NCKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số vấn đề chung về ngôn ngữ

1.1.1.1. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ và giao thoa ngôn ngữ

1.1.1.1.1. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ

Ngôn ngữ học xem ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của một cộng đồng và các cá nhân trong đó.
Tiếp xúc ngôn ngữ là sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau của các ngôn ngữ cùng tồn tại trong
cộng đồng và thành viên sử dụng chúng trong giao tiếp, từ đó tạo ra các hệ quả về ngôn ngữ. Đây
là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong đời sống giao tiếp của con người. Đó cũng là lý do giải
thích vì sao tiếp xúc ngôn ngữ trở thành một hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ trên thế
giới.

Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi con người hay cộng đồng sử dụng hai hoặc nhiều
ngôn ngữ. Nói cách khác, tiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có hiện tượng đa ngữ dưới tác động của
các nhân tố ngôn ngữ xã hội ( Nguyễn Văn Khang, 2014, tr 146). Nguyên nhân của tiếp xúc ngôn
ngữ bắt đầu từ việc học thêm hoặc các yếu tố làm xuất hiện các ngôn ngữ khác. Cụ thể là sự tác
động, giao thao giữa ngôn ngữ cơ sở ( ngôn ngữ nòng cốt ) và ngôn ngữ dích. Như vậy, dưới cái
nhìn của ngôn ngữ học thì hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp xúc xã hội, mang tính chỉnh thế
chứ không mang tính chất thiểu số hay cá thể. Qua đây, có thể coi tiếp xúc ngôn ngữ là “một
phương diện của tiếp xúc văn hóa và sự giao thoa ngôn ngữ là một mặt của quá trình lan tỏa và
tiếp xúc văn hóa” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.150). Vậy nên, ta có thể dựa vào quá trình tiếp xúc
ngôn ngữ để phát hiện các biểu hiện của việc tiếp xúc và yếu tố vay mượn ngôn ngữ. Thông qua
đấy, nhận diện rõ được tính chất giao thoa do hội nhập văn hóa của các chủ thể tham gia hoạt động
giao tiếp.

1.1.1.1.2. Giao thoa ngôn ngữ

Kết quả của việc tiếp xúc trực tiếp giữa các ngôn ngữ được gọi là giao thoa. Ta có thể gọi giao
thoa chính là hệ quả của hiện tượng nảy sinh trong xã hội đa ngữ. Khi hai hoặc nhiều ngôn ngữ tiếp
xúc với nhau thông qua môi tường cá thể hoặc cộng đồng thì một hệ thống ngôn ngữ sẽ chịu tác
động của một hệ thống ngôn ngữ khác. Mà kết quả của quá trình này chính là sự lan tỏa, mở rộng,
tiếp biến chuyển thành các hiện tượng như mô phỏng, vay mượn,…

Giao thoa ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ hiện được phân theo 2 bình diện

- Bình diện cấu trúc – hệ thống : Đây là bình diện mà chúng ta dễ quan sát nhất thông qua sự lệch
chuẩn của ngôn ngữ thứ hai dưới tác động của ngôn ngữ chính, tức là ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi sự lệch
chuẩn này xuất hiện ở mức độ cộng đồng thì khả năng xuất hiện dẫn tới sự hình thành biến thể mới
là chắc chắn có. Biến thể mới ở đây chính là tiếng bồi ( pidgin)

- Bình diện ngôn ngữ văn hóa của giao thoa ngôn ngữ : Khi ta coi việc tiếp xúc ngôn ngữ là một
phương diện của tiếp xúc văn hóa thì hiện tượng giao thoa ngôn ngữ chính là một mặt trong quá
trình lan tỏa và tiếp xúc văn hóa. Ngoài những điểm riêng, thì tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn
hóa là mối quan hệ mang tính chất cộng sinh.

1.1.1.2. Song ngữ và đa ngữ

Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất là hiện tượng sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ của người
song ngữ trong xã hội đa ngữ. Đây là một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Người sử dụng song
ngữ là người biết và sử dụng khá tốt hai hoặc trên hai ngôn ngữ. Có người sử dụng song ngữ hoàn
toàn và có người sử dụng song ngữ không hoàn toàn hay song ngữ bộ phận.

"Tiếng mẹ đẻ" được hiểu như sau: Khi nói đến đến hiện tượng song ngữ, người ta thường nói
đến một ngôn ngữ được gọi là “ngôn ngữ thứ nhất”. Nói đến ngôn ngữ thứ nhất, người ta hay nghĩ
đến tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp lại không phải như
vậy. UNESCO đã định nghĩa “tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm
đầu của đời mình và thường trở thành công cụ tư duy truyền thống tự nhiên”.

Trong xu thế phát triển toàn cầu hóa như hiện nay thì yếu tố song ngữ ngày càng phổ biến.
Những vấn đề như giao tiếp đời sống, sinh hoạt, kinh doanh mua bán ... để được diễn ra một cách
có hiệu quả thì cần có sự tồn tại những vấn đề liên quan tới song ngữ. Theo Nguyễn Văn Khang
(2014), khái niệm đa ngữ gồm hai nội dung“một cá nhân có thể biết và sử dụng được hai hoặc trên
hai ngôn ngữ để biểu đạt” và “trong một cộng đồng (xã hội) sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ
để giao tiếp” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.144).

Đa ngữ nảy sinh là do các nhân tố xã hội khác nhau:

+ Do di dân: Là tập hợp người từ vùng này di chuyển đến vùng khác hoặc người từ nhiều vùng
cùng di chuyển đến một khu vực. Họ chung sống với nhau và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
Tình trạng di dân xảy ra là do quân sự và do xã hội, kinh tế.

+ Do chính trị: Đó là việc thay đổi chế độ chính trị làm cho cộng đồng người phải di tản để sinh
sống hoặc các quyết sách về chính trị của nhà nước cũng dẫn đến trạng thái đa ngữ. Như vậy, vai
trò của chính quyền đã góp phần tác động làm nảy sinh đa ngữ.

+ Do giáo dục: Nhiều ngôn ngữ đã được lựa chọn trở thành một môn học ngoại ngữ ở các nước.
Các ngôn ngữ này tác động đến người học làm nảy sinh đa ngữ.
+ Do truyền giáo: Nhiều ngôn ngữ trở thành công cụ truyền giáo được nhiều người sử dụng để
truyền đạo cũng như được dịch ra ở các vùng truyền đạo.

Tóm lại, các yếu tố xã hội khác nhau sẽ làm nảy sinh trạng thái đa ngữ. Việc này, góp phần
đánh giá khách quan được thị yếu của cong người trong đời sống xã hỗi với những nhu cầu cơ bản
như giao tiếp, học tập, làm việc hay kinh doanh,…

1.1.1.3. Thái độ ngôn ngữ

Dựa theo góc nhìn tâm lý xã hội thì thái độ ngôn ngữ sẽ thường tập trung vào lý giải việc các cá
nhân tham gia giao tiếp nghĩ gì về ngôn ngữ và làm gì với ngôn ngữ. Theo đó, thái độ của cá nhân
với đối tượng sẽ quy định sự ứng xử của cá nhân với đối tượng ấy, nghĩa là thái độ sẽ dẫn đến hành
vi và hành vi là kết quả của thái độ.

Thái độ ngôn ngữ được phân biệt với thái độ nói chung ở chỗ nó hướng tới ngôn ngữ. Thái độ ngôn
ngữ có thể giải đáp những vấn đề chẳng hạn như: các biến thể của một ngôn ngữ nào đó là phong
phú hay nghèo nàn? dễ nghe hay khó nghe? chuẩn mực hay không chuẩn mực? ...; hoặc xem xét
thái độ đối với người nói một ngôn ngữ hay phương ngữ nào đó; hay cũng có khi là thái độ hướng
tới người nói những biến thể ngôn ngữ trong hành chức. Việc hình thành thái độ ngôn ngữ cũng
chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội như tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, nghề nghiệp...

You might also like