Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN 1

NHÓM 2
VÕ THỊ KIM ANH - 2054030036
LÊ THỊ CÚC - 2054030053
HUỲNH HOÀI DƯƠNG - 2054032067
HOÀNG MAI LY - 2054032213
VÕ THỊ THẢO NGÂN - 2054030325
TRẦN NGUYỄN PHƯƠNG NGHI - 2054032246
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC - 2054030347
PHẠM THỊ THANH THANH TRÚC - 2054032498
HUỲNH NGỌC THU TUYẾT - 2054032509

1.
Khái niệm hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận được chuẩn hóa giữa hai bên để mua hoặc
bán một tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất
định được xác định trước tại ngày giao dịch.
Khái niệm hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên (bên mua và bán) về việc mua hay
bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định truớc trong tương lai trong loại hợp
đồng này ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Hai bên chịu
sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trừ khi cả hai bên
thỏa thuận hủy hợp đồng.
Giá hợp đồng kỳ hạn là có thể áp dụng hôm nay nếu hợp đồng đucojw ký ngày
hôm nay
Giá hợp đồng kỳ hạn có thể khác nhau cho các hợp đồng kỳ hạn có thời gian đáo
hạn khác nhau.

Ví dụ về hợp đồng tương lai

Công ty C bán cho công ty D 20 tấn cà phê vào 01/09/2022 với mức giá 150.000
VNĐ/kg. Sau đó tháng 10/2022, giá cà phê tăng lên 170.000 VNĐ/kg. Có 2
phương án cho công ty C
+ Phương án 1: Công ty C giao cho bên B 20 tấn cà phê với mức giá 150.000
VNĐ/ kg
+ Phương án 2: Công ty D thanh toán cho công ty C mức tiền chênh lệch theo thỏa
thuận ban đầu là 20.000 x 20.000 VNĐ.

Ví dụ hợp đồng kỳ hạn


vào ngày 10/6/2023 ông A ký kết hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 20 tấn
gạo với mức giá ấn định là 20,000 VND/kg.
- Người mua là ông A và người bán là ông B.
- Ngày đáo hạn là: 10/9/2023.
- Giá kỳ hạn là 20,000 VND/kg.

Điểm khác nhau

Đặc điểm Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai


Loại hợp đồng Thỏa thuận hai bên Chuẩn hóa
Nơi giao dịch OTC Sàn giao dịch
Mục đích Phòng ngừa rủi ro Đầu cơ
Thời hạn giao hàng Vào ngày cụ thể Vào 1 khoản thời gian
Thời hạn thanh toán Kết thúc hợp đồng Thanh toán hàng ngày
Ký quỹ Không ký quỹ Bắt buộc ký quỹ
Chuyển giao tài sản Bắt buộc nếu không có Đảo trạng thái hoặc có
thỏa thuận khác thể lựa chọn chuyển giao
Thanh khoản Kém thanh khoản Thanh khoản cao

2.
a. Rủi ro cơ bản (tiếng Anh: Basis Risk) là một loại rủi ro tài chính khi giá không
thay đổi theo hướng ngược với xu hướng cũ khi các nhà giao dịch đầu tư vào các
khoản đầu tư bồi để phòng ngừa rủi ro.
Rủi ro cơ bản: Giá giao ngay của tài sản được phòng ngừa rủi ro - giá của hợp
đồng kỳ hạn
Rủi ro cơ bản phát sinh do sự bất ổn giá tài sản cơ sở khi đóng vị thế phòng ngừa
rủi ro
b. Trong suốt thời gian đáo hạn của một hợp đồng giao sau, rủi ro cơ bản (Basic
risk) được kỳ vọng sẽ thay đổi theo một số yếu tố chính, bao gồm:
-Thời gian còn lại đến hạn chót: Khi hợp đồng đến gần thời điểm đáo hạn, rủi ro cơ
bản thường giảm dần do sự tiêu giảm của thời gian còn lại để xảy ra các biến động
không lường trước.
Biến động thị trường: Nếu có các biến động lớn trên thị trường giao sau, rủi ro cơ
bản có thể tăng lên. Những biến động này có thể bao gồm thay đổi về giá cả, lãi
suất, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản giao dịch.
-Tình hình kinh tế và chính trị: Những yếu tố kinh tế và chính trị cũng có thể ảnh
hưởng đến rủi ro cơ bản của hợp đồng giao sau. Các sự kiện và chính sách mới có
thể tạo ra biến động và rủi ro không mong muốn trong thị trường.
-Yếu tố kỹ thuật: Các yếu tố kỹ thuật như khả năng giao nhận, cơ sở lưu trữ, và các
yếu tố hạn chế khác cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro cơ bản của hợp đồng giao
sau.
Những thay đổi này có thể làm thay đổi đáng kể rủi ro cơ bản trong suốt thời gian
đáo hạn của hợp đồng giao sau, và nhà đầu tư thường cần theo dõi và đánh giá lại
rủi ro này để điều chỉnh chiến lược đầu tư của họ.
c. Chiến lược thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro vị thế bán (Short position
hedge) khi giá của tài sản cơ bản tăng.
- Lợi ích của basic mở rộng cho phòng ngừa rủi ro vị thế bán là:
+Mở rộng thời gian: Bằng cách mua hợp đồng giao sau với thời hạn lâu hơn, nhà
đầu tư có thể mở rộng thời gian bảo vệ của họ chống lại các biến động không
lường trước trong giá cả.
+Giảm chi phí: Hợp đồng giao sau với thời hạn lâu hơn thường có giá trị cao hơn,
vì vậy việc bán hợp đồng giao sau với thời hạn ngắn hơn có thể giúp giảm bớt chi
phí phòng ngừa rủi ro.
- Basic mở rộng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho phòng ngừa vị thế
mua, vì:
+Chi phí nguyên tắc: Mua hợp đồng giao sau với thời hạn lâu hơn có thể đòi hỏi
một khoản đầu tư lớn và tăng chi phí nguyên tắc.
+Thời gian kéo dài: Mở rộng thời gian bảo vệ cũng có thể kéo dài thời gian mà nhà
đầu tư phải chịu rủi ro hoặc bị mắc kẹt trong một vị thế không lợi.

3.
Khi quyết định tài sản cơ sở thích hợp cho phòng ngừa rủi ro, có một số nhân tố
quan trọng cần xem xét:
Loại rủi ro cần phòng ngừa: Xác định loại rủi ro mà bạn muốn phòng ngừa là quan
trọng nhất. Có thể là rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro liên quan đến hoạt
động kinh doanh, hoặc rủi ro từ các yếu tố khác nhau như thời tiết, môi trường,
hoặc chính trị.
Hiệu suất kỳ vọng: Xem xét hiệu suất kỳ vọng của tài sản cơ sở trong tương lai.
Một tài sản có khả năng tăng giá trong tương lai có thể là lựa chọn tốt cho phòng
ngừa rủi ro.
Tương quan với rủi ro: Đánh giá mức độ tương quan giữa tài sản cơ sở và rủi ro
mà bạn đang cố gắng phòng ngừa. Một tài sản có tương quan cao với rủi ro cần
phòng ngừa sẽ có hiệu quả cao hơn trong việc giảm thiểu rủi ro.
Liquidity (Tính thanh khoản): Tính thanh khoản của tài sản là một yếu tố quan
trọng khi chọn tài sản cho phòng ngừa rủi ro. Tài sản dễ dàng mua và bán sẽ giúp
bạn linh hoạt trong việc thực hiện các chiến lược phòng ngừa rủi ro.
Chi phí giao dịch: Xem xét chi phí giao dịch và các khoản phí khác liên quan đến
việc giao dịch và duy trì tài sản cơ sở. Chi phí này có thể ảnh hưởng đến lợi ích
kinh tế của chiến lược phòng ngừa rủi ro.
Tình hình thị trường và kinh tế: Đánh giá tình hình thị trường và kinh tế hiện tại và
dự báo trong tương lai để chọn lựa tài sản cơ sở phù hợp với điều kiện thị trường
và mục tiêu đầu tư của bạn.

4.
Lý do:
-Quản lý rủi ro là rất quan trọng vì nó cung cấp định hướng cho các hoạt động đầu
tư và các chiến lược thành công. Nó giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro có thể
xảy ra với thái độ tích cực, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn bất ngờ và theo
đuổi sự bền vững, ổn định của lợi nhuận.
-Lý do để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan tới độ bất ổn
của lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và giá cổ phiếu
Lợi ích phải phòng ngừa rủi ro:
-Quản trị rủi ro để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhà quản trị quan
tâm đến tài sản riêng của họ, để tránh đầu tư lệch lạc, để thực hiện vị thế đàu cơ
khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá và giảm chi phí đi
vay
-Lợi thế của chênh lệch giá: Giao dịch chênh lệch liên quan đến việc mua một hàng
hóa hoặc chứng khoán với giá thấp ở một thị trường và bán nó với giá cao ở thị
trường khác. Bằng cách này, bạn được hưởng lợi từ sự khác biệt về giá cả của hàng
hóa ở hai thị trường khác nhau.
-Bảo vệ chống lại sự biến động của thị trường: Sự biến động giá của một tài sản có
thể làm tăng xác suất thua lỗ của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm trên thị
trường chứng khoán phái sinh giúp bạn tự bảo vệ mình trước sự giảm giá của cổ
phiếu mà bạn sở hữu. Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm để bảo vệ chống lại
sự tăng giá trong trường hợp có cổ phiếu mà bạn định mua.
-Thặng dư quỹ: Một số cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh như một phương
tiện chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên, những người khác sử dụng nó để đầu cơ và
kiếm lời. Tại đây, bạn có thể tận dụng các biến động giá mà không thực sự bán cổ
phiếu cơ sở.

5.
a) Công ty nên chọn hợp đồng tương lai đáo hạn vào Tháng 9
b) F1=0,8700
F2=0,7150
S2=0,7100
Giá thực tế nhận được:
F1 + b2 = F1 + (S2-F2) = 0,8700 + (0,7100-0,7150) = 0,8650 (JPY/USD)
Vậy số tiền công ty nhận được là:
= 0,8650 * 100.000.000 = 865.000 USD

6.
Người nắm giữ quyền chọn mua sẽ kiếm lời trong những trường hợp:
S(T)-K-c > 0
S(T)-$100-$5> 0
S(T) > $105
Quyền chọn mua sẽ được thực hiện khi: S(T)-K ≥ 0
S(T) -$100 ≥ 0
S(T) ≥ $100

You might also like