Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHƯƠNG PHÁP NÓI TO SUY NGHĨ (THINK – ALOUD)

1. Khái niệm
Phương pháp nói to suy nghĩ (think aloud) là cách thức nói to suy nghĩ trong quá
trình tư duy khi thực hiện một kĩ năng nào đó để người học có thể quan sát quá trình
tư duy và học theo, từ đó hình thành được kĩ năng cần học.
Phương pháp nói to suy nghĩ khác với phương pháp thuyết trình – diễn giảng. Nếu
phương pháp thuyết trình – diễn giảng chủ yếu trình bày những kết quả sẵn có thì
phương pháp nói to suy nghĩ tập trung vào trình bày quá trình tư duy (những suy nghĩ
trong đầu, những cân nhắc, những chỉnh sửa, diễn giải,…) để đạt được kết quả đó.
Ví dụ: Theo chương trình giáo dục 2006, khi đọc hiểu văn bản, GV chủ yếu thuyết
trình – diễn gỉang những kết quả đã đọc sẵn (như là phân tích nhân vật, ý nghĩ chi tiết,
phân tích đoạn thơ,…) mà ít chú trọng, nhấn mạnh đến cách thức tư duy để ra được
những kết quả đọc đó. Hệ quả là HS chỉ biết từng tác phẩm cụ thể, chấp nhận những
kết quả đọc sẵn có được từ GV đưa ra mà không nắm được kĩ năng đọc, chiến thuật
đọc để tự đọc văn bản có độ khó tương tự.
2. Cách tiến hành
Phương pháp nói to suy nghĩ là phương pháp chủ chốt để dạy kĩ năng đọc, viết, nói
và nghe; để người học có thể quan sát tiến trình tư duy khi thực hiện kĩ năng đọc, viết
nói nghe, từ đó học theo cách tư duy, cách suy nghĩ để hình thành được các kĩ năng
ấy.
Đối với giờ dạy Ngữ Văn theo chương trình mới, lớp học là một cộng đồng học
thuật mà trong đó giáo viên là một người có kinh nghiệm hơn về đọc, viết, nói và
nghe, có thể hỗ trợ, dẫn dắt, hướng dẫn người học để giúp hình thành các kĩ năng ấy.
Chính vì vật, phương pháp nói to suy nghĩ là một lựa chọn tốt để giáo viên làm mẫu
các kĩ năng cần dạy, giúp cho việc học được trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn.
Trong thực tế, GV sẽ thực hiện phương pháp nói to suy nghĩ kết hợp với phương
pháp làm mẫu. Gồm 6 bước:
Bước 1: Thông báo kĩ năng mà GV sẽ làm mẫu để HS chuẩn bị, chủ động trong quá
trình theo dõi. Thuyết minh ngắn gọn cách thực hiện kĩ năng sẽ làm mẫu.
Bước 2: GV vừa làm mẫu kĩ năng cần dạy vừa nói to những suy nghĩ trong đầu trong
quá trình thực hiện kĩ năng đó.
Bước 3: GV mời HS nhận xét, khái quát những lưu ý về kĩ năng vừa được làm mẫu
kết hợp với nói to suy nghĩ, từ đó rút kinh nghiệm khi thực hiện kĩ năng.
Bước 4: GV cho HS thực hành kĩ năng cần đạt dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 5: GV cho HS đánh giá, rút kinh nghiệm về kĩ năng vừa thực hành.
Bước 6: GV cho HS tự thực hiện kĩ năng trong các nhiệm vụ khác để vận dụng, mở
rộng, củng cố kĩ năng cần đạt.
3. Định hướng sử dụng
Có thể sử dụng phương pháp nói to suy nghĩ để làm mẫu kĩ năng đọc, kĩ năng viết,
kĩ năng nói và nghe.
Với kĩ năng đọc, giáo viên có thể sử dụng phương pháp nói to suy nghĩ để hướng
dẫn học sinh thực hiện kĩ năng đọc ở giai đoạn trong khi đọc. Thông qua phương pháp
nói to suy nghĩ, học sinh hiểu được các cách thức tư duy để thực hiện từng kĩ năng cụ
thể như dự đoán, suy luận, hình dung, theo dõi,… và học để làm theo. Nhờ phương
pháp nói to suy nghĩ, quá trình đọc được làm chậm lại qua từng bước tư duy, nhờ đó
người học có thể dễ dàng hình dung về cách thức thực hiện kĩ năng đọc cũng như học
cách tự kiểm soát tiến tình đọc của bản thân. Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp
nói to suy nghĩ để hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình viết. Như vậy, phương pháp
nói to suy nghĩ không chỉ sử dụng để làm mẫu quá trình viết, mà còn có thể sử dụng
để làm mẫu các bước chuẩn bị viết; tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh
nghiệm.
Giáo viên cũng có thể thực hiện phương pháp nói to suy nghĩ để làm mẫu kĩ năng
nói và nghe. Chẳng hạn nói to suy nghĩ cách thức tư duy để lựa chọn cách mở đầu bài
nói ấn tượng, lôi cuốn được người nghe. Hoặc dùng nói to suy nghĩ để làm mẫu kĩ
năng nghe và ghi chép.
4. Ưu điểm – hạn chế
a. Ưu điểm
 Ưu điểm của kĩ thuật này nằm ở chỗ nó cụ thể hóa, trực quan hóa những quá
trình bên trong thầm kín, riêng tư của người đọc để biểu lộ ra bên ngoài giúp
cho việc quan sát của chính học sinh, giúp giáo viên đánh giá, xem xét phản
ứng ngược trong quá trình đọc hiểu, từ đó mà điều khiển, điều chỉnh, định
hướng việc dạy học.
 Mặt khác, với tư cách là một hoạt động được giáo viên lập kế hoạch nhằm đạt
mục tiêu bài dạy, kĩ thuật này sẽ khiến cho học sinh thực sự hoạt động với tâm
thế chủ động, tránh tình trạng “ăn không ngồi rồi”, lĩnh hội sẵn sự phân tích,
đánh giá, thẩm bình từ ý kiến của thầy cô giáo hoặc sách vở liên quan
 Tạo cơ hội cho bạn đọc nói to lên bất cứ cái gì họ đang tư duy hoặc cảm nhận
về văn bản khi đọc. Nhờ đó, học sinh hình dung ra được “hình mẫu” của một
độc giả đích thực. Cũng nhờ đó mà giáo viên có thể xác định học sinh đó có
làm việc hay không.
 Giáo viên sử dụng chiến thuật này trước hết là để giúp học sinh đọc hiểu văn
bản hiện thời
 Với kĩ thuật này thì bạn đọc học sinh sẽ được trải nghiệm rất nhiều cấp độ đọc
hiểu cùng một lúc. Từ đó tái hiện, đọc giải thích, đọc sáng tạo cho đến đọc
đánh giá hay đọc nghiên cứu, đọc suy ngẫm liên tưởng.
 Cung cấp dữ liệu định tính và có thể áp dụng cho ít nhất một đối tượng.
b. Hạn chế
 Mất nhiều thời gian vì giáo viên phải đọc mẫu mới đảm bảo tất cả học sinh
cùng sản xuất được cuốn phim của riêng mình. Thời gian thực hiện kĩ thuật
think-aloud sẽ chiếm đến 2/3 tiết học nên giáo viên cần phải cân nhắc lựa chọn
văn bản thực hiện và cân đối với toàn giáo án để đảm bảo mục tiêu của bài.
 Đây là một thao tác rất quan trọng, nếu không chú ý sẽ làm cho hoạt động đọc
hiểu trở nên tản mản, vụ vặt, thiếu tập trung.
 Một nhược điểm rõ ràng của việc suy nghĩ thành tiếng là nó có thể cản trở
nhiệm vụ chính mà đối tượng phải thực hiện và các nhiệm vụ có thể được tự
động hóa đến mức không thể truy cập được để suy nghĩ thành tiếng nữa.
 Ngoài ra, nó dựa vào những suy nghĩ và ấn tượng diễn đạt bằng lời nói của mọi
người, hơn là các thước đo khách quan.
5. Ví dụ
Ví dụ minh họa thực hành Viết
Lớp dạy: lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Phần: Viết
Thể loại: Thơ
Ngữ liệu chọn: Hoa bìm (Nguyễn Đức Mậu)
Hoạt động sử dụng phương pháp: Hoạt động thực hành viết nói to suy nghĩ (think-
aloud)
Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Viết được đoạn văn biểu cảm nêu cảm xúc
về một bài thơ lục bát.
Lí do lựa chọn sử dụng phương pháp nói to suy nghĩ.
+ Nhiệm vụ học tập: Đây là hoạt động thực hành, có tính chất tổng hợp; HS phải triển
khai bài văn theo từng bước trong tiến trình viết.
+ Thời gian: Linh hoạt; HS có thể làm ở lớp hoặc ở nhà.
Cách thức tổ chức hoạt động: Sử dụng phương pháp dạy viết dựa trên nói to suy nghĩ.
Chuẩn bị trước khi viết
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung dạy viết
Bước 2: Chuẩn bị
GV xác định đề bài để hướng dẫn HS thực hành viết theo phương pháp nói to suy
nghĩ: Em hãy đọc bài thơ Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu, từ đó viết một đoạn
văn nêu cảm xúc của bản thân về bài thơ.
“Các em nên biết rằng việc xác định đề tài, mục đích và người viết sẽ giúp cho bài
viết được thuyết phục hơn. Với đề bài “Em hãy đọc bài thơ Hoa bìm của tác giả
Nguyễn Đức Mậu, từ đó viết một đoạn văn nêu cảm xúc của bản thân về bài thơ”, bài
viết của em sẽ hay hơn nếu bài viết thể hiện được sự am hiểu về thể loại thơ lục bát
cũng như lột tả sâu sắc của bản thân đối với tác phẩm, bên cạnh đó cũng đảm bảo
được yêu cầu về hình thức cũng như dung lượng của đoạn văn. Về mục đích viết, các
em nên biết rằng đây là bài viết nêu lên cảm xúc, mục đích viết nhằm thể hiện, truyền
tải cảm xúc suy nghĩ của mình.
Người đọc mà thầy (cô) muốn hướng đến là những người muốn tìm hiểu thêm về thơ,
cụ thể là thể thơ lục bát góp phần giúp họ hiểu hơn về vấn đề được đề cập. Chính vì
thế, thầy (cô) chọn cách viết diễn dịch để trình bày vấn đề.”
Để hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết, GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi như
sau:
1. Văn bản này được viết nhằm mục đích gì?
2. Người đọc có thể là ai?
3. Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
4. Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
Bước 3: Tìm ý và lập dàn ý
Để hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý, GV yêu cầu HS hoàn thành các nhiệm vụ như
sau:
1. Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ
và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
2. Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp
tu từ mà tác giả đã sử dụng.
3. Xác định chủ đề của bài thơ.
4. Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
5. Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
6. Sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn.
Trong quá trình viết: Viết đoạn
Viết đoạn văn cũng cần đảm bảo ba phần như một bài văn, đoạn văn gồm: mở
đoạn có câu chủ đề, thân đoạn trình bày chi tiết cảm xúc về bài thơ lục bát, kết đoạn
khẳng định lại nội dung chính của đoạn.
- Mở đoạn có câu chủ đề: các em cần phải nắm rõ khái niệm câu chủ đề: Câu chủ
đề là câu văn bao quát nhất, thể hiện ý nghĩa rộng nhất, mang tính chi phối toàn
đoạn.
- Thân bài cần trình bày chi tiết cảm xúc: các em nêu rõ đó là những cảm xúc
nào? Cảm xúc đó được thể hiện cụ thể ra sao? Yếu tố nào của bài thơ tạo nên
trong em cảm xúc ấy.
- Kết đoạn: các em cần đưa ra những câu văn mang tính khái quát lại vấn đề.
Khẳng định ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Sau quá trình viết: Đánh giá
Trình bày sản phẩm học tập và đánh giá: Dựa trên phản hồi của các HS và câu
hỏi hướng dẫn kiểm tra bài viết, GV đánh giá kết quả bài làm của HS và hướng dẫn
HS những gì cần điều chỉnh, bổ sung.
Như vậy, thông qua việc sử dụng phương pháp dạy viết nói to suy nghĩ, GV tổ
chức hoạt động để HS chủ động tham gia vào từng bước trong quy trình viết, qua đó
phát triển năng lực viết đoạn văn nêu cảm xúc của bản thân về một bài thơ lục bát.

BẢNG KIỂM ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC


VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
CÁC PHẦN
CỦA NỘI DUNG KIỂM TRA ĐẠT /
ĐOẠN VĂN CHƯA ĐẠT
Mở đoạn bằng chữ viết hoa, lùi vào đầu dòng.
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình
Mở đoạn về bài thơ.
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu
có) và cảm xúc khái quát về bài thơ
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự
Thân đoạn hợp lý bằng một số câu.
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc
trong bài thơ
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ
Kết đoạn với bản thân.
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
Ví dụ minh họa thực hành Nói và nghe
Lớp dạy: lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Phần: Nói và nghe
Kiểu Văn bản: Văn bản thơ (Văn bản văn học)
Ngữ liệu chọn: Tác phẩm “Hoa bìm” (Nguyễn Đức Mậu)
Họat động sử dụng phương pháp: Nói to suy nghĩ (think – aloud)
Mục tiêu hoạt động: hướng đến YCCSS: Biết trình bày cảm xúc về một bài thơ lục
bát có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ.
Lí do sử dụng phương pháp nói to suy nghĩ
+ Nhiệm vụ học tập phù hợp: Đây là hoạt động được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị
trước khi nói. Trong hoạt động này, HS củng cố kiến thức về phương tiện phi ngôn
ngữ và việc sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong một văn bản văn học.
Như vậy, bài thơ lục bát Hoa bìm (HS đã đọc) được xem như văn bản mẫu mà từ đó,
cùng với các câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu của GV, HS vừa nhớ lại những kiến
thức liên quan.
Trước khi nói các em cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài nói nhằm mục đích gì?
2. Người nghe có thể là ai?
3. Đề tài bài nói là gì?
4. Em dự định nói trong thời gian bao lâu.
Thời gian học tập phù hợp: Thời gian dành cho hoạt động này là 15 phút.
Phù hợp để HS xem lại văn bản đã làm ở phần viết, khi trình bày yêu cầu trình bày rõ
ràng, có kết hợp với ngôn ngữ hình thể.
Tổ chức hoạt động
+ GV sử dụng phương pháp dạy học nói to suy nghĩ với dạy học hợp tác.
+ Chuẩn bị:
Bước 1: GV phổ biến những công việc cần thực hiện trong quá trình nói và nghe
(Đối với người nói: trình bày những điểm chính của vấn đề, nói to rõ. Đối với người
nghe: lắng nghe tích cực, quan sát cách bạn trình bày về phong thái cũng như ngôn
ngữ hình thể,... tốc kí lại từ khóa để nhận xét đánh giá)
Bước 2: GV đưa ra ví dụ, thực hành mẫu.
Bước 3: GV mời học sinh trình bày nói.
Dùng bảng kiểm dưới đây để đánh giá phần trình bày của người nói với tư cách là
người nghe, và tự đánh giá mình với tư cách là người nói.
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG CHIA SẺ CẢM XÚC
VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
NỘI DUNG KIỂM TRA ĐẠT /
CHƯA ĐẠT
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu nội dung và kết thúc
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ.
Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của
người nói.
Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói
phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói.

Sau khi nói


Sau khi lắng nghe, quan sát bạn trình bày thì những HS còn lại đưa ra ý kiến, nhận
xét, góp ý của mình thông qua những điều đã ghi chép lại được trong quá trình lắng
nghe. Các HS rút kinh nghiệm cho những nhiệm vụ lần sau.

You might also like