Phê Bình Sinh Thái

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ


NHÂN VĂN
--------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN : VIẾT HỌC THUẬT
Mơ hồ sinh thái và bất công xã hội trong phim điện ảnh
Still life 2006 của đạo diễn Giả Chương Kha

Giảng viên :PGS.TS. Hoàng Cẩm Giang


Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Cẩm Ly
Mã sinh viên : 21032152
Lớp học phần :LITI1053 2
Ngành học : QH-2021-X Văn học
Dẫn nhập
Phê bình sinh thái (ecocriticism) theo quan điểm của Cheryll Glotfelty là
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường sống. Cũng giống như phê
bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxist
mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản,
phê bình sinh thái mang đến phương thức tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên
cứu văn học.1 Đây là cách lý giải đơn giản và dễ hiểu về khái niệm phê bình sinh
thái. Tuy nhiên các vấn đề xoay xung quanh việc nhìn nhận các khái niệm về phê
bình sinh thái đã xuất hiện từ cuối những năm 70 qua các bài viết có như Văn học
và sinh thái: một thử nghiệm trong phê bình sinh thái của William Rueckert 1978
đã đưa ra thuật ngữ phê bình sinh thái (ecocriticism). Mặc dù vậy, các định nghĩa
thời kỳ này vẫn có sự mơ hồ mang nét nghĩa tiềm ẩn ở phạm vi nhỏ. Đến những
năm 90 của thế kỷ XX, phê bình sinh thái mới thực sự được xác định là khuynh
hướng phê bình văn hóa và văn học tại Mỹ và Anh.
Bộ phim Still life 2006 ( Người tốt ở đập Tam Hiệp) của đạo diễn Giả
Chương Kha là một bộ phim đã thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả và giới phê
bình với các ý kiến khác nhau. Still life giành giải cao nhất của liên hoan phim
Venice vào năm 2006. Phim điện ảnh này gây được tiếng vang lớn ở thời điểm
phát hành, đưa tên tuổi của đạo diễn Giả Chương Kha trở thành người có ảnh
hưởng trong thế hệ đạo diễn thứ 6 của nền điện ảnh Trung Quốc, thấy được hướng
đi độc lập, mới mẻ khác với thế hệ đạo diện thứ 5 trước kia. Bởi vì, các khía cạnh
được truyền tải trong bộ phim sâu sắc qua mô tả tự nhiên bị con người tàn phá, hủy
hoại để nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Hơn nữa, cuộc sống của người
dân xung quanh sông Dương Tử khi đập thủy điện Tam Hiệp xuất hiện khai thác
khéo léo, đầy ẩn dụ về tâm thức của con người tầng lớp dưới trước những thay đổi

1
Trần Thị Ánh Nguyệt (2018), Phê bình sinh thái – vài nét phác thảo, http://tapchisonghuong.com.vn/tin-
tuc/p75/c168/n26657/Phe-binh-sinh-thai-vai-net-phac-thao.html
lớn lao của tự nhiên. Con người trong bộ phim không nhận thấy được sự thay đổi
của môi trường tự nhiên xung quanh mình và các bất công mà chính bản thân họ
phải gánh chịu khi con đập Tam Hiệp có mặt. Những người dân lao động ở tầng
lớp dưới không được đạo diễn đi sâu tâm lý trước sự biến đổi. Nhìn chung, thái độ
của họ chỉ dừng lại ở mức đòi các quyền lợi liên quan đến đền bù để di dời khi nhà
cửa bị nhấn chìm. Tuy nhiên, người viết cho rằng ngay từ chính tên của bộ phim
này khi được dịch ra tiếng Việt là “Người tốt ở đập Tam Hiệp” gợi dẫn những câu
hỏi về bản chất và hành vi đạo đức của con người khi tự nhiên bị xâm hại.
Xem xét về tinh thần của phê bình sinh thái, Karen Thornber là người đầu
tiên sáng tạo ra định nghĩa mơ hồ sinh thái (ecoambiguity) trong công trình
Environmental Crises and East Asian Literatures (2012). 2Bà cho rằng, các nước
Đông Á có một nền văn hóa gắn chặt với thiên nhiên, các hình ảnh tươi đẹp về
thiên nhiên luôn gắn bó mật thiết với con người cho nên từ đó dẫn đến những lầm
tưởng không nhỏ trong ý thức và hành vi ứng xử của con người đối môi trường
trong khu vực. Tại Trung Quốc, hệ thống triết lý của Nho giáo thời Khổng
Mạnh chỉ ra rằng con người và thiên nhiên có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
Nghĩa là, tự nhiên có tác động đến đạo đức của con người và ngược lại. Hơn nữa,
đối với Phật giáo thì con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Thuyết Duyên
khởi đưa ra rằng, những gì diễn ra trong cuộc sống đều liên tục biến thiên theo quy
luật “Thành - Trụ - Hoại - Không”. Các hành vi của con người dù là nhỏ nhưng lại
có thể là “nhân” hoặc “duyên” đều sẽ gây ra hậu quả, và ngược lại hậu quả tất yếu
này sẽ tác động lại với chính con người. 3Qua các quan niệm của Phật giáo và Nho
giáo có thể nhận thấy sợi dây liên kết mật thiết của con người và thiên nhiên từ xa
xưa. Tuy nhiên, cá nhân người viết cho là chính vì bước sang thời đại toàn cầu hóa

2
Đỗ Văn Hiểu (2016), Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển,
https://dovanhieu.wordpress.com/2016/02/03/phe-binh-sinh-thai-coi-nguon-va-su-phat-trien-1/
3
Nhóm nghiên cứu trường học viện ngoại giao (2022), Phật giáo trong vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam,
https://phatgiao.org.vn/phat-giao-trong-van-de-bao-ve-moi-truong-o-viet-nam-d70528.html
khiến cho con người không nhận thức được tự nhiên đang dần bị xâm phạm. Con
người bất cẩn khi tác động tới thiên nhiên khi đi vào thực hiện các giấc mộng mà
con người luôn muốn đạt được ví dụ như khai thác các khoáng sản, xây dựng các
tòa nhà to lớn, sản xuất các sản phẩm thời trang, thiết bị điện tử, hóa chất,....Trong
hành trình này, con người làm cho thiên nhiên bị biến đổi theo hướng tiêu cực đất
đai bạc màu, tài nguyên cạn kiệt, đe dọa môi trường sống của cả thảm động thực
vật. Như vậy, trong bộ phim Still life con người đã tàn phá thiên nhiên hai bên bờ
sông Dương Tử để xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp nhằm phục vụ cho sự phát
triển của đất nước này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao tự nhiên dưới bàn tay của con người lại
trở nên xấu đi trong khi con người cho rằng mình luôn gắn bó chặt chẽ với thiên
nhiên? Từ đó, người viết theo đuổi đề tài Mơ hồ sinh thái và bất công xã hội trong
phim điện ảnh Still life 2006 của đạo diễn Giả Chương Kha. Bài viết nêu ra quan
điểm rằng sự mơ hồ về sinh thái bắt nguồn từ tính chủ quan trong nhận thức của
con người, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiên nhiên bị ảnh
hưởng mà con người cũng phải gánh chịu những bất công từ hành động của mình.
Con người thờ ơ trước sự biến đổi tiêu cực của tự nhiên
Theo Karen Thornber sự mơ hồ về môi trường tự biểu hiện ra theo nhiều
cách đan bện với nhau, bao gồm cả những thái độ nước đôi đối với thiên nhiên, sự
nhập nhằng trong nhận thức về điều kiện thực sự của yếu tố vô nhân trong môi
trường, thường là hệ quả từ thông tin mơ hồ; những hành vi mâu thuẫn của con
người đối với các hệ sinh thái; những chia rẽ, bất đồng trong thái độ, điều kiện và
hành vi dẫn đến việc giảm nhẹ hoặc phó mặc vấn đề về sự xuống cấp của môi
trường vô nhân một cách chủ động, cũng như việc làm hại, dù không chủ ý, chính
những môi trường mà con người đang bảo vệ. 4 Các biểu hiện về sự mơ hồ sinh thái
xuất hiện trong phim Still life của Giả Chương Kha, mơ hồ về cách đối xử với tự
nhiên ở sông Dương Tử, người dân sống xung quanh sông tự tay phá hủy nhà cửa
để phục vụ cho công cuộc xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp. Có thể nhận thấy,
ngôi làng Phụng Tiết đã bị nhấn chìm do đập thủy điện, một mặt chính phủ Trung
Quốc chỉ quan tâm đến tiến độ xây dựng của công trình, mở rộng các tour thăm
quan trên sông Dương Tử cho người dân thấy lợi ích to lớn khi công trình này
hoàn thành. Trước những lợi ích này, con người không thể nhận diện được sự đúng
sai trong việc cải tạo tự nhiên hoặc những người lãnh đạo “cố tình” bỏ qua mặc kệ
sự thay đổi ấy. Ở Still life con người chối bỏ trách nhiệm, cho rằng sự chìm nổi của
làng Phụng Tiết - nơi họ sinh ra, lớn lên, bao bọc họ đều không liên quan đến mình.
Sự khủng hoảng của môi trường tự nhiên bộc lộ rõ rệt qua mực nước ngày càng
tăng cao, những ghi chú trên các bức tường về mực nước sông lại chỉ được nhìn
như những thông báo về sự “cố gắng” của con người trong việc bồi đắp, xây dựng
đập thủy điện .

4
Karen Thornber (Hải Ngọc), Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học
https://hieutn1979.wordpress.com/2013/06/20/karen-thornber-nhung-tuong-lai-cua-phe-binh-sinh-thai-va-van-hoc-
phan-cuoi/
Con người lãnh đạm khi môi trường sống bị phá hủy và lời tuyên truyền của chính phủ về công
trình đập Tam Hiệp ( Hình ảnh được người viết cắt từ phim)
Thành phố hơn 2000 năm tuổi bị nhấn chìm chỉ trong vòng hai năm ngắn
ngủi, nhịp sống của con người tại Phụng Tiết dường như chưa bao giờ được đề cập
trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến tự nhiên, môi trường sống và cả văn hóa.
Câu chuyện ban đầu kể về Hàn Tam Minh , người đã đến Phụng Tiết để tìm kiếm
vợ cũ ( Yêu Muội ) và con gái mình. Câu chuyện thứ hai kể về Thẩm Hồng ,
người đang cố gắng tìm kiếm chồng ( Quách Bân ). Cả hai nhân vật này đều tới
Phụng Tiết với mục đích gần giống nhau, trong quá trình đến đây thì họ đi qua
những vùng phá dỡ đổ nát, vùng khảo cổ học hoang tàn đến cây cầu mới được
khánh thành trên sông, họ im lặng hoặc không có bất cứ suy ngẫm gì về môi
trường đang bị xói mòn. Hơn nữa, cảnh quan sinh thái của bên bờ sông Dương Tử
mất đi chỉ còn hiện hữu trên bề nổi qua một tờ tiền cũ nhân vật Hàn Tam Minh
được những người ở cùng trọ giới thiệu về địa điểm Quỷ Môn nằm trên sông
Dương Tử được in trên tờ tiền hoặc ngay ở phần mở đầu của bộ phim, Hàn Tam
Minh muốn tìm đến địa chỉ số 5 đường Thành, Phụng Tiết mà không hề hay biết
ngôi làng này đã chìm từ hai năm trước do các đợt xả lũ. Bối cảnh của phim phần
lớn là ở địa phương bên cạnh sông Dương Tử, phóng chiếu từ các ngôi nhà bị phá
dỡ, đổ nát để nhằm xây dựng thủy điện, đứng trên cao nhìn xuống được con sông.
Sự đối lập hoàn toàn một bên là dòng nước chảy miên man xanh thẳm với sự
hoang tàn của thị trấn nhỏ thể hiện sự hủy diệt của con người đã và đang xâm lấn
đến tự nhiên. Sông Dương Tử trở thành nơi du lịch bị thương mại hóa, chịu chi
phối dưới quyền lực của những người có địa vị cao trong xã hội cho thấy sự ngộ
nhận thiên nhiên là vô tận trong suy nghĩ của con người, con người tự cho mình
làm chủ những gì thuộc về tự nhiên thực chất là lợi dụng quyền lực để hủy hoại
cảnh quan sinh thái. Nơi ở của con người không còn, họ buộc phải sống trên tàu
thuyền ( nhà của Đại Ma ) hoặc tản cư đến Nghi Xương, Quảng Châu, các vùng lân
cận. Chính sách hỗ trợ nhân dân di dời đến nơi khác và đền bù thiệt hại trong lao
động cho người dân không thỏa đáng. Từ sự xuất hiện của hàng loạt các công trình,
trên báo đài phát những khẩu hiệu là “người dân khu vực này từ nay trở đi sẽ được
ghi nhận sự cống hiến to lớn”. Tuy nhiên, những lời này đều mang tính sáo rỗng,
người dân mặc dù có công lao đóng góp sức lao động và đánh đổi môi trường sống
vì phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước song người dân bị
đẩy ra ngoài lề,không nơi nương náu.

Công ty vận tải Trường Giang khai thác du lịch và cây cầu bắc qua Sông Dương Tử
( Hình ảnh được người viết cắt từ phim)
Mặt khác, văn hóa bản địa cũng bị triệt hạ. Ngôi làng Phụng Tiết ở sông
Dương Tử là nơi đã có bề dày lịch sử hơn 2000 năm tuổi. Mặc dù yếu tố văn hóa
không được thể hiện trực tiếp trong Still life, nhưng người xem vẫn có thể cảm
nhận được sự mất mát bản sắc địa phương. Làng Phụng Tiết giờ chỉ còn là ký ức,
những đặc trưng sinh thái và văn hóa bản địa chỉ được thể hiện qua những sản
phẩm do con người tạo ra.
Từ sự mơ hồ sinh thái đến bất công xã hội
Nhận thức mơ hồ về môi trường không chỉ phản ánh qua những hành vi hủy
hoại thiên nhiên do thiếu ý thức đạo đức của con người, thể hiện qua cách thức
quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm của chính quyền, dẫn đến những tổn hại
nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên.Sự mơ hồ này còn chính là nguyên nhân
quan trọng dẫn đến những bất công xã hội như đói khổ, mất nhà cửa mà con người
phải gánh chịu.
Thứ nhất, sự thiếu công bằng được biểu hiện qua cấp độ mất nhà cửa của
người dân. Ngôi nhà đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ con người, nơi diễn ra các hoạt
động sinh hoạt, cư trú về cả tinh thần. Soi chiếu qua Still life dưới góc nhìn của
Hàn Tam Minh, nhân vật này có thể được gọi là “người cư trú tạm thời” thì sự
chuyển dịch đến các địa điểm, không gian khác nhau nhận thấy nơi người dân đang
tồn tại tồi tàn, có nguy cơ bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Từ khung cảnh tại căn phòng
trọ thuê khi nhận được lệnh phá dỡ của chính quyền cho tới không gian chật hẹp
hơn trên tàu của nhà Đại Ma hay Yêu Muội đem đến hình ảnh tương phản mạnh
mẽ. Không chỉ vậy, Giả Chương Kha chú trọng đến các nhân vật quần chúng, họ
làm công việc hết sức nguy hiểm là phá dỡ nhà cửa tuy vật họ thường xuất hiện với
chiếc mũ bảo vệ thô sơ, không mặc quần áo, dùng tay không đập phá khác với hình
ảnh những người mặc bộ bảo hộ kín mít phun chất khử trùng quanh các căn nhà
chuẩn bị tháo dỡ. Cùng với màu sắc lạnh, xám xịt và âm thanh thường xuyên xuất
hiện là tiếng động cơ của những con thuyền nhỏ gây cảm giác đầy nặng nề, u ám,
tuyệt vọng, nhấn mạnh sâu sắc thêm không gian sống của con người.
Thứ hai, mối quan hệ giữa con người với con người cũng bị tác động khá
lớn. Nhân vật Thẩm Hồng từ vùng Sơn Tây xa xôi tới nơi đây để tìm người chồng
đã bặt vô âm tín hơn hai năm trời. Cô gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm người
chồng, đi khắp nơi hỏi thăm, chờ đợi để gặp chồng. Sự xâm nhập của lợi ích kinh
tế đến xoay quanh việc đập Tam Hiệp được xây dựng làm cho tình cảm của cá
nhân của con người bị tha hóa, đứt gãy. Con người ham muốn đồng tiền và cả địa
vị trong xã hội, Quách Bân khao khát các giá trị vật chất, cố tình bỏ qua hôn nhân
của mình, đây là mâu thuẫn giữa lợi ích với tình cảm gia đình. Mặt khác, hành
trình tìm đến vợ cũ và con gái của Hàn Tam Minh thể hiện các vấn đề về tình cảm
của con người. Hàn Tam Minh đi tìm Yêu Muội, phát hiện ra cô sống khốn khổ
trên thuyền, như được “bán” đi với giá 3000 tệ, Hàn Tam Minh muốn chuộc cô ra
khỏi tình cảnh khốn khổ ấy. Thân phận con người trong thời đại mới vẫn chịu phụ
thuộc bởi đàn ông, vào tiền bạc, cả hai lần cô đều bị bán đi. Khác với tình cảnh của
Thẩm Hồng và Quách Bân, xa cách 16 năm nhưng giữa Yêu Muội và Tam Minh
vẫn tồn tại sợi dây gắn kết, khoảnh khắc hai người lặng lẽ chia sẻ miếng kẹo con
thỏ trong tòa nhà đổ nát cùng việc Hàn Tam Minh phải trở về Sơn Tây kiếm tiền
chuộc Yêu Muội. Như vậy, sự thay đổi của đất nước trên các phương diện kinh tế,
chính trị phải đối mặt với những mâu thuẫn, rạn nứt và thách thức.
Hai cảnh quay liên quan đến sự rạn nứt các mối quan hệ tình cảm của Thẩm Hồng ( trái) và Hàn Tam Minh ( phải)
( Hình ảnh được người viết cắt từ phim)

Đạo diễn Giả Chương Kha quan tâm và đề cập đến những con người nhỏ bé
dưới đáy trong sự chuyển đổi của đất nước. Nhân vật chính Hàn Tam Minh được
khắc họa với dáng vẻ lầm lũi, khắc khổ nhằm nhấn mạnh vào bất công của con
người, làm chân thực sinh động về số phận nhỏ bé của người lao động nhập cư. Sự
cống hiến của họ cho đất nước được ghi nhận trên bề nổi, nơi gọi là nhà bị tước
đoạt, chính sách di dời và công việc lao động của họ không được nhà nước quan
tâm và sắp xếp. Người viết mới chỉ nhìn nhận được một mặt về bộ phim như một
nhân chứng, chứng kiến quá trình chuyển biến của xã hội Trung Quốc trong thời
đại toàn cầu hoá, bên cạnh những yếu tố tích cực mang lại cho đất nước thì khai
thác mảng chủ đề tiêu cực, độc lập, không bị phụ thuộc vào nhà nước trở thành dấu
ấn riêng biệt của thế hệ đạo diễn thứ 6 nói chung và Giả Chương Kha nói riêng.
Kết thúc của bộ phim đánh dấu sự di cư của các công nhân phá dỡ nhà theo Hàn
Tam Minh tới Sơn Tây để làm mỏ than. Con người buộc dịch chuyển bởi vùng đất
quê hương và nơi được gọi là nhà của họ mất đi, tâm thức của họ quan tâm đến đời
sống của vật chất qua đó phơi bày vấn đề về hủy hoại môi trường sinh thái, con
người chiếm dụng thiên nhiên thì phải trả giá cho những hành vi xâm hại ấy.
Thông qua việc đề cập đến bất công xã hội khi sinh thái bị tàn phá, có thể nhận ra
các tầng lớp nhân dân từ những người như Quách Bân ( có địa vị, học thức) đến
những con người lao động ( khốn khổ) thì đều trở thành người bị hại chịu đựng sự
thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Tuy rằng, Still life cố gắng truyền tải những vấn
đề về môi trường sinh thái,trước vấn nạn của liên quan đến hành vi hủy hoại thiên
nhiên và các vấn đề liên quan đến nhân - quả mà con người gặp phải khi cố tình
“cải tạo” tự nhiên theo hướng tiêu cực nhưng người viết cũng cho rằng sự thức tỉnh
của con người vẫn chưa được đề cập đến, về đạo đức của con người chưa được hé
mở mang tính gợi dẫn, mở rộng.
Kết luận
Phê bình sinh thái trở thành vấn đề quan trọng không chỉ quan trọng trong
đời sống mà còn trở thành chất liệu quan trọng để khai thác sáng tạo trong các loại
hình nghệ thuật từ văn chương, hội họa, kiến trúc, điện ảnh,... Trong đó, mơ hồ
sinh thái nổi lên như một câu hỏi ráo riết về nhận thức, thái độ và đạo đức của con
người với tự nhiên. Mơ hồ sinh thái đặt ra những vấn đề xác đáng để nghiên cứu
điện ảnh và đưa đến nhiều cách cắt nghĩa về bộ phim. Trong Still life, mơ hồ sinh
thái và bất công xã hội là những vấn đề được đặt ra trước hiện thực toàn cầu hóa
trong xã hội Trung Quốc, phản ánh sự bị động và thiếu xót trong nhận thức của
chính con người trong thời đại khủng hoảng môi trường sinh thái. Vấn đề mơ hồ
sinh thái không chỉ bắt nguồn từ những “mộng tưởng” của con người về đời sống,
mong muốn kiến tạo một thế giới hiện đại, văn minh, tạo dựng Quốc gia giàu mạnh
mà còn bắt nguồn từ những nhầm lẫn cho rằng việc cải tạo thiên nhiên sẽ làm cho
tự nhiên và đời sống con người cùng được hưởng lợi ích. Các bất công xã hội cũng
đến từ mơ hồ sinh thái, những con người ở tầng lớp dưới của xã hội phải gánh chịu
quyền lực của những người cầm quyền, đẩy họ khỏi môi trường sống, buộc họ tha
hương, trở thành đối tượng chủ yếu chịu áp lực từ diễn ngôn chính trị. Tất nhiên
khi xem xét bộ phim điện ảnh có nhiều tầng ý nghĩa như Still life của đạo diễn Giả
Chương Kha, vẫn có nhiều vấn đề cần đề cập, diễn giải. Tuy nhiên, trong một bài
viết ngắn, người viết không thể bao quát sâu sắc và đi sâu hơn nữa vào vấn đề mà
chỉ có thể đưa thêm một cách nhìn và lý giải mới về vấn đề mơ hồ sinh thái và bất
công xã hội trong phim điện ảnh Sill life.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Do không tìm được bản gốc của bộ phim Still life 2006 của đạo diễn Giả
Chương Kha, người viết sử dụng tư liệu trong link youtube sau:
https://youtu.be/6g1rOfAJl2U?si=Ow6IhisYjfAS2jHJ.
2. Đỗ Văn Hiểu (2016), Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển,
https://dovanhieu.wordpress.com/2016/02/03/phe-binh-sinh-thai-coi-nguon-
va-su-phat-trien-1.
3. Hoàng Cẩm Giang (2020), Hình ảnh sông Dương Tử trong một số tác phẩm
điện ảnh độc lập Trung Quốc, http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-
nghe/hinh-anh-song-duong-tu-trong-mot-so-tac-pham-dien-anh-doc-lap-
trung-quoc_13195.html
4. Karen Thornber (Hải Ngọc), Những tương lai của phê bình sinh thái và văn
học https://hieutn1979.wordpress.com/2013/06/20/karen-thornber-nhung-
tuong-lai-cua-phe-binh-sinh-thai-va-van-hoc-phan-cuoi
5. Nhóm nghiên cứu trường học viện ngoại giao (2022), Phật giáo trong vấn
đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam, https://phatgiao.org.vn/phat-giao-trong-
van-de-bao-ve-moi-truong-o-viet-nam-d70528.html.
6. Peter Barry (Hoàng Tố Mai) (2023), Nhập môn lý thuyết văn học và văn hóa,
Nxb hội nhà văn, Hà Nội
7. Trần Thị Ánh Nguyệt (2018), Phê bình sinh thái – vài nét phác thảo,
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p75/c168/n26657/Phe-binh-sinh-thai-
vai-net-phac-thao.html

You might also like