Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh quốc tế
------

BÀI TẬP LỚN


LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Vấn đề thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneve (1954)
đến Hội nghị Paris (1973) - Bài học trong quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam hiện nay

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Mai


Mã sinh viên : 21050929
Lớp : QH 2021-E KTQT CLC3
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Thảo

2023, Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................3
I. Vấn đề thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneve (1954) đến Hội nghị
Paris (1973)......................................................................................................3
1 Hội nghị Geneve (1954):.....................................................................3
1.1. Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về Đông Dương....................3

1.2. Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao
Việt Nam...................................................................................................5

2 Hội nghị Paris (1973)..........................................................................9


2.1. Bối cảnh ký kết Hiệp định Paris năm 1973.......................................9

2.2. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris với Việt Nam..........................12

II. Bài học trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay...14
KẾT LUẬN........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động từ Hội nghị
Geneva năm 1954 đến Hội nghị Paris năm 1973. Trong khoảng thời gian này,
đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức và biến cố chính trị, quân sự và kinh
tế. Nhưng đồng thời, giai đoạn này cũng mang lại cho Việt Nam những bài học
quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Dựa trên các nguổn sử liệu được khai thác từ nhiều phía, bài viết muốn
phân tích rõ hơn vể quá trình đấu tranh của Việt Nam từ sau khi ký Hiệp định
Giơvevơ (1954) cho tới khi Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ký Hiệp định Paris năm
1973. Trong suốt quá trình đó, đấu tranh ngoại giao từ đầu được coi như hoạt
động hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị và nó trở thành một
trong những mặt trận quan trọng và chính yếu, nó cũng đà tạo nên sức mạnh
tổng hợp đưa cuộc cách mạng Việt Nam đen thắng lợi hoàn toàn. Chính quyền
Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khòi Việt Nam, thừa nhận độc lập và chủ
quyển của nhân dân Việt Nam bằng một văn bản luật pháp quốc tế đó là một
trong những thắng lợi quan trọng nhất của đấu tranh ngoại giao và nghệ thuật
quân sự Việt Nam.

Để chống lại sự can thiệp và xâm lược quân sự của Pháp và Mỹ vào
Đông Dương, các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã đổng thòi tiến hành ba
mặt trận đấu tranh gồm đâu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại
giao. Trong những hình thức đâu tranh đó, đâu tranh quân sự vặn được coi là
đóng vai trò quyết định và cuôì cùng cách mạng Việt Nam đã giành được thắng
lợi hoàn toàn. Đấu tranh quân Sự và chính trị chắc chắn có ý nghĩa như là
những cơ sờ và phương pháp cách mạng chính yêu nhằm thay đổi cục diện trên
chiên trường. Tuy vậy, cuôì cùng số phận của người Pháp và ngưòi Mỹ tại Việt
Nam, kết cục của cuộc Chiên tranh Đông Dương lần thứ nhất hay thứ hai và
quan trọng hơn cả, thành quả của tự do và sự thống nhất dân tộc Việt Nam đều
1
được quyết định trên bàn đàm phán. Cả Hiệp định Giơnevơ và Paris không chỉ
đã chính thức hóa những thắng lợi quân sự và chính trị, mà nó còn tạo ra những
điều kiện pháp lý không thể chối cãi đối vói Pháp và Mỹ, một cách tôn trọng,
chấp nhận thực tế của chính mình, các liên minh và chính sách của họ ở Việt
Nam. Do vậy, cuốỉ cùng các bản hiệp định đó đã góp phần vào sự thành công
các mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

Vấn đề thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneva đến Hội nghị Paris đã
tạo ra những bài học quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
hiện nay. Việt Nam đã nhận thức rõ rằng hội nhập quốc tế và hợp tác kinh tế là
chìa khóa để đạt được sự phát triển và thịnh vượng. Đồng thời, Việt Nam cũng
không quên giữ vững độc lập chính trị và bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình
hội nhập. Những bài học này đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tăng cường
tầm ảnh hưởng của mình trong cộng đồng quốc tế.

2
NỘI DUNG

I. Vấn đề thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneve (1954) đến Hội
nghị Paris (1973)
1 Hội nghị Geneve (1954):
I.1. Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về Đông Dương
Hội nghị Genève về Đông Dương diễn ra trong một bối cảnh quốc tế có
nhiều biến chuyển mới mẻ và phức tạp. Năm 1953 là một năm ghi dấu nhiều sự
kiện quan trọng, tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của cục diện toàn cầu nói
chung và châu Á nói riêng, đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh Đông Dương.

Tháng 3-1953, nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô – Joseph Stalin từ trần.
Ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại để giảm bớt sự
gay gắt của chiến tranh lạnh, thực hiện chính sách hòa hoãn quốc tế, củng cố lực
lượng trong nước nhằm chạy đua với Mĩ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Cuộc khủng hoảng chính trị trên bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ năm
1950, giữa hai lực lượng quân đội Bắc Triều Tiên được Trung Quốc chi viện và
Nam Triều Tiên được Mĩ ủng hộ, không phân thắng bại và đi đến kí kết Hiệp
định đình chiến vào tháng 7-1953. Đình chiến ở Triều Tiên mang một ý nghĩa
lịch sử to lớn trong việc thúc đẩy giải quyết các xung đột trên thế giới lúc bấy
giờ thông qua con đường đàm phán ngoại giao.

Tính đến năm 1953, cuộc chiến tranh Đông Dương đã bước vào năm thứ
tám. Sa lầy tại cuộc chiến, nước Pháp gánh chịu những thiệt hại nặng nề về
người và của. Điều này đã dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong chính quyền, với
việc phân hóa thành hai nhóm quan điểm chủ hòa và chủ chiến. Tình hình nước
Pháp càng thêm tồi tệ với việc ngày càng gia tăng các cuộc đấu tranh mạnh mẽ
của quần chúng nhân dân yêu cầu Chính phủ chấm dứt “cuộc chiến tranh bẩn
thỉu”. “Một lối thoát danh dự” là điều mà các nhà cầm quyền Pháp mong mỏi
cho cuộc chiến Đông Dương lúc này.
3
Trong bối cảnh quốc tế ngày càng bộc lộ xu hướng giải quyết vấn đề
Đông Dương thông qua giải pháp thương lượng, hòa bình, Đảng và Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những bước chuẩn bị đấu tranh với kẻ
thù trên mặt trận ngoại giao. Ngày 26-11- 1953, trả lời phỏng vấn của một nhà
báo Thụy Điển về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp
gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm
nay chống kẻ xâm lược chính là để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được
sống hòa bình. Hiện nay, nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược
thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi
cuối cùng. Nhưng, nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến
tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương
lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó… Cơ sở của việc
đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự
của nước Việt Nam”.

Tuyên bố của Hồ Chủ tịch đã có tiếng vang lớn trên thế giới, nhất là ở
Pháp. Trước sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, Chính phủ Laniel buộc
phải tuyên bố: “Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa
phương hoặc trong khung cảnh quốc tế, nước Pháp sẽ vui lòng chấp nhận một
giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”. Đây có thể xem là một bước tiến trên
con đường đi đến giải pháp thương lượng hòa bình giữa Việt Nam và Pháp.

Từ 25-01-1954 đến 20-02-1954, Hội nghị tứ cường họp ở Béclin, giữa


ngoại trưởng các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, đi đến thống nhất sẽ triệu tập
hội nghị quốc tế tại Genève để bàn giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên và
lập lại hòa bình ở Đông Dương. Quyết định này được dư luận quốc tế hoan
nghênh. Hội nghị Genève về Đông Dương bắt đầu từ ngày 8-5-1954, một ngày
sau khi nước Pháp và toàn thế giới chấn động trước tin tập đoàn Điện Biên Phủ

4
đã thất thủ trước quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một sự mở đầu thuận
lợi cho ta nhưng không đồng nghĩa với việc cuộc đấu tranh ngoại giao tiếp sau
đó sẽ không gặp những khó khăn, phức tạp.

I.2. Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao
Việt Nam
Ngày 8-5-1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương
khai mạc tại Genève. Hội nghị đã trải qua 75 ngày thương lượng căng thẳng với
31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp hẹp cấp trưởng
đoàn; thảo luận bốn vấn đề chính: vấn đề ngừng bắn cùng một lúc trên toàn cõi
Đông Dương; vấn đề liên quan giữa hai mặt chính trị và quân sự; vấn đề quy
định khu vực tập kết của quân đội hai bên; vấn đề kiểm soát việc thi hành Hiệp
định đình chiến.

Tại Hội nghị, đại diện phái đoàn Việt Nam - Phó Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã đưa ra lập trường tám điểm, nêu rõ quan điểm của Việt Nam trên một
số nội dung thương lượng chủ yếu như sau: giải quyết đồng thời các vấn đề
chính trị và quân sự ở ba nước Đông Dương; ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời
trên toàn cõi Đông Dương, rút hết quân đội khỏi ba nước Đông Dương, trao đổi
tù binh chiến tranh; Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; phân vùng lãnh thổ cho việc chuyển
quân tập kết tạm thời ở ba nước Đông Dương, thời hạn hoàn thành việc tập kết
chuyển quân là ba tháng; tổ chức tổng tuyển cử tự do ở ba nước Đông Dương để
lập chính phủ thống nhất trong cả nước, ở Việt Nam thời hạn tuyển cử là sáu
tháng, muộn nhất là một năm…

Sau những phiên tranh luận căng thẳng, Hội nghị đi đến một sự nhất trí
chung, đưa đến việc kí kết Hiệp định Genève về Đông Dương vào sáng ngày
21-7-1954, gồm bản Tuyên bố cuối cùng 13 điều và ba Hiệp định đình chỉ chiến
sự ở ba nước Đông Dương.

5
Dựa trên sự so sánh giữa lập trường 8 điểm của đoàn Việt Nam và nội
dung Hiệp định Genève được kí kết, Việt Nam nói riêng và ba nước Đông
Dương nói chung đạt được một số thắng lợi cơ bản trong đấu tranh ngoại giao
tại Hội nghị, cụ thể là:

 Thứ nhất, chúng ta đã đạt được mục tiêu chính trị quan trọng hàng đầu là
Pháp cùng các bên tham gia Hội nghị đã phải tuyên bố thừa nhận độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Ba
nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử để từ đó thành lập chính phủ thống nhất
ở mỗi nước.
 Thứ hai, Pháp đã phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội ra
khỏi các nước Đông Dương.
 Thứ ba, Hội nghị ra tuyên bố cấm việc đem quân đội và nhân viên quân
sự nước ngoài vào các nước Đông Dương, cấm đặt căn cứ quân sự nước
ngoài ở Đông Dương; ba nước không được gia nhập liên minh quân sự
hoặc cho bên ngoài sử dụng lãnh thổ để gây chiến tranh hoặc phục vụ cho
một chính sách xâm lược.

Trong bối cảnh Hội nghị chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi, chúng ta vẫn
đạt được những yêu cầu cơ bản đề ra, vì thế những thắng lợi này là rất đáng trân
trọng. Nhìn lại thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước lớn họp bàn
phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới, quyết định số phận của các quốc gia
còn lại. Nhưng đến Hội nghị Genève, họ đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương. Nếu so sánh với vấn đề Triều Tiên,
Hiệp định Genève về Triều Tiên chỉ tập trung giải quyết vấn đề quân sự; trong
khi Hiệp định Genève về Đông Dương, chúng ta đạt được một hiệp định toàn
diện có cả quân sự, chính trị, pháp lí. Văn kiện lịch sử này “đã ghi nhận thắng
lợi to lớn có tính chất bước ngoặt của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân
dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập, tự do và thống nhất
đất nước. Hiệp định xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại hoàn toàn cuộc

6
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chấm dứt sự nô dịch của thực dân
Pháp ở Việt Nam, cũng như trên toàn bán đảo Đông Dương”.

Điều quan trọng nhất là thắng lợi này đã tạo cơ sở pháp lí cho chúng ta
tiến lên giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
Tổ quốc giai đoạn sau. Nói như Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình:
“Hiệp định Genève là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân ta tiến lên đấu tranh
đòi thống nhất đất nước”, mà cụ thể đó là một cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh
ngoại giao với Mĩ tại Hội nghị Paris về Việt Nam năm 1973.

Sau Hiệp định Genève, với việc miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã tạo dựng một căn cứ địa cách mạng, một hậu
phương vững chắc cho đất nước đi đến thắng lợi, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
vào năm 1975. Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Việc chúng ta kí Hiệp
định Giơnevơ, giải phóng được miền Bắc và xây dựng miền Bắc trở thành căn
cứ địa cho cả nước, thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn chính là nhân tố
quyết định nhất. Còn sức đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là nhân
tố trực tiếp quyết định thắng lợi.”. Điều này càng cho thấy rõ ý nghĩa to lớn của
Hiệp định Genève.

Đối với quốc tế, việc một quốc gia từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc đã được các nước lớn công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ đã gây một tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
trên thế giới. Việt Nam trở thành tượng đài của tinh thần đoàn kết vì độc lập,
hòa bình và dân chủ. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi, chúng ta cũng có
những mục tiêu không đạt được như mong muốn. Cụ thể như sau:

 Thứ nhất, về vấn đề phân chia giới tuyến, trong tuyên bố 8 điểm được
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày tại Hội nghị, ta đã nêu chủ
trương lấy vĩ tuyến 13 hoặc ít nhất là vĩ tuyến 16 làm ranh giới phân chia
vùng tập kết. Tuy nhiên, dưới sự thỏa hiệp của các nước lớn, cuối cùng ta

7
đành phải chấp nhận vĩ tuyến 17. Đối với Lào, ta nêu chủ trương chia giới
tuyến dọc theo đất nước từ Bắc xuống Nam, nhưng cuối cùng chỉ đạt
được thỏa thuận tập kết lực lượng Pathet Lào tại hai tỉnh Sầm Nưa và
Phông Salỳ. Với Cam-pu-chia, ta đặt vấn đề cần có một khu vực tập kết
cho lực lượng Khmer Itsarak, tuy nhiên quyết định cuối cùng lại là giải
ngũ tại chỗ lực lượng này, cho hòa nhập vào nhân dân hoặc tham gia cảnh
sát quốc gia.
 Thứ hai, về thời hạn hoàn thành việc tập kết chuyển quân, phía Việt Nam
chủ trương là 90 ngày nhưng cuối cùng thống nhất là 300 ngày. Chủ ý
kéo dài thời gian chuyển quân, Pháp muốn tranh thủ phá hoại cơ sở vật
chất, gây mất ổn định chính trị - xã hội những vùng được giao cho ta
quản lí. Điều này gây cho chúng ta không ít khó khăn trong công tác quản
lí đất nước về sau.
 Thứ ba, về tổ chức tổng tuyển cử tự do, Việt Nam đưa ra thời hạn tuyển
cử là sáu tháng hoặc muộn nhất là một năm sau ngày ngừng bắn, nhưng
cuối cùng thỏa thuận đạt được kéo dài tới hai năm.

Những hạn chế trên đã gây ra những ý kiến trái chiều trong đánh giá kết
quả của Hiệp định Genève đối với Việt Nam. Không ít những câu hỏi đặt ra
như: liệu Hội nghị Genève có thực sự là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại
giao của ta? Liệu những gì chúng ta giành được trên bàn hội nghị có phản ánh
tương xứng với những gì dân tộc ta bỏ ra sau chín năm kháng chiến trường kì,
đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ? Chúng ta cần có một cái nhìn tổng
quát, dựa trên phương pháp biện chứng để tránh những đánh giá mang tính chủ
quan, thiếu thực tế. Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc: “Không thể đánh
giá sự kiện Giơnevơ 1954 cách đây nửa thế kỉ bằng tâm thức của ngày hôm nay.
Không thể đòi hỏi một nền ngoại giao của một quốc gia từ trong rừng sâu của
chiến khu lần đầu tiên đến một hội nghị quốc tế với sự tham dự của những
cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời Chiến tranh

8
lạnh, lại có ngay được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi quyết
định trên bàn đàm phán”. Những thắng lợi chúng ta đạt được trên bàn hội nghị
có thể chưa tương xứng với một thắng lợi quân sự như Chiến dịch Điện Biên
Phủ, nhưng thực tế phải nhìn nhận là chúng ta đã dốc toàn lực cho chiến dịch
lịch sử này, trong khi đó, thực lực của Pháp trên toàn chiến trường Đông Dương
chưa phải đã đi đến chỗ tan rã hoàn toàn, quan trọng nhất là giới cầm quyền
Pháp vẫn chưa thực sự từ bỏ ý đồ thống trị Đông Dương và ngoài ra Pháp luôn
có những cường quốc đứng sau hậu thuẫn.

Xét đến cùng, nguyên nhân chủ yếu đưa đến những hạn chế trong kết
quả Hội nghị Genève đối với Việt Nam, là bởi ngay từ đầu Hội nghị đã được
triệu tập bởi ý đồ, mưu toan của các nước lớn. Trong quá trình thỏa thuận triệu
tập Hội nghị, Việt Nam hoàn toàn không được tham khảo ý kiến. Chín bên tham
dự Hội nghị (Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Quốc gia Việt Nam của
Bảo Đại, Vương quốc Lào, Vương quốc Cam-pu-chia), chỉ có duy nhất Việt
Nam là đại biểu của lực lượng kháng chiến ở Đông Dương. Hai đồng minh của
ta là lực lượng kháng chiến Pathet Lào và Khmer Tisarak tuy đã có mặt ở
Genève nhưng không được các đoàn phương Tây chấp nhận, cũng như không
nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta đã mất đi
những đồng minh quan trọng để có thể phối hợp đấu tranh trên bàn Hội nghị vì
mục tiêu chung của ba nước. Một Hội nghị đã bị quốc tế hóa, trong khi đó Việt
Nam chỉ là một bên tham gia, chúng ta không thể đàm phán trực tiếp với Pháp,
không phát huy được vai trò của người chiến thắng sau sự kiện Điện Biên Phủ
âu cũng là điều dễ hiểu.

2 Hội nghị Paris (1973)


2.1. Bối cảnh ký kết Hiệp định Paris năm 1973

Từ sau Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam lại trở thành mục tiêu
của đế quốc Mỹ (Mỹ muốn biến Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới). Nhanh
chóng, Mỹ nhảy vào miền Nam, thế chân thực dân Pháp, buộc Việt Nam một
9
lần nữa phải trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc
ký kết Hiệp định Paris, ngày 27/01/1973. Năm 1968, sau hàng loạt những thất
bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc, Mỹ bắt đầu đề cập đến thương lượng. Cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Paris
(phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy đứng đầu và phái
đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu).

Tại các phiên họp đàm phán diễn ra trong năm 1968, Việt Nam luôn
khẳng định lập trường không thay đổi của mình, yêu cầu Mỹ trước tiên phải
chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến
tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau đó mới bàn đến các
vấn đề có liên quan của hai bên. Phái đoànViệt Nam luôn khẳng định tính chất
chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân Việt Nam
và lên án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam - Bắc
Việt Nam.

Tuy nhiên, Hội nghị hai bên ở Paris sau nhiều phiên họp trong năm
1968 vẫn không giải quyết được các vấn đề cơ bản. Dù vậy,các phiên họp năm
1968 đã tạo tiền đề để mở ra một thời kỳ tiến công trực diện của ngoại giao Việt
Nam trên bàn hội nghị.

Trước sự cứng rắn của Việt Nam trên cả phương diện quân sự và ngoại
giao, ngày 01/11/1968, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đưa ra tuyên bố về việc
ngừng ném bom bắn phá cũng như dừng mọi hoạt động chiến tranh chống phá
Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh trên bàn đàm
phán giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu xoay quanh vấn đề hình thức và thành phần
hội nghị. Hai bên đã đi đến thống nhất tổ chức Hội nghị Bốn bên, bao gồm: Việt
Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
(sau đó là Chính phủ Các mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa
Kỳ và Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn). Thành phần tham dự gồm
10
Bốn bên nhưng thực chất lại là lập trường hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,
không có sự tham dự và tác động của bên thứ ba, điều này đã tạo lợi thế cho
Việt Nam trên bàn đàm phán.

Đến tháng 01/1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị giữa Bốn bên chính
thức diễn ra tại Paris. Trong giai đoạn đầu, lập trườnghai bên còn rất xa nhau,
khiến các cuộc thảo luận diễn ra vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, trong thời gian
này, trái ngược với Mỹ, Việt Nam lại chiếm được ưu thế lớn trên mặt trận quân
sự. Những thắng lợi quân sự của Việt Nam trong các chiến dịch Đường 9 –
Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Cam-pu-chia trong năm 1971; các chiến
dịch tiến công Trị- Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định,
Khu 8 Nam Bộ... trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - ngụy bị thiệt hại nặng
nề,từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế
thuận lợi cho Việt Nam trên bàn đàm phán.

Ngoài ra, Việt Nam đã tận dụng triệt để lợi thế của bối cảnh bên ngoài
lúc bấy giờ để đưa Hiệp định Paris lên bàn đàm phán: (1)Đó là sự ủng hộ của
đông đảo cộng đồng người Việt, trong đó có rất nhiều sinh viên đi từ miền Nam
sang Pháp du học; (2) Vai trò của dư luận (không ở đâu có khả năng tập hợp
được dư luận và thông tin một cách nhạy bén như ở Paris, địa điểm có thể ví
như đầu não thông tin của thế giới lúc bấy giờ). Cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của Việt Nam luôn chiếm gần một nửa thời lượng thông tin thời sự
quốc tế, đặc biệt là giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán Hiệp định Paris; (3)
Sự giúp đỡ về vật chất của Đảng Cộng sản Pháp (PCF) dành cho Việt Nam khi
tham gia đàm phán, một lực lượng chính trị rất mạnh ở Pháp lúc bấy giờ. PCF
còn có vai trò tích cực trong việc tập hợp các lực lượng chính trị và nhân dân
Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam và phản đối cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ. PCF còn là cầu nối giữa Việt Nam và Pháp (vì hai nước
lúc bấy giờ chưa có quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ).

11
Ngày 08/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp
định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận
để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thả được các bên nhất trí nhưng đến ngày
22/10/1972, phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi
sửa đổi bản dự thảo. Đêm ngày 18/12/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard
Nixon ra lệnh ném bom hủy diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng
đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là “Trận Điện Biên Phủ trên không”
kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ
bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn ý chí
xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam
cùngvới thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã buộc
Mỹ phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán tại Paris.Trên tư thế bên chiến
thắng, phái đoàn Việt Nam tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh giữ vững
nội dung của dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận.

Bản Hiệp định Paris về Việt Nam gồm 9 chương, 23 điều với những nội
dung chủ yếu: (1) Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kỳ cam kết chấm dứt
mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam; (2) Hoa Kỳ cam kết rút
hết quân đội của mình và quân đồng minh, không dính líu quân sự hoặc can
thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; (3) Nhân dân miền Nam
Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự
do, không có sự can thiệp của nước ngoài; (4)Các bên thừa nhận thực tế miền
Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực
lượng chính trị; (5) Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt; (6) Hoa Kỳ
cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông
Dương; (7) Hoa Kỳ cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.

2.2. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris với Việt Nam

12
Hiệp định Paris là cột mốc đánh dấu thắng lợi to lớn, oanh liệt trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là kết quả cuộc đấu tranh kiên
cường, bất khuất của Nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước
ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, tạo tiền đề
cho việc Mỹ hoàn toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mặc dù bối cảnh
sau năm 1973, Mỹ vẫn kéo dài chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tiếp tục để
lại 2 vạn cố vấn quân sự, đội lốt dân sự, nhưng điều này vẫn cho thấy sự chênh
lệch lực lượng giữa hai bên, tạo điều kiện để Việt Nam tiến lên thống nhất đất
nước.

Đồng thời, Hiệp định cũng là minh chứng rõ ràng cho sự thất bại của
một nước lớn như Mỹ, buộc Mỹ và các nước phải công nhận chủ quyền thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh kiên cường vì các
quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong Hiệp định - văn bản
pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất. Trong đó, Mỹ buộc phải cam kết “tôn trọng độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, điều mà Mỹ đã cố tình lẩn
tránh ở Hiệp định Genève năm 1954.

Hiệp định là một lời khẳng định về bản chất cách mạng, khoa học, sáng
tạo và tầm vóc thời đại trong đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiệp định là tổng hòa thắng lợi của
Việt Nam trên tất cả các mặt trận từ ngoại giao, chính trị đến quân sự; kết hợp
thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra thế và lực mới
cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng, đi
đến Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Đó còn là một minh chứng khẳng định cho sự trưởng thành vượt bậc và
đóng góp to lớn của ngành Ngoại giao cách mạng Việt Nam. Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước, Việt Nam đã biết cách xây dựng ngoại giao thành
một mặt trận và đây là một sự sáng tạo. Đó là dấu ấn ngoại giao của “người đàn
bà thép” - Phó Chủ tịch nước NguyễnThị Bình hay của nhà ngoại giao “khổng
13
lồ”- Cố vấn Lê Đức Thọ. Ngành Ngoại giao đã thể hiện được vai trò chủ động,
góp phần quan trọng tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh một cách thuận lợi nhất.

II. Bài học trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện
nay

Trên tất cả, dù đã gần 70 năm trôi qua, Hội nghị Geneve và Hiệp định
Paris vẫn để lại cho Việt Nam nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa to lớn trong bối
cảnh hiện nay. Những giá trị, ý nghĩa và bài học từ cột mốc lịch sử này đã và
đang tiếp sức cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thêm vững tin bước vào giai
đoạn phát triển mới, đối mặt với nhữngthách thức mới của thời đại.

 Quan hệ quốc tế đa phương: Quá trình từ Hội nghị Geneva đến Hội
nghị Paris đã cho thấy tầm quan trọng của quan hệ quốc tế đa phương.
Việt Nam đã phải đối mặt với sự can thiệp và tác động của nhiều quốc
gia và tổ chức quốc tế trong quá trình giải quyết xung đột. Việc hợp tác
với cộng đồng quốc tế đã giúp Việt Nam tạo ra môi trường thuận lợi
cho quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

 Chính sách đối ngoại độc lập và hòa bình: Trong suốt quá trình từ
Geneva đến Paris, Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình với chính
sách đối ngoại độc lập và hòa bình. Việt Nam đã xác định rằng hòa
bình là giá trị cốt lõi và tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế.
Bài học này vẫn rất quan trọng ngày nay, khi Việt Nam đang xây dựng
quan hệ đối tác với nhiều quốc gia và tham gia vào các cơ chế hợp tác
khu vực và toàn cầu.

 Tìm kiếm đường lối phát triển kinh tế: Sau Hội nghị Paris, Việt Nam
đã tập trung vào việc phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm

14
chiến tranh. Quá trình này đã yêu cầu Việt Nam thực hiện các chính
sách kinh tế mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài. Bài học quan trọng
từ đó là Việt Nam cần liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy
đổi mới và đa dạng hóa kinh tế để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ngày nay.

 Xây dựng quan hệ đối tác: Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam
đã học được giá trị của việc xây dựng quan hệ đối tác vững chắc với
các quốc gia và tổ chức quốc tế. Điều này đã giúp Việt Nam tận dụng
được cơ hội từ quan hệ đa phương, thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư,
công nghệ, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.

 Bảo vệ chủ quyền và độc lập: Quá trình từ Geneva đến Paris đã tạo ra
những bài học về tầm quan trọng của bảo vệ chủ quyền và độc lập
quốc gia. Việt Nam đã phải chiến đấu để giữ vững lãnh thổ và quyền tự
quyết của mình. Bài học này vẫn còn rất quan trọng ngày nay, khi Việt
Nam đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển
đảo và an ninh quốc gia.

 Bài học quan trọng nhất là tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng - là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng mở ra mặt trận ngoại giao, phát huy thế mạnh của ngoại
giao, phối hợp với các mặt trận chính trị, quân sự; lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ, thống nhất các mặt trận, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo ra sức
mạnh tổng hợp, giành toàn thắng. Trong suốt quá trình đàm phán, Bộ
Chính trị đã luôn theo dõi và chỉ đạo sát sao cả về chiến lược và sách
lược đối với hai đoàn đàm phán để đi đến thắng lợi cuối cùng.

 Tiếp đến là bài học về tầm quan trọng của thực lực. Thắng lợi của Hội
nghị Paris bắt nguồn từ những thắng lợi trên chiến trường, từ sự lớn
mạnh không ngừng về thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến chống

15
Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự ủng
hộ, giúp đỡ quốc tế; sức mạnh từ sự kết hợp tài tình giữa các mặt trận
chính trị, quân sự, ngoại giao; giữa đánh và đàm, giữa chiến trường và
bàn đàm phán.

Bên cạnh đó, Hội nghị Paris còn là bài học tiêu biểu về kết hợp sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trong suốt quá trình đàm phán tại Paris,
chúng ta đã có được sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã
hội chủ nghĩa, chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình của dư luận quốc tế, kể
cả dư luận tiến bộ Mỹ, góp phần tạo nên một mặt trận nhân dân thế giới rộng
lớn ủng hộ Việt Nam.

Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kỳ quan
trọng bảo đảm thắng lợi. Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước
của Nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc,
sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng
hòa bình trên thế giới, thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Đối với riêng ngành Ngoại giao, Hiệp định Paris là dấu mốc cho sự phát
triển vượt bậc của ngành. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện
nay, những bài học quý giá từ Hiệp định Paris luôn được vận dụng sáng tạo để
ký kết nhiều văn bản quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự...góp
phần vào sự phát triển của đất nước.

Thứ nhất, Hiệp định Paris là bài học quý giá về sự kiên định trong
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc; vận dụng đúng
đắn phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tạo thời
cơ, kéo địch vào đàm phán, chủ động tấn công ngoại giao và kết thúc đàm phán

16
khi điều kiện chín muồi; xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn, đồng thời
tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với cuộc kháng chiến của Nhân
dân ta để làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.

Thứ hai, giữ vững độc lập, tự chủ là nguyên tắc quan trọng nhất trong
xử lý các vấn đề đối ngoại. Hội nghị Paris một lần nữa khẳng định rằng, chỉ có
giữ vững độc lập, tự chủ trong quyết định chiến lược, sách lược, ta mới có thể
chủ động tiến công, chủ động tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ để bảo vệ lợi ích
dân tộc.

Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các lĩnh vực là
nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi. Trong suốt quá trình đấu tranh ngoại giao
tại Hội nghị Paris, sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba mặt trận chính trị, quân sự và
ngoại giao, giữa “đánh” và“đàm”, giữa các binh chủng hợp thành thế trận chiến
tranh nhân dân, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngay tại Paris, sự phối hợp chặt
chẽ và thực hiện phương châm “tuy hai mà một, tuy một mà hai” của hai đoàn
đàm phán dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ta cũng là nhân tố hết sức quan
trọng để đi đến thắng lợi.

Thứ tư, chủ động, sáng tạo là phương cách bảo đảm thắng lợi trong đấu
tranh ngoại giao. Ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Hội
nghị Paris thực sự đã trở thành một mặt trận chiến lược, đóng góp xứng đáng
vào sự nghiệp của dân tộc.

Thứ năm, là bài học sâu sắc về xây dựng lực lượng cán bộ ngoại giao.
Từ Hội nghị Genèva năm 1954 đến Hội nghị Paris, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã
trưởng thành vượt bậc, được chuẩn bị và trang bị kỹ cả về kiến thức đối ngoại
và nghệ thuật đàm phán.Cùng với sự chỉ đạo sát sao, Đảng và Nhà nước ta đã
chọn lựa, tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ đối ngoại bản lĩnh nhất,
xuất sắc nhất tham gia hai đoàn đàm phán, góp phần quan trọng làm nên thắng
lợi của Hội nghị Paris.

17
Hiệp định Paris càng trở nên ý nghĩa khi ngay trong năm 1973, đã có 21
quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Gần 50 năm đã qua nhưng
ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục góp phần
nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc.
Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã có 4 đối tác Chiến lược toàn diện; 17 đối
tác Chiến lược và 13 đối tác toàn diện. Trên phương diện kinh tế, tính đến cuối
năm 2022, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 hiệp định thương mại tự do
(FTA), trong đó có 2 FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA và đang trong vòng
đàm phán hai FTA khác với I-xra-en và Khối EFTA (bao gồm 4 nước: Thụy Sỹ,
Na Uy, Ai-xơ-len, Công quốc Lích-ten-xtain).

Qua đây, có thể thấy được vị thế, uy tín và trách nhiệm của Việt Nam
trên trường quốc tế, thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thể hiện quyết tâm thực hiện quan điểm của
Đảng ta: “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối
ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế”; nhằm thực hiện thắng
lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về đối ngoại và hợp tác quốc tế:
trong thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do;
lồng ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; “mở rộng
và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá
mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”

18
KẾT LUẬN

Thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneva đến Hội nghị Paris đã chứng
kiến sự xung đột lớn giữa các bên liên quan và mang đến những thay đổi đáng
kể cho Việt Nam. Việt Nam đã học được bài học quan trọng về việc giữ vững
độc lập chính trị trong quá trình hội nhập quốc tế. Quốc gia cần duy trì lợi ích
và chủ quyền của mình trong khi tìm kiếm hợp tác và hội nhập quốc tế.

Bảy mươi năm nhìn lại kết quả Hội nghị Genève về Đông Dương năm
1954, xét trong điều kiện trong nước và quốc tế lúc bấy giờ, đây thực sự là “một
thắng lợi to lớn về ngoại giao của ta” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lúc sinh
thời. Cuộc đàm phán lịch sử này đã cung cấp nhiều bài học quý báu cho lĩnh
vực ngoại giao Việt Nam. Trong đó bài học về tính độc lập, tự chủ, linh hoạt
trong đàm phán; bài học về nắm vững tình hình quốc tế, ý đồ và chiến lược của
các nước lớn; bài học về đàm phán trực tiếp với kẻ thù… vẫn phát huy giá trị
trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay.

Hiệp định Paris mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản
lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ
lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay
và mai sau những bài học vô giá. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh
đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách
mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
cùng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ
bảo vệ chân lý, giành độc lập, tự do của cả dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh
hiện nay, các bài học đó cần được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý để
tiếp tục thúc đẩy cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

19
Quá trình từ Hội nghị Geneva đến Hội nghị Paris đã mang lại nhiều bài
học quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Những
bài học này bao gồm tầm quan trọng của quan hệ quốc tế đa phương, chính sách
đối ngoại độc lập và hòa bình, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ đối tác và
bảo vệ chủ quyền quốc gia. Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của
hợp tác kinh tế, đa dạng hóa quan hệ đối tác, và giữ vững độc lập chính trị trong
việc đạt được mục tiêu phát triển và thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
và toàn cầu. Việt Nam đã nhận ra rằng việc mở cửa thị trường, thu hút đầu tư và
phát triển quan hệ đối tác là một phần không thể thiếu trong quá trình hội nhập
quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã học được bài học về đa dạng hóa quan hệ
đối tác và giữ vững độc lập chính trị. Việc duy trì lợi ích và chủ quyền của mình
trong quá trình hội nhập quốc tế là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển
bền vững và thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác.

Với những bài học từ giai đoạn thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneva
đến Hội nghị Paris, Việt Nam có thể áp dụng và tận dụng trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay để đạt được sự phát triển và thịnh vượng bền vững.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Ngoại giao. 50 năm Ngày ký Hiệp
định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
https://www.baotravinh.vn, ngày 20/12/2022.
(2) Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 -2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII. Tập I. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr. 282 - 283, 50.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), "Nghị quyết Trung ương 15", Văn kiện
Đảng toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
(7) Hội nghị Paris và những bài học quý giá cho ngoại giao Việt Nam.
https://baochinhphu.vn.
(8) Hiệp định Paris năm 1973: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
https://infographics.vn, ngày 26/01/2018
(9) Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
(10)Lê Duẩn (1977), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
(11)Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
cứu nước 1954 - 1975, đánh thắng chiến tranh đặc biệt, Nxb CTQG, Hà
Nội.
(12)Vũ Dương Huân (2008), Hiệp định Giơnevơ: 50 năm nhìn lại, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21
(13)Vũ Quang Hiển. Sự chỉ đạo của Đảng trong đấu tranh thi hành Hiệp
định Paris và giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975). Tạp chí
Lịch sử Đảng, số tháng 7/2010.
(14)Ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt Nam. https://truongchinhtri.kontum.gov.vn, ngày
17/5/2018.

22

You might also like