Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRẮC NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN RỦI RO ĐẦU TƯ

Bạn muốn cải thiện tài chính cá nhân? Hãy bắt đầu bằng cách làm bài kiểm tra sau đây để hiểu về khả năng chấp nhận rủi ro khi
đầu tư của bản thân - một trong những vấn đề CỰC KÌ cơ bản cần xem xét trước khi thực hiện chiến lược đầu tư (bạn có thể làm
bài trắc nghiệm này một mình hoặc tham khảo ý kiến của một chuyên gia tài chính)

Chọn câu trả lời mô tả gần đúng nhất với tính cách của bạn - không có câu trả lời “đúng” hay “sai” trong
trắc nghiệm này và hãy thành thật với bản thân để đạt kết quả tốt nhất nhé :D

Khi bạn hoàn thành, hãy kiểm tra bảng điểm ở bên dưới và so sánh với kết quả của bạn.

1. Người thân nhất của bạn sẽ mô tả bạn là người chấp nhận rủi ro như thế nào?
a) Một con bạc khô máu
b) Sẵn sàng chấp nhận rủi ro sau khi nghiên cứu đầy đủ
c) Dè dặt
d) Một người né tránh rủi ro
2. Bạn đang tham gia một chương trình trò chơi truyền hình thực tế mà không phải do TC tổ chức và bạn
có thể chọn một trong các lựa chọn sau. Bạn sẽ chọn:
a) 20,000,000 VND tiền mặt
b) Cơ hội 50% để giành được 100,000,000 VND
c) Cơ hội 25% để giành được 200,000,000 VND
d) Cơ hội 5% để giành được 2,000,000,000 VND
3. Bạn vừa hoàn thành việc tiết kiệm cho một kỳ nghỉ "chỉ có một lần trong đời". Ba tuần trước chuyến đi
thì TC đuổi việc bạn (à mình quên nói là bạn đang làm việc cho tập đoàn TC). Bạn đang cay vì bị đuổi việc,
nhưng bạn chợt nhớ ra bạn còn chuyến đi. bạn sẽ:
a) Hủy bỏ kỳ nghỉ
b) Đi một kỳ nghỉ khiêm tốn hơn
c) Đi theo lịch trình, vì bạn cần thời gian để chuẩn bị tìm công việc mới
d) YOLO và kéo dài kì nghỉ, vì đây có thể là cơ hội cuối cùng để bạn đi chơi hạng “thương gia”
4. Tự nhiên TC bất ngờ tặng bạn 400,000,000 VND để đầu tư, bạn sẽ:
a) Bỏ tiền vào ngân hàng, hoặc gửi tiết kiệm
b) Đầu tư vào trái phiếu chất lượng cao an toàn hoặc quỹ đầu tư trái phiếu
c) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư cổ phiếu
5. Về mặt kinh nghiệm, bạn cảm thấy như thế nào khi đầu tư vào cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư cổ phiếu?
a) Không thoải mái chút nào
b) Hơi thoải mái
c) Rất thoải mái
6. Khi nhắc đến từ “rủi ro”, từ nào sau đây xuất hiện trong đầu bạn?
a) Mất mát
b) Không an toàn
c) Cơ hội
d) Háo hức

Khảo sát được tham khảo từ Grable, J. E., & Lytton, R. H. (1999). Financial risk tolerance revisited: The development of a risk assessment instrument. Financial
Services Review, 8, 163-181.
Nguồn danh mục đầu tư: https://topi.vn/
7. Chuyên gia TC dự đoán giá vàng, đồ trang sức, đồ sưu tầm và bất động sản (tài sản X) sẽ tăng giá; giá
trái phiếu có thể giảm, tuy nhiên, TC cho rằng trái phiếu chính phủ sẽ không dịch chuyển quá nhiều và
tương đối an toàn. Hầu hết tài sản đầu tư hiện tại của bạn là trái phiếu chính phủ lãi suất cao. Bạn sẽ:
a) Giữ trái phiếu
b) Bán trái phiếu, bỏ một nửa vào tiết kiệm ngân hàng và nửa còn lại vào tài sản X
c) Bán trái phiếu và dùng hết số tiền mua tài sản X
d) Bán trái phiếu, dồn hết tiền vào tài sản X và vay tiền để mua thêm
8. Dưới đây là 4 trường hợp tốt nhất và xấu nhất, bạn sẽ chọn:
a) Lãi 4,000,000 trong trường hợp tốt nhất; lỗ 0 VND trong trường hợp xấu nhất
b) Lãi 20,000,000 trong trường hợp tốt nhất; lỗ 5,000,000 VND trong trường hợp xấu nhất
c) Lãi 50,000,000 trong trường hợp tốt nhất; lỗ 18,000,000 VND trong trường hợp xấu nhất
d) Lãi 100,000,000 trong trường hợp tốt nhất; lỗ 50,000,000 VND trong trường hợp xấu nhất
9. Một ngày đẹp trời TC cho bạn 20,000,000 VND và TC cho bạn được lựa chọn:
a) 100% nhận thêm 10,000,000 VND
b) 50% để kiếm thêm 20,000,000 VND và 50% sẽ mất trắng
10. Sau khóa học, TC cho bạn 20,000,000 VND và TC cho bạn được lựa chọn:
a) 100% lỗ 10,000,000 VND
b) 50% mất 20,000,000 VND và 50% không mất gì
11. Một người trong gia đình để lại cho bạn 2,000,000,000 VND, trong di chúc quy định rằng bạn phải đầu
tư TẤT CẢ số tiền này vào MỘT trong các lựa chọn sau. Bạn sẽ chọn:
a) Tiết kiệm ngân hàng
b) Một quỹ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu
c) Một danh mục gồm 15 cổ phiếu tự chọn
d) Hàng hóa như vàng, bạc và dầu
12. Nếu bạn phải đầu tư 400,000,000 VND, bạn sẽ chọn danh mục đầu tư nào sau đây?
a) 60% đầu tư rủi ro thấp 30% đầu tư rủi ro trung bình 10% đầu tư rủi ro cao
b) 30% đầu tư rủi ro thấp 40% đầu tư rủi ro trung bình 30% đầu tư rủi ro cao
c) 10% đầu tư rủi ro thấp 40% đầu tư rủi ro trung bình 50% đầu tư rủi ro cao
13. Ông hàng xóm đáng tin cậy của bạn, một Youtuber giàu kinh nghiệm, đang tập hợp một nhóm các nhà
đầu tư để tài trợ cho một nhóm khai thác vàng. Thương vụ có thể mang lại lợi nhuận lên đến 50, thậm chí
100 lần nếu thành công. Trong trường hợp thất bại, toàn bộ khoản đầu tư sẽ trở nên vô giá trị. Ông hàng
xóm ước tính cơ hội thành công chỉ là 20%. Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu?
a) Không đầu tư
b) Một tháng lương
c) Ba tháng lương
d) Sáu tháng lương

Khảo sát được tham khảo từ Grable, J. E., & Lytton, R. H. (1999). Financial risk tolerance revisited: The development of a risk assessment instrument. Financial
Services Review, 8, 163-181.
Nguồn danh mục đầu tư: https://topi.vn/
THANG ĐIỂM BÀI TRẮC NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN RỦI RO ĐẦU TƯ
1. a=4; b=3; c=2; d=1 8. a=1; b=2; c=3; d=4
2. a=1; b=2; c=3; d=4 9. a=1; b=3
3. a=1; b=2; c=3; d=4 10. a=1; b=3
4. a=1; b=2; c=3 11. a=1; b=2; c=3; d=4
5. a=1; b=2; c=3 12. a=1; b=2; c=3
6. a=1; b=2; c=3; d=4 13. a=1; b=2; c=3; d=4
7. a=1; b=2; c=3; d=4

Dựa vào kết quả, hãy dùng phép cộng bạn học từ mẫu giáo nâng cao, và so sánh với kết quả
bên dưới
18 thấp hơn = Bạn tuyệt đối không thích rủi ro khi đầu tư (nhà đầu tư bảo thủ), hãy tham khảo 2
danh mục đầu tư sau

19 đến 22 = Bạn hơi ngại rủi ro khi đầu tư (dưới trung bình), hãy tham khảo danh mục đầu tư sau

Khảo sát được tham khảo từ Grable, J. E., & Lytton, R. H. (1999). Financial risk tolerance revisited: The development of a risk assessment instrument. Financial
Services Review, 8, 163-181.
Nguồn danh mục đầu tư: https://topi.vn/
23 đến 28 = Bạn là nhà đầu tư trung bình, hãy tham khảo danh mục đầu tư sau

29 đến 32 = Bạn hơi mạo hiểm hơn bình thường, hãy tham khảo danh mục đầu tư sau

33 và cao hơn = Bạn máu chiến quá rồi (nhà đầu tư mạo hiểm), hãy tham khảo danh mục đầu tư
sau

Miễn trừ trách nhiệm

Bài trắc nghiệm được tạo ra với mục đích giúp nhà đầu tư cá nhân hiểu rõ hơn về khẩu vị rủi ro
của bản thân, kết quả mà bạn tính được chỉ là mang tính chất tham khảo.
Khảo sát được tham khảo từ Grable, J. E., & Lytton, R. H. (1999). Financial risk tolerance revisited: The development of a risk assessment instrument. Financial
Services Review, 8, 163-181.
Nguồn danh mục đầu tư: https://topi.vn/

You might also like