Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 87

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ


----------------------------

BÁO CÁO HẾT MÔN


MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG SƠN


Mã sinh viên: 1901050040
Lớp: Truyền thông đại chúng K39A1

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................

Giới thiệu về Học phần Thực tế chính trị - xã hội..................

NỘI DUNG.................................................................................

I. Giới thiệu chung về địa điểm Thực tế Chính trị - Xã


hội …………………………………………………………..7
1.1. Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh...................................

1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết............................................

1.3. Đặc điểm kinh tế..........................................................10

Đặc điểm xã hội........................................................................11

1.4. Đặc điểm văn hóa.........................................................12

Hoạt động báo chí truyền thông tại TP. Hồ Chí Minh.........13

II. Nội dung quá trình Thực tế Chính trị - Xã hội..............14


2.1. Báo Sài Gòn Giải Phóng - Tổng thư ký Toàn soạn,
nhà báo Nguyễn Khắc Văn.....................................................15

2.1.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến..................................15

2.1.2. Nội dung thu hoạch:......................................................15


2.1.3. Thông tin từ quá trình hỏi - đáp giữa sinh viên và
lãnh đạo Báo Sài Gòn giải phóng...........................................21

2.2. Trao đổi cùng ThS. Lê vân về Sở Thông tin &


Truyền thông TP. Hồ Chí Minh.............................................24

2.2.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến..................................25

2.2.2. Nội dung thu hoạch:......................................................25

2.2.3. Thông tin từ quá trình hỏi - đáp giữa sinh viên và đại
diện Sở Thông tin truyền thông TP. Hồ Chí Minh về chuyên
đề “Hiệu quả phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong
công tác quản lý báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh năm
2020”..........................................................................................35

2.3. Trao đổi chia sẻ cùng CEO Nguyễn Tiến Huy -


Pencil Group.............................................................................39

2.3.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến..................................39

2.3.2. Nội dung thu hoạch:......................................................40

2.3.3. Chia sẻ về kinh nghiệm và “góc nhìn” truyền thông


của CEO Nguyễn Tiến Huy và sinh viên lớp Truyền thông
đại chúng K39 A1.....................................................................43
2.4. Trao đổi chia sẻ cùng PGĐ Truyền thông Phạm
Sông Thu - Novaland Group...................................................46

2.4.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến...........................46

2.4.2. Nội dung thu hoạch:...................................................47

2.4.3. Buổi trao đổi giữa diễn giả Phạm Sông Thu với sinh
viên Truyền thông đại chúng K39 A1 về chủ đề “Nhận
diện khủng hoảng & Quản trị thương hiệu”.........................49

III. Bài học rút ra từ buổi học Thực tế Chính trị - Xã hội
...................................................................................................55
KẾT LUẬN...............................................................................57
MỞ ĐẦU

Giới thiệu về Học phần Thực tế chính trị - xã hội


Học phần Thực tế chính trị - xã hội nằm trong khung chương
trình đào tạo cử nhân ngành Báo chí thuộc Viện Báo chí, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Tổng số tín chỉ của học phần
này là 2 tín chỉ có thời gian học tập là từ ngày 17/5/2021 –
19/5/2021.

Với những hoạt động thiết thực gắn với việc học tập của sinh
viên, đợt thực tế chính trị - xã hội nhằm mục đích: Giúp sinh
viên thâm nhập, nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn đời sống xã
hội của địa phương trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng… Bên cạnh đó, giúp sinh viên hiểu
về tổ chức bộ máy hành chính của địa phương. Đồng thời giúp
sinh viên hiểu về hoạt động báo chí và quản lý báo chí tại địa
phương. Đây cũng là một cơ hội tốt bổ sung kinh nghiệm thực
tế minh chứng cho những kiến thức đã được học, từ đó sinh
viên vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp báo chí hiệu quả.
Bước đầu thực hành các phương pháp thu thập, xử lý thông tin
cho hoạt động nghiệp vụ báo chí. Để đạt được những mục
tiêu đã đề ra, học phần này cũng có những yêu cầu cụ thể dành
cho sinh viên khi đi thực tế. Sinh viên bắt buộc phải đi thực tế
tại địa bàn cụ thể, dưới sự hướng dẫn của giảng viên (theo
đăng ký hoặc phân công của khoa chủ quản). Sinh viên nghe
báo cáo đại diện phát ngôn của cơ sở nơi đến thực tế về tình
hình thực tiễn về các mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng… ở địa bàn nơi đến
thực tập. Sinh viên thu thập dữ liệu - thông tin xung quanh
các nội dung báo cáo thực tiễn để có thể viết tin, bài, chụp
ảnh, tập sáng tạo tác phẩm báo chí. Khuyến khích sinh viên
được đăng tải tác phẩm trên các sản phẩm báo chí ở báo, đài
địa phương và Trung ương. Sinh viên thu thập tư liệu viết thu
hoạch của đợt thực tế chính trị - xã hội theo yêu cầu của Khoa
chủ quản. Sinh viên nghiêm túc thực hiện đợt thực tế, đảm
bảo phục vụ tốt cho hoạt động học tập và rèn luyện nghề
nghiệp, đạo đức, tác phong của nhà báo tương lai; đồng thời
tiếp tục bổ sung kiến thức và kỹ năng, đáp ứng mục đích đào
tạo đặt ra. Có thể nói học phần Thực tế chính trị - xã hội là
một học phần vô cùng ý nghĩa dành cho sinh viên, đặc biệt là
với sinh viên báo chí. Từ những trải nghiệm lý thú sau chuyến
đi thực tế chắc chắn mỗi sinh viên đều thu lượm cho mình
được những bài học bổ ích, giúp các bạn trưởng thành và thêm
tình yêu với nghề báo hơn.
Là một trong những học phần vô cùng quan trọng và được
sinh viên mong chờ nhất trong suốt 4 năm Đại học, sinh viên
chuyên ngành Truyền thông đại chúng lớp Truyền thông đại
chúng K39 A1 đã có những buổi họp bàn kỹ lưỡng, bàn bạc và
đưa ra các ý kiến về các địa điểm cho chuyến đi thực tế chính
trị lần này. Qua tìm hiểu về tất cả các địa phương khắp 3 miền
cả nước về điều kiện thuận lợi, thế mạnh, ưu, nhược điểm của
từng nơi về hoạt động phát triển truyền thông, bên cạnh đó
cũng có những ý kiển, sự góp ý quan trọng và cần thiết của cố
vấn học tập Nguyễn Thị Tuyết Minh, cuối cùng, tập thể lớp đã
thống nhất lựa cho địa điểm thực tế chính trị - xã hội đó chính
là TP. Hồ Chí Minh. Tập thể lớp đã có những sự bàn bạc và
phối hợp cùng giảng viên hướng dẫn để lên kế hoạch chi tiết
cụ thể về lịch trình, thời gian, địa điểm … cho buổi thực tế
chính trị tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 17/5/2021 đến
19/5/2021. Tất cả đều mong muốn chuyến đi sẽ diễn ra thuận
lợi đúng như kế hoạch ban đầu đã đề ra và cũng rất háo hức
được đến tận nơi những cơ quan báo chí – truyền thông trong
TP. Hồ Chí Minh để có được những hình dung, mường tượng
về ngành học một cách chân thực nhất; có được những bài học
và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình học tập và làm việc sau
này.

Tuy nhiên, trước bối cảnh đợt dịch Covid-19 thứ tư tại Việt
Nam bùng phát một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và vô cùng
phức tạp, dưới sự chỉ đạo của BGĐ Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã chuyển đổi hình thức học tập từ offline sang
online trên phần mềm Microsoft Teams. Thực sự đối với bản
thân chúng em cảm thấy rất hụt hẫng và tiếc nuối, tuy nhiên vì
tình hình dịch bệnh đang phức tạp nên để đảm bảo sự an toàn
cho tất cả mọi thành viên, việc tham quan trải nghiệm thực tế
chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh bị tạm hoãn. Mặc dù hoạt
động thực tế chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh được chuyển
sang hình thức online nhưng các kiến thức, thông tin hữu ích
từ các buổi học trực tuyến đã phần nào nâng cao hiểu biết của
sinh viên về tổ chức hoạt động của các cơ báo chí truyền
thông lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Các buổi học trực tuyến
được thiết kế trực quan, phù hợp với sinh viên và đi theo lộ
trình như hoạt động trải nghiệm thực tế, trong đó bao gồm 4
buổi học với các nội dung:
 Buổi 1: Tìm hiểu về Báo Sài Gòn Giải Phóng với sự chia
sẻ của nhà báo Nguyễn Khắc Văn – Tổng Thư ký tòa
soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng.
 Buổi 2: Tìm hiểu về cách thức hoạt động, quản lý báo chí
truyền thông của Sở Thông tin & Truyền thông TP. Hồ
Chí Minh qua những chia sẻ của Thạc sĩ Lê Vân – Phó
trưởng phòng Báo chí Sở Thông tin & Truyền thông TP.
Hồ Chí Minh.
 Buổi 3: Tìm hiểu về những hoạt động truyền thông trong
kỷ nguyên số, những yêu cầu cần có của một chuyên viên
truyền thông qua trao đổi và chia sẻ của CEO Nguyễn
Tiến Huy -DigiPencil Group.
 Buổi 4: Tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh Quản trị
thương hiệu qua sự trao đổi và chia sẻ của PGĐ Truyền
thông Phạm Sông Thu - NovaGroup.
Bài báo cáo dưới đây xin được trình bày một cách khái quát
nhất, là tổng hợp những kiến thức, thông tin đặc sắc nhất
sau khi kết thức 4 buổi làm việc và được tìm hiểu về hoạt
động tổ chức báo chí, truyền thông tại thành phố Hồ Chí
Minh. Cùng với đó bài báo cáo cũng xen lẫn những nhận
xét, cảm xúc hay cảm nhận cá nhân cũng như kinh nghiệm
rút ra được từ 4 buổi làm việc trên. Do đặc thù làm việc trực
tuyến cùng hạn chế tham quan trải nghiệm thực tế mà bản
báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được
sự thông cảm cũng như góp ý từ thầy cô để bản báo cáo
được tốt nhất.
NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về địa điểm Thực tế Chính trị - Xã
hội

Dựa theo yêu cầu của ngành Truyền thông đại chúng đặt ra
cùng với những nghiên cứu và tìm hiểu thực tế phát triển
truyền thông của các tỉnh thành trên cả nước, sinh viên lớp
Truyền thông đại chúng đã có những sự bàn bạc kết hợp
cùng ý kiến góp ý của cố vấn học tập đã chọn TP. Hồ Chí
Minh –Nơi ngành truyền thông phát tiển bậc nhất cả nước.

I.1. Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh


(Bản đồ chi tiết các quận thành phố Hồ Chí Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành


phố lớn nhất của Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa.
Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo
dục tại Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại miền Nam Việt Nam
– tâm điểm khu vực Đông Nam Á; gồm 16 quận và 5 huyện,
tổng diệ tích lên đến 2.601 km2 (diện tích này thậm chí còn
lớn hơn nhiều thành phố nổi tiếng như: Paris, London, New
York…). Lãnh thổ của thành phố trải dài theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam và nằm trong khoảng từ 10022’13’’ đến
11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106001’2’’ đến 10701’10’’ kinh độ
Đông. Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng
(huyện Củ Chi), điểm cực nam ở xã Long Hòa (huyện Cần
Giờ), điểm cực tây tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm
cực đông là xã Thanh An (huyện Cần Giờ).

 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.


 Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
 Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
 Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
 Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

TP. Hồ Chí Minh là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước


với 8.993.082 triệu dân (theo số liệu năm 2019), tức cứ có 100
người Việt Nam thì có khoảng 10 người sống tại TP. Hồ Chí
Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần


1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường
hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây. Trung tâm
thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ
quốc tế. Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương
và phát triển kinh tế như vậy, thành phố Hồ Chí Minh đang
từng bước xây dựng được cơ sở hạn tầng, kinh tế phát triển đa
dạng. Mặc khác, việc phát triển kinh tế tăng trưởng ổn định
cũng là nguyên nhân thúc đẩy lĩnh vực báo chí truyền thông
tại địa phương này phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

(Ảnh: Internet)

Thành phố mang tên tên Bác là nơi sống động cả về không
gian, địa lý, văn hóa, con người, … Được mệnh danh là
“Thành phố không ngủ”, ngày hay đêm luôn rực sáng ánh đèn,
dòng người nối nhau về mọi ngả, hòa mình vào thành phố như
dòng máu đỏ mang lại sinh khí trẻ trung năng động, tạo nên
bản sắc riêng tại nơi đây.

I.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới
2.000mm/năm và phân bố không đều theo thời gian. Khoảng
90% lượng mưa trong năm xuất hiện tập trung vào mùa mưa.
Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ tây nam
lên đông bắc. Ở các huyện phía nam và tây nam của thành phố
như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa trung bình
năm chỉ dao động trong khoảng 1.000 – 1.400mm; còn các
quận nội thành, Thủ Đức, phía bắc huyện củ chi, lượng mưa
thường vượt quá 2.000mm/năm.

Nhìn chung, khí hậu của TP. Hồ Chí Minh tương đối ôn hòa,
không có những ngày đông giá rét cũng như không có những
tháng nắng nóng gay gắt, ít bão lụt. Đây là điều kiện thuận lợi
đối với việc phát triển các ngành kinh tế cũng như đối với đời
sống của người dân.

(Biểu đồ dữ liệu khí hậu TP. Hồ Chí Minh)

I.3. Đặc điểm kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tài chính lớn, được
mệnh danh là nhà máy năng lượng kinh tế lớn nhất Việt Nam,
có kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển, có hệ thống bưu chính viễn
thông tương đối hiện đại và tập trung. Các sàn giao dịch chứng
khoán, tiền tệ đang trong giai đoạn hình thành và đạt được một
số kết quả nhất định. Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh
đang đi đầu của cả nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát
triển công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái. Các ngành công
nghiệp dịch vụ tại địa phương này cũng tập chung hàm lượng
công nghệ cao chất lượng, mang tính cạnh tranh cao trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới. Với sự phát triển toàn diện của
các ngành kinh tế chủ đạo, thành phố Hồ Chí Minh đã đóng
góp một phần lớn GDP của cả nước. Bên cạnh đó, thành phố
Hồ Chí Minh cũng là địa phương có giá trị sản xuất công
nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, kinh ngạch xuất
khẩu và tổng thu ngân sách lớn nhất cả nước. Ngành

Mảnh đất hứa giàu tiềm lực kinh tế này chính là nơi lý tưởng
cho nhiều cơ quan truyền thông, báo chí của Việt Nam. Nhờ
tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật
hiện đại, thị trường tiềm năng mà các ngành truyền thông tại
TP. Hồ Chí Minh có một sự phát triển vượt bậc. Đây không
chỉ là điểm đến cho các tập đoàn truyền thông lớn như: Viva
Network, Dinosaur, DigiPencil MVV, … mà còn cả các tập
đoàn truyền thông đa quốc gia như BBDO, Ogilvy, Saatchi &
Saatchi, …

I.4. Đặc điểm xã hội


Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 6 triệu người, phân
công lao động và trình độ lao động ở mức cao trên cả nước.
Đây cũng là trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ lớn nhất của cả nước. Trên địa
bàn thành phố có đến 46 cơ sở đào tạo hệ đại học, hệ đào tạo
cao đẳng chiếm tỷ lệ 29%. Bên cạnh đó, thành phố còn có đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với hàng ngàn người
có trình độ cao. Do vị trí đặc biệt nằm trên trục giao thương
trong nước và quốc tế, các yếu tố văn hóa của thành phố cũng
được du nhập đa dạng, mang nhiều màu sắc. Mức thu nhập
của người dân trên địa bàn cũng nằm ở mức cao và tăng
trưởng ổn định.

Sự du nhập nhanh chóng nhiều nền văn hóa từ khắp nơi kéo
theo sự du nhập của cả những tệ nạn xã hội. Nơi đây được coi
là “điểm nóng” về vấn đề trật tự an ninh trên khắp cả nước; là
nơi tập trung nhiều loại hình tội phạm: buôn bán và vận
chuyển may túy, trộm cắp tài sản, người nghiện may túy lang
thang uy hiếp khách du lịch ở những nơi công cộng, tội phạm
có yếu tố nước ngoài ... hay thậm chí cướp giật từ lâu đã trở
thành “đặc sản” của nơi đây vì tình trạng vẫn tiếp tục gia tăng.
Đây được coi là rào cản, là mối lo ngại hàng đầu cho những
người muốn đến TP. Hồ Chí Minh để sinh sống, làm việc và
phát triển bản thân. Nếu để so sánh giữa TP Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, dù cho thành phố mang tên Bác phát triển vượt bậc
hơn, cơ hội phát triển bản thân cũng như đối với ngành truyền
thông sẽ lớn hơn rất nhiều nhưng sẽ có “không ít” sinh viên
khi được hỏi về vấn đề này đã quyết định sẽ ở lại Hà Nội cũng
bởi lý do an ninh trật tự xã hội được đảm bảo và lành mạnh
hơn.
Dân số đông, phân công lao động lớn và trình độ dân trí ở mức
cao, những đặc điểm dân cư - xã hội trên cũng đặt ra nhu cầu
rất lớn về hoạt động báo chí và truyền thông. Không chỉ đem
lại thị trường và cơ hội phát triển cho lĩnh vực báo chí, với
trình độ dân trí cao như thành phố Hồ Chí Minh cũng đặt ra
yêu cầu cao, tạo động lực cho lĩnh vực báo chí và truyền thông
luôn luôn phát triển và hoàn thiện để phù hợp và đáp ứng nhu
cầu của đối tượng công chúng.

I.5. Đặc điểm văn hóa

TP. Hồ Chí Minh nằm ở cửa ngõ ngã tư quốc tế từ Á sang Âu,
từ Bắc xuống Nam khiến văn hóa nơi đây vô cùng đa dạng và
phong phú. Mảnh đất này dung hòa vô số những nền văn hóa
đa dạng khác nhau, tạo nên một trung tâm văn hóa của Việt
Nam. TP. Hồ Chí Minh được coi là nơi “đất lành chim đậu”
hội tụ dân cư của cả nước và nhiều sắc dân trên thế giới đã
tiếp nhận, chắt lọc, hấp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại từ Đông
sang Tây, từ các nước chủ nghĩa cho đến tư bản. Tất cả nét
đẹp trong dòng chảy văn hóa từ muôn nơi như phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ẩm thực, … đều hòa nhập vào văn
hóa nơi đây.
Chính nhờ sự phát triển vượt bậc về văn hóa, ngành truyền
thông ở thành phố Hồ Chí Minh cũng theo đó mà ngày càng
lớn mạnh. Những công ty truyền thông mọc lên ngày càng
nhiều, điển hình như Điền quân Media & Entertainment, Công
ty Cát Tiên Sa hay Công ty TNHH quảng cáo thương mại Sen
Vàng…

I.6. Hoạt động báo chí truyền thông tại TP. Hồ


Chí Minh
Là một trong hai trung tâm truyền thông lớn nhất của Việt
Nam, TP Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành
phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh,
3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản
trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh,
truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa
bàn thành phố hiện nay có trên 1000 người hoạt động trong
lĩnh vực báo chí.

Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, 3 nhà xuất bản
của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt
Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước
được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần
đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện.
Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ
đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong
số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có
thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành
phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang,
Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt,
Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times Daily,
Thanhniennews bằng tiếng Anh, một ấn bản Sài Gòn giải
phóng bằng tiếng Hoa.

Lĩnh vực truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm
1975 do Mỹ xây dựng nhằm phục vụ quân viễn chinh Mỹ, khi
miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau
ngày Chính phủ Sài Gòn sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng
đã thu giữ các cơ sở do Mỹ để lại và bắt đầu phát sóng. Đến
nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở
thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt
Nam. Ngoài 2 kênh phát trên sóng là HTV7 và HTV9, HTV
còn phát triển dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số
và truyền hình độ nét cao HD. Hiện từ ngày 15/06/2016 và
16/08/2016, HTV đã tắt sóng analog lần lượt hai kênh HTV7
và HTV9, tất cả các kênh truyền hình của HTV đang được
phát qua hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, truyền
hình cáp và truyền hình kỹ thuật số theo Lộ trình số hóa của
Chính phủ. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và
đa số các tỉnh miền Nam.

II. Nội dung quá trình Thực tế Chính trị - Xã hội

Nhằm đối mặt với diễn biến phức tạp của tình hình dịch
bệnh Covid-19 trên khắp cả nước cũng nhưu để đảm bảo sự
an toàn sức khỏe cho sinh viên, giảng viên tham gia chuyến
đi, BGĐ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chỉ đạo
chuyển đổi hình thức tổ chức chương trình Thực tế chính trị
- Xã hội năm học 2020 - 2021 từ offlỉne sang online.

Sinh viên sẽ tìm hiểu và trao đổi với các báo cáo viên về
quá trình hoạt động và phát triển của các cơ quan truyền
thông tại TP. Hồ Chí Minh thông qua các báo cáo tại mỗi
buổi học. Tuy là hình thức trực tuyến, bị giới hạn thực tế
nhưng nhờ có sự giúp đỡ tận tình của giảng viên cũng như
những chia sẻ chuyên sâu , nhiệt tình của các báo cáo viên
mà các sinh viên như chúng em vẫn được lắng nghe và tiếp
thu một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, những kiếm thức,
kinh nghiệm. Từ đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ cũng như lòng yêu ngành nghề liên quan
đến báo chí - truyền thông.

II.1. Báo Sài Gòn Giải Phóng - Tổng thư ký Toàn soạn, nhà
báo Nguyễn Khắc Văn

Trong buổi làm việc trực tuyến đầu tiên, chúng em đã được
tìm hiểu về Báo Sài Gòn Guiải Phóng qua những chia sẻ cụ
thể, chi tiết của chính nhà báo Nguyễn Khắc Văn, hiện đang là
Tổng thư ký Toàn soạn báo Sài Gòn Giải Phóng.

2.1.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến

 Thời gian: 9h30 sáng ngày 26/05/2021.


 Địa điểm: Tham gia học trực tuyến trên Microsoft Teams.
 Thành phần tham dự:
- Về phía Báo Sài Gòn Giải Phóng: Trong buổi giao lưu
trực tuyến sinh viên đã có cơ hội tiếp xúc, giao lưu
cùng nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng Thư ký Tòa
soạn báo Sài Gòn Giải Phóng.
- Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
 Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh – Giảng viên khoa Xã
hội học, cố vấn học tập lớp Truyền thông đại chúng
K39 A1.
 50 sinh viên lớp Truyền thông đại chúng K39 A1.

2.1.2. Nội dung thu hoạch:

Báo Sài Gòn Giải Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực
thuộc Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ năm 2016, tòa soạn báo đặt tại số 432 - 434 đường
Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh. Về số lượng cán bộ phóng viên, công nhân viên của báo
Sài Gòn Giải Phóng có khoảng 440 người. Báo Sài Gòn Giải
Phóng là một trong 5 tờ báo định hướng chính trị - xã hội của
cả nước với báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản, báo Quân đội
nhân dân, báo Hà Nội mới. Báo có một công ty in là Công ty
TNHH một thành viên In Sài Gòn Giải Phóng.

 Sơ lược chung về báo Sài Gòn Giải Phóng:

Chỉ 5 ngày sau khi thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam
hoàn toàn giải phóng, ngày 5/5/1975, theo Quyết định của
Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (nay là thành ủy TP Hồ Chí
Minh), một tờ báo khổ lớn được xuất bản hằng ngày mang tên
“Sài Gòn Giải Phóng” được in ấn và phát hành số lượng lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân thành phố Sài Gòn mới được giải phóng. Báo Sài
Gòn Giải Phóng cũng là tờ báo duy nhất ấn hành tại Sài Gòn
lúc bấy giờ đã ra mắt đồng bào, chiến sĩ thành phố và nhân
dân cả nước.

(Ảnh: An Hòa)
Sáng sớm ngày tờ báo đầu tiên của Báo Sài Gòn Giải
Phóng được phát hành, người người không phân biệt độ tuổi
hay tầng lớp, từ khắp mọi nơi từ nội thành cho tới ngoại thành
đều tụ tập chờ đợi để được cầm trên tay tờ báo đầu tiên. Với
giá bán 50 đồng tiền cũ, có những người đã mua tới 200 đồng,
500 đồng. Sự kiện tờ báo đầu tiên của Báo Sài Gòn Giải
Phóng ra đời như một cột mốc vẻ vang và đáng tự hào. Sự
kiện này đã tạp nên niềm xúc động mãnh liệt cho cả quân và
dân Sài Gòn, bởi lẽ nó phản ánh và ghi dấu lại Sài Gòn vào
những ngày đầu giải phóng, niềm vui của người dân, của bộ
đội trong không khí những ngày giải phóng đây tưng bừng,
phấn khởi .

Cho tới nay, Báo Sài Gòn Giải Phóng có hơn 400 cán bộ,
công nhân viên, trong đó có hơn 100 phóng viên, biên tập
viên; với 5 văn phòng đại diện tại các thành phố: Hà Nội, Đà
Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, Thái Nguyên. Hiện báo Sài Gòn giải
phóng được xem là một trong những tờ báo của cả nước tự
hạch toán kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Với doanh
số không ngừng tăng, hàng năm ngoài tự chi phí cân đối, trả
lương, đảm bảo nộp đủ các nghĩa vụ thuế, Báo còn thực lãi
hàng chục tỷ đồng góp vào ngân sách nhà nước. Trụ sở chính
ở 432-438 Nguyễn Minh Khai, Quận 3 TP.Hồ Chí Minh. Tổng
Biên tập của Báo Sài Gòn Giải Phóng là Nhà báo Dương
Trọng Dật.

(Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Qua sự trao đổi với sinh viên, nhà báo Nguyễn Khắc Văn
tự tin khẳng định: “Tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng cao 17
tầng, hiện nay là tòa soạn khang trang nhất Việt Nam, cao nhất
Việt Nam và cả Đông Nam Á. Chúng tôi tự hào về tòa nhà
này”. “Đây là sự đóng góp vô cùng lớn lao, rất nhiều công
sức, trí tuệ, mồ hôi của rất nhiều thế hệ làm Báo Sài Gòn Giải
Phóng”. “Chúng tôi đã chọn được con Át chủ bài đó là sự uy
tín, là độ tin cậy cao chúng tôi không thể chạy theo tốc độ
thông tin nhanh, nhưng Báo Sài Gòn Giải Phóng luôn luôn
được bạn đọc yêu mến là báo có độ uy tín cao, được bạn đọc
tin tưởng là báo kiểm chứng thông tin chính xác, bình luận các
bài phản ánh có độ tin cậy cao”.

Trải qua hơn 45 năm, Báo Sài Gòn giải phóng - cơ quan
ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TP.Hồ Chí
Minh, luôn gắ,n bó mật thiết với trách nhiệm “diễn đàn của
nhân dân” là tiếng nói của chính quyền và nhân dân TP.Hồ
Chí Minh - Đã có sự trưởng thành về nhiều mặt. Từ chỗ có số
lượng phát hành khiêm tốn trong những ngày đầu giải phóng,
hiện nay Báo Sài Gòn giải phóng đã vươn lên trở thành một
trong những tờ báo hàng ngày có số lượng phát hành lớn rộng
khắp trên toàn quốc. Trong đó, trọng điểm là khu vực Đông
Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, miền Trung, Tây
Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng và một số vùng lân cận. 6 ấn
phẩm của tờ báo: Sài Gòn giải phóng hàng ngày, Sài Gòn giải
phóng Thứ bảy, Sài Gòn giải phóng Thể thao, Sài Gòn giải
phóng Điện tử, Sài Gòn giải phóng Hoa Văn và Sài Gòn giải
phóng Đầu tư tài chính. Ngoài ra còn có tờ tin nhanh phục vụ
các sự kiện quốc tế, thể thao và tờ Sài Gòn giải phóng số đặc
biệt phục vụ những ngày lễ lớn.

Báo Sài Gòn Giải Phóng càng ngày càng có những bước
phát triển mới, các phóng viên đã có mặt khắp mọi nơi trên cả
nước, xuất hiện tại mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội - tạo
ra những trang viết chất lượng, chi tiết và sâu sắc đến bạn đọc.
Đội ngũ phóng viên, lực lượng trụ cột của báo đã không
ngừng phát triển, trưởng thành về mọi mặt và đã để lại những
dấu ấn đặc biệt trong các thể loại báo chí quan trọng như
phóng sự , phỏng vấn nêu vấn đề, bình luận, ... Sự phát triển
của tờ báo được thể hiện ở nhiều mặt : sự phát triển số lượng
đi đôi với chất lượng, cập nhật thêm Sài Gòn Giải Phóng điện
tử, các bài báo Sài Gòn Giải Phóng Online tiếng Việt và tiếng
Anh luôn được đầu tư cải tiến mạnh mẽ và đang chuẩn bị ra
mắt Trang tin điện từ tiếng Hoa để thông tin chính thống và
chính xác của tờ báo Đảng bộ thành phố được lan tỏa nhanh
hơn, xa hơn. Báo Sài Gòn Giải Phóng còn được nhiều biểu
dương, khen thưởng của Đảng, Nhà nước và đông đảo bạn đọc
khắp mọi miền đất nước.

Vai trò của báo Sài Gòn giải phóng đời sống

Trong những năm qua, Báo Sài Gòn giải phóng luôn bám
sát các nhiệm vụ chính trị của cách mạng và đất nước, tổ chức
thông tin chân thật và nhanh về tình hình đất nước và thế giới,
các sự kiện trong nước và quốc tế. Giới thiệu một cách toàn
diện những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của
đất nước. Phản ánh trung thực những thời cơ và thách thức
nhiều mặt và những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong
những giai đoạn cụ thể của cách mạng, làm rõ bản lĩnh và
sáng tạo của Đảng ta chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới của lịch sử. Bên cạnh các thể loại báo chí
phong phú, Báo Sài Gòn giải phóng cũng chú ý đi sâu vào
những bài đấu tranh về mặt lý luận cả trong chính trị và văn
hoá văn nghệ...

Sài Gòn Giải Phóng hàng ngày là tờ báo chính thống


trong số 6 ấn phẩm của Báo, có tác động sâu rộng tới quần
chúng nhân nhất. Và cũng là tờ có chuyên mục Phóng sự ổn
định. Phóng sự trên Sài Gòn giải phóng không chỉ giới hạn
phạm vi phản ánh trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh hay
khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà vươn tới dải đất miền
Trung xa xôi, đến Hà Nội và các tỉnh biên giới phía Bắc. Cũng
chính do chú trọng phát huy những sức mạnh của thể loại này
mà Báo Sài Gòn giải phóng đã hình thành một đội ngũ tác giả
quen thuộc với công chúng.

Vấn đề tự chủ trong tài chính cũng là một nội dung mà nhà
báo Nguyễn Khắc Văn có đề cập đến trong quá trình giới thiệu
tổng quan về báo Sài Gòn Giải Phóng. Trong đó, nhà báo có
đề cập đến hai giai đoạn chính là trước thời kỳ bao cấp và sau
thời kỳ bao cấp. Báo Sài Gòn Giải Phóng trong thời kỳ bao
cấp được nhà nước chi trả toàn bộ các chi phí trong hoạt động.
Tuy nhiên, sau thời kỳ bao cấp, Báo đã có nhiều sự cải cách và
tự chủ về hoạt động tài chính. Và trong giai đoạn hiện nay,
Báo Sài Gòn giải phóng đã hoàn toàn tự chủ về nguồn thu và
tài chính, không cần đến ngân sách nhà nước trong việc duy trì
tổ chức hoạt động như trước kia. Trong đó, nhà báo Nguyễn
Khắc Văn có đề cập đến vấn đề làm kinh tế trong hoạt động
báo chí. Báo Sài Gòn giải phóng không chỉ dựa vào nguồn thu
từ việc phát hành các tờ báo in mà chủ yếu dựa vào các trang,
chuyên trang dành cho quảng cáo và hoạt động quảng cáo của
các thương hiệu. Điểm đặc biệt trong công tác làm kinh tế của
báo Sài Gòn giải phóng là việc xây dựng tòa nhà nghiệp vụ tại
trụ sở chính, sau đó cho thuê những diện tích còn trống để tạo
kinh tế duy trì hoạt động của tòa soạn.
Việc tự chủ trong tài chính là một bước cải tổ rất lớn
trong hoạt động tổ chức của báo Sài Gòn iải phóng, không chỉ
thể hiện sự chủ động trong hoạt động báo chí mà còn đem lại
nguồn thu cho tòa soạn, giảm bớt gánh nặng của ngân sách
nhà nước đối với các cơ quan tổ chức công. Mô hình kinh tế
của báo Sài Gòn giải phóng cũng nên được nhân rộng phổ
biến trong lĩnh vực báo chí hiện nay.
2.1.3. Thông tin từ quá trình hỏi - đáp giữa sinh viên
và lãnh đạo Báo Sài Gòn giải phóng.

Về nguyên tắc bài viết của Báo Sài Gòn giải phóng:

Báo Báo Sài Gòn giải phóng là cơ quan ngôn luận của
Đảng bộ thành phố, là tiếng nói của nhân dân, do đó Báo luôn
đi theo sự chỉ đạo, định hướng của Đảng bộ thành phố nói
riêng và Đảng bộ TW nói chung. Mọi vấn đề từ Đảng và Nhà
nước và chính quyền địa phương đưa ra, báo đề cố gắng
truyền tải nhanh nhất, đúng nhất tới nhân dân. Trong quá trình
trao đổi, nhà báo Lê Khắc Văn - Tổng Thư ký Tòa soạn báo
Sài Gòn giải phóng cũng đã nhấn mạnh mục tiêu tôn chỉ của
Báo là đưa tin đúng, đưa tin đã qua kiểm duyệt và xây dựng
thương hiệu báo Sài Gòn giải phóng là một tờ báo uy tín trong
mắt bạn đọc. Không chỉ vậy, những khó khăn của những nhà
báo còn nằm ở chỗ khi viết phải nắm được rõ hết các nghị
quyết, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng. Dù là báo
Đảng hay báo thường thì cũng đều phải viết theo định hướng
của Đảng.

Do đó, người ta mới dùng từ “báo chí cách mạng” đề nói về


báo chí ở Việt Nam. Báo Sài Gòn Giải Phóng đặc biệt viết
“đậm đặc” về chủ trương, chính sách của thành phố. Tuy
nhiên Báo không chỉ tuyên truyền những chủ trương, chính
sách này một chiều. Có những trường hợp chủ trương, chính
sách đi vào cuộc sống và xuất hiện những điều không phù
hợp. Do đó, Báo Sài Gòn giải phóng còn chú trọng trong việc
phản biện, phản hồi lại với chính quyền để sửa đổi các chính
sách sao cho phù hợp với đời sống nhân dân địa phương.

Phát triển truyền thông đa phương tiện tại Báo Sài Gòn giải
phóng:
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin
và các thiết bị điện tử thông minh như ngày nay, buộc báo Sài
Gòn Giải Phóng phải phát triển cho phù hợp với nhu cầu của
khán giả trong thời kỳ mới. Trong đó việc đổi mới về phương
thức tiếp cận bạn đọc, kênh truyền tải thông tin là vô cùng
quan trọng. Trong quá trình trao đổi, nhà báo Lê Khắc Văn -
Tổng Thư ký Tòa soạn báo Sài Gòn giải phóng cũng đã nhấn
mạnh những thành tựu mà tờ Báo đã đạt được trong công cuộc
đổi mới và số hóa. Trong đó, nhà báo giới thiệu đến sinh viên
tờ báo Sài Gòn giải phóng điện tử với nhiều danh mục tiện ích
vô cùng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của
công chúng trong thời đại số. Báo Sài Gòn giải phóng điện tử
là một sự kết hợp hoàn hảo giữa tờ báo giấy và công nghệ hiện
đại, vừa đảm bảo những thông tin chính thống, chất lượng vừa
phục vụ nhu cầu của độc giả một cách nhanh chóng. Nhà báo
Lê Khắc Văn cũng cho biết, báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử
được hiện đại hóa với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đáp ứng nhu
cầu của độc giả trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt báo Sài
Gòn Giải Phóng điện tử còn có ngôn ngữ chuyên trang bằng
tiếng Hoa dành riêng cho đối tượng bạn đọc gốc Hoa trên địa
bàn thành phố. Báo Sài Gòn giải phóng điện tử cũng được
thiết kế hiện đại với nhiều chuyên trang, chủ đề, giao diện đơn
giản thu hút. Về nội dung,báo Sài Gòn giải phóng điện tử vẫn
đảm bảo lượng thông tin đầy đủ và chính sách đến với bạn
đọc, hình thức trình bày đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu của
khán giả. Với xu hướng chuyển đổi số như hiện nay, báo Sài
Gòn giải phóng điện tử còn mạnh dạn trong việc chuyển đổi
phương thức tiếp cận thông tin của độc giả từ đọc sang nghe
nhìn thông qua video, radio, … Báo Sài Gòn giải phóng điện
tử còn được mở rộng trên nhiều kênh phương tiện khác nhau
như: Facebook, Youtube, Zalo, ..

Giữ vững tinh thần nòng cốt là một tờ báo Đảng


Trong thời buổi kinh tế không ngừng phát triển và đổi
mới, sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến với
hoạt động báo chí là không hề nhỏ. Trong chia sẻ của của
mình, nhà báo Lê Khắc Văn cũng đưa ra quan ngại về những
ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với một số
cơ quan báo chí và nhà báo. Trong đó, nhà báo chỉ ra những
sai phạm của một số cơ quan báo chí hoặc nhà báo trong việc
đưa tin giật gân, sai sự thật để thu hút bạn đọc, gây hậu quả
tiêu cực và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của báo chí
nói chung. Trước những bài học kinh nghiệm trong hoạt động
làm báo, nhà báo Lê Khắc Văn cũng nhấn mạnh tinh thần
nòng cốt của báo Sài Gòn giải phóng là một tờ báo Đảng, là
tiếng nói của Đảng, của quần chúng nhân dân, báo Sài Gòn
giải phóng luôn giữ vững tôn chỉ “không cần phải nhanh nhất,
nhưng nhất định phải đúng nhất”.
Cùng vấn đề trên, đồng chí Cao Xuân Phách - nguyên
Tổng Biên tập Báo Sài Gòn giải phóng cũng cho rằng cần phải
nâng cao tôn chỉ, mục đích trong tình hình mới, báo Sài Gòn
giải phóng phải giữ vững được vai trò của mình trong việc
tuyên truyền các chính sách của Đảng, nhà nước, đồng thời
phải định hướng bạn đọc. Để làm được điều đó, đồng chí Cao
Xuân Phách cũng chỉ ra vai trò của đội ngũ nhà báo, phóng
viên trong công tác hoạt động của tờ báo Sài Gòn giải phóng.

Yêu cầu đặt ra đối với người làm báo trong tình hình mới
Thông qua đoạn phim phóng sự “Báo Sài Gòn giải phóng
- Vững vàng tuổi 45’ được nhà báo Nguyễn Khắc Văn trình
chiếu trong buổi học, một vấn đề lớn đặt ra đối với báo Sài
Gòn Giải Phóng trong thời kỳ hiện nay chính là công tác xây
dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên ưu tú.
Trong đoạn tư liệu phỏng vấn đồng chí Dương Trọng Dật -
Nguyên Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, cho biết:
trước tình hình nhiễu loạn thông tin như hiện nay, nhất thiết
cần phải đặt ra những yêu cầu cao đối với kỹ năng nghiệp vụ
của nhà báo. Năng lực của nhà báo cần thiết phải được nâng
cao, tư duy trong nhìn nhận vấn đề thực tiễn phải thật sắc sảo,
nhạy bén, luôn giữ được tinh thần trung lập, góc nhìn khách
quan, tiếp cận vấn đề bằng nhiều phương diện, đa chiều để
tránh rơi vào chủ quan, sai lầm.

II.2. Trao đổi cùng ThS. Lê vân về Sở Thông tin & Truyền
thông TP. Hồ Chí Minh
Tối cùng ngày 26/5/2021, tập thể sinh viên lớp Truyền thông
đại chúng A1 tiếp tục được làm việc cùng cô Lê Vân – Thạc sĩ
Chính trị học – Phó trưởng phòng Báo chí của Sở Thông tin và
Truyền thông TP. Hồ Chí Minh. Cô đã dành ra hơn 1 tiếng
đồng hồ để chia sẻ những thông tin hữu ích về chuyên đề :
“Hiệu quả phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong
công tác quản lý báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh năm
2020”. Qua đây phần nào giúp chúng em nắm rõ cơ bản về Sở
Thông tin & Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh đó là
những hoạt động , nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý báo
chí tại thành phố năm 2020.

2.2.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến


- Thời gian: 19h00 tối ngày 26/05/2021

- Địa điểm: Tham gia học trực tuyến trên Microsoft


Teams

- Thành phần tham dự:

 Về phía Sở Thông tin truyền thông TP. Hồ Chí Minh:


Trong buổi giao lưu trực tuyến sinh viên đã có cơ hội
tiếp xúc, giao lưu cùng Thạc sĩ Chính trị học - phó
trường phòng Báo chí Lê Vân - đại diện Sở Thông tin
Và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.
 Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh – giảng viên khoa Xã hội
học- cố vấn học tập lớp Truyền thông đại chúng K39
A1.
- 50 sinh viên lớp Truyền thông đại chúng K39 A1.

2.2.2. Nội dung thu hoạch:

Giới thiệu chung về Sở Thông tin truyền thông TP. Hồ Chí


Minh

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh là


cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân
dân thành phố quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu
chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát
sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử, phát
thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông,
quảng cáo báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm;
quản lý các dịch vụ công về thông tin và truyền thông thuộc
phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo
quy định của pháp luật. Sở Thông tin và Truyền thông thành
phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí từ ngân sách và mở tài khoản tại ngân hàng
và Kho bạc Nhà nước thành phố để hoạt động theo quy định
của Nhà nước.

Sơ lược chung về Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ


Chí Minh

Ngày 29/10/2004, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành


Quyết định số 247/2004/QĐ-UBND về thành lập Sở Bưu
chính – Viễn thông, trụ sở làm việc đặt tại số 59 Lý Tự Trọng,
Phường Bến Nghé, Quận 1.

Từ đầu năm 2005, Sở Bưu chính – Viễn thông đã phát triển


nhanh chóng và dần đi vào ổn định về cơ cấu tổ chức và hoạt
động với biên chế được giao là 81 cán bộ công chức và người
lao động.

Ngày 16/6/2006, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết
định số 89/2006/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Sở Bưu chính – Viễn thông.
Trải qua hơn 3 năm hoạt động, Sở Thông tin và Truyền thông
được thành lập trên cơ sở Sở Bưu chính – Viễn thông sáp nhập
chức năng quản lý nhà nước về báo chí – xuất bản từ Sở Văn
hóa và Thông tin theo Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày
13/6/2008. Với việc sáp nhập này, Sở Thông tin và Truyền
thông đã tiếp nhận 12 nhân sự từ Sở Văn hóa và Thông tin,
thành lập thêm 2 phòng chức năng (Phòng Báo chí – Xuất bản
và Phòng Thông tin điện tử).

Tháng 10/2008, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận


trang tin điện tử thành phố Hồ Chí Minh với 6 nhân sự chuyển
từ Văn phòng UBND thành phố.

Ngày 30/12/2008, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết
định số 97/2008/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông.

Tháng 1/2010, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận chức


năng thẩm định, cấp phép xuất bản sản phẩm nhập khẩu không
kinh doanh từ Sở Văn hóa, Thể thao à Du lịch, với nhiệm vụ
này, Sở Thông tin và Truyền thông được bổ sung 5 biên chế
để thực hiện.
Sơ lược về chức năng, nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền
thông thành phố Hồ Chí Minh

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc


Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu và giúp
Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về báo chí; xuất
bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền
dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện
tử, phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền
thông, quảng cáo báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất
bản phẩm; quản lý các dịch vụ công về thông tin và truyền
thông thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành
phố và theo quy định của pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con


dấu riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách và mở tài khoản tại
ngân hàng và Kho bạc Nhà nước thành phố để hoạt động theo
quy định của Nhà nước.

Chia sẻ với đại diện Sở Thông tin và Truyền thông thành phố
Hồ Chí Minh, cô Lê Vân cho biết chức năng, nhiệm vụ của sở
được thể hiện trên các lĩnh vực:
Một là, về báo chí:

Trình Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp cụ thể để triển
khai các hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố bao gồm
báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử theo phân công, ủy
quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của
pháp luật; chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện;

Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu và quản lý báo chí lưu
chiểu trên địa bàn thành phố; Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động
bản tin cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố; Trả
lời về đề nghị tổ chức họp báo đối với các cơ quan, tổ chức
của thành phố; Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị các cấp
có thẩm quyền cấp thẻ nhà báo, cấp phép hoạt động báo chí,
giấy phép xuất bản các ấn phẩm báo chí, ấn phẩm thông tin
khác theo quy định của pháp luật cho các cơ quan báo chí và
các cơ quan, tổ chức khác của thành phố; Xem xét cho phép
các cơ quan báo chí của địa phương khác đặt văn phòng đại
diện, văn phòng liên lạc, cơ quan thường trú trên địa bàn thành
phố.

Hai là, đối với xuất bản:


Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập nhà xuất bản của các tổ
chức, cơ quan nhà nước thuộc thành phố trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố để đề nghị Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp phép thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp
luật;

Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho
cơ quan, tổ chức của thành phố, chi nhánh, văn phòng đại
diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại
thành phố; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm
không nhằm mục đích kinh doanh cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân của thành phố; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất
bản phẩm và giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước
ngoài đối với các cơ sở in xuất bản phẩm thuộc thành phố theo
quy định của pháp luật về xuất bản;

Cấp, thu hồi giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thành phố, chi nhánh văn
phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức thuộc
Trung ương tại thành phố; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm,
hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do thành
phố cấp phép theo đúng quy định của pháp luật;
Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản
phẩm lưu chiểu do thành phố cấp phép; chịu trách nhiệm tổ
chức thẩm định khi phát hiện xuất bản phẩm lưu chiểu có dấu
hiệu vi phạm pháp luật; Tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản
phẩm hoặc đình chỉ việc in xuất bản phẩm đang in nếu phát
hiện nội dung xuất bản phẩm vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản
và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố; tạm đình chỉ việc phát hành xuất
bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản của cơ sở phát
hành xuất bản phẩm tại thành phố; Thực hiện việc tiêu hủy
xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo quyết định của cấp có
thẩm quyền.

Ba là, Về bưu chính và chuyển phát:

Trình Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp cụ thể triển
khai các hoạt động công ích về bưu chính và chuyển phát trên
địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; chịu trách
nhiệm triển khai và kiểm tra thực hiện;

Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện công tác bảo vệ
an toàn mạng bưu chính, an toàn và an ninh thông tin trong
hoạt động bưu chính và chuyển phát trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật;
Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các
quy định về áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, an toàn,
an ninh thông tin trong bưu chính và chuyển phát trên địa bàn
thành phố;

Xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển
phát bằng văn bản do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
chuyển phát trong phạm vi thành phố; Cấp, sửa đổi, bổ sung,
thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư theo
thẩm quyền;

Phối hợp triển khai công tác quản lý nhà nước về tem bưu
chính trên địa bàn thành phố.

Bốn là, về viễn thông, Internet:

Trình Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp cụ thể để triển
khai các hoạt động công ích về viễn thông và Internet trên địa
bàn thành phố, chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra thực
hiện;

Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện công tác bảo vệ
an toàn mạng viễn thông, an toàn và an ninh thông tin trong
hoạt động viễn thông, Internet trên địa bàn thành phố theo quy
định của pháp luật; Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra
việc thực hiện quy định về áp dụng các tiêu chuẩn, chất lượng
trong lĩnh vực viễn thông, Internet trên địa bàn thành phố theo
quy định của pháp luật.

Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố
hoàn thiện các thủ tục xây dựng cơ bản để xây dựng các công
trình viễn thông theo giấy phép đã được Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, phù hợp với quy hoạch
phát triển của thành phố và theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và
Truyền thông tham gia một số công đoạn trong quá trình cấp
phép và giải quyết tranh chấp về kết nối, sử dụng cơ sở hạ
tầng mạng viễn thông, Internet.

Năm là, về điện tử, công nghệ thông tin:

Trình Ủy ban nhân dân thành phố:Các chương trình, đề án


phát triển công nghiệp công nghệ thông tin bao gồm công
nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm - dịch vụ, công
nghiệp điện tử trên địa bàn thành phố phù hợp với chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch của quốc gia và tổ chức triển khai thực
hiện; Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về
an toàn công nghệ thông tin theo thẩm quyền; chịu trách
nhiệm tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện;

Chịu trách nhiệm triển khai các chương trình xã hội hóa công
nghệ thông tin của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền
thông trên địa bàn thành phố theo sự phân công của Ủy ban
nhân dân thành phố; Thẩm định các chương trình, dự án ứng
dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố theo quy định
của pháp luật; tổ chức thực hiện các dự án đầu tư về công
nghệ thông tin do Ủy ban nhân dân thành phố giao;

Trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch xây dựng mới, duy
trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin
phục vụ cho hoạt động chỉ đạo điều hành, tác nghiệp của lãnh
đạo Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động trang tin điện tử;
hướng dẫn các đơn vị kết nối, sử dụng cơ sở hạ tầng cung cấp
thông tin và các dịch vụ hành chính công;

Thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin
của thành phố theo hướng dẫn của Cục Ứng dụng công nghệ
thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông;

Khảo sát, điều tra, thống kê tình hình ứng dụng và phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về
sản phẩm, doanh nghiệp tại thành phố phục vụ công tác báo
báo định kỳ theo quy định.

Sáu là, về phát thanh và truyền hình:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp


phát thanh, truyền hình của thành phố;

Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp phép hoạt động trong
lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử của tổ
chức, đơn vị do thành phố quản lý, trình các cấp có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật; Cấp, thu hồi giấy phép sử
dụng thiết bị thu tín hiệu phát thanh, truyền hình trực tiếp từ
vệ tinh cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật;

Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước khác theo hướng
dẫn của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện
tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bảy là, về truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện:

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phân bổ kênh
tần số của các hoạt động thu phát vô tuyến điện trên địa bàn
thành phố; các quy định về điều kiện, kỹ thuật, điều kiện khai
thác các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện;
Thực hiện một số nhiệm vụ về cấp phép tàu cá theo hướng dẫn
của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông.

Tám là, về quyền tác giả, bản quyền và sở hữu trí tuệ:

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả
đối với sản phẩm báo chí, xuất bản; bản quyền về sản phẩm và
dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; quyền sở hữu trí
tuệ các phát minh, sáng chế thuộc các lĩnh vực về thông tin và
truyền thông trên địa bàn thành phố;

Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân đối với sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực
thông tin và truyền thông theo thẩm quyền trên địa bàn thành
phố;

Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ các quyền hợp pháp trong lĩnh
vực quyền tác giả, bản quyền sở hữu trí tuệ cho các ngành, địa
phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và công dân đối với
sản phẩm, dịch vụ theo thẩm quyền trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ


Chí Minh còn có các chức năng khác như:
Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng
dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, hiệp hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động dịch vụ
công về thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố theo
quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong
việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan
Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
thông tin phòng, chống lụt, bão; thông tin về an toàn cứu nạn,
cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật.

Tham gia thẩm định hoặc thẩm định và chịu trách nhiệm về
nội dung thẩm định đối với các dự án về đầu tư chuyên ngành
về thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố theo quy
định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban
nhân dân thành phố.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hướng dẫn thực
hiện các quy định của Nhà nước về áp dụng tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật, công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông trên địa bàn thành phố.

Quản lý nhà nước về các hoạt động của hội và tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa
bàn thành phố theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố
và theo quy định của pháp luật; Quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế, tài chính, tài sản công; thực hiện chế độ tiền lương và các
chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức của Sở theo quy định của pháp luật;

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân
dân thành phố và của Bộ Thông tin và Truyền thông; tham gia
thực hiện điều tra thống kê theo hướng dẫn của Bộ Thông tin
và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố và theo yêu cầu
của tình hình thực tế
2.2.3. Thông tin từ quá trình hỏi - đáp giữa sinh viên và đại
diện Sở Thông tin truyền thông TP. Hồ Chí Minh về chuyên
đề “Hiệu quả phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong

công tác quản lý báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh năm
2020”.
(Ảnh: từ cố vấn học tập Cô Tuyết Minh)

Trong buổi làm việc và chia sẻ kinh nghiệm, đại diện Sở


Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, cô Lê
Vân cũng cho biết thêm về việc thực hiện chức năng nhiệm
của sở trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, công việc cụ thể là
công tác định hướng, chỉ đạo thông tin tuyên truyền cho các
cơ quan báo chí để đảm bảo các thông tin ấy khi đưa lên
phương tiện thông tin đại chúng đúng định hướng, đúng sự
thật. Sau đó là quá trình theo dõi, kiểm tra và giám sát thông
tin.

Theo cô Lê vân, một trong những nội dung quan trọng nhất
hiện nay đó là việc thực hiện nghị định số 09 của Chính Phủ
về việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí. Sở Thông
Tin và Truyền Thông nhận nhiệm vụ là đầu mối tổng hợp
trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đối với
các nội dung thuộc thẩm quyền của cấp thành phố.

Nắm bắt thời đại công nghệ hiện nay, Sở đã áp dụng cách thức
làm việc với toàn bộ văn bản gửi - nhận bằng điện tử. Hình
thức ký số là một bước tiến rất quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều
hành của thành phố.

Chủ đề mở rộng “Thành phố Hồ Chí Minh tạo thế xung kích
trên mạng Internet về hoạt động thông tin đối ngoại”

Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua luôn giữ vị
thế là địa phương tiên phong đối với các nhiệm vụ trọng tâm
như phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật
tự xã hội đẩy mạnh giao lưu văn hoá, y tế, giáo dục, quảng bá
sâu rộng hình ảnh đất nước - con người Việt Nam đến cộng
đồng ASEAN, các quốc gia khu vực châu Á và quốc tế, cùng
với đó là hàng loạt chương trình hành động mang tính đột phá
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
XI nhằm phát triển và khai thác tối đa có hiệu quả các thành
tựu khoa học công nghệ, nền tảng và thời cơ từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo
trong mọi tầng lớp nhân dân, cả hệ thống chính trị hưởng đến
mục tiêu xây dựng thành công Thành phố Hồ Chí Minh trở
thành một đô thị thông minh, đô thị của sáng tạo của nguồn
nhân lực chất lượng cao tiệm cận trình độ quốc tế, cung cấp
dịch vụ hành chính công trên nền tảng lấy sự hài lòng của
người dân tổ chức và doanh nghiệp làm tiêu chí phụng sự.

Đồng hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã và
đang gặt hái nhiều thành công của Thành phố không thể không
nhắc đến các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn đã góp
phần quan trọng xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam,
một Thành phố Hồ Chí Minh hòa bình, mến khách, ổn định,
phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đặc biệt góp
phần tạo sự tin tưởng, đồng thuận và ủng hộ của các tầng lớp
nhân dân trong và ngoài nước, kiều bào Việt Nam ở nước
ngoài, tạo nên sức mạnh tổng hợp, khẳng định uy tín, vị thế
Thành phố nói riêng và đất nước nói chung trên trường quốc
tế.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay, hàng loạt
những trang mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Zalo...
ra đời khiến độc giả gần như lãng quên về báo giấy. Song, bên
cạnh những lợi ích mà các trang mạng điện tử mang lại, còn
nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được như sự lan truyền
nhanh chóng những thông tin sai sự thật, chưa được kiểm
chứng, những kẻ xấu lợi dụng tốc độ lan truyền và sự thiếu
kiểm duyệt để đăng thông tin sai lệch, kích động dân chúng
chống chính quyền.

Đứng trước thực trạng này, trong những năm gần đây Thành
phố Hồ Chí Minh đã và đang là địa phương tiên phong trong
cả nước đối với các hoạt động tuyên truyền các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông
qua internet và tương tác mạng xã hội đặc biệt là các tuyến bài
viết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thông tin độc về
đất nước nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
Bên cạnh việc đăng tải các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đặc biệt là hoạt động đối ngoại
của Lãnh đạo Thành phố thì hiện nay trang Fanpage Hoạt
động thông tin đối ngoại Thành phố do Phòng Báo chí (thuộc
Sở) trực tiếp vận hành cũng liên tục cập nhật các hoạt động về
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước. Trang
FanPage cũng chú trọng tuyên truyền các nội dung về các hoạt
động giao lưu văn hóa, khoa học công nghệ hợp tác quốc tế,
xúc tiến đầu tư, du lịch và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để sẵn sàng vận hành một đô thị thông minh đô thị
sáng tạo đang hình thành.

Để phát huy sức mạnh của mạng Internet trong hoạt động
thông tin đối ngoại Trong thời gian tới, Sở Thông tin và
Truyền thông sẽ tập trung một số nhiệm vụ như sau:

Một là, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các
văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt
động thông tin đối ngoại trên địa bàn Thành phố.

Hai là, tận dụng ưu thế của mạng xã hội để đẩy mạnh cung
cấp thông tin, truyền thông các chủ trương đường lối, chính
sách quảng bá hình ảnh Thành phố, con người Việt Nam và
lan truyền các sản phẩm truyền thông có chiều sâu, giàu cảm
xúc, mang tính triết lý nhân văn cao cả, hướng tới mục tiêu
góp phần xây dựng một cộng đồng có sức tự để kháng với
thông tin xâu, độc hại

quảng bá hình ảnh, giới thiệu về Thành phố trên các lĩnh vực
cung cấp đến cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở trong
nước và ngoài nước, được số hóa bằng tiếng Việt, tiếng nước
ngoài và được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin
đối ngoại theo hướng dẫn của Cục Thông tin đối ngoại.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, ứng dụng
công nghệ thông tin để khai thác phương tiện internet nội
dung số, mạng xã hội nhằm tăng cường hiệu quả công tác
thông tin đối ngoại.

Bốn là, Chủ động phối hợp, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối
ngoại Thành phố tăng cường chỉ đạo, định hướng nội dung
thông tin đối ngoại trên báo chí tổ chức cung cấp thông tin kịp
thời cho báo chí về vấn đề dân chủ nhân quyền, tình hình biển
đảo và cắm mốc chủ quyền biên giới Tổ chức tập huấn cho
cán bộ, công chức Lãnh đạo các cơ quan báo chi trên địa bàn
về các vấn đề đối ngoại, hội nhập quốc tế.
II.3. Trao đổi chia sẻ cùng CEO Nguyễn Tiến Huy - Pencil
Group.

Sau 2 buổi làm việc online cùng những nhà làm báo kì cựu và
tâm huyết cùng hai cơ quan báo chí truyền thông tại TP. Hồ
Chí Minh, ngày 27/5, tập thể lớp Truyền thông đại chúng K39
A1 đã có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi với một người làm
trong lĩnh vực truyền thông – ngành học chính của lớp: anh
Nguyễn Tiến Huy, nhà sáng lập (CEO) kiêm giám đốc Pencil
Group. Cùng với sự trẻ trung, nhiệt huyết và kinh nghiệm của
mình, anh đã giúp chúng em hiểu rõ hơn và có cái nhìn mường
tượng rõ nét nhất về ngành học của mình.Trong buổi làm việc
sáng ngày 27/5, CEO Nguyễn Tiến Huy đã chia sẻ, trao đổi,
gửi gắm và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng em với
những bài học quý về cách làm truyền thông, định hướng nghề
nghiệp tương lai và đưa ra những nhận xét, lời khuyên sâu sắc
cho cả lớp.

2.3.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến


- Thời gian: 8h30 sáng ngày 27/05/2021
- Địa điểm: Tham gia học trực tuyến trên Microsoft
Teams

- Thành phần tham dự:

 Về phía công ty Pencil Group: Trong buổi giao lưu trực


tuyến sinh viên đã có cơ hội tiếp xúc, giao lưu cùng anh
Nguyễn Tiến Huy - CEO Pencil Group.
 Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh – giảng viên khoa Xã hội
học – cố vẫn học tập lớp Truyền thông đại chúng K39
A1
- 50 sinh viên lớp Truyền thông đại chúng K39A1

2.3.2. Nội dung thu hoạch:


 Giới thiệu về diễn giả CEO Nguyễn Tiến Huy

CEO Nguyễn Tiến Huy đã có 13 năm kinh nghiệm trong các


lĩnh vực phần mềm, quảng cáo và tư vấn chiến lược, đảm nhận
nhiều vị trí khác nhau từ quản lý dự án đến trưởng bộ phận
sáng tạo và chuyên viên tư vấn. Anh đã đào tạo và tư vấn
chiến lược tiếp thị số cho nhiều doanh nghiệp như: Viettel,
Yamaha, Golden Gate, SevenAM, Gamota, AMATA…
Bên cạnh đó, anh cũng là nhà sáng lập và Tổng giám đốc của
DigiPencil MVV. Trước đó, anh giữ vị trí Chief Digital
Officer tại OgilvyOne Worldwide Việt Nam. DigiPencil MVV
là công ty đã tư vấn và đồng hành cùng nhiều tập đoàn đa
quốc gia và các tập đoàn trong nước như Total, Nestle, Grab,
Vinhomes, MobiFone, Sunhouse, trong các chiến dịch
marketing, tuyển dụng, thương mại. Công ty cũng đã giành
nhiều giải thưởng marketing và được xem là công ty tiêu biểu
của Việt Nam trong báo cáo về nền kinh tế số của diễn đàn
Apec thực hiện năm 2017.

Ngoài ra, anh Huy cũng là một diễn giả khách mời quen thuộc
trong một số diễn dàn tại thành phố Hồ Chí Minh và một nhà
đầu tư mạo hiểm quan tâm đến cộng đồng Startup Việt Nam.

Anh từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: “Tôi rất sợ
cảm giác chán bản thân hoặc chán công việc cứ lặp đi lặp lại
mỗi ngày. Cuộc sống sẽ không còn thú vị nếu mỗi sáng thức
dậy trong một căn hộ cao cấp ở Singapore, đón metro đến làm
việc trong một văn phòng hiện đại, chiều tối trở về với căn hộ
im ắng buồn tẻ. Cuộc sống ở Việt Nam thú vị hơn nhiều, hầu
như luôn có một ngày mới mẻ vì không biết điều bất ngờ gì
xảy ra”.
 Giới thiệu chung về Pencil Group

Pencil Group là một nhóm công ty sáng tạo độc lập được
thành lập tại TP. Hồ Chí Minh. Pencil Group chuyên về
“building brands & digital maketing experiences”- xây dựng
thương hiệu và trải nghiệm kỹ thuật số. Đây là một nhóm công
ty xây dựng thương hiệu từ đặt tên sản phẩm, chiến lược
thương hiệu, thiết kế bao bì, truyền thông tích hợp, truyền

thông kỹ thuật số và đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh sáng


tạo. Công ty đặt trụ sở tại 16A Lê Hồng Phong, phường 12,
quận 10, TP.HCM.
Khi được hỏi vì sao lại lấy tên công ty là Pencil – Bút chì, anh
Huy đã chia sẻ rằng “Một ý tưởng bất chợt xuất hiện trong đầu
đều có thể dùng chiếc bút chì để phác thảo ngay. Dùng bút chì
sẽ không sợ sai, mọi nét đều có thể tẩy xóa hay sửa chữa. Tinh
thần sáng tạo thường gắn với biểu tượng bút chì là vì vậy.”

Slogan của công ty “Never run out of ink” – “Không bao giờ
cạn mực”, cũng mang ý nghĩa không bao giờ ngừng sáng tạo,
không bao giờ cạn ý tưởng.

Công ty quy tụ các nhà văn, đạo diễn nghệ thuật, các nhà
hoạch định chiến lược và phương tiện truyền thông, các
chuyên gia CSR, kỹ thuật viên, nhạc sĩ, nhà làm phim, nhà
thiết kế sản phẩm, ... để thực hiện những ý tưởng truyền thông
sống động và đẹp mắt.

Pencil Group đã từng làm truyền thông cho các quảng cáo và
các nhãn hiệu khác nhau. Điển hình như quảng cáo Toppo
“Toppo – Good mood!”, Juno “Walk freely”, Nivea Men
“Failure is fortune”, California Yoga Fitness “It’s never been
easier to join CFYC”, …
“Toppo – Good mood!”

“Failure is fortune”

“Failure is fortune”
2.3.3. Chia sẻ về kinh nghiệm và “góc nhìn” truyền thông
của CEO Nguyễn Tiến Huy và sinh viên lớp Truyền thông
đại chúng K39 A1
Trong buổi giao lưu trực tuyến với anh Nguyễn Tiến Huy
- CEO Pencil Group đã có những chia sẻ quý báu về kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình làm truyền thông, cũng như
những lưu ý trong hoạt động truyền thông đại chúng của các
sinh viên trong tương lai. Những chia sẻ hết sức thực tế, phần
nào trang bị bổ sung cho sinh viên những kiến thức, bài học
kinh nghiệm trong công tác hoạt động truyền thông, mặt khác
còn giải đáp những vấn đề thắc mắc của sinh viên trong buổi
tọa đàm:

Bên cạnh đó, anh cũng cho biết thêm về những quan điểm của
bản thân trong lĩnh vực truyền thông, cách làm marketing,
thương hiệu trong thời đại kết nối. Nếu như trước đây, các
kênh marketing đóng vai trò khác nhau, chẳng hạn như quảng
cáo truyền hình, biển bảng dùng để thu hút sự chú ý, các kênh
trực tuyến thì tập trung vào thu hút tương tác… và tất cả kết
nối với nhau dựa trên đồng nhất về hình ảnh, thông điệp
thương hiệu thì hiện giờ, tính kết nối được xây dựng ở cả năm
giai đoạn trong hành trình khách hàng, bao gồm “Aware”
(nhận biết), “Appeal” (cuốn hút), “Ask” (tìm hiểu), “Act”
(hành động), “Advocate” (ủng hộ).

Nhận diện thương hiệu:

Chia sẻ về việc xây dựng nhận diện thương hiệu trong


hoạt động truyền thông, anh Nguyễn Tiến Huy đã nhấn mạnh
3 yếu tố nền tảng của mọi thương hiệu cần có trước khi làm
truyền thông số, trong đó có “Nhận diện thương hiệu” (không
phải là Nhận diện thương hiệu). Có nghĩa là trả lời câu hỏi:
“Nếu thương hiệu của bạn là một con người thì đó là ai, tính
cách, sở thích, chuyên môn thế nào?”. Khi mỗi thương hiệu có
một “nhân diện thương hiệu” thì làm gì cũng tự tin, giống như
một người hiểu chính mình thì ra đường không ngại giao tiếp
với ai và luôn biết khi nào mình đúng và sai.

Những vấn đề trong hoạt động của các công ty truyền thông ở
miền Bắc

Trong chia sẻ về quá trình thành lập công ty truyền thông


tại Hà Nội, anh Nguyễn Tiến Huy đã tổng hợp những nhận
định khách quan và đề cập đến vấn đề hoạt động của các công
ty truyền thông tại miền Bắc. Trong đó, anh nhấn mạnh về
những ưu nhược điểm của thị trường truyền thông và đặc điểm
khách hàng tại khu vực phía bắc, bên cạnh đó anh còn đưa ra
những so sánh khách quan với khu vực miền Nam giúp sinh
viên dễ dàng nhận thức được vấn đề. Anh Tiến Huy cũng nhấn
mạnh về những hạn chế của những người làm truyền thông
trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo anh, đa
phần những người làm truyền thông tại miền Bắc đều rất nhiệt
huyết và chú trọng đến nhu cầu của khách hàng, họ sẵn sàng
“say yes” với mọi yêu cầu từ phía khách hàng. Tuy rằng tinh
thần làm việc luôn “say yes” với mọi yêu cầu từ khách hàng sẽ
giúp cải thiện mối quan hệ giữa người làm truyền thông và
khách hàng, nhưng nếu xét về phương diện chuyên môn, vấn
đề này lại là một rào cản trong việc phát triển ý tưởng và giải
quyết vấn đề. Đây cũng là một vấn đề tương đối quan trọng
trong hoạt động truyền thông. Cụ thể, đối với một chiến dịch
truyền thông trong thực tiễn, khi có quá nhiều mục đích và yêu
cầu sẽ làm cho quá trình xây dựng kế hoạch bị rối, vừa ảnh
hưởng đến người làm truyền thông vừa tác động đến sản phẩm
và kết quả của quá trình truyền thông và gián tiếp tác động
tiêu cực đến khách hàng.
Đây cũng là vấn đề mà không chỉ công ty truyền thông của
anh Nguyễn Tiến Huy gặp phải mà hầu hết các công ty hoạt
động trong mảng truyền thông tại miền Bắc đang mắc phải
hiện nay. Nếu không sớm nhìn nhận và có sự thay đổi trong tư
duy làm việc, vấn đề này sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối
với các công ty truyền thông nói riêng và thị trường truyền
thông nói chung.

Năng lực làm việc nhóm:

Không chỉ trong hoạt động tổ chức của ngành truyền


thông cần đến kỹ năng làm việc nhóm mà phần lớn các khối
ngành trong xã hội đều cần việc này. Nói như vậy, đối với một
người lao động nói chung nhất thiết phải có trong mình những
kĩ năng “Teamwork” nhất định. Xét trên các hoạt động kinh tế
khác như các ngành dịch vụ sản xuất, việc tổ chức sản xuất đề
có những yêu cầu nhất định và có quy trình riêng. Trong đó,
những quy trình trong sản xuất kinh tế ngày nay đều được áp
dụng công nghệ tự động hóa, chính vì vậy yêu cầu đặt ra đối
với lao động ở ngành nghề khác về vấn đề “Teamwork” sẽ
không cao. Tuy nhiên, để nói về lĩnh vực truyền thông, đây là
một lĩnh vực có những yếu tố đặc trưng riêng, do yêu cầu
trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi nhiều
sự sáng tạo nên những quy tắc thường bị phá vỡ thậm chí còn
không có những quy chuẩn chung trong giải quyết các vấn đề.
Chính bởi những yếu tố trên, mà trong quá trình hoạt động của
mình, lĩnh vực truyền thông đòi hỏi người làm truyền thông
cần phải phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.

Quan điểm về thái độ và sự hợp tác, anh Nguyễn Tiến Huy


cũng cho rằng tâm lý chung khi một người hợp tác làm việc
với đám đông, đó là sợ bị mất quyền lợi của bản thân mình.
Từ đây dẫn đến tâm lý: tôi luôn đúng, chỉ có tôi mới làm việc
này một cách tốt nhất, và vì thế, tôi là người có công lao lớn
nhất. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc nối kết các thành
viên trong nhóm lại. Khó khăn phát sinh cả về mặt nhận thức
vấn đề và việc đưa ra giải pháp, vì ai cũng tự cho mình là
trung tâm nổi bật, là “tài sản quý giá” của nhóm.

II.4. Trao đổi chia sẻ cùng PGĐ Truyền thông Phạm Sông
Thu - Novaland Group

Buổi học online cuối cùng, tập thể lớp Truyền thông đại chúng
A1 K39 được làm quen với một vị khách mời vô cùng chuyên
nghiệp và cũng có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực truyền
thông. Đó là PGĐ truyền thông Phạm Sông Thu thuộc Nova
Group. Dưới góc nhìn của một người đi trước và có kinh
nghiệm lâu năm làm nghề, thầy đã đưa ra cái nhìn chung và
khái quát nhất về lĩnh vực truyền thông, giúp chúng em hiểu
rõ nét thêm về ngành mà mình đang theo học.

2.4.1. Thông tin buổi làm việc trực tuyến


- Thời gian: 15h00 chiều ngày 28/05/2021

- Địa điểm: Tham gia học trực tuyến trên Microsoft


Teams

- Thành phần tham dự:

 Về phía Tập đoàn Novaland Group: Trong buổi giao lưu


trực tuyến sinh viên đã có cơ hội tiếp xúc, giao lưu cùng
anh Phạm Sông Thu - Phó giám đốc truyền thông
Novagroup.
 Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh – giảng viên khoa Xã hội
học – cố vấn học tập lớp Truyền thông đại chúng K39
A1
- 50 sinh viên lớp Truyền thông đại chúng K39 A1
2.4.2. Nội dung thu hoạch:
Sơ lược về diễn giả Phạm Sông Thu:

Phạm Sông Thu là một nhà báo lớn, có kinh nghiệm trên
20 năm trong lĩnh vực báo chí và truyền thông với bút danh:
“Thu Giang”, “Phạm Tấn”. Anh là một nhà báo có kinh
nghiệm và thâm niên trong hoạt động công tác tại các tờ báo,
tạp chí lớn như: báo Người lao động, báo Sài Gòn giải phóng,
Khám phá, ... Anh từng đảm nhiệm thư ký tòa soạn tạp chí
Golf & Life, đồng sáng lập tuần báo Nguồn Việc. Anh cũng là
chủ biên các tạp chí Golf & Resort, đã xuất bản các ấn phẩm:
Golf & Vip, Golf & travel.

Nhà báo Phạm Sông Thu còn là một chuyên gia truyền
thông kỳ cựu của một số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn ở Việt
Nam. Anh đã công tác 10 năm tại tập đoàn Vingroup, năm
2019 gia nhập tập đoàn bất động sản Novaland.

Sơ lược về ngành truyền thông:

Thị trường truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang có


những bước phát triển và đạt được những thành tựu nhất định,
trong đó có 3 phân khúc chính đó là thị trường quảng cáo, thị
trường truyền hình trả tiền và thị trường kinh doanh về nội
dung các chương trình truyền hình. Trong đó, thị trường quảng
cáo của Việt Nam thực sự bắt đầu phát triển trong những năm
gần đây. Hàng loạt công ty lớn của nước ngoài đầu tư đầu tư
vào Việt Nam như Coca cola, Pepsi, công ty sản xuất về hóa
mỹ phẩm P&G, Unilever, … Đây là những công ty có ngân
sách quảng cáo lớn góp phần phát triển thị trường quảng cáo ở
việt nam. Đến nay thị trường quảng cáo Việt Nam hiện tại có
độ lớn khoảng gần 1 tỷ USD. Trong đó 60% quảng cáo trên
các kênh truyền hình, 40% là cho các phương tiện báo chí,
internet và mạng xã hội. Tốc độ phát triển thị trường quảng
cáo của Việt Nam tăng mỗi năm khoảng 20%- 30%. Tuy
nhiên nếu lấy doanh thu quảng cáo của tất cả các phương tiện
truyền thông chia cho đầu người, thì hiện này thì bình quân
trên mỗi đầu người là 11 đô la Mỹ. So sánh với các nước trong
khu vực thì ở Việt Nam chỉ số này còn rất thấp, theo số liệu
năm 2006 chỉ số này ở Thái lan là 37 đô la Mỹ, Philipin là 49,
Singapore là 278 đô la Mỹ. Trên mảng thị trường truyền hình
trả tiền của Việt Nam ra đời từ năm 2003, khi bắt đầu có
truyền hình cáp ra đời, các công ty như truyền hình cáp SCTV,
HTVC, VTVCab, và VTC là những đơn vị đầu tiên cung cấp
truyền hình mặt đất và truyền hình vệ tinh, Gần đây khoảng
năm 2009 có sự ra đời của K+ (là đơn vị liên doanh của truyền
hình cáp VTV với tập đoàn truyền thông pháp Canal+) và An
vien group. Thị trường này hiện tại ước tính đạt khoảng 5 triệu
hộ thuê bao, và doanh thu khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Với
chính sách số hóa của chính phủ là 100% đến năm 2020, độ
lớn của thị trường này ước tính khoảng 1.5 tỷ đô la Mỹ. Còn
mảng thị trường nội dung truyền hình là thị trường có tốc độ
phát triển nhanh trong đó chủ yếu là các truyền hình việt phải
trả cho các nhà cung cấp phim truyện từ các nước như Hàn
quốc, Trung quốc, Mỹ, Nhật,… hoặc các bản quyền các giải
bóng đá quốc tế lớn. Những năm gần đây hàng loạt công ty
trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các chương trình
truyền thông qua chính sách xã hội hóa, các chương trình
truyền hình được hợp tác sản xuất với các công ty tư nhân.
Hiện tại các đài chủ yếu tập trung vào sản xuất các chương
trình tin tức, phóng sự và talkshow. Các chương trình phim
truyện và trò chơi chủ yếu là do các công ty tư nhân sản xuất,
Ước tính thị trường nội dung chiếm khoảng 50% thị trường
quảng cáo,với độ lớn chiếm khoảng 500 triệu đô la Mỹ, thị
trường này chủ yếu là phụ thuộc vào thị trường quảng cáo.
Khi thị trường quảng cáo tăng lên thị chi phí dành cho sản
xuất các chương trình truyền hình cũng tăng lên.

2.4.3. Buổi trao đổi giữa diễn giả Phạm Sông Thu với sinh
viên Truyền thông đại chúng K39 A1 về chủ đề “Nhận
diện khủng hoảng & Quản trị thương hiệu”
Trước tiên, diễn gia Phạm Sông Thu đề cập đến tổng quan về
lĩnh vực truyền thông gồm có:

Truyền thông thương hiệu:

Đây là hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm để
đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi như:
doanh nghiệp bạn tên gì, cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì, có
gì khác biệt với các doanh nghiệp cùng ngành, lí do vì sao
khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn, …
Nhờ có truyền thông thương hiệu mà doanh nghiệp có thể
quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp người mua biết đến sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhanh nhất.

Truyền thông sự kiện:


Đây là cách xây dựng thương hiệu trực tiếp bằng cách tổ chức
sự kiện hoặc gián tiếp tài trợ, đồng hành, … Truyền thông
phải được kích hoạt trước sự kiện và trong sự kiện.

Truyền thông mạng xã hội

Truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dạng hoạt động được
hỗ trợ bởi công nghệ. Các hoạt động này bao gồm chia sẻ hình
ảnh, blog, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội, chia sẻ video,
mạng doanh nghiệp, thế giới ảo, viết bài phê bình đánh giá
(review), v.v... Đối với cá nhân, truyền thông mạng xã hội
được sử dụng để kết nối người đó với gia đình và bạn bè. Đối
với doanh nghiệp, truyền thông mạng xã hội giúp tìm kiếm và
tiếp cận với các khách hàng, điều khiển việc bán hàng thông
qua các hoạt động quảng cáo, xúc tiến, nắm bắt xu hướng của
khách hàng, và cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho khách
hàng.

Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố
mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong cùng công ty.
Truyền thông nội bộ giúp truyền tải thông điệp và tầm nhìn
của lãnh đạo tới các nhân viên. Nếu truyền thông nội bộ không
đạt hiệu quả, thiếu thông suốt, các nhân viên sẽ không ý thức
được tầm quan trọng của việc đóng góp sức lực giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.

Truyền thông xã hội

Đối với truyền thông xã hội, ta phải biết xây dựng hình ảnh
doanh nghiệp bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng, tạo giá
trị và ý nghĩa cho xã hội và tối ưu hóa uy tín cho thương hiệu.

Yêu cầu của các nhà tuyển dụng

Đối với sinh viên đang theo học khối ngành báo chí
truyền thông, vấn đề về việc làm trong tương lai luôn nhận
được nhiều sự quan tâm đặc biệt. Qua quá trình hỏi đáp và
trao đổi, anh Phạm Sông Thu cũng đã có những chia sẻ hết sức
hữu ích dưới vai trò là một nhà tuyển dụng truyền thông. Theo
anh, ngoài việc học tốt các môn học và bổ sung những kiến
thức trên nhà trường, sinh viên cần phải phát huy được tính
năng động, sáng tạo trong hoạt động truyền thông. Anh Phạm
Sông Thu cho rằng, với góc độ là một nhà tuyển dụng, họ sẽ
không đặt yêu cầu quá cao về kinh nghiệm đối với sinh viên
mới tốt nghiệp khối ngành truyền thông ra xin việc. Tuy
nhiên, đối với những sinh viên đã có những kinh nghiệm sẵn
và tham gia hoạt động truyền thông ngay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường sẽ nhận được nhiều sự ưu ái hơn quá trình tuyển
dụng. Ngoài ra, đối với những sinh viên tốt nghiệp với thành
tích cao cũng là một lợi thế và được nhà tuyển dụng đánh giá
cao.

Sáng tạo nội dung contents

Hiện nay, đối với kênh Social Media, độc giả sẽ không có
quá nhiều thời gian để đọc hết một bài Long – form Content
như những bài trên website. Do đó, việc tối ưu hóa content
trên kênh Social Media là điều rất cần thiết đối với người làm
truyền thông. Để nâng cao chất lượng contents, anh Phạm
Sông Thu cũng đưa ra rất nhiều giải pháp, trong đó nên tổng
hợp kiến thức khi còn là newbie. Khi bạn đã là Content
Creator chuyên nghiệp thì hãy tạo ra những nội dung mới mà
bạn muốn đọc và khiến độc giả của bạn thích thú. Mình
thường chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Thay vì mình có
thể dành 15 phút tổng hợp là đã hoàn thành xong một bài viết.
Nhưng mình sẽ dừng lại – không viết cho tới khi bản thân có
thể tự tạo ra nội dung mới hoàn toàn. Ngoài ra Bạn nên dành
thời gian cho các tiêu đề của bạn. Nếu có thể, hãy làm nhiều
options khác nhau và chọn tiêu đề nào mà bạn thích nhất và
phù hợp với insight khách hàng. Bạn đừng lướt qua giai đoạn
đặt tiêu đề. Phần copywriting này là yếu tố đầu tiên mà mọi
người đọc. Đối với mục đích contents hướng đến tốt nhất nên
cung cấp cho người dùng giải pháp giải quyết vấn đề họ đang
gặp phải. Nó sẽ không làm suy giảm người dùng thông qua
các yêu cầu bắt buộc độc giả phải làm gì, mà chúng ta đang
tôn trọng độc giả và khiến họ cảm thấy được quan tâm. Khi
bạn viết bài đăng trên blog của mình, hãy cung cấp cho người
dùng các mẹo giúp khách hàng có cảm giác biết ơn về những
giải pháp mà bạn đang cung cấp. Đó là cách giữ chân khách
hàng mục tiêu tốt nhất. Ứng dụng các phương tiện truyền
thông vào bài biết cũng là một trong những phương pháp thu
hút bạn đọc. Cho dù bạn sử dụng hình ảnh, video hay sơ đồ,
chúng có thể giúp làm rõ thông điệp và quan điểm của bạn để
nâng cao trải nghiệm đọc. Không ai muốn nhìn vào các đoạn
văn bản, trừ khi bạn đang viết sách. Tuy nhiên, việc thêm
những hình ảnh giúp ích hoặc tăng thêm giá trị bài viết.

Phương pháp thu hút lượng tương tác trên các nền tảng social
media

Để thu hút được lượng tương tác trên các nền tảng mạng
xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube,... ngoài nâng chất lượng
nội dung, anh Phạm Sông Thu còn đề cập đến nhiều giải pháp
như mở rộng danh sách bạn bè & following. Nhiều người
không quan tâm đến điều này & từ đó hạn chế nhóm đối tượng
tiếp cận được. Hoặc có thể họ nỗ lực nhưng không biết
phương pháp để làm điều này. Việc mở rộng thêm danh sách
bạn bè sẽ rất dễ dàng đúng nhóm đối tượng tiềm năng…Việc
nỗ lực tăng những lượt follow với nick chúng ta cũng rất quan
trọng. Hãy cố gắng tìm cách để có những lượt follow thật &
thương xuyên theo dõi các post của chúng ta…Lựa chọn giờ
cao điểm để đăng bài “câu like”, mỗi tệp user sẽ có giờ cao
điểm hoạt động khác nhau. Nếu để ý nhìn vào danh sách
những người bạn đang online bên phần Messenger bạn sẽ
nhận thấy những thời điểm có bạn bè đang online cao. Hãy
chọn các thời điểm đó để post bài sẽ giúp thu hút thêm nhiều
người đọc. Vì đơn giản nếu đăng lệch giờ tệp user sinh hoạt,
bạn sẽ cạnh tranh với hàng chục bài viết khác cũng đăng trong
khoảng thời gian đó, trên newfeed của bạn bè hay fan like
page chưa chắc đã thấy bạn… Ngoài ra, việc lọc tương tác bạn
bè & thành viên thường xuyên cũng đem lại hiệu quả cao
trong quá trình tương tác. Đây là điều rất rất quan trọng để cải
thiện tương tác hiện nay. Một tài khoản hay page lâu năm sẽ
dần mất đi tương tác vì các nhóm bạn bè cũ & không còn quan
tâm đến nhau. Để lọc ra được những người bạn không tương
tác với chúng ta trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm không thực
sự khó. Chỉ sau vài thao tác là bạn có thể hủy được bạn bè cũ
không tương tác này & tạo ra nhiều khoảng trống mới để kết
nối… Sử dụng thủ thuật Seeding bài viết, dẫn dắt đám đông
được hiểu là một hoạt động tăng like, comment để dẫn dắt
người dùng theo đám đông trước đó.

Nhận diện khủng hoảng truyền thông

Các nhóm khủng hoảng truyền thông thường gặp phải:

- Do chất lượng sản phẩm


- Do tai nạn, sự cố
- Do rủi ro pháp lý (phản ánh, khiếu nại của khách hàng)
- Do quảng cáo
- Do liên quan đến tác động chính sách

PGĐ Phạm Sông Thu cũng chia sẻ 14 bước trong xử lý khủng


hoảng truyền thông
Bước 1: khi phát hiện sự cố (hoặc nguy cơ xảy ra khủng hoảng
tại cơ sở) phải báo ngay cho lãnh đạo trưởng bộ phận, đồng
thời báo ngay vào hotline của team truyền thông đối ngoại.

Bước 2: Giám sát diễn biến sự cố tại cơ sở.

Bước 3: Cách ly và phong tỏa hiện trường (không cho tiếp cận
hoặc hạn chế tối đa có thể phóng viên hoặc khách tiếp cận sử
dụng điện thoại ghi hình hoặc quay phim).

Bước 4: Nắm thông tin các nhà báo có mắt tại hiện trường (để
có phương án xử lý ngăn chặn kịp thời).

Bước 5: Đón chặn thông tin trên đường về toà soạn, chủ động
đối chất và cung cấp thông tin theo hướng tích cực nhất.

Bước 6: Tìm hiểu nguyên nhân sự cố (cố gắng hướng đến yếu
tố khách quan).

Bước 7: Xác định phạm vi ảnh hưởng và tác hại để đưa ra


phương án xử lý phù hợp nhất.

Bước 8: Đưa ra thông điệp nhất quán.

Bước 9: Liên lạc ngay với các bảo có phóng viên tại hiện
trường để ngăn chặn kịp thời thông tin nhiều và cung cấp
thông tin chính xác về sự cố.
Bước 10: Giám sát thường xuyên mạng xã hội, các bảo điện tử
để theo dõi ngăn chặn hoặc điều hướng kịp thời…

Bước 11: Phát hành thông tin chính thức về sự cổ để định


hướng dư luận (tuỳ vào tính chất và mức độ nếu cần thiết).

Bước 12: Thường xuyên cập nhật thông tin, hướng khắc phục
sự cố, kết luận, kết quả giám định của các cơ quan chức năng
để nắm thông tin cần thiết cung cấp cho báo chí theo chiều
hướng tích cực cho thương hiệu.

Bước 13: Phát tin (TCBC, bài PR, ...) trên các kênh có sức lan
toả rộng về phương án đền bù, khắc phục, làm mới sản phẩm
và dịch vụ, hạn chế thiệt hại, vượt qua rủi ro…

Bước 14: Quản trị hậu khủng hoảng thương hiệu (theo dõi cho
đến khi cơn bão khủng hoàng thương hiệu tan biến).

Nguyên tắc bất thành văn trong xử lý khủng hoảng: “Chuyện


lớn biến thành nhỏ, chuyện nhỏ hoả thành không”.

Người làm truyền thông được ví như chuyên gia khí tượng
thủy văn để dự báo và quản trị thông tin của tổ chức để hạn
chế thấp nhất xảy ra rủi ro, nếu có xảy ra thì cũng không gây
thiệt hại hay tổn thương thương hiệu. Đồng thời, họ cũng được
ví như một “người lính cứu hỏa" luôn sẵn sàng đưa ra các giải
pháp xử lý nhanh nhất để hạn chế thấp nhất thiệt hại ảnh
hưởng đến thương hiệu…

III. Bài học rút ra từ buổi học Thực tế Chính trị - Xã hội
Qua 4 buổi làm việc trực tuyến và được lắng nghe những tâm
sự, những chia sẻ, cả những câu chuyện về thành phố Hồ Chí
Minh, những kinh nghiệm cũng như kiến thức làm việc trong
lĩnh vực báo chí – truyền thông của các báo cáo viên, nhà báo,
diễn giả, em đã có cho bản thân những bài học quý giá để có
thể tạo tiền đề tốt cho công việc của mình trong tương lai.

Thứ nhất, luôn phải giữ ngọn lửa đam mê với nghề, tạo cho
bản thân những thói quen để tăng sự nhạy bén cũng như sức
sáng tạo của mình. Ví dụ như tập thói quen viết lách mỗi ngày,
đọc nhiều sách báo để trau dồi khả năng sử dụng câu chữ cũng
như vốn từ; khám phá một lĩnh vực mới mà bản thân chưa
từng biết tới để tăng tính tò mò, tìm hiểu về những sự thay đổi
trong các khía cạnh đời sống từ đó tăng tính nhạy bén với thời
cuộc, biết cách “tạo trend” và “bắt trend” trong các bài truyền
thông để thu hút tương tác,…
Thứ hai, luôn giữ thái độ ham học hỏi, tinh thần “biết càng
nhiều càng tốt” để có thể hiểu biết sâu nhất, rộng nhất về mọi
lĩnh vực trong đời sống. Tri thức là vô biên và chỉ khi có tri
thức, ta mới có thể nắm lấy thành công.

Thứ ba, biết tận dụng tối đa những nguồn lực bổ trợ cho công
việc sáng tạo truyền thông. Chúng ta cần phải học cách sử
dụng nhuần nhuyễn các thao tác trên trang mạng xã hội, tìm
hiểu cách để có nhiều lượt tương tác nhất có thể. Từ đó giúp
cho những bài truyền thông của ta lan tỏa đến nhiều người
hơn. Bên cạnh đó, cần trau dồi thêm về cách tạo video, sản
xuất nội dung truyền thông, cách sử dụng các công cụ
photoshop, … để có thể chủ động trong mọi công việc.

Thứ tư, nắm bắt rõ mục tiêu, đối tượng mình muốn truyền
thông đến. Để có thể truyền thông tốt, ta cần phải hiểu rõ đối
tượng, mục tiêu mình nhắm đến, từ đó đưa ra những sách lược
phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu, khiến họ phải
chú ý đến sản phẩm truyền thông của mình.

Thứ năm, cần phải tạo cho bản thân tác phong làm việc
chuyên nghiệp. Đây là một trong những điều quan trọng nhất
khi làm trong lĩnh vực truyền thông nói riêng và bất kể ngành
nghề nào nói chung. Bởi lẽ, trong lĩnh vực này đòi hỏi rất cao
về tác phong làm việc. Ta cần rèn luyện bản thân trở thành
người nhanh nhẹn và năng động, biết nắm bắt lấy cơ hội, học
cách làm việc nhóm sao cho hiệu quả nhất.

Thứ sáu, cần tạo sự chuẩn bị kĩ càng, nhanh nhạy sẵn sàng
trong mọi tình huống đột xuất. Trước sự thay đổi hình thức
học từ offline sang online, bản thân em có chút hụt hẫng,
nhưng ngay lập tức em đã gạt bỏ cảm xúc đó đi để lên kế
hoạch ghi chép, sắp xếp thời gian biểu sao cho phù hợp với
buổi học, kiểm tra lại kết nối đường truyền để buổi học được
diễn tra trơn tru nhất, lên danh sách những câu hỏi về ngành
nghề, những thắc mắc cần giải đáp ngay khi biết rõ được
những khách mời diễn gia trong buổi làm việc online. Tuy
nhiên, khi bắt đầu buổi làm việc đầu tiên cũng có một số thay
đổi, trục trặc và thay đổi thời gian lịch làm việc nhưng đã có
sự chuẩn bị sẵn và lên kế hoạch nên em vẫn có thể sắp xếp tốt
được thời gian của mình.
KẾT LUẬN
Đối với em, khóa thực tế chính trị online lần này là một hoạt
động rất ý nghĩa. Học phần Thực tế Chính trị - Xã hội đã kết
thúc trong sự tiếc nuối của sinh viên tập thể lớp Truyền thông
đại chúng A1 K39 sau 2 ngày làm việc với các vị báo cáo
viên. Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến vô cùng phức
tạp khiến chúng em không thể tận mắt chứng kiến cũng như
thăm thú mảnh đất Sài Gòn, song qua lời kể cũng như những
chia sẻ chân thành, tận tâm và đầy nhiệt huyết, cũng như
những câu chuyện ý nghĩa của các vị khách mời, diễn giả và
những tìm hiểu riêng của bản thân, em đã phần nào có những
hình dung, mường tượng ban đầu về lĩnh vực báo chí – truyền
thông, lĩnh vực mà em đang theo đuổi.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt, chân thành và sâu sắc
nhất đến Ban Giám Đốc của Học viên Báo chí và Tuyên
truyền khi đã tạo điều kiện cho chúng em được học học phần
Thực tế Chính trị - Xã hội một cách an toàn và hiệu quả trong
thời gian dịch tạp. Em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Quang
Hòa, cô Lương Phương Diệp và cố vấn học tập cô Nguyễn Thị
Tuyết Minh đã đồng hành cùng chúng em trong 4 buổi học
vừa qua, các thầy cô mặc dù không thể đồng hành cùng chúng
em trong chuyến đi thực tế chính trị này nhưng đã luôn đưa ra
những lời khuyên, ý kiến để chúng em có được sự lựa chọn tốt
nhất, luôn lo lắng cho sự an toàn của chính chúng em, luôn sẵn
sang giải đáp thắc mắc và giúp chúng em hoàn thành môn học
một cách tốt nhất và ý nghĩa nhất

Đồng thời, cũng xin được cảm ơn 4 vị diễn giả, nhà báo, báo
cáo viên của 4 buổi làm việc trực tuyến vừa qua đã luôn nhiệt
tình giúp đỡ chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm đối với ngành báo
chí – truyền thông giúp chúng em thêm hiểu, thêm yêu và có
mường tượng hình dung rõ nét ban đầu đối với ngành nghề
này.

Cuối cùng, em xin được chúc Ban Giám Đốc cùng các thầy cô
trong Học viện luôn giữ gìn sức khỏe trong thời điểm dịch
Covid – 19 này. Mong rằng dịch bệnh sẽ mong chóng qua đi
để mọi thứ lại trở về đúng với quỹ đạo của nó, để cuộc sống
trở về bình thường và để chúng em có thể quay lại trường và
học tập một cách hiệu quả nhất!

Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like