NL Mị Trước Và Sau Khi Bị A Sử Trói Đứng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 GV: PHẠM THỊ LINH SA

Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đoạn trích sau:
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm
hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn
muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn
cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị
quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng
quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng
trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã
xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói
xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng
lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn
nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em
không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”. Mị vùng bước đi. Nhưng
tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa
đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng
con ngựa.
1. Mở (1 đoạn):
“Tác phẩm nghẹ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng”
(Ai-ma-tôp). Thật vậy, những tác phẩm nghệ thuật chân chính đều ra đời từ những
dòng cảm xúc mãnh liệt của nhà văn trước cuộc sống và con người, để từ trái tim
của một người, tác phẩm ấy mãi neo đậu trong trái tim của nhiều thế hệ độc giả.
Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn để lại cảm xúc sâu sắc nhất trong
lòng tôi (DẪN DẮT). Tác phẩm đã miêu tả sinh động, cụ thể quá trình vùng lên
đấu tranh đòi quyền sống của Mị - một người con gái có khát vọng tự do, hạnh
phúc nhưng bị áp bức đến mức tê liệt, buông xuôi. Một phần quá trình ấy đã được
nhà văn tái hiện chân thực qua diễn biến tâm trạng của Mị khi bị A Sử trói đứng
vào cột trong đêm tình mùa xuân từ đó, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện tư tưởng
nhân đạo sâu sắc (NÊU VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN). Tất cả điều đó được ông bộc lộ
tập trung qua đoạn văn: “Bây giờ, Mị cũng không nói [....] Mị thổn thức nghĩ mình không
bằng con ngựa. (TRÍCH DẪN ĐOẠN TRÍCH)
2. Thân bài (nhiều đoạn):
* KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ NHÂN VẬT MỊ:
- Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học chống Pháp với văn phong
sinh động, hóm hỉnh, giàu chất thơ. Ngoài tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, tên
tuổi của ông còn gắn liền với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm được viết
năm 1952, trong chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, thời gian ông đã “cùng
ăn, cùng làm, cùng ở với người dân nơi đây”, sau đó được in ở tập “Truyện Tây Bắc”
(1953).
- Nhân vật trung tâm của tác phẩm này là Mị - một cô gái H’mông tuy nghèo
nhưng xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm làm và có ý thức về quyền sống.
Chỉ vì món nợ từ thời cha mẹ, Mị bị bắt về cúng trình ma và trở thành con dâu gạt
nợ của nhà thống lí Pá Tra. Từ đó, Mị sống trong tủi nhục, thống khổ. Cuộc sống
ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 GV: PHẠM THỊ LINH SA
ấy đã khiến Mị tê liệt tinh thần phản kháng và dần dần vô cảm, chai sạn đến mức
“Mị nghĩ mình sẽ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trong ra, đến chết mới thôi”. Tuy
nhiên, Tô Hoài bằng niềm thương cảm sâu sắc, đã phát hiện sức sống mãnh liệt vẫn âm ỉ,
tiềm tàng trong sâu thẳm tâm hồn của Mị. Dưới tác động của tiếng sáo ở đầu núi rủ bạn đi
chơi và men rượu, Mị đã hồi sinh. Từ những suy nghĩ uất ức về thân phận và muốn chết, Mị
chuyển hóa thành những hành động mạnh mẽ khi ngọn lửa ham sống đang bùng cháy dữ dội.
* CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH:
- LĐ1: Trước hết, Mị hiện lên trong đoạn trích là một người có sức sống tiềm tàng
đang trỗi dậy mãnh liệt khi thể hiện thái độ và các hành động “nổi loạn”:
+ Chuyển ý và nêu luận điểm: Lỗ Tấn từng quan niệm: “Một tia lửa nhỏ hôm nay là
dấu hiệu cho một đám cháy ngày mai”. Từ những “tỉa lửa nhỏ” là những dòng suy nghĩ
mãnh liệt của Mị khi ý thức được quyền sống của bản thân: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi”, người con gái ấy đã “nổi loạn” để thực hiện niềm khao khát sống tự do, hạnh
phúc. Có thể nói, ngọn lửa ham sống trong Mị bây giờ đã thành một “đám cháy”.
+ Phân tích: Đoạn trích mở đầu với thái độ dứt khoát, kiên quyết của Mị trước thế
lực cường quyền và cường quyền. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh “Bây giờ Mị
cũng không nói”. Đây là một câu viết theo lối trần thuật, ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý
nghĩa. Hình ảnh “Mị không nói” đã thể hiện sự gan góc, kiên quyết, dũng cảm của Mị trước
A Sử - hiện thân cho thế lực cường quyền và thần quyền dã man, tàn bạo trong xã hội cũ.
“Mị không nói”, hay dường như cũng chính là Mị không muốn nói, hay không thèm nói. Để
ý rằng, trong truyện ngắn, Tô Hoài rất ít khi để Mị cất lên tiếng nói của mình. Ở những chi
tiết trước trong truyện, tác giả để Mị im lặng là làm nổi bật số phận nhỏ bé, bất hạnh, phụ
thuộc, không có tiếng nói và chỉ biết cam chịu, chấp nhận của Mị. Còn ở chi tiết này, sự im
lặng của Mị không phải là sự bất lực trước số phận nữa mà nó chuyển hóa thành động lực
đấu tranh. Mị không còn cam chịu nữa, sức sống trong Mị đã lấn át đi nỗi sợ hãi. A Sử với
Mị bây giờ dường như chỉ còn là một cái bóng mà thôi.
+ Phân tích: Từ thái độ kiên quyết, Mị thực hiện một loạt các hành động nổi loạn để
giải cứu chính mình. Mị đã thực hiện một cuộc vượt ngục tinh thần bằng các hành động táo
bạo. Thứ nhất, “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”.
Mị thắp sáng lên ngọn đèn trong phòng là Mị đang muốn xua tan đi sự u ám, tăm tối đang
bao phủ cuộc đời của Mị. Mị cần ánh sáng để soi rọi quãng đời tối tăm đã qua. Đây là hành
động thể hiện khát khao đổi thay không gian. Thắp sáng đèn để thắp lên ánh sáng của lòng
Mị, thắp ánh sáng của niềm hi vọng. Trong lúc ấy, “trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
Lời bát hát của người thổi sáo:
“Ta không có con trai, con gái
Ta đi tìm người yêu”
Như tiếp thêm cho Mị sức mạnh. Nó thổi bùng lên trong Mị niềm khao khát: “Mị muốn đi
chơi”. Nó thôi thức Mị hành động: “Mị cũng sắp đi chơi”. Vì thế, “Mị quấn lại tóc, Mị với
tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”, “Mị rút thêm cái áo”. Những hành động liên tiếp
ấy của Mị đã cho ta thấy rõ sự dứt khoát trong tư tưởng, mạnh mẽ trong quyết tâm, quyết liệt
trong hành động của Mị. Giống như nàng Kiều của Nguyễn Du “xănm xăm băng lối vường
khuya một mình”, Mị đã vùng lên, đạp đổ mọi rào cản, giẫm lên xiềng xích của thống lí Pá
Tra để thực hiện quyền sống của một con người. Nếu trước kia Mị cam chịu “ngồi trong cái
lỗ vuông ấy trong ra, chết mới thôi” thì trong đêm nay, Mị đã vùng lên, mạnh mẽ để thực
hiện khát vọng tự do và hạnh phúc.
ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 GV: PHẠM THỊ LINH SA
Rõ ràng, suy cho cùng, sự trỗi dậy của Mị là kết quả của quá trính trỗi dậy mãnh liệt
của sức sống âm ỉ, tiềng tàng; của ý thức về quyền sống, của tinh thần phản kháng.
- LĐ2: Sự phản kháng của Mị đã bị chà đạp, vùi dập dã man
+ Chuyển ý và nêu luận điểm: Nguyễn Minh Châu từng quan niệm “Nhà văn không
bôi đen hay tô hồng cuộc sống mà chỉ làm rõ bộ mặt thật của nó”. Thật vậy, Tô Hoài đã miêu
tả rất thật, thật đến cốt đến lõi tội ác mà A Sử gây ra với Mị. A Sử - hiện thân cho bọn chúa
đất miền núi, đã vùi dập, chà đạp sự phản kháng của Mị bằng nhục hình dã man, tàn bạo.
+ Phân tích: Trước câu hỏi: “Mày muốn đi chơi à?” của A Sử, Mị tiếp tục im lặng. Có lẽ
đây là một sự thừa nhận. Điều đó khiến A Sử tức giận nên hắn “bước lại, nắm Mị, lấy thắt
lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa
xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”.
Bằng thủ pháp liệt kê, Tô Hoài đã lột tả hàng loạt các hành động dã man, vô nhân đạo của A
Sử. Từ đỉnh cao của sự thăng hoa trong cảm xúc, Mị như bị đẩy xuống địa ngục đen tối; từ hi
vọng trở thành tuyệt vọng. “Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A
Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”. Có lẽ đây là chi tiết thể hiện rõ sự vô nhân tính của A
Sử. Sau khi trói đứng vợ, hắn thản nhiên đi chơi. Ngọn đèn Mị vừa xắn thêm mỡ để cho sáng
hơn cũng bị dập tắt, Mị bị trả lại với bóng tối trong căn buồng “lúc nào trông ra cũng chỉ
thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Điều này cũng có nghĩa là dập tắt luôn
niềm hi vọng vừa nhen nhóm lên trong Mị.
+ Phân tích: Câu văn: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang
bị trói” gợi nhiều suy ngẫm. Đó là bóng tối trong căn buồng Mị, rộng hơn là bóng tối của đất
trời ở Hồng Ngài. Đó không chỉ là bóng tối của đêm, mà còn biểu tượng cho cuộc sống tăm
tối, cho tương lai mịt mù, cho thế lực thống trị đang vây quanh Mị. Căn buồng của Mị đã
từng có ánh sáng, Mị đã từng “xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng”, nhưng ngọn đèn ấy đã bị A
Sử thổi tắt đi. A Sử đã trói Mị, đã giam hãm con người Mị, nhưng khát vọng của Mị, trái tim
của Mị vẫn tự do. Sợi dây trói của A Sử không thể trói buộc sức sống đang trào dâng mãnh
liệt trong tâm hồn Mị. Trong cái dáng đứng lặng im kia của Mị, nhà văn bằng sự thấu cảm,
đã nhìn thấy một cuộc phiêu lưu đang tượng hình trong tâm hồn Mị. Mị quên đi hiện thực,
quên vòng dây nghiệt ngã đang xiết lấy cả người mình. Men rượu, tiếng sáo đã dẫn đường
cho Mị vào thế giới của mộng tưởng, thế giới của những kí ức tươi đẹp.
+ Phân tích: Âm thanh của tiếng sáo – âm thanh của thời thiếu nữ say mê ấy – đã
“đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tiếng sáo đã nâng tâm hồn Mị, đã chắp
cho tâm hồn Mị đôi cánh để bay bổng cùng với khát vọng tự do, hạnh phúc:
“Mày có con trai, con gái
Mày đi làm nương
Ta không có con trai, con gái
Ta đi tìm người yêu….”
Đó không chỉ là tiếng sáo thực, đang “lấp ló ngoài đầu núi” mà còn là tiếng sáo trong tâm
tưởng. Tiếng sáo ấy đã trở thành ngọn hải đăng trong tâm hồn Mị, soi sáng, dẫn đường cho
Mị tìm về với giấc mơ tự do, hạnh phúc tưởng như đã ngủ yên. Vì thế, tiếng sáo trở thành chi
tiết đặc sắc, xứng đáng là “hạt bụi vàng của tác phẩm” (Pau-tôp-xki).
+ Phân tích: Tiếng sáo, khi thúc giục “em yêu người nào, em bắt pao nào”, khi trách cứ
“Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi…”, tác động sâu sắc đến tâm tư
của Mị: nếu không đi, mùa xuân sẽ hết; không bắt pao, tình yêu sẽ không còn. Tiếng gọi của
tự do, của tình yêu, của hạnh phúc thật mãnh liệt. Nó thôi thúc Mị hành động. Vì thế, trong
khoảnh khắc ấy, không ý thức được mình đang bị trói nên “Mị vùng bước đi”. Với động từ
ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 GV: PHẠM THỊ LINH SA
“vùng”, Tô Hoài đã khắc họa rõ bước chân mạnh mẽ, dứt khoát của Mị. Đó là hành động
trong vô thức, nhưng cô đã dùng hết sức bình sinh của mình để bước đi. Nó chứng tỏ tinh
thần của Mị hoàn toàn tự do. Dây trói không thể giam cầm, trói buộc khát vọng tự do, hạnh
phúc trong Mị. Đèn đã thắp, tóc đã quấn, váy đã mặc, chỉ còn một bước chân nữa thôi là Mị
đã chạm được ngưỡng cửa của tự do, vì thế, bước chân của Mị quyết liệt vô cùng. Mị không
muốn làm con rùa lùi lũi trong xó cửa, cũng không muốn ngồi trong cái lỗ vuông trông ra
đến chết mới thôi nữa. Mị muốn làm cánh chim tự do tung bay trên bầu trời mùa xuân của
Hồng Ngài.
+ Phân tích: Đúng lúc ấy, sợi “dây trói thít lại” kéo Mị về thực tại. Mị tỉnh ra và nhận
thức được sự ê chề, cay đắng, bẽ bàng của thân phận: “tay chân đau không cựa được. Mị
không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên,
gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Cái dây trói kia chỉ làm
Mị đau đớn về thể xác, nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh
thần của Mị, nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa về thân phận con người! “Đời
người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi
con ngựa của chồng”. Âm thanh của tiếng chân ngựa gợi nhớ đến kiếp đời của những nô lệ
bị chà đạp, bị tướt đoạt, bị giam cầm. Nhà văn Tô Hoài đã rất tinh tế và sâu sắc khi đặt hai
âm thanh đối lập (tiếng sáo – biểu tượng của khát vọng tự do, hạnh phúc và tiếng chân ngựa
– biểu tượng của sự tù đày, trói buộc – thân trâu ngựa) bên cạnh nhau. Với hai âm thanh này,
nhà văn đã dựng lên hai thế giới đối lập nhau: thế giới tinh thần - thế giới mộng tưởng – đẹp
đẽ và thế giới thực tại đau khổ - nơi những kiếp người lao động bị đẩy đến tận cùng của nỗi
thống khổ và tủi nhục.
- Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.
+ Giống với các nhà văn trước cách mạng như Nam Cao, Ngô Tất Tố ..., Tô Hoài, qua
cuộc đời của Mị, đã bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm trước số phận đau khổ của người lao
động, ca ngợi vẻ đẹp của họ. Đồng thời, nhà văn đã cất ca tiếng nói phê phán, tố cáo sự dã
man, tàn bạo của bọn chúa đất miền núi, chúng đã lợi dụng sức mạnh cường quyền và thần
quyền để khống chế người lao động, buộc họ phải cam chịu, buông xuôi, chấp nhận số phận.
+ Tuy nhiên, nếu các nhà văn trước cách mạng thể hiện một cái nhìn đầy bế tắc về tương
lai của người lao động thì Tô Hoài đã thấy được khả năng cách mạng và khát vọng hướng
đến cuộc sống tự do của người lao động bị áp bức. Ông đã phát hiện trong nội tâm của họ
một sức sống mãnh liệt, một tinh thần phản kháng mạnh mẽ và miêu tả thành công sự trỗi
dậy của sức sống, của tinh thần phản kháng đó. Quả thật, “Một tác phẩm thực sự có giá trị
phải là tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo, phải ca ngợi tình thương, lòng bác ái […]”
(Nam Cao).
* ĐÁNH GIÁ VỀ TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRÍCH (1 đoạn):
+ Đoạn trích đã bộc lộ rõ tài năng của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Những
cung bậc cảm xúc đầy phức tạp trong nội tâm của Mị đã được nhà văn miêu tả tinh tế với
ngôn ngữ giàu chất thơ. Việc lựa chọn được những chi tiết đặc sắc; và việc sử dụng ngôn
ngữ nửa trực tiếp (giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật)
cũng góp phần tạo nên sự thành công của đoạn trích.
+ Như vậy rõ ràng, cường quyền và thần quyền tàn bạo không thể dập tắt nổi khát vọng
hạnh phúc, tình yêu nơi Mị. Sự phản kháng tuy không thành công nhưng nó thể hiện cụ thể
sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong những người lao động cùng khổ. Từ đó, ông đã ca ngợi
vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: khao khát tự do, hạnh phúc.
* Kết bài: (1 đoạn)
ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 GV: PHẠM THỊ LINH SA
- Diễn biến tâm trạng của Mị trong đoạn văn đã bộc lộ một cái nhìn thấm đẫm chất nhân
văn của Tô Hoài về số phận của những người dân lao động miền núi Tây Bắc.
- Với ý nghĩa đó, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã đi qua những thăng trầm của cuộc sống để
đến với độc giả hôm nay và mai sau. Đúng như Xan-tư-khốp Sêđrin từng khẳng định: “Nghệ
thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

You might also like