Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HỌC VĂN CÙNG CÔ HIỀN 0986943495

3.5. ĐN nhìn dưới góc độ văn hóa:


a, Nghệ thuật điệp kết hợp với liệt kê: “Họ…”=> Nhấn mạnh một lần nữa vai trò, công lao to lớn
của nhân dân trong việc lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc.
b, Phân tích các câu thơ:
1. Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
- Vai trò của “hạt lúa” với đời sống của nhân dân VN - Hình ảnh: Hạt gạo
+ Nền văn minh lúa nước với truyền thống “cày sâu cuốc bẫm”.
+ Là nguồn sống không thể thiếu của người VN.
- Cụm từ “một nắng hai sương”
+ Điều kiện sinh trưởng tất yếu để có bông lúa, hạt gạo.
+ Sự vất vả, tảo tần của người nông dân khi làm ra hạt gạo.
Liên hệ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
 ĐN có trong hạt gạo gắn với nền văn minh lâu đời của người Việt. ĐN như nguồn sống
nuôi dưỡng mỗi con người. Nhưng để có sự sống ấy, chúng ta phải đổ mồ hôi, công sức,
thậm chí là máu xương, nước mắt.
- Thế hệ cha anh đã làm gì để ta có “hạt lúa” cấy trồng: “Giữ và truyền” những “hạt lúa” theo
nghĩa đen để ngày nay nhân dân vẫn cấy cày, lao động. Nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng:
họ đã lưu giữ và truyền lại cho con cháu muôn đời sau những nét văn hóa truyền thống, những
phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
2. Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
- Câu thơ gợi nhắc đến câu tục ngữ “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Nhà thơ ca ngợi nét truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc Việt của những người dân quê – Văn
hóa làng xã. Họ đùm bọc, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Từ đó
nhân lên rất nhiều những quan niệm sống: Bán anh em xa, mua láng giềng gần; Nước xa không
cứu được lửa gần…
3. Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
- Giọng điệu là một trong số những yếu tố mang tính văn hóa và truyền thống vùng miền.
- Mỗi một con người từ khi sinh ra, sự kết nối đầu tiên với mảnh đất chôn rau cắt rốn chính là
ngôn ngữ.
- Sức mạnh của ngôn ngữ - tiếng nói dân tộc là sức mạnh để giải phóng dân tộc bị áp bức. “Tiếng
ta còn, nước ta còn.”
4. Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
- Câu thơ vẫn đề cao văn hóa làng xã của người Việt.
- “Tên xã tên làng” được gọi tắt bằng hai tiếng đầy yêu thương – QUÊ HƯƠNG. Nơi ấy đi đâu ta
cũng nhớ về, ở đâu ta cũng thấy tự hào và có thể chết vì cho mảnh đất ấy.
Liên hệ: Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
5. Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
HỌC VĂN CÙNG CÔ HIỀN 0986943495
- Câu thơ có nhiều cách hiểu, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thế hệ trước đã dày công tạo dựng
những giá trị vật chất, tinh thần bằng cả mồ hôi và xương máu để thế hệ mai sau được hưởng thụ
hoa thơm, trái ngọt.
- Giang sơn gấm vóc hôm nay, được đánh đổi bằng máu xương bao thế hệ cha anh, nỡ nào lại để
rơi vào tay giặc.
6. Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
7. Có nội thù thì vùng lên đánh bại
- Tác giả ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng của dân tộc. Trải qua lịch sử bốn
ngàn năm vừa dựng nước vừa giữ nước, có biết bao cuộc chiến tranh vệ quốc đi qua, biết bao
người đã ngã xuống. Khi đứng lên chống giặc ngoại xâm, khi vùng lên đánh lũ nội thù. Thời đại
nào cũng có những con người “Tuốt gươm không chịu sống quỳ”, và như Tố Hữu đã thốt lên đầy
tự hào:
“Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng”
- Câu thơ ấy của Nguyễn Khoa Điềm tựa như thước phim quay chậm của lịch sử, thúc giục
những con người đương thời khi ĐN có ngoại xâm – giặc Mĩ, có nội thù bọn “Ngụy quân – Ngụy
quyền”, là người Việt Nam yêu nước hãy đứng lên đấu tranh giữ từng tấc đất non sông.
- Nhưng có lẽ cả hai loại giặc ấy không đáng sợ bằng một kẻ thù vô hình, giấu mặt: Đó là sự thờ
ơ, vô cảm của một bộ phận thanh niên Miền Nam. Sự thờ ơ là căn nguyên sâu sa dẫn đến sự bại
vong của một cộng đồng, một quốc gia dân tộc. Vì thế câu thơ như lời cảnh tỉnh, khơi thức lên
ngọn lửa tự hào, tự tôn dân tộc bằng cả lòng yêu nước thiết tha trong mỗi con người.
* Cấu trúc của đoạn văn được để ở dạng câu mục đích: “Họ…Có…Để…”: Rõ ràng, nhà thơ đã
giục giã nhân dân đứng lên, vì mục đích bảo vệ tổ quốc, giang sơn:
8. Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
- Cụm từ “Đất Nước nhân dân” như lá cờ đoàn kết được phất lên đầy tự hào. Ý thơ gợi mở nhiều
cách hiểu: Đất nước này được làm nên từ bàn tay của nhân dân; đất nước ấy cũng là của dân; và
đất nước ấy vì nhân dân mà thành. Đây là ý thơ hoàn toàn mới mẻ. Khi dân tộc trải qua hàng
ngàn năm dưới chế độ phong kiến, tư tưởng ăn sâu bám rễ là: Đất nước của vua, vua thay trời
hành đạo, một tấc đất, ngọn cỏ cũng ơn vua ơn chúa. Giờ đây, Nguyễn Khoa Điềm đã mở ra góc
nhìn hoàn toàn mới: Đất nước này là đất nước của nhân dân.
- Câu thơ cũng đã vẽ ra viễn cảnh tươi sáng: Đất nước sẽ về với nhân dân và chủ quyền dân tộc
sẽ về tay nhân dân. Nếu giờ đây bóng giặc vẫn ngập tràn quê hương nhưng nếu toàn dân đoàn kết
chung tay, độc lập tự do sẽ trở về sớm thôi. Khi sức mạnh đoàn kết và tình yêu đất nước dâng lên
như ngọn sóng thì độc lập chỉ còn vấn đề thời gian. Như niềm tin mãnh liệt Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu đã khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
9. Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
- Không phải ngẫu nhiên, trong bao nhiêu thể loại văn học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm lựa
chọn ca dao, thần thoại để làm cội nguồn sinh thành đất nước. Đây là hai loại hình văn học dân
gian gắn liền với nhân dân: Ca dao là tiếng lòng, tâm tư tình cảm của nhân dân. Ở đó, đất nước
tươi đẹp vô cùng và đáng yêu biết mấy:
Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- ĐN trong thần thoại đầy tự hào với bao nhiêu con người bình dị, đứng lên đấu tranh và ngã
xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Họ được nhân dân ngàn đời tôn kính phong thần hóa thánh,
HỌC VĂN CÙNG CÔ HIỀN 0986943495
lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn đời đời. Dọc đất nước ta không đến hết có bao nhiêu đền thờ
được lập nên để khắc ghi công lao những con người giản dị đã mãi mãi ra đi: Đền Gióng, đền Cổ
Loa… và ở đâu trên khắp dải đất hình chữ S này cũng có những con người mãi mãi bất tử với
non sông đất nước vì máu xương của họ đã hòa tấc đất quê hương:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dánh hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi ĐN sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
=>Bởi non sông ĐN đẹp tươi từ ngàn xưa cha ông đã đổ bao mồ hôi, công sức và máu xương, gìn
giữ, bảo vệ nên ngày nay, thế hệ trẻ đương thời cần ra sức bảo vệ, không để gót giày quân xâm
lược giày xéo quê hương.
* Ta làm ra đất nước nhưng đất nước cũng dạy ta biết bao bài học đơn giản thôi mà cả đời này
không thấm hết. Những bài học về lối sống ân tình ân nghĩa:
10. Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
- ĐN là những con người biết yêu thương. Câu thơ đã gợi nhắc lại câu ca dao thủa nào mẹ ru bên
cánh võng:
“Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
Lại một lần nữa ĐN được trở về trọn vẹn trong tình yêu đôi lứa. Bởi lẽ, đất nước thời đại nào
cũng được bảo vệ, giữ gìn bằng sức trẻ và tình yêu. Như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn”
Bài thơ Nguyễn Khoa Điềm viết riêng cho thế hệ trẻ miền Nam nhưng đủ sức lay động trái tim
muôn người con đất Việt. Yêu đất nước từ thuở còn nằm nôi “sáng chắn bão giông, chiều ngăn
nắng lửa” như câu hò vọng về từ truyền thống yêu nước đánh giặc từ ngàn đời xưa.
- Đất nước còn dạy ta biết sống trọng nghĩa trọng tình:
11. Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Câu thơ gợi nhắc câu ca xưa:
Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
Bạc vàng có thể làm ra nhưng nghĩa tình không thể đổi trao, mua bán. Là người dân trong một
đất nước phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Ý thơ mở ra bao lời răn dạy của cha ông:
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Non sông Việt Nam liền một dải, anh em Bắc – Nam chung một nhà, không thể nhìn nửa kia của
tổ quốc đang chìm trong khói lửa chiến tranh mà ngoảnh mặt làm ngơ. Miền Bắc đã hô vang
khẩu hiệu “Tất cả vì miền nam ruột thịt” có lẽ nào thế hệ trẻ miền Nam lại ngoảnh mặt quay
lưng? Tình đoàn kết, tình dân tộc từ đó được khơi thức trong mỗi con người.
- ĐN còn dạy ta kiên trì đấu tranh đánh giặc:
12. Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu

- ĐN của những con người biết đứng lên đánh giặc để bảo vệ quê hương. Như câu ca dao xưa đã
nhắc:
HỌC VĂN CÙNG CÔ HIỀN 0986943495
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què
- Hình ảnh: Cây tre một lần nữa xuất hiện trong bài thơ:
+ Bài thơ: Cây tre – Thép Mới: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”;
Tre Việt Nam – Nguyễn Duy: “Tre xanh xanh tự bao giờ…” => Biểu tượng cho phẩm chất tốt
đẹp của con người Việt Nam.
+ Truyền thuyết: Thánh Gióng nhổ tre Ngà đánh đuổi giặc Ân.
- Truyền thống đánh giặc giữ nước:
+ Truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Đất nước ta có 4000 năm đánh giặc, giữ nước và dựng nước.
 Đất nước được làm nên từ trong những phẩm chất của người VN, từ những truyền thống
yêu nước, đấu tranh tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. ĐN của những con người không quản
ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh mà đấu tranh giành độc lập, tự do.
 Mục đích lớn nhất của NKĐ là ĐN được độc lập, non sông tươi đẹp vững bền. Để làm
nên điều kì diệu ấy cần công sức thậm chí máu xương của biết bao con người không quản
ngại gian khổ, hi sinh.
* Bốn câu thơ cuối:
Không phải ngẫu nhiên nhà thơ chọn hình ảnh kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với đầy
những ẩn ý.
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Dòng sông ngàn năm vẫn trôi chảy như ĐN vẫn ngàn đời phát triển. Không biết rõ dòng sông bắt
nguồn từ đâu cũng như không ai hiểu rõ cặn kẽ cội nguồn đn, nhưng chỉ hiểu rằng khi về đất nước mình
thì bắt lên câu hát, có niềm say hoan lạc, vui ca. Tiếng hát ấy ngân nga trong giọng hát của người chèo đò,
kéo thuyền vượt thác:
Hình ảnh thơ gợi chiều sâu liên tưởng: Khi “chèo đò” là những lúc dòng sông lịch sử của đất nước
bình yên. Đó là những tháng ngày dựng xây đất nước.
Khi “kéo thuyền vượt thác” phải chăng là những chặng đường gian nan và khó khổ hơn nhiều. Đó là
lúc dân tộc chịu áp bức của bọn xâm lăng, nhân dân phải gồng mình chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng
niềm tin vào sức mạnh của nhân dân đã cho ta có quyền lạc quan và tự hào như nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Thác, bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”
Sau dòng lịch sử ấy, Đn theo khúc hát ngân nga gợi lên trăm sắc màu trên trăm dáng sông xuôi đang ngày
đêm miệt mài chảy.
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Trăm sắc màu lộng lẫy trên dòng sông của dân tộc, phải chăng đó là những phẩm chất, truyền
thống tốt đẹp của người dân Việt Nam đang tỏa sáng lung linh. Sắc màu của dân tộc được làm nên từ sắc
màu của lịch sử và nhân dân. Mỗi con người là một mảnh ghép làm nên vẻ đẹp non sông. Chính điều này
tạo nên vẻ đẹp, sức mạnh và sự cuốn hút của dân tộc Việt Nam trong niềm tự hào vô bờ của nhà thơ. Câu
thơ cũng vẽ ra viễn cảnh tương lai tươi sáng của ĐN. Đó là niềm tin tất thắng vào cách mạng. Trong bối
cảnh này, niềm tin ấy tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân, đất nước trong cuộc chiến với kẻ thù.
B4: Kết luận nội dung:
- Cả đoạn thơ là quan điểm, góc nhìn của tác giả dưới góc độ Văn hóa. Đất nước được làm nên,
bắt nguồn và hình thành từ truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp của nhân dân. Đất nước có
trong tình làng nghĩa xóm, có trong tình yêu quê hương đất nước với lối sống ân nghĩa, ân tình;
HỌC VĂN CÙNG CÔ HIỀN 0986943495
đất nước có trong truyền thống yêu nước, đánh giặc; đất nước được viết lên từ bản hùng ca của
dân tộc qua ngàn đời…
- Bốn câu thơ cuối đoạn là lời tổng kết hành trình lịch sử của dân tộc từ quá khứ, hiện tại và
tương lai. Dòng sông lịch sử với bao khúc quanh khi hòa bình yên ả, khi lắm thác nhiều ghềnh.
Nhưng lúc nào nhân dân ta vẫn vững niềm tin và tương lai tươi sáng lấp lánh trăm sắc màu của
độc lập, tự do.
B5: Khái quát nghệ thuật
- Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu
trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của
cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.
- Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục - tập quán sinh
hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như cadao - dân ca, truyện cổ tích,
truyền thuyết, sự tích,...Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn
nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của
người trí thức về đất nước và con người.

You might also like