H N Trương Ba

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ
B1:
1.1. Tác giả
- Nghệ sĩ ĐA TÀI.
- Thành công và nổi tiếng với KỊCH – nhà soạn kịch TÀI NĂNG NHẤT của VHVN hiện
đại.
- Trong trang viết của LQV, ông luôn TRĂN TRỞ VỀ CUỘC ĐỜI.
1.2. Tác phẩm
a, Vở kịch “HTB, da hàng thịt”.
*HCST:
- ST 1981, nhưng mãi đến năm 1984 mới được công chiếu.
* Nguồn gốc: Dựa trên cốt truyện dân gian. Nhưng, LQV đã có sự sáng tạo của riêng
mình: Khi câu chuyện khép lại là lúc những mâu thuẫn, xung đột của vở kịch được bắt
đầu.
* Nội dung: Qua cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác, LQV đã đề cập đến khát khao
mang tính nhân sinh: ĐƯỢC SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH và HƯỚNG TỚI SỰ TOÀN
VẸN, HẠNH PHÚC.
b, Đoạn trích:
-Vị trí: Cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
- Nội dung: Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác được đẩy lên đỉnh điểm, đòi hỏi phải giải
quyết. Cuối cùng, HTB chọn cái chết để được sống là chính mình.
B2: (Theo 3 đề mục ở bước 3)
B3: Phân tích
1. Màn đối thoại giữa hồn và xác (Quan trọng)
1.1. Lời độc thoại của HTB:
- Hoàn cảnh của HTB:
+ Sống nhờ xác hàng thịt
+ Phải chịu bao phiền toái từ việc sống nhờ
+ Chứng kiến sự thay đổi của bản thân theo chiều hướng xấu đi.
+ Người thân muộn phiền, trách móc và quay lưng.
- Tâm trạng, cảm xúc của HTB.
+ Tất cả các câu trong lời độc thoại đều là CÂU CẢM THÁN => cảm xúc, tâm trạng dồn
nén.
+ Sử dụng những TÍNH TỪ để diễn tả tâm trang: Chán, sợ =>HTB đã chán cái thân thể
thô lỗ, kềnh càng của xác hàng thịt và thậm chí còn sợ nó bởi chính nó đã lấn át và làm
linh hồn cao khiết, sạch sẽ của TB thay đổi.
- Mong muốn của HTB:
+ Rời xa thể xác của hàng thịt
+ Muốn có hình thù riêng
+ Muốn tách khỏi thân xác hàng thịt dù chỉ một lát.
=>Mong muốn cháy bỏng, mãnh liệt của linh hồn để được tự do, được thoát khỏi thân xác.
*Nhận xét: Chỉ một lời độc thoại, ta thấy được HOÀN CẢNH ÉO LE, BẾ TẮC của HTB.
Những cảm xúc và mong muốn của HTB là chính đáng nhưng khó có thể thực hiện.
1.2. Lời đối thoại giữa hồn và xác.
(B3: GỒM 3 Ý a,b,c)
a, Quan điểm ĐỀ CAO LINH HỒN THUẦN TÚY, TRONG SẠCH.
*Ca ngợi linh hồn.
- Quan điểm này có trong những lời thoại của HTB:
“Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”
-Phân tích:
+ Lời thoại DUY NHẤT KHẲNG ĐỊNH VẺ ĐẸP TÂM HỒN (1/12 lời thoại của HTB ca
ngợi vẻ đẹp linh hồn)
+ Không thể đưa ra một minh chứng nào để khẳng định cho vẻ đẹp của linh hồn.
+ Không có bất cứ lí lẽ nào để bảo vệ cho ý kiến của mình.
=>Không có một điều gì để làm minh chứng, cơ sở, căn cứ để ca ngợi sức mạnh vẻ đẹp
của linh hồn bởi lẽ: LINH HỒN LÀ THỨ VÔ HÌNH CHỈ CÓ THỂ CẢM NHẬN.
=>Trong cuộc tranh cãi giữa linh hồn và thể xác mà HTB không thể đưa ra dẫn chứng cho
quan điểm của mình. Điều đó dễ dẫn đến sự THẤT BẠI trong cuộc đối thoại với thể xác.
=> Linh hồn không bao giờ có thể tồn tại độc lập, KHÔNG CÓ ĐỜI SỐNG RIÊNG, bắt
buộc nó phải sống nhờ thể xác nên không thể cãi lí.
*Phê phán thể xác:
- Thể xác không có tiếng nói, chỉ là XÁC THỊT ÂM U, ĐUI MÙ…
- Thể xác là cái vỏ bên ngoài, KHÔNG CÓ Ý NGHĨA, TƯ TƯỞNG, CẢM XÚC.
- Thể xác chỉ có những HAM MUỐN THẤP KÉM như con thú: thèm ăn ngon, thèm rượu
thịt…
=>Phê phán xác thịt, coi thường xác thịt với những ham muốn tầm thường, thấp kém.
b, Quan điểm ĐỀ CAO SỨC MẠNH CỦA THỂ XÁC.
- Lời thoại của xác hàng thịt.
- Phân tích:
*ĐỀ CAO THỂ XÁC
+ Linh hồn luôn MỜ NHẠT và KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI THỂ XÁC.
=> Lí lẽ đầu tiên mà XHT đưa ra dường như là sự thật, là chân lí. Bởi không có linh hồn
nào thoát ra khỏi thể xác, trừ khi ta chết đi, không tồn tại. Tiếng nói của linh hồn luôn MỜ
NHẠT so với thể xác.
+ Tiếng nói của thể xác luôn lấn lát linh hồn, dù là tiếng nói âm u, đui mù.
=>Thể xác có hai thứ tiếng nói: hoặc là cao khiết trong sạch, hoặc là âm u đui mù. Nhưng
thường, tiếng nói âm u, đui mù sẽ nhiều hơn và luôn có sức mạnh khủng khiếp như ma lực
thúc đẩy, dẫn dụ con người.
(Liên hệ: rất nhiều những thói hư, tật xấu của thể xác lên tiếng và thôi thúc con người –
rượu, bia, thuốc, ăn nhiều, ngủ nhiều…Truyện ngắn: Đói – Thạch Lam)
+ Thể xác là chiếc BÌNH CHỨA và giúp THỎA MÃN MONG MUỐN của linh hồn:
Không có thể xác linh hồn bơ vơ; Ko có thể xác ko thể nhìn, làm, ko thể ở bên những thân
yêu…
=>Linh hồn luôn có vô vàn những mong muốn, khát khao, nhưng nếu không có thể xác,
linh hồn sẽ không thể thực hiện bất cứ ước mong nào. Không chỉ cần một thể xác mà ai
cũng mong muốn có một thể xác khỏe mạnh, toàn vẹn để có thể làm những điều mình
muốn.
Liên hệ: Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Nhĩ – trẻ đặt chân đi đó đây, đến
khi bị liệt, nằm trên giường, nhìn thấy bãi bồi bên kia sông đẹp vô cùng nhưng không thể
đặt chân sang đó, dù cách một con sông.
+ Khẳng định những NHU CẦU CỦA THỂ XÁC LÀ CHÍNH ĐÁNG: Mỗi bữa muốn ăn
tám, chín bát cơm có gì là sai. Chỉ có cái sai là con người BỎ BÊ THÂN XÁC KHỔ SỞ
NHẾCH NHÁC.
=>Ở một góc độ nào đó ta cũng nhận ra những lí lẽ của xác hàng thịt hoàn toàn có căn cứ.
Nhu cầu được sống là chính đáng, nhu cầu ăn để sống là tất yếu của mỗi con người. Sẽ
không có một linh hồn vĩ đại nào trú ngụ trong một thân xác nhếch nhác, khổ sở và yếu ớt.
=>Có những nhu cầu, mong muốn của thể xác LÀ SAI TRÁI, THẤP KÉM, TẦM
THƯỜNG nhưng có ma lực sai khiến linh hồn.
+ Thể xác luôn biết VUỐT VE, CHIỀU CHUỘNG linh hồn, biết CẢM THÔNG với
những trò chơi của tâm hồn và tính sĩ diện, tự ái của tâm hồn. Khi CÓ MỘT MÌNH linh
hồn có thể nghĩ đến sự cao khiết của mình.
=>Thực tế trong guồng quay cuộc sống, sức mạnh của thể xác thường lấn át, mạnh mẽ hơn
linh hồn nên những mong muốn, suy nghĩ của linh hồn thường bị lấn át. Còn khi con người
có một mình, tự đối diện với chính mình, lắng lòng để suy nghĩ, chiêm nghiệm mới có thể
nhận ra được đâu là đúng sai, phải trái. Đôi khi nghĩ được mà không thể làm được, hiểu
được mà không thể thực hiện bởi sức mạnh ghê gớm và sự thôi thúc mù quáng của thể xác.
*PHÊ PHÁN LINH HỒN.
- Tâm hồn có tính TỰ ÁI
- Tâm hồn là thứ lắm SĨ DIỆN
=>Tâm hồn luôn cho mình vị trí thanh cao và sự trong sạch nên dễ thấy tổn thương. Tiếng
nói để bảo vệ tâm hồn luôn thôi thúc con người hành động để che giấu khuyết điểm và sự
kém cỏi của mình.
c, Cuộc ĐẤU TRANH và sự HÒA HỢP giữa linh hồn và thể xác.
* SỰ ĐẤU TRANH
- Thể hiện qua MÂU THUẪN giữa lời thoại của linh hồn và thể xác:
+ Linh hồn: ca ngợi nó và phê phán, coi thường thể xác
+ Thể xác: đề cao sức mạnh của mình và cười nhạo linh hồn
*SỰ HÒA HỢP – KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
+ Linh hồn phải tồn tại nhờ thể xác mà còn nhận có đời sống riêng trong sạch.
=> Mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.
+ Nhờ thể xác linh hồn có thể làm lụng, cuốc xới và cảm nhận thế giới xung quanh.
=> Thể xác giúp linh hồn thực hiện những khát khao, mong muốn.
d, Nhận xét màn đối thoại (B4: khái quát nội dung)
Thông qua màn đối thoại giữa linh hồn và thể xác ta rút ra nhiều BÀI HỌC NHÂN
SINH.
@Thể xác đại diện cho: Hình thức, vẻ bề ngoài, những ham muốn tầm thường…
@Linh hồn đại diện cho: Nội dung, cái bên trong, những khát vọng thanh cao, đẹp đẽ…
*NHẬN RA NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM PHỔ BIẾN!
- Có những người sống chỉ đề cao LINH HỒN hoặc chỉ đề cao THỂ XÁC đều sai. Vì
không có một con người nào có thể sống chỉ dựa vào thể xác hoặc linh hồn:
+ Nếu quá đề cao linh hồn mà coi nhẹ thể xác, bỏ bê thân thể yếu ớt, khổ sở thì sẽ không
thể theo đuổi bất cứ một mục đích sống nào dù là nhỏ nhất: bởi có sức khỏe mới có tất cả.
+ Nếu quá đề cao thể xác mà không biết cách chăm chút, làm giàu cho linh hồn sẽ trở
thành những con người vô dụng, làm việc gì cũng khó khăn. Con người không chỉ cần một
thể xác khỏe mạnh mà còn cần một tâm hồn nhân ái, một trí tuệ uyên thông. Có như vậy,
cuộc đời mới thật sự có ý nghĩa.
*AI CŨNG MANG TRONG MÌNH CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN
NHƯỢNG – ĐẤU TRANH VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH.
- Thể xác và linh hồn luôn diễn ra cuộc đấu tranh ngấm ngầm. Thông thường, kẻ chiến
thắng chính là thể xác. Tiếng nói ấy là âm u, đui mù nhưng có sức mạnh ghê gớm.
- Thể xác luôn có những lí lẽ, biết cách vuốt ve để linh hồn phải khoan nhượng, đầu hàng
và dễ nhiễm thói hư tật xấu.
- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình vì thế người chiến thắng vinh quang nhất là
người chiến thắng CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.
*CÁI NHÌN VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
- Có rất nhiều nguồn căn của khổ đau nhưng KHỔ ĐAU HƠN CẢ là khi phải sống BÊN
TRONG MỘT ĐẰNG BÊN NGOÀI MỘT NẺO. Khi ta không được sống là chính mình.
Khi ta phải sống nhờ, sống dựa, sống phụ thuộc vào người khác. (Mâu thuẫn linh hồn ><
thể xác).
- Hạnh phúc là khi ta tìm được tiếng nói hòa hợp giữa thể xác và linh hồn, khi ta ĐƯỢC
SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH. Ta biết chăm chút cả thể xác và linh hồn, ta tìm được tiếng nói
chung giữa hai bản thể ấy. (Tiếng nói hòa hợp giữa linh hồn và thể xác).
*Ý NGHĨA NHÂN SINH:
- Hồn và Xác là những ẩn dụ nghệ thuật lớn, và cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là một
tình huống kịch đặc sắc, tô đậm bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, sự thiếu
hài hòa, không thống nhất trên các phương diện: linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần,
nội dung và hình thức, bản năng và lý tưởng, cao cả và tầm thường ... ở mỗi con người.
- Qua màn đối thoại giữa hồn – xác, ta nhận ra rằng: trong mỗi con người luôn có cuộc
ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG giữa linh hồn và thể xác.
- Chỉ khi tìm được TIẾNG NÓI CHUNG GIỮA THỂ XÁC VÀ LINH HỒN thì con người
mới có thể sống BÌNH AN, HẠNH PHÚC.
e, Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại: (B5: Khái quát nghệ thuật)
- Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột giữa cái
phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác. Đây
cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.
- Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu
tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài
và hành động bên trong.
- Ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang,
phù hợp với tính cách nhân vật.
- Lời thoại kịch có dung lượng dài ngắn khác nhau để thể hiện dụng ý nghệ thuật: XHT có
lời thoại dài – thắng thế, HTB có lời thoại ngắn – Yếu thế.
2. Màn đối thoại giữa hồn TB và người thân. (Ít quan trọng hơn)
a, HTB với vợ - NGƯỜI THƯƠNG YÊU NHẤT
* Đây là người ĐẦU TIÊN hồn tìm đến trò chuyện.
=> Vợ là người THẤU HIỂU, YÊU THƯƠNG và sẵn sàng SẺ CHIA.
=> Tìm đến vợ để tìm kiếm niềm tin và sự an ủi.
*Nội dung cuộc đối thoại:
- Vợ TB:
+ Trách TB không biết quan tâm đến ai, ngay cả cu Tị ốm thập tử nhất sinh TB cũng ko
biết.
+ Muốn bỏ nhà đi dù chưa biết đi đâu: phải đi cấy thuê làm mướn cũng được.
+ Nhường TB cho vợ hàng thịt để TB được thảnh thơi
+ Thông báo việc con trai sẽ bán khu vườn để có vốn mở hàng thịt, giờ TB chưa đồng ý
nhưng rồi TB sẽ nghe thôi.
+ Không thể giúp gì được TB nên bỏ đi để TB được sung sướng
=> Nhận thấy sự THAY ĐỔI quá lớn của TB từ tính cách đến tâm hồn: Trước kia TB vốn
yêu thương vợ con và quan tâm mọi người thì giờ đây thờ ơ vô cảm.
=> Không muốn sống trong cảnh “chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai” nên sẽ nhường
TB cho vợ hàng thịt
=> Chán cs bế tắc của gia đình nên muốn bỏ đi.
=> Qua lời nói của vợ TB ta thấy sự thay đổi của TB và nỗi đau đớn, bế tắc của vợ TB. Đó
là bi kịch đầu tiên khi TB tìm về với người thân.
*HTB:
- Trước những lời nói của vợ mình, TB chỉ có thể thốt lên những câu hỏi, những lời cảm
thán và không có cách nào thanh minh biện bạch cho mình vì đó là sự thật.
=>Sự bế tắc của HTB. Báo hiệu những rạn nứt, tan vỡ của gia đình.
b, HTB với cháu gái –NGƯỜI TRONG SÁNG NHẤT
*Lí do của màn đối thoại này:
- Quan niệm dân gian “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”.
=> Trẻ con luôn ngây thơ và không che giấu cảm xúc.
=> Trẻ con luôn bộc lộ quan điểm yêu ghét rạch ròi.
=> Cháu gái sẽ có cái nhìn chân thực nhất, đánh giá khách quan nhất về nhân vật HTB.
*Nội dung lời thoại:
- Cái Gái:
+ Khẳng định ông nội tôi đã chết.
+ Ông nội tôi mà hiện về sẽ bóp cổ ông
+ Cấm ông không được dộng vào cây cối trong vườn: ông đã làm gãy cả chồi non, giẫm
nát cả cây sâm quý, ông nội tôi không phũ phàng như ông
+ Chữa diều cho cu Tị thì gãy cả nan
+ Ông xấu, ác! Và kiên quyết đuổi TB cút đi.
=> Trong mắt cái Gái, ông nội TB của nó đã chết vì đơn giản hồn TB trong xác hàng thịt
giờ đây không chỉ thay đổi về NGOẠI HÌNH mà còn thay đổi cả TÍNH CÁCH và sự
KHÉO LÉO.
=> TB hiện tại trong cái Gái vừa XẤU + ÁC.
=> Nó kiên quyết không chấp nhận.
*HTB:
- Cố gắng giải thích cho cái Gái hiểu
- Cũng chỉ biết nín lặng trước lời nói của cháu.
=> Bi kịch thứ 2 của HTB khi nhận ra một sự thật cay đắng qua cuộc đối thoại với cháu
gái: khi ở trong xác hàng thịt không ai còn nhận ra TB nữa = SỰ THAY ĐỔI HOÀN
TOÀN.
c, HTB với con dâu – NGƯỜI HIỂU CHUYỆN NHẤT
*Lí do:
-Con dâu là người duy nhất HIỂU CHUYỆN và CẢM THÔNG cho HTB.
=> Người duy nhất còn lại HTB có thể tìm đến để an ủi.
*Nội dung cuộc đối thoại:
- Con dâu:
+ Giải thích hành động của cháu gái và an ủi HTB.
+ THƯƠNG + HIỂU cho HTB hơn cả xưa vì biết HTB bây giờ cũng khổ tâm lắm.
+ Phản bác lại quan điểm của HTB: Vẻ bề ngoài ko đáng kể, chỉ có cái bên trong. Nhưng
sự thật thì HTB đã thay đổi quá đến nỗi KHÔNG NHẬN RA THẦY. Muốn tìm lại TB
ngày xưa HIỀN HẬU, TỐT LÀNH, VUI VẺ.
+ Nói ra sự thật đau lòng: U buồn hơn ngày chôn xác thầy xuống đất, nhà ta như tan hoang
cả ra.
-HTB:
+ Tự biết mình đã làm khổ vợ con, cháu chắt
+ Đau đớn khi biết sự thật
=>HTB gần như TUYỆT VỌNG vì tất cả những người thân yêu trong gia đình đã quay
lưng, ngoảnh mặt
=> Cũng nhận ra NỖI ĐAU: Ông cố sống lại vì người thân nhưng lại làm cho người thân
đau khổ hơn cả khi chết đi.
=> BI KỊCH mà HTB gặp phải là cố gắng vì gia đình thì lại làm gia đình tan hoang.
*Nhận xét chung:
=> Tuy mỗi người trong gia đình có ý nghĩ khác nhau nhưng đều có điểm chung là Trương
Ba đã thay đổi.
=> HTB đã rơi vào TẤN BI KỊCH đòi hỏi cần được giải quyết: Ngay cả những người thân
yêu nhất trong gia đình cũng không thể chấp nhận được sự THAY ĐỔI của TB, muốn tìm
một TB như xưa hoặc là coi như TB đã chết.
3. Màn đối thoại giữa HTB và ĐẾ THÍCH (QUAN TRỌNG)
a, Hoàn cảnh của màn đối thoại:
- Khi HTB không tìm ra cách giải quyết với XHT.
- Khi HTB không nhận được sự an ủi, chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đình.
=> HTB rơi vào BẾ TẮC, TUYỆT VỌNG và rối bởi trong MÂU THUẪN GAY GẮT
VỚI xác hàng thịt.
=> Chính lúc này MÂU THUẪN KỊCH ĐÃ BỊ ĐẨY LÊN ĐỈNH ĐIỂM. Đòi hỏi phải
được giải quyết.
=> Bản thân HTB không tự giải thoát được mình, người thân cũng bất lực nhìn TB thay
đổi. Chỉ còn trông nhờ vào Đế Thích.
b, Màn đối thoại với ĐT.
*Những phiền toái khi HTB sống nhờ xác hàng thịt.
- Phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Sống không được toàn vẹn, được là
chính mình.
+ Nói về con người + tính cách của TB trước khi chưa trú nhờ thân xác hàng thịt (15-20
dòng)
+ Nói về sự thay đổi con người + tính cách của TB khi phải mượn xác hàng thịt (15-20
dòng)
=>Nhiễm nhiều thói hư, tật xấu.
=> Sự đổi thay của TB không chỉ khiến bản thân TB buồn mà người thân yêu cũng đau
khổ và chịu bao nhiêu phiền toái.
- Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã khổ rồi lại còn mượn thân xác của người khác để
sống nhờ.
=> HTB hoàn toàn MẤT QUYỀN TỰ CHỦ, không có khả năng kiểm soát chính bản thân
mình.
=> Mỗi con người chỉ sống duy nhất 1 lần trên đời – phải sống nhờ, sống dựa thì SỐNG
MÀ NHƯ KHÔNG SỐNG.
*Mong muốn của HTB:
@ Trả lại thân xác cho hàng thịt.
- Xin cho hàng thịt sống lại để trở về với vợ hàng thịt.
=>HTB là người sẵn sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình để mang lại điều tốt đẹp.
=> Biết cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
=> TB thật sự khao khát được là chính mình – dù cho phải chết.
@Mong muốn cho cu Tị sống lại.
- Hoàn cảnh của cu Tị:
+ Thằng bé mới 10 tuổi, còn quá trẻ, cuộc đời còn quá dài.
+ Chị Lụa có mỗi mình cu Tị là con.
+ Thằng bé rất ngoan ngoãn, lễ phép, hiền lành.
- Cái chết của cu Tị:
+ Cái chết oan ức: Theo lời ĐT, thằng bé chết có thể do Nam Tào – Bắc Đẩu tắc trách,
gạch nhầm; cũng có thể do bà Vương Hầu vì ghét trẻ con nên bắt nó phải chết.
+ Cái chết của cu Tị là sự lặp lại sai lầm dẫn đến cái của TB.
=> Chính sự ĐỒNG CẢNH => ĐỒNG CẢM. TB thật lòng mong muốn cu Tị được sống
lại.
=> Tấm lòng nhân hậu của TB một lần nữa được tỏa sáng.
- TB hình dung ra những phiền toái khi sống nhờ thân xác cu Tị.
+ Sự cách biệt tuổi tác: Điều ông già 60 tuổi thích >< thằng bé 10 tuổi không thích. Thứ
thằng bé 10 tuổi muốn làm >< ông già 60 tuổi không thể đáp ứng.
+ Những phi lí khi một già sống trong thân xác đứa trẻ: Chị Lụa không thể ôm ấp, vỗ về
đứa con của mình trong khi đó là một ông già.
+ Trương tuần, lí trưởng lại sách nhiễu.
+ Bạn bè cùng trang lứa đã chết, thì mình vẫn còn sống, không chơi với ai.
+ Cháu Gái sẽ nghĩ thế nào về ông nội…
=> Kiến quyết không nhập vào xác cu Tị.
=> Nhờ ĐT giúp mình việc cuối cùng là cho cu Tị sống lại, mang nó về cho chị Lụa.
*Quan điểm của TB về CÁI SAI và VIỆC SỬA SAI.
- Người đầu tiên phạm sai lầm: Nam Tào -Bắc Đẩu, do tắc trách gạch nhầm tên TB.
- Người gián tiếp sửa sai cho Nam Tào – Bắc Đẩu là Đế Thích.
- Người phải chịu vô số những hậu quả từ sự sai lầm ấy là TB, những người thân yêu trong
gia đình TB.
- Đế Thích tiếp tục muốn sửa sai lần thứ 2 giúp HTB từ việc nhập vào xác hàng thịt
chuyển sang sống nhờ xác cu Tị.
=> HTB khẳng định: CÓ NHỮNG CÁI SAI KHÔNG THỂ SỬA, CÀNG SỬA CÀNG
SAI.
=> Việc sửa sai chỉ có thể thay bằng những việc làm đúng.
=> 1 việc sai đôi khi phải đổi bằng 2,3 việc đúng (1 sai lầm khiến TB chết, phải sửa lại
bằng hai mạng sống cho xác hàng thịt và cu Tị). Nhưng TB thì mãi mãi không thể sống lại
được. Vì thế, tốt nhất là KHÔNG NÊN PHẠM SAI LẦM.
c, Ý nghĩa màn đối thoại (Bước 4: Khái quát nội dung)
*Bi kịch lớn nhất của con người khi “Phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo”.
- Linh hồn bên trong là của Trương Ba, còn thể xác bên ngoài là của hàng thịt. Nhờ vả đồ
đạc của người khác đã là việc không nên vậy mà phải sống nhờ thân xác của người khác
thì không thể chấp nhận. Sống như vậy còn KHỔ HƠN CẢ CÁI CHẾT.
- Cuộc sống chắp vá ấy không có ý nghĩa với ai cả, thậm chí gây đau khổ cho chính bản
thân và người thân. Chỉ có ích cho đám người trục lợi như lí trưởng, trương tuần.
* Ý nghĩa của lòng tốt. (Đã nói ở phần liên hệ với “Chiếc thuyền ngoài xa).
- Đế Thích đã giúp TB sống lại – đó là lòng tốt, nhưng TB sống như thế nào thì ĐT không
hề biết. Chính lòng tốt của ĐT đã đẩy TB vào nghịch cảnh éo le, bế tắc và cuối cùng phải
tìm đến cái chết.
=> Lòng tốt hời hợt không giúp ích được ai, thậm chí còn đẩy người ta vào cảnh trớ trêu,
bi kịch. Hãy đặt lòng tốt đúng người, đúng lúc, đúng chỗ. Chỉ có như vậy lòng tốt mới có
thể phát huy sức mạnh và ý nghĩa của nó.
* Thái độ cương quyết trong đấu tranh để tìm lại chính mình.
- HTB phải đứng trước sự CÁM DỖ KHỦNG KHIẾP = ĐƯỢC SỐNG. Với hai sự lựa
chọn: Sống trong xác hàng thịt, sống nhờ xác cu Tị. Nhưng cuối cùng, HTB vẫn lựa chọn
cái chết để trả lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tị.
- Đây là quá trình đấu tranh không hề dễ dàng của con người. Để đạt được khát khao,
mong muốn, để được sống là chính mình HTB đã phải đánh đổi sự sống, lựa chọn cái chết.
Đâu đó ta thấy vẻ đẹp cao khiết của linh hồn khi phải trả cái giá đắt nhất để ĐƯỢC LÀ
MÌNH TOÀN VẸN.
Liên hệ: Vở chèo “Quan âm Thị Kính”.
- Chúng ta luôn phải đấu tranh với NGHỊCH CẢNH để được sống là chính mình và chống
lại những thói hư tật xấu, những thứ dung tục để trở nên thanh cao.
*Thái độ sống nhân ái, vị tha.
- HTB biết cái chết của mình là sai lầm của Nam Tào – Bắc Đẩu nhưng TB chưa một lần
trách tội.
- HTB dù được Nam Tào – Bắc Đẩu sửa sai và sự hỗ trợ của ĐT để sống lại trong xác
hàng thịt, xác cu Tị nhưng TB không nỡ vì chính TB nhận thấy nỗi đau đớn, mất mát của
những gia đình khi mất đi người thân yêu của mình. Vì vậy, HTB tha thiết khẩn nài ĐT
giúp mình một lần cuối cùng là cho hàng thịt và cu Tị sống lại. Đó là VẺ ĐẸP CỦA ĐỨC
TÍNH NHÂN ÁI, VỊ THA.
d, Nghệ thuật của màn đối thoại: (Bước 5: Khái quát nghệ thuật)
- Ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lí.
- Tình huống kịch hấp dẫn.
- Kết thúc bất ngờ, giàu giá trị nhân văn.
e, Ý nghĩa của cái kết: (Đoạn kết)
- Sự ra đi vĩnh viễn của Trương Ba cũng chính là một cách để ông "sống", sống trong lòng
những người ở lại.
- Giải quyết tất cả những mâu thuẫn đang xảy ra trong gia đình ông, giải thoát mọi người
khỏi đau khổ.
- Sự ra đi của ông đã để lại trong lòng những người thân những ấn tượng tốt đẹp về một
người chồng, người cha, người ông hiền lành, sống trong sạch, thanh cao, giỏi chơi cờ, tỉ
mẩn, khéo léo.
=> Trương Ba không chỉ để lại những ký ức tốt đẹp, mà bản thân ông còn là một tấm
gương đạo đức sáng ngời cho con cháu, gieo vào lòng những mầm non như cái Gái những
tư tưởng tốt đẹp, trở thành người kế thừa những giá trị đạo đức ấy mãi về sau này
- Cái kết này còn khẳng định một chân lý rằng con người ta không thể sống mà hồn một
đằng, xác một nẻo được, sống hoàn toàn, sống thật sự chỉ khi giữa xác và hồn có sự thống
nhất biện chứng với nhau.
- Chi tiết Trương Ba nhường lại cơ hội sống cho cu Tị cũng lại thể hiện một vẻ đẹp đạo
đức khác ở con người ông ấy là vẻ đẹp của tấm lòng cao thượng, bao dung.
- Chi tiết Đế Thích ngỏ lời cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng lại mà một chi tiết kịch
mang đầy tính nhân văn thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa phần hồn -
phần nhân cách thanh cao, đẹp đẽ và phần xác - tầm thường, dung tục, cuối cùng phần
nhân cách đã chiến thắng, giữ lại được những giá trị đạo đức tốt đẹp, thể hiện khát khao
hoàn thiện phẩm giá, nhân cách của con người bao thế hệ.

You might also like