng tăng lên nhiều hơn ở những lần sau đó do bị nổ túi
khí. Như vậy công ty Takata đã có hành vi không trung thực ngay từ khâu cung cấp số
liệu giả và lừa dối khách hàng về những phốt xấu của mình và tiếp tục cung cấp lượng
lớn túi khí không đạt quy chuẩn về an toàn chất lượng ra thị trường các nước trên thế
giới.

3.2 Tôn trọng con người


Hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của công ty cho thấy Takata không hề có
sự tôn trọng đối với các bên liên quan đến vụ việc, điều này được thể hiện rõ thông qua
14
cách mà công ty đối diện với dư luận và với mọi người sau vụ bên bối bị phát tán và có
sự can thiệp của luật pháp.

Sự thiếu tôn trọng của Takata thể hiện trước hết là đối với chính công ty và
các nhân viên trong công ty, họ đã đi ngược lại với tầm nhìn và sứ mệnh của mình đặt
ra khi thành lập và phát triển công ty. Đồng thời gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy
tín thương hiệu của chính công ty và tiềm năng phát triển của nhân viên, những người
đã làm việc tận tâm và đúng với trách nhiệm lương tâm của mình. Họ đang tự phá vỡ
đi phương châm và nguyên tắc kinh doanh của chính mình.

Đối với các đối tác và những người tiêu dùng các thiết bị sản phẩm do công ty
cung cấp công ty Takata thể hiện sự thiếu tôn trọng khi của mình khi cung cấp cho họ
những sản phẩm kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi tập
đoàn Takata bị yêu cầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ trước vụ túi khí Takata làm
17 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, đa phần là ở Mỹ. Đầu năm 2008, Khi
tập đoàn Takata bị yêu cầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, ông Shigehisa Takadachỉ
- chủ tịch của công ty sai một số quản lý cấp thấp hơn tham dự. Cuộc khủng hoảng thu
hồi túi khí bùng phát và tập đoàn phải thực hiện hàng loạt đợt thu hồi sản phẩm, ông đã
đưa ra rất nhiều thông báo xin lỗi khách hàng nhưng chỉ trên báo chí chứ không xuất
hiện công khai. Mãi cho 6/2015, ông mới chịu xuất hiện và xin lỗi trước công chúng.
Cách phản ứng né tránh trách nhiệm của lãnh đạo tập đoàn đã cho thấy họ không hề có
sự tôn trọng mọi người, những người đã đặt lòng tin của mình vào công ty và tin dùng
sản phẩm của Takata điều này càng khiến làn sóng phẫn nộ của công chúng dâng cao
hơn.

Sau nhiều năm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế bằng niềm tin về
công nghệ hoàn hảo, độ chính xác tuyệt đối và độ tin cậy tối ưu của người tiêu dùng,
sản phẩm “Made in Japan” sau bê bối của Takata bị lung lay nghiêm trọng. Bê bối của
Takata có thể dẫn tới hiệu ứng domino cho công việc kinh doanh của các tập đoàn khác
khi làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất tại Nhật Bản

15
3.3 Gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội
Sản phẩm túi khí của Takata được sản xuất để phục vụ cho việc sử dụng xe hơi.
Túi khí của hãng này được cung cấp rộng rãi cho thị trường xe ở rất nhiều nơi trên thế
giới như Châu Âu, Bắc Mỹ nên việc cung cấp những sản phẩm giá rẻ không đạt chuẩn
về chất lượng và nguy cơ phát nổ cao trong quá trình sử dụng xe. Tính đến thời điểm
này, công ty Honda Motor đã triệu hồi hơn 20 triệu xe hơi trên phạm vi toàn cầu để
thay thế các túi khí lỗi do Takata sản xuất. Đầu năm nay, Honda tại Ấn Độ cũng triệu
hồi tới
11.381 chiếc xe hơi để thay thế các túi khí. Sau Honda, đến lượt BMW, Ford và
Mitsubishi đồng loạt thông báo triệu hồi thêm hàng trăm ngàn cho đến hơn 1,5 triệu xe
do lỗi túi khí Takata, nâng tổng số xe bị triệu hồi trên toàn thế giới do lỗi này lên hơn
40 triệu chiếc.Vụ bê bối của nhà sản xuất phụ tùng ô tô Takata về “bóp méo” và “gian
dối” trong khâu xử lý dữ liệu, kiểm nghiệm túi khí an toàn không chỉ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khách hàng sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người quanh, gia
đình, người thân của người thiệt mạng do hành vi phi đạo đức của doanh nghiệp. Qua
đó có thể thấy tập đoàn Takata chỉ vì lợi nhuận trong kinh doanh mà không hề gắn với
lợi ích của xã hội.

3.4 Trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội

3.4.1 Khía cạnh an toàn con người


Một kỹ sư cũ của Takata tiết lộ: “Để dễ dàng tránh bị phát hiện lỗi của các túi
khí đưa ra thị trường. Công ty đã cố tình kêu công nhân đo lường xem bơm túi khí đã
kín hay chưa bằng cách chèn một lượng nhỏ khí heli vào bơm túi khí và đặt trong môi
trường chân không. Nếu có nhiều heli lọt ra khỏi bơm có nghĩa là bơm rò rỉ và cần
loại bỏ. Công nhân sẽ lấy những chiếc bơm này để kiểm tra nhiều lần, dẫn đến cạn
heli. Vì không có heli nên các bơm túi khí sẽ vượt qua bài kiểm tra. Các công nhân sau
đó cộp cho bơm lỗi nhận dạng mã vạch mới, vì thế thử nghiệm lặp lại không thể thực
hiện”. Điều đó có thể thấy rằng công ty đã biết việc sản xuất này sẽ nguy hiểm đến tính
mạng của nhiều người những vẫn cố tình thực hiện, một số công ty khác chỉ trích “Túi
khí Takata đáng lẽ là thiết bị bảo vệ hành khách thì lại biến thành vũ khí sát thương”.
Trách nhiệm về độ an toàn cho khách hàng không được công ty đặt lên hàng đầu trọng
hoạt động kinh doanh của mình.

3.4.2 Khía cạnh đạo đức


16
Công ty cố tính đưa số liệu sai lệch và đã không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn
cơ bản khi cung cấp ra thị trường lượng lớn sản phẩm với chi phí rẻ được bao bọc bên
ngoài là nhãn mác của một thương hiệu có uy tín để rồi hàng trăm người tiêu dùng sản
phẩm bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, các công ty sản xuất xe thì bị thu hồi
xe và thua lỗ. Công ty đã gian lận và lừa gạt trong kinh doanh, tỏ ra thờ ở và phủ nhận
trách nhiệm của mình, vì tiền họ sẵn sàng nhắm mắt áp dụng công nghệ không an toàn
cho thấy công ty không có đạo đức kinh doanh.

3.4.3 Khía cạnh pháp luật


Sau hàng loạt các vụ nổ túi khí khiến cho nhiều người chết và bị thương hầu hết
ở Mỹ thì tập đoàn Takata đã bị người tiêu dùng và các đối tác kiện lên bộ tư pháp Mỹ,
đồng thời chính phủ Nhật Bản cũng bắt tay vào các cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân
và khẳng đinh công ty đã vi phạm luật.

3.4.4 Khía cạnh kinh tế xã hội


Takata bước vào đợt thu hồi xa lớn nhất trên thế giới khi các sản phẩm của công
ty có mặt ở 21 quốc gia trên thế giới. Phải chịu các khoản chi phí triệu hồi xe thay túi
khí, nhà cung cấp phụ tùng Nhật sẽ phải dùng phần lớn số tiền bán công ty để đền bù
thiệt hại cho các nạn nhân bị tai nạn và cho các khách hàng. Bê bối của Takata và gian
lận của hàng loạt các công ty Mitsubishi, Suzuki bị công bố thời gian qua đã giáng
mạnh vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản, tác động tiêu cực đến nền
kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Sau nhiều năm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc
tế bằng niềm tin về công nghệ hoàn hảo, độ chính xác tuyệt đối và độ tin cậy tối ưu của
người tiêu dùng, sản phẩm “Made in Japan” sau bê bối của Takata bị lung lay nghiêm
trọng. Nền kinh tế Nhật Bản lao đao khi phải chứng kiến những vụ sáp nhập, hợp nhất
lớn trong vòng 5 năm tới. Chịu những khoảng chi phí khổng lồ để giải quyết bê bối cho
doanh nghiệp và thời gian để điều tra chất lượng của hệ thống kỹ thuật của công ty
cũng như là triệu tập cho cuộc thu hồi xe lớn nhất từ trước đến nay. Trên thị trường
giao dịch cổ phiếu của các nhà cung cấp phụ tùng xe hơi Nhật bị giảm nghiêm trọng,
nền công nghiệp ô tô Nhật Bản bước vào giai đoạn khó khăn, khủng hoảng bằng hàng
loạt các vụ bê bối kéo dài.

17
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

4.1 Biện pháp khắc phục của tập đoàn Takata.


- Tập đoàn Takata đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của mình khi không quản
lý được chất lượng các sản phẩm của mình và cho biết, hãng này đang trong nỗ
lực phối hợp cùng các hãng xe để ngăn chặn hậu quả.
- Trên website chính thức của Takata đã đăng tải bức thư xin lỗi của Chủ tịch
kiêm Giám đốc điều hành Shigehisa Takada và ông đã tuyên bố sẽ từ chức sau
khi đội ngũ quản lý mới tiếp quản công ty.
- Tập đoàn Takata đã tổ chức một cuộc họp báo tại Tokyo nhằm đưa ra lời xin lỗi
chính thức đến gia đình các nạn nhân đã tử vong, bị thương và những người bị
ảnh hưởng bởi vụ bê bối lớn nhất ngành công nghiệp xe hơi thời gian qua.
- Đầu năm 2017, tập đoàn Takata đã xin nộp phạt 1 tỷ USD cho những vấn đề về
túi khí cho các nhà chức trách Mỹ và đã đồng ý lập 2 quỹ độc lập, bao gồm 850
triệu USD để bồi thường cho các hãng xe và 125 triệu USD cho những người bị
thương do lỗi túi khí.

4.2 Biện pháp đề xuất của nhóm.

- Biết chấp nhận lỗi, sửa sai ngay từ đầu, không nên cố chấp che giấu để rồi cái
giá phải trả là quá đắt. Thể hiện tinh thần trách nhiệm vốn có và được cả thế giới
ngưỡng mộ của người Nhật.

- Tiếp tục tiến hành thu hồi sản phẩm lỗi để đảm bảo tính mạng của người sử
dụng cũng như thể hiện sự quan tâm của mình đến khách hàng. Từ từ chiếm lại
lòng tin đã đánh mất từ họ.

- Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp trong sạch và hướng về khách hàng nhiều
hơn là lợi nhuận. Quyết tâm không đặt lợi nhuận và kế hoạch sản xuất lên trên
an toàn của người dùng.

- Thay đổi phong cách quản lý, vốn quá chú trọng vào lợi nhuận mà quên đi đạo
đức của một doanh nghiệp. Thay vì trước đây chỉ dựa vào tối thiểu hóa chi phí
và công nghệ làm chỗ dựa cho niềm tin thì nay Key Safety Systems (Diện mạo
mới của Takata) nên khuyến khích thực hiện văn hóa làm việc có đạo đức và

18
minh bạch để lấy lại niềm tin nơi khách hàng.

- Áp dụng công nghệ phần mềm vào quản lý sản phẩm và cả quản lý nhân viên.
Ngoài ra lập ra ban thanh tra để có thể kiểm tra, kiểm soát sản phẩm và nhân
viên tốt hơn. Đảm bảo rằng mình luôn sản xuất ra những sản phẩm với chất
lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng đồng thời phải chắc chắn về độ an toàn
sử dụng của sản phẩm.

- Xem xét lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nếu như chúng ta muốn tìm lại chỗ
đứng của mình thì Key Safety Systems (Diện mạo mới của Takata) phải đề ra
các giá trị khẳng định vị thế và niềm tin của họ với khách hàng, bằng cách tổ
chức các cuộc tham quan nhà máy và đánh giá quy trình, công khai các kết quả
kiểm định của cơ quan kiểm định, khuyến khích xây dựng phát triển một cộng
đồng khách hàng thân thiện, thiết thực và được cung cấp đầy đủ thông tin về sản
phẩm.

- Từ đó tiến hành thực hiện đúng như giá trị cốt lõi và tầm nhìn sứ mệnh mà
doanh nghiệp sẽ hướng tới: “Luôn luôn cải tiến để cho ra đời sản phẩm tốt nhất
có thể, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tối ưu đồng thời để lại danh tiếng trong
lòng khách hàng. Với họ chúng ta phải là nhà cung cấp số 1 và độc quyền trên
thế giới”.

- Tiếng nói của nhân viên là vô cùng quan trọng, một tiếng nói “tốt” cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến uy tín của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy nên doanh nghiệp
cần xây dựng một hệ thống giá trị niềm tin cho nhân viên về chính nơi mà họ
đang làm việc và cống hiến. Đồng thời phải có chế độ quản lý, đãi ngộ phù hợp
để giữ chân người tài bởi vì chính Giám đốc điều hành của KSS đã nhận định
nhân viên của Takata là những người có năng lực tốt và trình độ tay nghề cao.
- Cải tiến và đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất hướng tới tối đa hóa chi phí
dựa trên tiến bộ tri thức công nghệ chứ không phải dựa trên nguồn nguyên liệu
rẻ tiền, gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.
- Quan trọng nhất là người đứng đầu doanh nghiệp phải có năng lực, trách nhiệm
lèo lái đứa con tinh thần của mình đi đúng hướng, thực hiện đúng mục tiêu mà
mình đã đề ra. Đồng thời cần phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn để đảm bảo
doanh nghiệp phát triển vững mạnh, lâu dài. Không nên chủ quan, nhìn vào cái
trước mắt để rồi có thể trả giá bằng cách lặp lại vết xe đổ của người đi trước.

19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Cái giá mà tập đoàn Takata phải trả cho hành vi kinh doanh vô đạo đức của
mình không những là chính thức nộp hồ sơ làm thủ tục bảo hộ phá sản ở cả Mỹ và
Nhật Bản, do không thể cầm cự thêm trong cuộc khủng hoảng lỗi túi khí lan rộng trên
phạm vi toàn cầu mà họ còn phải đối diện với bản án tinh thần từ tội lỗi mà mình gây
ra. Bởi nó liên quan tới ít nhất 17 cái chết và liên lụy đến hoạt động kinh doanh của
một số tập đoàn đối tác khác trong ngành công nghiệp 4 bánh sau đợt triệu hồi ô tô lớn
nhất lịch sử. Chỉ vì chạy theo tiếng gọi của đồng tiền, chạy theo doanh số, lợi nhuận mà
giờ đây Giám đốc điều hành Takata Shigehisa của Takata phải cay đắng bán đi đứa con
tinh thần của mình là những gì còn sót lại cho một công ty đối thủ Key Safety Systems
ở Trung Quốc, với số tiền 1,6 tỷ USD. Với thỏa thuận này Takata đã tự tay mình gióng
lên hồi chuông đánh dấu sự sụp đổ của doanh nghiệp lớn nhất trong ngành công nghiệp
chế tạo Nhật Bản từ sau chiến tranh và dẫn tới sự kết thúc của một tập đoàn có bề dày
lịch sử 84 năm.

Đó là cái giá quá đắt mà một doanh nghiệp phải trả và cũng là một bài học kinh
nghiệm dành cho các tập đoàn, công ty lớn, công ty đa quốc gia, hay thậm chí là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu về vấn đề vi phạm đạo đức trong kinh doanh và
hệ quả mà nó để lại. Thương trường là chiến trường nên một doanh nghiệp muốn thành
công về lâu dài cần phải xây dựng cho mình tầm nhìn chiến lược dài hạn, vững chắc từ
thấp lên cao, từ trong ra ngoài. Đồng thời phải cho khách hàng thấy được tầm nhìn sứ
mệnh mà chúng ta sẽ mang lại cho xã hội nói chung và bản thân họ nói riêng. Không
nên hấp tấp vội vàng vì cái lợi trước mắt mà xem thường pháp luật và kinh doanh trái
phép quên đi cái tâm hướng đến khách hàng và cộng đồng của mình. Đặc biệt, nhất
quyết không đặt lợi nhuận và kế hoạch sản xuất lên trên sự an toàn/tính mạng của
người dùng. Bởi vì chính khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được tiếp tục phát triển trên con
đường chiến lược mà mình đã vạch ra hay biến mất khỏi thị trường đều bị chi phối và
quyết định bởi cách mà họ đối xử với khách hàng của họ như thế nào? Chăm sóc, nâng
niu, quan tâm như một người bạn hay là tàn nhẫn, lạnh lùng xem khách hàng như một
cổ máy in tiền.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Việt Vũ (2017). Ham rẻ, hàng loạt hãng ô tô nhận “trái đắng” mang tên “túi khí
Takata” < https://bizlive.vn/phuong-tien/ham-re-hang-loat-hang-o-to-nhan-trai-dang-
mang-ten-tui-khi-takata-2970412.html>, xem ngày 2/9/2018
Internet Archive WaybackMachine, Takata’s History
<https://web.archive.org/web/20171201032751/http:/www.takata.com/en/about/history
.html>

Bizlive (2017). Câu chuyện phía sau vụ phá sản của tập đoàn Takata
<http://enternews.vn/cau-chuyen-phia-sau-vu-pha-san-cua-tap-doan-takata-
113165.html>
Xuân Minh (2018). Takata chính thức nộp đơn phá sản, bán tập đoàn cho Mỹ

http://www.baogiaothong.vn/takata-chinh-thuc-nop-don-pha-san-ban-cho-tap-doan-
my-d214350.html
Gaurav Sharma. Airbag Recall: Takata Corporation’s Gross Negligence

<https://www.sganalytics.com/blog/airbag-recall-takata-corporation/>

Anh Vũ (2017). Takata phá sản, hồi kết của một đế chế cung cấp phụ tùng xe hơi Nhật
<http://vi.rfi.fr/chau-a/20170626-takata-pha%CC%81-sa%CC%89n-phu%CC%A3- tu
%CC%80ng-xe-hoi-nha%CC%A3t-kt>

21
KHÔNG CÓ CÂU HỎI PHẢN BIỆN

22
23

You might also like