Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mùa xuân luôn là một đề tài đầy sức sống và sáng tạo trong văn học, đặc biệt

là đối với những nhà thơ tài


năng như Thanh Hải. Đến với tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, độc giả một lần nữa được cảm
nhận cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của những vần thơ được viết bằng tất thảy tình yêu và sự gắn bó với cuộc
đời. Một cách tự nhiên, nhà thơ Thanh Hải thả hồn vào không gian thiên nhiên khi mùa xuân về, say sưa và
rạo rực cứ như thế, từng vần thơ ra đời.

“Mọc giữa dòng sông xanh


[...]
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Bức tranh xuân được gợi ra bằng những nét chấm phá, giàu sức gợi, với bút phá miêu tả tinh tế và độc
đáo. Với hình ảnh đơn sơ, giản dị của “dòng sông xanh” và “bông hoa tím” là sự hài hòa dòng sông xanh
hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa. Sức gợi của hình ảnh nằm trong chính cách miêu tả
của nhà thơ khi đảo từ “mọc” lên đầu câu, nhà thơ đã gợi ra cái động trong cái tĩnh, đó chính là cái động của
một sức sống đang trỗi dậy, đang vươn lên của sức sống trong mùa xuân. Từ đó mà khí xuân, sắc xuân như
bừng nở trong không gian đất trời. Và để làm nổi bật khí và sắc của mùa xuân, nghệ thuật phối màu cũng
phát huy hiệu quả rõ rệt. Có thể thấy sắc xanh, sắc tím đều thuộc gam màu lạnh nó gợi cha ta cái thanh nhẹ,
dịu lắng rất riêng của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, song chữ “biếc” trong từ “tím biếc” đã khiến bức tranh
xuân tươi sáng hơn. Nếu “tím” chỉ là màu thì chữ “biếc” còn gợi cả độ ánh lên của màu sắc ấy. Và ở trên cái
nên xanh mênh mông và tĩnh lặng kia của dòng sông xuân, sắc “tím biếc” của bông hoa ánh lên một vẻ đẹp
đầy quyến rũ, làm xao động những tâm hồn mơ mộng.
Bức tranh thiên nhiên càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện trong trẻo, ngân nga,
rộn ràng có độ lan tỏa không dứt. Ở câu thơ “Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời”. Khi tiếng chim
vang lên trong cảnh xuân thì tâm hồn tác giả càng trở nên tha thiết. Bắt đầu bằng hoa nở, tiếp theo là chim
hót vậy là gần như đủ cả một mùa xuân. Bức tranh thiên nhiên càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng
chim chiền chiện trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt. Nhà thơ không chỉ là người ngắm
cảnh mà còn đang giao hòa với cảnh. Từ hô gọi “ơi” và câu hỏi “hót chi” tạo cho câu thơ một âm hưởng thật
ngọt ngào và tha thiết. Trong tiếng gọi và câu hỏi ấy, con chim chiền chiện không còn là một cảm hứng
trước mùa xuân nữa. Dường như trong cái nhìn của nhà thơ, con chim nhỏ ấy cũng cảm nhận được cái xôn
xao, rạo rực của sự sống đang trở mình và trỗi dậy nên đã cất tiếng hót vang trời. Có thể thấy hoa “mọc” là
cái động của hình ảnh, chim “hót vang trời” là cái động của âm thanh. Sự sống, sức sống của mùa xuân mỗi
lúc một căng tròn hơn, rạo rực hơn để gợi nguồn thi hứng nồng nàn và mãnh liệt trong tâm hồn người nghệ
sĩ. Lời thơ giản dị, tự nhiên như lời nói thường mà thật giàu tình cảm.
Nếu trong 4 câu đầu, ta thấy hình ảnh thiên nhiên mùa xuân đã thật hào phóng khi trao tặng cho con người
những vẻ đẹp của sự sống rạo rực tươi vui thì ở hai câu thơ dưới, ta lại thấy con người như đang mở rộng
tấm lòng để dón nhận tất cả khi “Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”. Với bút pháp tỉnh lược
khiến hình ảnh thơ trở nên thật đa nghĩa “giọt” ở đây có thể là giọt mưa xuân trong ánh sáng của trời xuân
hay là giọt sương rơi từ trên phiến lá buối bình minh nắng sớm. Song trong mối liên hệ với hai câu trước lại
cho ta phép ta tưởng tượng ra âm thanh tiếng chim đang vang xa bỗng như gần lại, rõ ràng, trọn trịa như kết
lại thanh giọt óng ánh sắc màu, rơi rơi không dứt để nhà thơ có thể đưa tay hứng lấy. Như vậy, từ một hình
tượng được cảm nhận bằng thính giác, nhà thơ đã chuyển đổi một sự vật có thể cảm nhận bằng thị giác và
cụ thể có thể cảm nhận bằng cả da thịt, bằng sự tiếp xúc của đôi tay mình. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác đã đạt đến độ tinh tế đáng khâm phục. Song, ta không chỉ thấy sự tài hoa trong nghệ thuật để thể hiện
cho người đọc còn thấy niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên
đất trời vào xuân. Đặt trong hoàn cảnh của nhà thơ lúc ấy, ta còn thấy được niềm lạc quan yêu đời, của một
tâm hồn trong sáng, giàu bản lĩnh.
“Mùa xuân nho nhỏ” là khúc ca say mê về tình yêu thiên nhiên làm rung động trái tim người đọc bao thế
hệ. Đến với bài thơ, đặc biệt là khổ một, ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mùa xuân mà còn xúc
động trước thế giới tâm hồn của thi nhân. Với hệ thống hình ảnh bình dị và tương tắn, gần gũi và giàu sức gợi
góp phần tạo nên một bức tranh xuân tươi đẹp. Và từ bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp ở khổ đầu trong “Mùa
xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ta lại nhớ đến vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
qua khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Về điểm giống ta dường như thấy được sự giao thoa giữa hay tác giả khi cả hai đều sửa dụng thể thơ năm
chữ để thể hiện những cảm xúc của mình của phút giao mùa của trời đất. Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều
hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà
thơ. Mùa thu đối với Hữu Thỉnh được gợi mở bằng những dấu hiệu thật quen thuộc, đó là hương ổi chín
đang lan toả trong làn "gió se" lành lạnh, là màn sương mù bao phủ khắp xóm thôn. Ổi vốn là thức quả quen
thuộc của người dân Việt Nam, nó xuất hiện để báo hiệu cho mùa thu của thiên nhiên, đất trời. Nếu Thanh
Hải dùng các hình ảnh như “chim chiền chiện” và “hoa” để báo hiệu cho một mùa xuân sắp tới thì Hửu
Thịnh lại dùng những hình ảnh bình dị nhất để miêu tả phút sang thu của đất trời. Và "hương ổi" là thứ đã
đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ, để ông nhận ra sự xuất hiện đột ngột của mùa thu. Với
động từ “phả” được dùng rất đắc địa, vừa gợi sự lan tỏa mạnh mẽ, vừa biểu hiện độ nồng nàn. Nó tạo cho ta
cảm giác như cả một vườn ổi chín đang chủ động ùa hương vào “gió se” khiến mùi hương ấy trở nên thật
bình dị, sống động và có hồn. Từ "bỗng" được nhà thơ đặt ở đầu câu thơ cho thấy cảm giác đột ngột, bất
ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ khi ông chợt nhận ra mùi thơm của "hương ổi" đang lan tỏa trong không khí.
Đó là dấu hiệu của mùa thu, những dấu hiệu sớm nhất, quen thuộc nhất, thêm vào đó là làn gió se lạnh khô
đang bao trùm lấy không gian. Một dấu hiệu khác báo hiệu mùa thu về đó là màn sương mù đang "chùng
chình" đi qua ngõ xóm. Động từ "chùng chình" diễn tả sự chậm rãi một cách cố ý. Nhà thơ đã nhân hóa màn
sương khiến nó như có linh hồn. Nó đang chậm chạp đi qua từng ngõ nhỏ, báo hiệu sự chớm thu của đất
trời. Để rồi nhà thơ giật mình và thản thốt nhận ra “Hình như thu đã về”. Hai bài thơ tuy được viết trong hai
hoàn cảnh khác nhau nhưng đều khắc hoạ hình ảnh của thiên nhiên cùng tình yêu thiên nhiên, đất nước tha
thiết, niềm cảm hứng dạt dào với cảnh sắc quê hương. Nếu như Thanh Hải cho ta cảm nhận một mùa xuân
êm đềm, rộn rã của con người trong thời kì xây dựng đất nước thì Hữu Thỉnh lại mang đến cảm nhận về một
mùa thu yên bình, dân dã, quen thuộc. Cả hai thi phẩm đều mang đến cho người đọc những cảnh sắc thiên
nhiên quê hương đẹp đẽ, khó quên.
Từ những dòng thơ của khổ đầu “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta dường như thấy được cả một tâm
hồn của một thi sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca cùng với
âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết. Và với những hình ảnh thiên nhiên, giản dị từ đó ta phần nào cảm
nhận được tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên của tác giả.

You might also like