Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phân tích số phận của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người

con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ

“Đớn đau thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Đó không chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà
hơn thế, nó còn là một lời tổng kết vô cùng xác đáng cho cuộc đời, than phận của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Cũng bởi vì người
phụ nữ chịu nhiều bất công như thế hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen
thuộc trong văn chương trung đại. Nhà văn Nguyễn Dữ một lần nữa làm nổi bật
điều đó qua tác phẩm “Người con gái Nam Xương” khi đã khắc hoạ thành công
nhân vật Vũ Nương với những vẻ đẹp đáng quý nhưng phải chịu số phận bi
thương, quặn thắt trái tim người đọc.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16/20 truyện của tác phẩm
“Truyền kì mạn lục”. Từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, bằng bút lực sáng
tạo, tài hoa, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ thành công nhân vật Vũ Nương với vẻ đẹp và
số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đặc biệt, số phận bi thương của Vũ
Nương đã để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Vũ Nương xinh đẹp, thuỳ mị, nết na nhưng cuộc hôn nhân của nàng lại là một
cuộc hôn nhân sắp đặt, gả bán. Trương Sinh “mến vì dung hạnh nên sai người đem
trăm lạng vàng cưới về làm vợ”. Chỉ một câu giới thiệu ngắn gọn ấy thôi cũng đủ
cho người đọc cảm nhận được cuộc hôn nhân của Vũ Nương hoàn toàn là sự sắp
đặt, gả bán, không có tình yêu. Đây là cuộc hôn nhân phổ biến trong lúc xã hội là
cái “vực thẳm đời nhân loại”, là nguyên nhân gây ra bao bi kịch, trái ngang cho
con người, cho người phụ nữ. Cuộc hôn nhân ấy cũng phần nào cho ta thấy được vị
thế của Vũ Nương khi ở nhà chồng.

Là một người phụ nữ khao khát hạnh phúc gia đình nhưng lại luôn phải sống
trong nỗi cơ đơn, buồn tủi dài theo năm tháng. Trong những ngày đầu chung sống,
nàng hết lòng vun đắp, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Biết tính chồng đa nghi, đối với
vợ luôn phòng ngừa quá mức nên nàng luôn phải “giữ gìn khuôn phép” để không
xảy ra chuyện bất hoà. Những chi tiết khách quan trong lời kể của nhà văn Nguyễn
Dữ đã hé lộ cho người đọc cảm nhận được cuộc sống của Vũ Nương khi ở nhà
chồng. Nguyễn Dữ không miêu tả cụ thể, không kể lể chi tiết nhưng người cũng sẽ
hình dung được cuộc sống của nàng trong những ngày đầu chung sống ở gia đình
chồng thật buồn khổ biết bao. Còn gì cô đơn khi một người phụ nữ một mình nỗ
lực để vun vén, gìn giữ cho hạnh phúc gia đình.

Cưới chồng chưa được bao lâu thì đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh
phải đầu quân ra trận ở biên ai xa xôi, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh cô đơn
vò võ, chờ đợi ngày chồng trở về. Những ngày chồng đi xa, ngôi nhà nhỏ giờ đây
chỉ còn ba người quạnh quẽ, một mẹ già ốm đau, một người vợ trẻ và một đứa con
thơ dại nương tựa vào nhau. Càng cô đơn hơn khi mẹ già qua đời, nàng đau buồn,
thương nhớ mẹ, mỏi mòn đợi chồng trở về. Hằng đêm, để khuây khoả nỗi buồn, để
ngôi nhà bớt quạnh hiu, để con trẻ đỡ tủi hờn, nàng chỉ bóng mình trên vách, nối
với con là cha Đản. Cái bóng vô hình ấy cứ đêm đêm lại hiện diện trong căn nhà
của người mẹ trẻ. Là bóng hình của người cha nơi chiến địa xa xôi, hay cái bngs vò
võ đơn côi của người vợ trẻ đêm đêm mòn mỏi chờ chồng mà vẫn biệt vô âm tín.
Nỗi buồn ấy của Vũ Nương làm ta liên tưởng đến tâm trạng của người chinh
phụtrong “Sau phút chia ly” của Đặng Trần Côn. Trong xã hội phong kiến xưa,
không có nỗi khổ nào bằng mong ước được hạnh phúc, sum họp nhưng suốt đời lại
phải sống trong nỗi cô đơn, nhung nhớ.

Không những sống trong cô đơn, buồn ủi, trng những ngày Trương Sinh đi
lính, Vũ Nương còn phải đối mặt với biết bao vất vả, khó khăn. Bao công việc gia
đình một tay nàng lo toan, gánh váv. Nàng sinh con, nuôi con một mình, đứa trẻ
lớn lên không biết mặt cha. Nàng phải chăm sóc mẹ già ốm đau bệnh tật. Mẹ vì
thương nhớ con mà dần sinh ốm, một mình nàng vất vả chạy chữa thuốc thang, lễ
bái thần phật để cầu mong mẹ già khỏi bệnh, lựa lời ngon ngọt khuyên lơn để mẹ
vơi bớt nỗi nhớ thương con đang ở nơi chiến trận xa xôi nghìn trùng. Khi mẹ
chồng qua đời, một mình nàng lo ma chay tế lễ. Trong hoàn cảnh chiến tranh loạn
lạc, những vất vả, khó khăn ấy lại tăng thêm bội phần. Có thể nói, bao khó khăn,
cực nhọc trong những tháng ngày chồng đi xa đều đổ dồn lên vai của người vợ trẻ,
một mình Vũ Nương lo liệu chu toàn, không một lời kêu ca, oán thán.
Mặc dù hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình, một lòng thuỷ chung son sắt
nhưng Vũ Nương phải chịu nỗi oan động trời và kết cục bi thảm. Xa chồng, nàng
một lòng một dạ thớ nhớ “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng”, “ngõ liều tường
hoa chưa hề bén gót”. Thế nhưng, ngày Trương Sinh trở về cũng là ngày nàng phải
chịu nỗi oan tày trời. Trương Sinh nghe lời con trẻ nghi oan Vũ Nương thất tiết.
Chàng la mắng, nhiếc móc, bóng gió và đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Trước
nỗi oan tày trời và thái độ vô học của chàng Trương, nàng đau đớn tột cùng, khóc
lóc kêu oan trong nỗi khổ đau, tuyệt vọng. Người đọc không thể nào cầm được
nước mắt khi nghe những lời giãi bày tha thiết của Vũ Nương : “Thiếp vốn con nhà
kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì
động việc lửa binh … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”, “Thiếp sở
dĩ nương tựa vào chàng vì có thú nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây
tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió …”. Câu văn biền ngẫu cân đối,
nhịp nhàng, kết hợp với những điển tích, điển cố, những hình ảnh mang tính ước
lệ,… nhà văn Nguyễn Dữ đã cho người đọc cmar nhận được cõi lòng tan nát của
Vũ Nương khi phải cố gắng để gìn giữ hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
Những lời văn thấm đẫm nước mắt, khổ đau tuyệt vọng của một người phụ nữ đã
dành trọn thanh xuân cho gia đình để rồi phải nhận lấy một kết cục phũ phàng. Lấy
chồng, chồng là chỗ dữa ; thế nhưng giờ đây, hạnh phúc tan vỡ, phẩm tiết bị nghi
ngờ, gia đình không còn tổ ấm, cùng đường nàng đã gieo mình xuống dòng Hoàng
Giang tự vẫn. Vũ Nương lấy cái chết để bảo vệ phẩm giá, để minh oan ch mình.
Cái chết của nàng thể hiện sự bế tắc, tuyệt vọng ; đồng thời tố cáo mạnh mẽ xã hội
phong kiến không có chỗ dung thân cho người phụ nữ. Hình ảnh Trương Sinh lập
đàn tràng với lễ giải oan nghi ngút khói hương chỉ là cách an ủi, cứu rỗi linh hồn
người bạc phận đã từ dã kiếp sống khổ đau, song bi kịch vẫn là bi kịch bởi ngươi
chết không thể sống lại. Hình ảnh “Vũ Nương hiện về lấp loáng giữ dòng nói lời tạ
từ rồi biến mất” đã khẳng định mọt sự thực, nàng đã rời xa dương thế, niềm khao
khát hạnh phúc của nàng vĩnh viễn không thể nào hàn gắn được. Âm dương cách
trở, Vũ Nương không bao giờ được đoàn tụ cùng chồng con. Thú vui nghi gia nghi
thất tưởng bình dị nhưng lại quá xa vời Chia ly, đổ vỡ, mất mát là vĩnh viễn. Chi
tiết “chiếc bóng Vũ Nương hiện về loang loáng trong thoáng chốc rồi biến mất”
gợi liên tưởng đến hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi của con người. Cuộc đời của
người con gái đức hạnh như Vũ Nương kết cục cũng chỉ có đớn đau., bất hạnh. Cái
chết tức tưởi của nàng mãi làm nhức nhối trái tim người đọc. “Chuyện người con
gái Nam Xương” là câu chuyện xót xa, cảm động, đẫm nước mắt về cuộc đời đắng
cay, oan nghiệ của người phụ nữ có nhan sắc đức hạnh trong xã hội phong kiến
xưa.

Với ngòi bút kể chuện đặc sắc, với sự sáng tạo, độc đá qua những lời thoại
của nhân vật, những chi tiết có sự đan cài chặt chẽ, đặc biệt là cách đặt nhân vật
trong những hàn cảnh khác nhau, trong những mối quan hệ khác nhau, … Nguyễn
dữ đã cho chúng ta thấy được số phận khổ đau, bi thảm của Vũ Nương. Qua đó, tác
giả lên án, tố cáo hội phong kiến tàn nhẫn, bất công, không có chỗ dung thân cho
người phụ nữ. Đằng sau số phận khổ đau, oan nghiệt của người phụ nữ là niềm
thương cảm vô bờ của tác giả. Những nỗi đau đớn, xót xa quặn lòng đượ ctheer
hiện qua từng cảnh ngộ, in dấu trên những trang văn, trong lời kể, trong từng chi
tiết, … khiến cho người đọc cứ thổn thức, ám ảnh mãi không thôi. “Chuyện người
con gái Nam Xương” là một tác phẩm trĩu nặng tình yêu thương.

You might also like