Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 85

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------  --------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH


CHẾ BIẾN THỰC PHẨM OLAM VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Minh Anh


Lớp: DH36KT05
MSSV: 030536200304
GVHD: ThS. Mai Hồng Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Bài báo cáo thực tập “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty
TNHH Chế biến thực phẩm Olam Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính bản
thân tôi trong suốt quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Mai Hồng
Chi và các anh chị nhân viên tại Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Olam Việt Nam.
Các số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo do tôi tự tìm hiểu, quan sát
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, tôi có tham
khảo một số thông tin, số liệu từ bên ngoài để làm rõ và hoàn chỉnh bài báo cáo. Các
số liệu này có chú thích trích dẫn rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin cam đoan đây là sự thật và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan
của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm


2023 Ký tên
Anh
Nguyễn Hoàng Minh Anh

1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán
trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, những người đã chia sẻ kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho sinh viên trong suốt sự nghiệp giảng dạy của mình. Những kiến
thức này đã là nền tảng hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong bài báo cáo thực tập của mình.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn - Thạc sĩ Mai Hồng
Chi, với sự hỗ trợ và sự chỉ dẫn tận tâm của cô; cô đã luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi
và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực tập, giúp tôi tiến bộ và phát triển kỹ
năng chuyên môn ”. Nhờ cô mà tôi có thể hoàn thiện báo cáo một cách hoàn chỉnh.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo, các Anh/Chị nhân viên, những
người đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Chế biến
thực phẩm Olam Việt Nam (ofi Việt Nam).
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và người thân, những
người đã đồng hành và cổ vũ tôi trong suốt quá trình thực tập. Đây chính là động lực
để tôi vượt qua những thách thức và đạt được thành công trong quá trình này.
Do sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô để báo cáo của tôi
được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng.

2
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa


QĐ Quyết định
BTC Bộ Tài chính
QH Quốc Hội
TT Thông tư
HTK Hàng tồn kho
TK Tài khoản
GTGT Thuế Giá trị gia tăng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CPC Nhà máy CPC
DCT Nhà máy Ducati
HR (Human Resource) Phòng nhân sự
PUR (Purchasing) Phòng thu mua
PLAN (Planning) Phòng kế hoạch
QA (Quality Assurance) Phòng đảm bảo chất lượng
QC (Quality Control) Phòng kiểm soát chất lượng
PACKING Kho đóng gói
GRN (Goods Receipt Note) Phiếu nhập kho
PR (Purchase Requisitions) Yêu cầu mua hàng
PO (Purchase Order) Đơn đặt hàng
BOD (Board Of Director) Ban giám đốc
RELEASE PO Là việc kế toán sẽ kiểm tra giữa PO với
báo giá của nhà cung cấp (tại DCT).
Kiểm tra PO với PR đã được BOD phê
duyệt
(CPC).

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết cấu tài khoản 151......................................................................................19


Bảng 2: Kết cấu tài khoản 152......................................................................................20
Bảng 3: Kết cấu tài khoản 153......................................................................................20
Bảng 4: Kết cấu tài khoản 154......................................................................................21
Bảng 5: Kết cấu tài khoản 155......................................................................................22
Bảng 6: Kết cấu tài khoản 156......................................................................................22
Bảng 7: Kết cấu tài khoản 157......................................................................................23
Bảng 8: Kết cấu tài khoản 158......................................................................................23
Bảng 9: Kết cấu tài khoản 2294....................................................................................24
Bảng 10: Vị trí khoản mục HTK trong Bảng Báo cáo tình hình tài chính....................29

5
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Cơ cấu ngành hàng ofi Việt Nam.....................................................................32


Hình 2: Bộ máy công ty ofi Việt Nam..........................................................................33
Hình 3: Mô hình tổ chức phòng kế toán........................................................................33
Hình 4: Giai đoạn 1 của quy trình nhập hàng................................................................37
Hình 5: Giai đoạn 2 của quy trình nhập hàng tại CPC..................................................38
Hình 6: Giai đoạn 2 của quy trình nhập hàng tại DCT..................................................39
Hình 7: Quy trình xuất hàng bao bì...............................................................................56

Hình 1. 1: Tạo phiếu nhập kho......................................................................................40


Hình 1. 2: Tạo phiếu nhập kho......................................................................................41
Hình 1. 3: Tạo phiếu nhập kho......................................................................................41
Hình 1. 4: Tạo phiếu nhập kho......................................................................................42
Hình 1. 5: Quy trình xuất hàng bao bì...........................................................................56

Hình 2. 1: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................44


Hình 2. 2: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................45
Hình 2. 3: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................46
Hình 2. 4: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................46
Hình 2. 5: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................47
Hình 2. 6: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................49
Hình 2. 7: Nhập hàng lên hệ thống................................................................................49

Hình 3. 1: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................51


Hình 3. 2: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................52
Hình 3. 3: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................52
Hình 3. 4: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................53
Hình 3. 5: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................54
Hình 3. 6: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................54

6
Hình 3. 7: Tạo phiếu hạch toán.....................................................................................54
Hình 4. 1: Sổ chi tiết TK 15240 - Nguyên liệu đóng gói..............................................55
Hình 4. 2: Sổ chi tiết TK 331 – Phải trả người bán.......................................................55

7
MỤC LỤC
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................10

1. Một số vấn đề chung về hàng tồn kho.......................................................................10

1.1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho:....................................................................10

1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho:.................................................................................10

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho....................................................................................10

2. Kế toán hàng tồn kho.................................................................................................11

2.1. Các nguyên tắc, quy định liên quan đến kế toán hàng tồn kho..............................11

2.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho....................................................................14

2.3. Các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho:.......................................................15

2.3.1. Phương pháp sử dụng giá thực tế (giá gốc).....................................................15

2.3.2. Phương pháp sử dụng giá hạch toán................................................................16

2.4. Đánh giá lại hàng tồn kho cuối kỳ:.........................................................................17

2.5. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho.................................................................18

2.5.1. Chứng từ sử dụng............................................................................................18

2.5.2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................18

2.5.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu..................................24

2.5.4. Trình bày trên Báo cáo tài chính.....................................................................29

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM OLAM VIỆT NAM
.......................................................................................................................................
32

2.1. Tổng quan và bộ phận kế toán công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Olam Việt Nam
(ofi Vietnam)
32

2.1.1. Tổng quan về công ty......................................................................................32

2.1.2. Giới thiệu bộ phận kế toán..............................................................................33

8
2.2. Quy trình kế toán nhập kho và xuất hàng tồn kho tại công ty TNHH Chế Biến
Thực Phẩm Olam Việt Nam
35

2.2.1. Quy trình kế toán nhập kho.............................................................................35

9
2.2.1.1 Chứng từ sử dụng......................................................................................35

2.2.1.2. Tài khoản sử dụng....................................................................................36

2.2.1.3. Quy trình kế toán nhập kho hàng bao bì đóng gói tại Olam Việt Nam....36

2.2.2. Quy trình kế toán xuất kho hàng bao bì đóng gói...........................................55

2.2.2.1. Chứng từ sử dụng:....................................................................................56

2.2.2.2. Quy trình kế toán xuất kho hàng bao bì đóng gói....................................56

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................58

3.1. Nhận xét về công tác kế hàng tồn kho tại Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm
Olam Việt Nam
58

3.1.1. Ưu điểm...........................................................................................................58

3.1.2. Hạn chế............................................................................................................59

3.2. So sánh giữa lí thuyết và thực tiễn thực hiện công tác kế toán hàng tồn kho tại
Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Olam Việt Nam
59

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Chế
biến thực phẩm Olam Việt Nam
60

KẾT LUẬN...................................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................63

PHỤ LỤC......................................................................................................................64

10
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1. Một số vấn đề chung về hàng tồn kho.

1.1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho:

1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho:

Theo VAS 02 – Ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm


2001, hàng tồn kho là:

- Những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
- Tài sản đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Là nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong
quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho:

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã
mua đang đi trên đường.
- Chi phí dịch vụ dở dang.

1.2. Đặc điểm hàng tồn kho:

- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng
hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên chi phí cấu thành
nên giá gốc hàng tồn kho cũng khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu
11
thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán làm cơ sở xác định
lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
- Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng
tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản
ngắn hạn khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,…
- Hàng tồn kho có thể bị hao mòn hữu hình hoặc vô hình thông qua các biểu hiện
của hàng hoá như hư hỏng, lỗi thời,…
- Giá trị nhập kho của hàng tồn kho thường được cộng (hoặc trừ) các chi phí thu
mua, các khoản giảm giá,…

2. Kế toán hàng tồn kho

2.1. Các nguyên tắc, quy định liên quan đến kế toán hàng tồn kho.

*Các quy định:

- Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02.
- Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ
Tài chính ban hành ngày 22/12/2014.
- Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế
độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 21/03/2016.

*Các nguyên tắc:

Nguyên tắc giá gốc:

Hàng tồn kho cần được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của hàng tồn không được
thay đổi, trừ trường hợp có quy định khác trong chuẩn mực kế toán. Giá gốc hàng tồn
kho bao gồm: Chi phí chế biến, chi phí mua hàng và các chi phí phát sinh trực tiếp liên
quan để có được hàng tồn kho ở trạng thái và địa điểm hiện tại. Cụ thể:
 Chi phí mua: Bao gồm giá mua sản phẩm kèm theo các loại thuế không được
hoàn lại; các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới việc mua hàng tồn kho; chi phí vận

12
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và lưu kho; các khoản giảm giá
và chiết khấu thương mại hàng mua không đúng quy cách, được trừ khỏi chi phí mua
hàng.
 Chi phí chế biến: Bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm
sản xuất như: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung; chi phí nhân
công trực tiếp; chi phí biến đổi và phát sinh trong quá trình chuyển vật liệu, hóa liệu,
nguyên liệu thành thành phẩm.
 Chi phí liên quan trực tiếp khác: Bao gồm các khoản khách ngoài chi phí chế
biến và mua hàng tồn kho.
 Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
Trong nguyên tắc tính hàng tồn kho có chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn
kho bao gồm:
 Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác
phát sinh trên mức bình thường.
 Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản trong quá trình
mua hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp;
 Chi phí bán hàng.
Nguyên tắc phù hợp
- Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được xem là chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được
ghi nhận. Trong trường hợp các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho năm trước.
- Các khoản dự phòng này bao gồm: Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn
kho sau khi trừ đi chi phí sản xuất chung không phân bổ, phần bồi thường do trách
nhiệm cá nhân gây ra, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Trong trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên
độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, thì số
chênh lệch lớn hơn phải được ghi hoàn nhập chi phí sản xuất kinh doanh.
- Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ kế toán phải đảm bảo
nguyên tắc phù hợp giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu vào. Giá vốn của nguyên vật
13
liệu sản xuất ra hàng hoá mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ kế toán mà

14
nó được bán,… Khi doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc tính hàng tồn kho phù
hợp sẽ làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch. Điều này có thể làm
thay đổi xu hướng phát triển thực tế của lợi nhuận doanh nghiệp. Trường hợp hàng tồn
kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự
sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này sẽ được hạch toán vào giá trị tài sản cố định của
doanh nghiệp. Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc tính hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất, nhất quán ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Bởi các phương pháp định giá
hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong năm của doanh nghiệp.
- Thông thường các doanh nghiệp thường thay đổi phương pháp và nguyên tắc
tính hàng tồn kho theo khuynh hướng mỗi năm chọn lựa lại một lần, điều này sẽ tạo
tính thống nhất cho báo cáo tài chính hàng năm, thuận lợi cho việc so sánh các số liệu.
- Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là công ty, doanh nghiệp
không bao giờ thay đổi các phương pháp kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp tìm
ra và triển khai một phương pháp tính hàng tồn kho mang lại nhiều lợi ích và cải tiến
trong việc lập báo cáo tài chính thì có thể cân nhắc thay đổi cách tính hàng tồn kho.
- Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần lưu ý khi có sự thay đổi, doanh nghiệp cần
áp dụng nguyên tắc công khai toàn bộ tính chất của sự thay đổi. Cũng như kiểm
nghiệm việc thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến lãi ròng và cần công khai những
số liệu này trong báo cáo tài chính.
Nguyên tắc thận trọng
- Một trong những nguyên tắc tính hàng tồn kho cho các doanh nghiệp Việt chính
là thận trọng. Nhà quản lý cần cân nhắc, xem xét, đưa ra các phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này đòi hỏi bộ
phận kế toán trong doanh nghiệp cần:
 Lập dự phòng nhưng không quá lớn.
 Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản thu nhập và các tài sản.
 Ghi nhận và cung cấp bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
- Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp phải
cạnh tranh để có thể đứng trước những rủi ro trong kinh doanh, tồn tại và phát triển.
Để tăng sức mạnh và năng lực, nhà quản lý cần có kỹ năng ứng phó với các rủi ro, dự
báo tình huống xấu nhất có thể diễn ra, vào lúc này nguyên tắc thận trọng cần được áp
15
dụng.

16
- Dựa trên nguyên tắc tính hàng tồn kho này thì giá trị hàng tồn kho không thu
hồi đủ khi:
 Giá bán bị giảm, hàng lỗi thời, hư hỏng.
 Chi phí để bán hàng tăng lên.
 Chi phí hoàn thiện hàng tăng.
- Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho bằng với giá trị thuần chỉ được thực hiện
khi phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước
tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
- Cuối kỳ kế toán năm, nếu giá trị thuần của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì
phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập dựa trên cơ sở số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần.
Nguyên tắc này đòi hỏi sự cân đối trên bảng kế toán, giá trị hàng tồn kho phải được
phản ánh theo giá trị ròng:
Giá trị tài sản ròng = Giá trị tài sản – Khoản dự phòng

2.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

- Có 2 lựa chọn về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, đó là kê khai thường
xuyên và kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, sự lựa chọn nào cũng phải duy trì ít nhất trong
một niên độ kế toán và phải được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho
trong doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp xây lắp không được sử dụng phương
pháp kiểm kê định kỳ.
- Kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nói trên. Trong thực tế,
phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng nhiều hơn vì phương pháp này quản
lí chặt chẽ hàng tồn kho hơn.
 Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh
thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình biến động của hàng tồn kho trên sổ kế
toán.
- Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản
hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của
hàng tồn kho. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời
điểm nào trong kỳ kế toán.
17
Giá trị HTK Giá trị HTK Giá trị HTK Giá trị HTK
cuối kỳ = tồn đầu kỳ + nhập trong - xuất dùng
kỳ

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho, so
sánh, đối chiếu với số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán, về nguyên tắc tồn
kho thực tế luôn phù hợp với số tồn trên sổ kế toán.
- Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công
nghiệp, xây lắp,…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị
lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao.
 Phương pháp kiểm kê định kỳ
- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả
kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn cuối kỳ của hàng tồn kho trên sổ kế toán
tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức:

Giá trị HTK Giá trị HTK Giá trị HTK Giá trị
xuất kho = tồn đầu kỳ + nhập trong - HTK tồn
kỳ cuối kỳ

- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của hàng tồn kho (nhập
kho, xuất kho) không cần phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị của hàng
mua trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng là tài khoản
“Mua hàng”.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng cho các đơn vị có nhiều chủng
loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư
xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ,…).

2.3. Các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho:

Có 2 phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp sử dụng giá thực tế; phương
pháp sử dụng giá hạch toán.

2.3.1. Phương pháp sử dụng giá thực tế (giá gốc)

Gồm các phương pháp: tính giá thực tế đích danh; tính giá xuất kho bình quân
gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; tính giá thực tế nhập trước, xuất trước.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả
18
niên độ kế toán.

19
 Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức theo dõi để biết được những loại
hàng tồn kho của doanh nghiệp thuộc những lần nhập kho nào, giá cả khi nhập kho là
bao nhiêu. Khi xuất kho kế toán chỉ việc lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá nhập
của loại hàng đó.

 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này chỉ áp dụng để xác định giá xuất kho của hàng tồn kho (không
liên quan đến quản lí nhập, xuất hàng). Khi xuất kho một số lượng hàng thì kế toán sẽ
xác định giá xuất theo nguyên tắc lấy giá của hàng tồn kho nhập trước. Để có thể tính
được giá thực tế của hàng tồn kho xuất kho theo cách tính nhập trước, xuất trước, kế
toán phải mở sổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho.

 Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này, trước tiên phải tính toán, xác định đơn giá xuất kho bình
quân gia quyền của hàng tồn kho theo công thức:

Đơ𝑛 𝑔𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐻𝑇𝐾 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐻𝑇𝐾 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
=
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐻𝑇𝐾 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐻𝑇𝐾 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Sau đó, xác định giá trị HTK xuất kho trong kỳ:

Giá trị HTK Số lượng HTK Đơn giá xuất


xuất kho = xuất kho x kho bình
quân

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể tính đơn giá xuất kho bình quân mỗi khi có
nghiệp vụ xuất (bình quân liên hoàn), hoặc có thể tính đơn giá xuất kho bình quân vào
cuối kỳ kế toán (bình quân cuối kỳ).

2.3.2. Phương pháp sử dụng giá hạch toán

- Theo phương pháp này, kế toán tổ chức theo dõi HTK theo hai loại giá: giá
thực tế và giá hạch toán.
- Trình tự xác định giá thực tế của HTK xuất kho theo phương pháp sử dụng giá
hạch toán như sau:
20
- Hàng ngày, kế toán lập phiếu nhập và phiếu xuất kho HTK theo giá hạch toán.
Giá hạch toán này được xác định theo công thức:

Số lượng HTK
Giá hạch toán HTK = xuất kho x Đơn giá hạch toán

Các phiếu nhập, xuất kho theo giá hạch toán được lưu vào các hồ sơ riêng để theo dõi.

- Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp sổ theo dõi để xác định tổng giá hạch
toán của HTK xuất, nhập kho. Sau đó, trên cơ sở số liệu đã phản ánh kế toán xác định
giá trị HTK xuất kho trong kỳ theo công thức sau:
- Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của HTK
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑐ủ𝑎 𝐻𝑇𝐾 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝐻𝑇𝐾 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
=
𝐺𝑖á ℎạ𝑐ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝐻𝑇𝐾 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝐺𝑖á ℎạ𝑐ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝐻𝑇𝐾 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

- Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán sẽ được xác định theo nhóm
hoặc từng loại HTK.
- Sau đó, kế toán xác định giá thực tế của HTK xuất kho trong kỳ theo công thức:

Giá hạch toán Hệ số chênh lệch


Giá thực tế HTK
= của HTK xuất x giữa giá thực tế và
xuất dùng trong kỳ
kho trong kỳ giá
hạch toán của HTK

- Giá trị thực tế xuất kho đã xác định, kế toán ghi vào sổ tổng hợp.
- Trên thực tế, phương pháp giá hạch toán thường được áp dụng cho các doanh
nghiệp có các nghiệp cụ nhập, xuất HTK nhiều, thường xuyên và thông tin về giá
không kịp thời.
- Trong điều kiện phương tiện kỹ thuật phát triển và được ứng dụng phổ biến
trong kế toán, phương pháp sử dụng giá hạch toán ngày càng ít được các doanh nghiệp
chọn.

2.4. Đánh giá lại hàng tồn kho cuối kỳ:


- Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do
bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên
thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được
của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn
kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện
21
sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

22
- Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện
được, được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần
bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ,
được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được
hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
2.5. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho.

2.5.1. Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán liên quan đến nhập, xuất và sử dụng HTK bao gồm:

- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng.

- Hóa đơn vận chuyển.

- Phiếu nhập kho.

- Phiếu xuất kho.

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

- Biên bản kiểm kê vật tư.

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức.

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư.

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

- Bảng phân bổ vật liệu sử dụng.

- Bảng phân phổ công cụ dụng cụ.

2.5.2. Tài khoản sử dụng


23
- TK 151: Hàng mua đang đi đường

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá hàng hóa , vật tư đã mua  Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua
đang đi đường. đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã
chuyển giao thẳng cho khách hàng;
 Kết chuyển trị giá thực tế của  Kết chuyển trị giá thực tế của
hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường
(trường hợp doanh nghiệp hạch toán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê kiểm kê định kỳ).
định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư Không có số dư bên Có.
đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa
về nhập kho doanh nghiệp).
Bảng 1: Kết cấu tài khoản 151

- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá thực tế của nguyên liệu,  Trị giá thực tế của nguyên liệu,
vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất,
thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia
vốn hoặc từ các nguồn khác. công chế
biến, hoặc đưa đi góp vốn.
 Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa  Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao
phát hiện khi kiểm kê. hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
 Kết chuyển trị giá thực tế của  Kết chuyển trị giá thực tế của
nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ
(trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ). kỳ).

24
 Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả
lại người bán hoặc được giảm giá hàng

25
mua; chiết khấu thương mại nguyên
liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của Không có số dư bên Có.
nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bảng 2: Kết cấu tài khoản 152

- TK 153: Công cụ, dụng cụ

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá thực tế của công cụ, dụng  Trị giá thực tế của công cụ, dụng
cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh
ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn. doanh, cho thuê hoặc góp vốn.
 Trị giá công cụ, dụng cụ cho  Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại
thuê nhập lại kho. cho người bán hoặc được người bán
giảm giá.
 Trị giá thực tế của công cụ, dụng  Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu
cụ thừa phát hiện khi kiểm kê. phát hiện trong kiểm kê.
 Kết chuyển trị giá thực tế của  Kết chuyển trị giá thực tế của
công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ
(trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).. kỳ).

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công Không có số dư bên Có.
cụ, dụng cụ tồn kho.
Bảng 3: Kết cấu tài khoản 153

- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Bên Nợ Bên Có
 Các chi phí nguyên liệu, vật liệu  Giá thành sản xuất thực tế của
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay
sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên hoặc sử dụng ngay vào hoạt động xây
quan dựng cơ
bản.
26
27
đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực
hiện dịch vụ.
 Các chi phí nguyên liệu, vật liệu  Giá thành sản xuất sản phẩm xây
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, lắp hoàn thành bàn giao từng phần,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc
sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu
quan đến giá thành sản phẩm xây lắp chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ);
công trình hoặc giá thành xây lắp hoặc giáthành sản phẩm xây lắp hoàn
theo giá thành chờ
khoán nội bộ. tiêu thụ.
 Kết chuyển chi phí sản xuất,  Chi phí thực tế của khối lượng
kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn khách hàng; trị giá phế liệu thu hồi, giá
kho theo phương pháp kiểm kê định trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
kỳ).
trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá
gia công xong nhập lại kho.

 Kết chuyển chi phí sản xuất,


kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh Không có số dư bên Có.
doanh còn dở dang cuối kỳ.
Bảng 4: Kết cấu tài khoản 154

- TK 155: Thành phẩm

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá của thành phẩm nhập kho.  Trị giá thực tế của thành phẩm
xuất kho.
 Trị giá của thành phẩm thừa khi  Trị giá của thành phẩm thiếu hụt
kiểm kê. khi kiểm kê.
 Kết chuyển giá trị của thành  Kết chuyển trị giá thực tế của
phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp
28
29
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho
phương pháp kiểm kê định kỳ). theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành Không có số dư bên Có.
phẩm tồn kho cuối kỳ.
Bảng 5: Kết cấu tài khoản 155

- TK 156: Hàng hóa

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá mua vào của hàng hóa  Trị giá của hàng hóa xuất kho để
theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp
loại thuế không được hoàn lại). phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh.
 Chi phí thu mua hàng hóa.  Chi phí thu mua phân bổ cho
hàng hóa đã bán trong kỳ.
 Trị giá của hàng hóa thuê ngoài  Chiết khấu thương mại hàng
gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia mua được hưởng; các khoản giảm giá
công). hàng mua được hưởng.
 Trị giá hàng hóa đã bán bị người  Trị giá hàng hóa trả lại cho
mua trả lại; trị giá hàng hóa phát hiện người bán; trị giá hàng hóa phát hiện
thừa khi kiểm kê. thiếu khi kiểm kê.
 Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn  Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn
kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ). kiểm kê định kỳ).
 Trị giá hàng hoá bất động sản  Trị giá hàng hoá bất động sản đã
mua vào hoặc chuyển từ bất động sản bán hoặc chuyển thành bất động sản
đầu tư. đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng
hoặc tài sản cố định.

Số dư bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng Không có số dư bên Có.
hóa tồn kho; chi phí thu mua của hàng
hóa tồn kho.
Bảng 6: Kết cấu tài khoản 156
30
- TK 157: Hàng gửi bán

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã  Trị giá hàng hóa, thành phẩm
gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại gửi đi bán, dich vụ đã cung cấp được
lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới xác định là đã bán.
hạch
toán phụ thuộc.
 Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho  Trị giá hàng hóa, thành phẩm,
khách hàng, nhưng chưa được xác định dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
là đã bán.
 Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng  Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng
hóa, thành phẩm đã gửi đi bán hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ
chưađược xác định là đã bán cuối kỳ đã cung cấp chưa được xác định là đã
(trườnghợp doanh nghiệp kế toán hàng bán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp
tồn khotheo phương pháp kiểm kê định kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kỳ). kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, thành Không có số dư bên Có.
phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp
chưa được xác định là đã bán trong kỳ.
Bảng 7: Kết cấu tài khoản 157

- TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế

Bên Nợ Bên Có
 Trị giá nguyên liệu, vật liệu,  Trị giá nguyên liệu, vật liệu,
thành phẩm, hàng hoá nhập Kho bảo thành phẩm, hàng hoá xuất Kho bảo thuế
thuế trong kỳ. trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật Không có số dư bên Có.
liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối
kỳ tại Kho bảo thuế.
Bảng 8: Kết cấu tài khoản 158

- TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


31
Bên Nợ Bên Có
 Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự  Trích lập dự phòng giảm
phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này giá hàng tồn kho tại thời điểm
nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ lập Báo cáo tài chính.
trước chưa sử dụng hết.
 Bù đắp phần giá trị tổn thất của
hàng tồn kho từ số dự phòng đã trích lập.
Không có số dư bên Nợ Số dư bên Có: Trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
tại thời
điểm lập Báo cáo tài chính.
Bảng 9: Kết cấu tài khoản 2294

2.5.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

- TK 151: Hàng mua đang đi đường

Sơ đồ 1: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 151

32
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Sơ đồ 5: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 152

33
- TK 153: Công cụ, dụng cụ

Sơ đồ 9: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 153

- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Sơ đồ 11: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 154

34
-TK 155: Thành phẩm

Sơ đồ 13: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 155

- TK 156: Hàng hóa

Sơ đồ 15: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 156

35
- TK 157: Hàng gửi bán

Sơ đồ 17: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 157


- TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế

Sơ đồ 19: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 158

36
- TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Sơ đồ 21: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 2294

2.5.4. Trình bày trên Báo cáo tài chính

Thông tin về hàng tồn kho được trình bày trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính
như sau

2.5.4.1. Trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính:

Các thông tin về hàng tồn kho chủ yếu được trình bày ở khoản mục “Hàng tồn
kho” trong phần “Tài sản ngắn hạn” theo hai chỉ tiêu: Giá gốc hàng tồn kho và Dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.

IV. Hàng tồn kho


1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

CHỈ TIÊU MÃ SỐ
1 2
TÀI SẢN

IV. HÀNG TỒN KHO 140
1. Hàng tồn kho 141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 142
Bảng 10: Vị trí khoản mục HTK trong Bảng Báo cáo tình hình tài chính
Mục IV. Hàng tồn kho (Mã số 140): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hiện
có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
(sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.

37
+ Hàng tồn kho (Mã số 141): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn
kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này là số dư Nợ của các TK “151,152,153,154,155,156,157”.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142): Chỉ tiêu này phản ánh khoản
dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào
chỉ tiêu này là số dư Có TK 2249 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn (…).
- Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc
hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường thì trình bày tại chỉ tiêu: “Thiết bị, vật
tư, phụ tùng thay thế dài hạn” thuộc phần Tài sản dài hạn.
Theo cách này, kế toán đã thể hiện nguyên tắc “thận trọng” và như vậy kế toán
đã cung cấp thông tin về giá trị hàng tồn kho một cách trung thực.

2.5.4.2. Trên thuyết minh Báo cáo tài chính:

- Thông tin về hàng tồn kho còn được trình bày trong “Bản thuyết minh báo cáo
tài chính” như sau: Các chính sách áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, giá gốc
của từng loại hàng tồn kho, khoản lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho
và thuyết minh về các sự kiện dẫn đến lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng, giá trị ghi
sổ của hàng tồn kho đã dùng để thế chấp, cầm cố.
- Ngoài ra, chỉ tiêu “giá vốn hàng bán” trên “Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh”, còn thể hiện giá gốc của hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ và các khoản thiệt
hại về hàng tồn kho phải tính vào chi phí.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

7. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

7. Hàng tồn kho

38
- Nguyên vật liệu

- Công cụ, dụng cụ

39
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM OLAM VIỆT NAM

2.1. Tổng quan và bộ phận kế toán công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Olam
Việt Nam (ofi Vietnam)

2.1.1. Tổng quan về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Olam Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

- Tên quốc tế: OLAM VIETNAM FOOD PROCESSING COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt: OVFP

- Địa chỉ: Lô L, đường số 6, khu công nghiệp An Phước, xã An Phước, huyện


Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật: Amit Verma

- Mã số thuế: 3603623761

- Lĩnh vực hoạt động: ofi Việt Nam cung cấp các loại nguyên liệu, thực phẩm ở
các ngành hàng: hạt, cà phê, gia vị. Về ngành hạt của ofi chủ yếu tập trung chế biến
một loạt sản phẩm ăn liền và nấu ăn từ hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt phỉ và hạt
macadamia.

ofi Việt Nam

Cà phê Gia vị Hạt

Hạnh nhân
Tiêu Gừng Tỏi Điều Hạt dẻ Macca

Hình 1: Cơ cấu ngành hàng ofi Việt Nam

40
- Ngành hàng hạt của ofi Việt Nam có 14 nhà máy cung cấp việc làm cho hơn
1200 nhân viên chuyên môn và 5000 công nhân nằm ở các tỉnh Đồng Nai, Gia Lai,
Bình Định và Phú Yên. Cụm nhà máy mà người viết đang thực tập toạ lạc tại Khu
công nghiệp An Phước, Long Thành, Đồng Nai với ba nhà máy: CPC, Ducati và
Ninja.

- Cơ cấu tổ chức: Để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và tạo tính liên tục
trong quá trình vận hành, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ cấu tổ chức và
hành chính của công ty được thiết kế như sau:

Ban Giám Đốc

Khối văn phòng Khối sản xuất

Tài Tuân thủ


Nhân Thu Kế chính Logistics
Complianc
(e)
Vận hành QA/QC/HSE
sự mua hoạch -kế
toán

Bảo trì, bảo dưỡng


Sản xuất QA QCHSE

ChếĐóng
Kho
biếngói

Hình 2: Bộ máy công ty ofi Việt Nam

2.1.2. Giới thiệu bộ phận kế toán.

2.1.2.1. Vai trò và chức năng của bộ phận kế

toán Mô hình tổ chức phòng kế toán

Kế Toán Trưởng

Trợ Lý Kế Toán Kế
Trưởng
Toán ThanhKế
Toán
Toán Kho Kế Toán Tài Sản Cố Định
Kế Và
Toán
ChiBán
Kế
PhiToán
HàngHải Quan

Hình 3: Mô hình tổ chức phòng kế toán

41
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ quản lý bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm những
vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm
giám sát việc quyết toán cuối năm và đảm bảo tính hợp pháp của số liệu, sổ sách kế
toán.

- Trợ lý kế toán trưởng: kê khai và nộp thuế, hỗ trợ kế toán trưởng lập báo cáo tài
chính, làm báo cáo thống kê đối với các dự án và hoạt động tại công ty, kiểm tra các
chi phí bán hàng.

- Kế toán thanh toán: đảm nhiệm việc thực hiện thu – chi tiền, xác minh tính hợp
pháp của các chứng từ thu – chi và chịu trách nhiệm lập kế hoạch thanh toán các khoản
công nợ với người bán, nhà cung cấp.

- Kế toán kho: thực hiện công việc theo dõi hàng hóa nhập kho, xuất kho, tiến
hành kiểm soát, kiểm kê hàng hóa đảm bảo hàng hóa trong kho đầy đủ, không bị thất
lạc, mất cắp. Ngoài ra, kế toán kho còn chịu trách nhiệm ghi chép, hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập, xuất hàng hóa trong kho và tiến hành
lập, lưu giữ các chứng từ liên quan đến nhập, xuất kho.

- Kế toán tài sản cố định và chi phí: tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố
định theo quy định của Nhà Nước; kế toán tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy
động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định. Nhiệm vụ của kế toán chi phí là kiểm tra,
kiểm soát các hồ sơ thanh toán liên quan đến chi phí của doanh nghiệp; hạch toán và
ghi chép và thực hiện mở sổ chi tiết từng tài khoản chi phí.

- Kế toán bán hàng: Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa
bán ra và tiêu thụ nội bộ. Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ
cho lãnh đạo điều hành hoạt động kinh doanh thương mại.
2.1.2.2. Phần mềm kế toán

Công ty sử dụng phần mềm SAP – System Application Programing. SAP là một
phần mềm hoạch định doanh nghiệp ra mắt thị trường vào năm 2006. Phần mềm SAP
còn được biết đến với tên gọi đầy đủ hơn là SAP ERP (viết tắt của Enterprise Resource
Planning). SAP mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp quan trọng như: quản lý
quan hệ khách hàng, quản lý chỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý kho,…

42
Ngoài ra, tại nhà máy CPC của công ty có sử dụng phần mềm SAP FIORI: SAP
FIORI hỗ trợ thêm nhiều tính năng và ứng dụng giúp dễ dàng phân tích, theo dõi các
chỉ số KPI (đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh với thị trường) hay OPI (đo lường
hiệu quả của các điểm chính trong quá trình vận hành) của doanh nghiệp, giúp kiểm
soát và ra quyết định - điểm khác biệt so với hệ thống SAP hiện tại.

2.2. Quy trình kế toán nhập kho và xuất hàng tồn kho tại công ty TNHH Chế
Biến Thực Phẩm Olam Việt Nam

2.2.1. Quy trình kế toán nhập kho

Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã có cơ hội được thực hành công việc
của 1 kế toán nhập kho, nhập hàng bao bì để đóng gói sản phẩm ở 2 nhà máy CPC và
DCT (Ducati) ở ofi Việt Nam. Do đó, tôi có thể hiểu rõ quy trình nhập kho cũng như
cách thức để nhập liệu loại hàng này lên hệ thống công ty.

2.2.1.1 Chứng từ sử dụng

Bộ chứng từ hàng bao bì đóng gói sản phẩm đầy đủ gồm:

Tại nhà máy CPC:

- Hóa đơn giá trị gia tăng.


- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu nhập kho: GRN (Goods Receipt Note)
- Phiếu giao hàng, phiếu xuất thành phẩm hoặc phiếu xuất kho.
- Bảng báo giá hoặc thư báo giá (Quotation)
- Yêu cầu mua hàng: PR (Purchase Requisitions)
- Đơn đặt hàng: PO (Purchase Order)
- Tờ khai xuất khẩu
- Tờ khai nhập khẩu

Tại nhà máy DCT:

- Hóa đơn giá trị gia tăng.


- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu nhập kho: GRN (Goods Receipt Note)

43
- Phiếu giao hàng, phiếu xuất thành phẩm hoặc phiếu xuất kho.
- Bảng báo giá hoặc thư báo giá: (Quotation)
- Đơn đặt hàng: PO (Purchase Order)
- Tờ khai xuất khẩu
- Tờ khai nhập khẩu

2.2.1.2. Tài khoản sử dụng

- Phương pháp hach toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên.

- Tài khoản công ty sử dụng: TK 152, TK 331 và TK 336.

TK cấp 1: 152 – Nguyên liệu, vật liệu

+ TK cấp 2: TK 15220 - Nguyên vật liệu nhập khẩu: Chủ yếu là các loại hạt: hạnh nhân,
hạt điều, macca,…

TK 15230 - Bán thành phẩm: Hạt óc chó đã qua thanh trùng, hạt macca đã
được phân loại, hạt điều đã được phân loại,…

TK 15240 - Nguyên liệu đóng gói: Bao bì, nhãn hiệu, nắp, hũ, khay, pallet,...

TK cấp 1: 331 – Phải trả người bán

+ TK cấp 2: TK 33110 – Phải trả người bán, dành cho hàng mua trong nước.

TK 33120 – Phải trả người bán, dành cho hàng nhập khẩu.

TK cấp 1: 336 – Phải trả nội bộ

+ TK cấp 2: 33610 – Phải trả Olam Group: Chi nhánh công ty TNHH Olam Việt Nam
tại Khu Công nghiệp Biên Hòa II.

2.2.1.3. Quy trình kế toán nhập kho hàng bao bì đóng gói tại Olam Việt Nam

Quy trình nhập hàng được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Lên kế hoạch mua hàng và gửi yêu cầu mua hàng cho nhà cung cấp.

- Giai đoạn 2: Nhà cung cấp giao hàng đến kho công ty.

- Giai đoạn 3: Kế toán nhận đầy đủ bộ chứng từ hàng nhập và tiến hành nhập liệu
lên hệ thống của công ty.

44
Diễn giải từng giai đoạn:

-Giai đoạn 1: Lên kế hoạch mua hàng và gửi yêu cầu mua hàng cho nhà cung cấp.

Ở giai đoạn này có sự tương đồng ở cả 2 nhà máy CPC và Ducati.

TạoNhà
PO cung
giấy, cấp
gửi tiến
cho hành giao cấp
nhà cung hàng
Planning lên kế hoạch
Purchase
mua hàng
tiếp nhận và tạo PR
Tạo PO và xin release

Hình 4: Giai đoạn 1 của quy trình nhập hàng

Diễn giải các bước

Bước 1: Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế, lượng hàng dự trữ trong kho và
đơn đặt hàng của khách hàng, phòng Planning sẽ lập kế hoạch thu mua hàng hóa.

Bước 2: Bộ phận Purchase sẽ tiếp nhận thông tin, tìm kiếm khoảng 3 nhà cung
cấp phù hợp và lập PR. PR hợp lệ phải có tên nguyên vật liệu được yêu cầu mua, số
lượng, đơn giá; đồng thời, PR phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của: người đề xuất mua
hàng, trưởng bộ phận đề xuất mua, trưởng phòng Purchase, giám đốc tài chính và giám
đốc nhà máy.

Bước 3: PR sau khi duyệt thì Purchase tiến hành tạo PO. PO sẽ được gửi cho phòng
kế toán để xin release.

Bước 4: PO sau khi được release sẽ tiến hành tạo PO giấy. PO giấy hoàn chỉnh
phải đầy đủ các thông tin: Tên, địa chỉ công ty ofi và nhà cung cấp; ngày giao hàng,
phương thức vận chuyển, thời hạn thanh toán; mã hàng, tên hàng, đơn giá, số lượng,
thành tiền; PO phải có tên giám đốc, ký mộc của công ty ofi và nhà cung cấp.
45
Bước 5: Sau đó, nhà cung cấp xác nhận thông tin, lập chứng từ gồm: hóa đơn giá
trị gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, tờ khai xuất khẩu đã thông quan
cùng các giấy tờ có liên quan tương ứng với từng mặt hàng được đặt mua. Nhà cung
cấp sẽ gửi bộ chứng từ cho phòng Purchase và phòng Logistic của công ty ofi. Bên
Logistic công ty sẽ kiểm tra tờ khai xuất và hóa đơn, hợp lệ thì tiến hành mở tờ khai
nhập và thông báo cho nhà cung cấp khi chúng được thông quan. Và nhà cung cấp tiến
hành giao hàng theo như hợp đồng mua bán giữa 2 bên.

- Giai đoạn 2: Nhà cung cấp giao hàng đến kho công ty.

Có sự khác biệt ở 2 nhà máy khi kế toán nhập liệu lên hệ thống. Tại nhà máy CPC,
thông tin hàng đóng gói khi nhập kho sẽ được nhập liệu lên SAP - Fiori; tại Ducati,
thông tin hàng sẽ được nhập lên SAP.

Tại nhà máy CPC:

Kế toán kiểm tra bộ chứng từ và kiểm


Nhậpsố
thông
lượng
Dán
tin vào
mãFiori
QR lên
để nhận
thẻ kho
hàng
và vào
quétkho.
để xác định vị trí lư
Nhà cung cấp xuất trình tờ khai tại cổng.
Hàng nhập sẽ được QC kiểm tra.

Hình 5: Giai đoạn 2 của quy trình nhập hàng tại CPC
Diễn giải các bước
Bước 1: Nhà cung cấp khi đến cổng của công ty TNHH Chế biến thực phẩm
Olam Việt Nam phải xuất trình tờ khai nhập xuất cùng với các thông tin liên quan về
hàng hóa. Cổng sẽ kiểm tra và xác nhận thông tin, sau đó cho nhà cung cấp vào cổng
để tiến hành giao nhận hàng hóa.

46
Bước 2: Kế toán kho kiểm tra các thông tin như tên hàng, mã code, tên nhà cung
cấp trên tờ phiếu giao hàng. Họ so sánh thông tin này với hoá đơn của nhà cung cấp để
đảm bảo tính chính xác của hàng hóa. Đồng thời, tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa
và đối chiếu với khối lượng trên hoá đơn. Đối với các loại hàng như film, nhãn dán,
đơn vị đo là mét, kho sẽ thực hiện cân hàng và sau đó nhân với hệ số m/kg trên bảng
quy đổi để ước lượng độ dài của cuộn hàng. Đối với các loại hàng như thùng, pallet và
các vật phẩm lớn khác, kế toán sẽ tiến hành đếm từng cái để xác định số lượng chính
xác.
Bước 3: Hàng hóa sẽ được đưa cho QC để kiểm tra về qui cách và chất lượng
hàng nhập theo như các thông tin về hàng hóa từ nhà cung cấp. Nếu hàng đạt sẽ xếp
lên kệ; nếu không đạt thì QC sẽ thông tin và mail cho nhà cung cấp để đổi trả lại và
yêu cầu nhà cung cấp giao bù hàng.
Bước 4: Kế toán kho vào Fiori để tạo good receipt (phiếu nhập kho).
Bước 5: Kế toán in mã QR và dán lên thẻ kho, sau đó quét mã QR để nhận hàng
vào kho và xác định vị trí lưu trữ. Họ nhập đầy đủ thông tin lên thẻ kho và kiểm tra lại
trên hệ thống SAP bằng Tcode LS24 để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của
thông tin hàng hóa.

Tại nhà máy Ducati:

Nhà cung cấp


Kếxuất
toántrình
kiểmtờtra
khai
bộ tại
chứng
cổng.
từ và
Nhập
kiểmthông
số lượng.
tin vào SAP để nhận hàng vào kho.
Hàng hóa được sắp xếp vào đúng vị trí
Hàng nhập sẽ được QC kiểm tra.

Hình 6: Giai đoạn 2 của quy trình nhập hàng tại DCT
Diễn giải các bước
47
Bước 1: Nhà cung cấp khi đến cổng của công ty TNHH Chế biến thực phẩm
Olam Việt Nam phải xuất trình tờ khai nhập xuất cùng với các thông tin liên quan về
hàng hóa. Cổng sẽ kiểm tra và xác nhận thông tin, sau đó cho nhà cung cấp vào cổng
để tiến hành giao nhận hàng hóa.
Bước 2: Kế toán kho kiểm tra các thông tin như tên hàng, mã code, tên nhà cung
cấp trên tờ phiếu giao hàng. Họ so sánh thông tin này với hoá đơn của nhà cung cấp để
đảm bảo tính chính xác của hàng hóa. Đồng thời, tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa
và đối chiếu với khối lượng trên hoá đơn. Đối với các loại hàng như film, nhãn dán,
đơn vị đo là mét, kho sẽ thực hiện cân hàng và sau đó nhân với hệ số m/kg trên bảng
quy đổi để ước lượng độ dài của cuộn hàng. Đối với các loại hàng như thùng carton,
tray, pallet và các vật phẩm lớn khác, kế toán sẽ tiến hành đếm từng cái để xác định số
lượng chính xác.
Bước 3: Hàng hóa sẽ được đưa cho phòng QC để kiểm tra về qui cách và chất
lượng hàng nhập theo như các thông tin từ nhà cung cấp. Nếu hàng đạt sẽ sắp xếp hàng
lên kệ; nếu không đạt thì QC sẽ thông tin và mail cho nhà cung cấp để đổi trả lại.
Bước 4: Kế toán kho vào SAP để tạo good receipt (phiếu nhập kho).
Trong quá trình thực tập, tôi đã quan sát được kế toán kho nhập hàng theo các bước:
Đăng nhập :T_code /nmigo:enter.

Hình 1. 1: Tạo phiếu nhập kho

48
Màn hình chuyển qua: Goods Receipt/ Puchase Oder

Nhập số PO vào đây VD: 8106007522

Hình 1. 2: Tạo phiếu nhập kho


Nhập số PO vào Enter.
Màn hình hiện thị như bên dưới:

Nhập số lô
Sửa lại nhận hàng và
bằng ngày khách hàng.
nhận

Hình 1. 3: Tạo phiếu nhập kho


Tương ứng: 1.Tích chọn OK
2.Qty in UnE: nhập số lượng hàng nhận thực tế.
49
3.Sloc: Nhập kho tương ứng.

50
Ví dụ: 0025:kho hàng hạt/0043:hàng dùng chung cho cả công ty,....
4.Batch: số lô, mẻ tương ứng với thứ tự nhập hàng.
Sau khi điền đầy đủ thông tin:

Hình 1. 4: Tạo phiếu nhập kho

Nhập hết các dữ liệu trên chọn ‘Check’

Hệ thống sẽ báo OK bằng màu ở Status  Nhấp nút “Post “ bên cạnh tương
ứng sau khi check OK.
Note: nếu báo màu đỏ ở Status xem lại thông tin đã nhập bị lỗi sai ở đâu.
 Xuất hiện số Document đã nhập vào dưới màn hình ‘500…”
 Kết thúc quá trình tạo phiếu nhập kho tại kho.

Bước 5: Sau khi đã nhập lên SAP, hàng hóa sẽ được sắp xếp vào đúng vị trí từng
loại trong kho theo thứ tự đã được định sẵn.

- Giai đoạn 3: Kế toán nhận đầy đủ bộ chứng từ hàng nhập và tiến hành
nhập liệu lên hệ thống của công ty.

Khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ từ phòng thu mua và kho, tôi sẽ kiểm xem bộ
chứng từ đã hoàn chỉnh chưa, sau đó là tiến hành kiểm tra cụ thể các thông tin trên đó
xem đã đúng, hợp lệ và hợp lý chưa.
Trước tiên, cần xác định 1 bộ chứng từ hàng bao bì hoàn chỉnh gồm:

Tại nhà máy CPC:

- Hóa đơn giá trị gia tăng.


- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu nhập kho: GRN (Goods Receipt Note)
- Phiếu giao hàng, phiếu xuất thành phẩm hoặc phiếu xuất kho.

51
- Bảng báo giá hoặc thư báo giá (Quotation)
- Yêu cầu mua hàng: PR (Purchase Requisitions)
- Đơn đặt hàng: PO (Purchase Order)
- Tờ khai xuất khẩu
- Tờ khai nhập khẩu

Tại nhà máy DCT:

- Hóa đơn giá trị gia tăng.


- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu nhập kho: GRN (Goods Receipt Note)
- Phiếu giao hàng, phiếu xuất thành phẩm hoặc phiếu xuất kho.
- Bảng báo giá hoặc thư báo giá: (Quotation)
- Đơn đặt hàng: PO (Purchase Order)
- Tờ khai xuất khẩu
- Tờ khai nhập khẩu

Sau khi đủ chứng từ, tôi sẽ kiểm tra các thông tin sau:

- Hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là hóa đơn
đã được kí điện tử. Thông tin trên hóa đơn và phiếu phải khớp về tên, mã số thuế, địa
chỉ công ty mua và bán; khớp về mã, tên, số lượng hàng, đơn giá, thành tiền.
- Phiếu nhập kho và phiếu giao hàng phải là bản gốc, không phô tô. Phiếu nhập
kho phải có đầy đủ chữ ký, họ và tên của: người lập phiếu, người giao hàng, thủ kho,
giám đốc nhà máy. Phiếu giao hàng phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các bên: người
giao hàng, người nhận hàng, thủ kho,…. Tôi sẽ kiểm tra xem phiếu nhập kho và phiếu
giao hàng phải đúng là phiếu gốc, các thông tin như: tên, mã số thuế, địa chỉ công ty
mua và bán; tên, mã, số lượng hàng nhập vào phải khớp nhau.
- Kiểm tra giá trên thư báo giá với đơn giá trên hóa đơn, PO khớp với nhau.
- PO hợp lệ phải có đầy đủ chữ ký, mộc của 2 bên mua và bán.
- Đối với bộ chứng từ của nhà máy CPC, sẽ có thêm PR. Cần kiểm tra PR đó
phải là PR đã được phê duyệt từ các BOD (Board Of Director: Ban Giám Đốc).
- Tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu đều đã được thông quan. Tôi sẽ kiểm tra thông
tin trên 2 tờ khai về tên, địa chỉ, mã số thuế 2 công ty phải đúng như trên hóa đơn.
Thông tin về số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn trên tờ khai xuất khẩu phải khớp
52
với các

53
thông tin tương ứng trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; tương tự cũng với các
thông tin này trên tờ khai nhập khẩu phải khớp với hóa đơn giá trị gia tăng.

Các thông tin và bộ chứng từ cũng đã đầy đủ, tôi tiến hành nhập liệu lên phần mềm
SAP như sau:

1. Đăng nhập vào SAP

- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng SAP ngoài màn hình Desktop :
- Bước 2: Chọn GRP

Hình 2. 1: Nhập hàng lên hệ thống

- Bước 3: Đăng nhập bằng User cá nhân & Password  nhấn Enter.(VD:
VN_THAMC/ Password:Tham@1993)
2. Nhập Hoá đơn cho hàng đã nhập hệ thống:

54
Nhập :T_code: /nmiro  Enter
Màn hình xuất hiện như bên dưới
Ở Sheet: Basic Data  Điền đầy đủ thông tin:
1. Invoice date : Ngày trên hóa đơn.
2. Reference: Ký hiệu hóa đơn#Số hóa đơn. Ví dụ: 1C23TDB#19858
3. Amount: Số tiền thanh toán=số lượng hàng trên hóa đơn x đơn giá
4. Text: Tên nhà máy_số PO_tên hàng hóa bằng tiếng việt_mã loại hình-số tờ
khai nhập khẩu/tên hàng bằng tiếng việt.
Ví dụ: khi nhà máy DCT mua nắp theo PO 8106007540, mã-số tờ khai nhập: E15-
105625166730 −> Text: DCT_8106007540_NAP_ E15-105625166730/LID
Sau khi đã nhập thông tin hoàn chỉnh, màn hình hiển thị như này:

Hình 2. 2: Nhập hàng lên hệ thống

Sau đó, chọn vào nút upload file và upload bộ chứng từ:

55
Hình 2. 3: Nhập hàng lên hệ thống
Sau khi đã upload xong thì quay trở lại màn hình chính, ở mục PO Reference, tiến
hành nhập số PO vào -> Enter. Màn hình sẽ hiển thị các thông tin như hình:

Nhập số PO nhận hàng vào đây.

Hình 2. 4: Nhập hàng lên hệ thống

Diễn giải thông tin trên hình:


- Purchase order: số PO
- PO text: tên mặt hàng
- Quantity: số lượng hàng đã nhập hệ thống.
- Net price: đơn giá đã nhập trên hệ thống
- Amount: số tiền thanh toán

56
Check và kiểm tra lại với Amount ở phía trên

Check Balance ở phía góc trái

 Hiện màu xanh lá và cột tiền hiện 0 tức nhập đúng với lượng đã nhập kho.

Ở Sheet: Details  Điền đầy đủ thông tin:


- Bus. Area: 9341: nếu mua hàng cho DCT. 9342: nếu mua hàng cho CPC.
- Assignment: Tên công ty cung cấp.
- Header text: Mã loại hình-số tờ khai nhập khẩu

Hình 2. 5: Nhập hàng lên hệ thống

Sau khi nhập xong, bấm chọn Stimulate

Sau khi chọn nút Simulate màn hình hiện thị như bên dưới:

57
Kiểm tra số tiền hai bên Debit (nợ) và Credit (có) phải bằng nhau.

Sau đó, tiến hành lưu lại thông tin đã nhập: Ctrl+S −> tích chọn Invoice Document

−> tích chọn Display:

Màn hình sẽ hiển thị số của hóa đơn vừa nhập và lưu trên hệ thống:

58
Tiếp tục tích vào nút Display Document, hệ thống sẽ hiển thị lại các thông tin khi
nãy vừa nhập:

Hình 2. 6: Nhập hàng lên hệ thống

Tích vào nút Follow on Document, màn hình hiển thị số Accounting Document để
sau này đến hạn thanh toán, kế toán sẽ nhập số này vào Tcode: ZFI510 để in phiếu
hạch toán, thanh toán cho người bán.

Hình 2. 7: Nhập hàng lên hệ thống

59
 Cách tạo và in phiếu hạch toán để thanh toán cho nhà cung cấp khi đến

hạn: 1.Đăng nhập vào SAP

- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng SAP ngoài màn hình Desktop :

- Bước 2: Chọn GRP:

- Bước 3: Đăng nhập bằng User cá nhân & Password  nhấn Enter.(VD:
VN_THAMC/ Password:Tham@1993)

2. Vào Tcode để in phiếu hạch toán

Vào Tcode: ZFI510 -> Enter

60
Hình 3. 1: Tạo phiếu hạch toán

Bước 1: Điền các thông tin sau:

- Company code: VN12 (mã tên công ty)

- Fiscal year: 2023 (năm hạch toán)

- Document number: điền số document khi lưu hóa đơn ở Tcode MIRO

- Ở mục Signature Printed On Form điền các thông tin:

+ Reporter: Kế toán lập phiếu

+ Head of department: Trưởng bộ phận.

+ Chief accountant: Kế toán trưởng

+ Director: Giám đốc

Sau khi điền xong các thông tin, nhấn nút F8 hoặc tích chọn như hình:

61
Hình 3. 2: Tạo phiếu hạch toán
Màn hình hiển thị, chọn toàn bộ dòng cần in phiếu, tích chọn General Voucher

Hình 3. 3: Tạo phiếu hạch toán

62
Màn hình sẽ hiển thị phiếu hạch toán để xem trước như hình bên dưới, kế toán
kiểm tra thông tin và in phiếu:

Hình 3. 4: Tạo phiếu hạch toán

Để in các bút toán hạch toán chi tiết, kế toán bấm nút quay trở lại màn hình ban
đầu. Tích đúp vào số Document No như hình:

63
Hệ thống sẽ hiển thị bút toán hạch toán chi tiết như sau:

Hình 3. 5: Tạo phiếu hạch toán

Để hiển thị bản xem trước khi in, kế toán chọn mục Document −> chọn Print
Preview:

Hình 3. 6: Tạo phiếu hạch toán

Hệ thống hiển thị bản in mẫu để kế toán kiểm tra thông tin trước khi in như sau:

Hình 3. 7: Tạo phiếu hạch toán

Kế toán kiểm tra thông tin thêm 1 lần. Đảm bảo chính xác −> In phiếu.

64
−> Kết thúc việc tạo và in phiếu hạch toán.

*Sổ chi tiết theo dõi từng tài khoản:

Tại công ty tôi thực tập, các tài khoản được theo dõi trên sổ chi tiết. Dưới đây là
sổ chi tiết cho 2 tài khoản: TK 15240 – Nguyên liệu đóng gói và TK 331 – Phải trả
người bán.

TK 15240 – Nguyên liệu đóng gói

Hình 4. 1: Sổ chi tiết TK 15240 - Nguyên liệu đóng gói

TK 331 – Phải trả người bán

Hình 4. 2: Sổ chi tiết TK 331 – Phải trả người bán

2.2.2. Quy trình kế toán xuất kho hàng bao bì đóng gói.

Tại công ty ofi, hàng bao bì đóng gói được xuất đưa qua kho Packing (kho đóng
gói) chỉ được kế toán kho theo dõi về mặt số lượng, không theo theo dõi về mặt giá trị.
Do đó, tôi chỉ tìm hiểu được quy trình xuất và các chứng từ cần có khi xuất hàng.

65
2.2.2.1. Chứng từ sử dụng:

Công ty sử dụng 2 loại chứng từ khi cần xuất hàng qua kho đóng gói:

- Material Reservation Slip: Phiếu dự trữ nguyên vật liệu

- Internal Transfer Note: Phiếu chuyển kho

2.2.2.2. Quy trình kế toán xuất kho hàng bao bì đóng gói

Quy trình xuất gồm các 5 bước:

Kho xuất bao bì qua


Kho kiểm tra thông tin hàng hóa và vị trí lưu trữ Tiến hành xuất kho
Packing tạo yêu cầu xuất kho Tạo và in phiếu chuyển hàng
giao diện
Fiori (CPC),
SAP (DCT)

Hình 7: Quy
HìnhHình 1.1trình xuất hàng bao bì
1:5: QuyQuy

Diễn giải các bước:

Bước 1: Kho đóng gói tạo Request (yêu cầu xuất kho), xuất số lượng hàng đóng
gói dựa theo đơn hàng. Thông tin trên Request bao gồm: Mã, tên hàng, số lượng, đơn
vị tính,… và chữ ký xác nhận của kho đóng gói.

Bước 2: Kho bao bì tiếp nhận yêu cầu xuất kho và sử dụng Tcode LS24 trên hệ
thống SAP để vào giao diện kiểm tra tình trạng, vị trí, số lượng từng loại mặt hàng đã
được yêu cầu.

Bước 3: Sau khi xác định hàng hóa và vị trí trong kho, phòng kho sử dụng giao
diện Fiori để thực hiện việc xuất kho (dành cho nhà máy CPC). Hàng bao bì được xuất
theo nguyên tắc FIFO “First In First Out”, đảm bảo việc sử dụng hàng tồn kho hợp lý.
Kế toán kho chọn Production Process và chọn loại quá trình xuất hàng là ITNT
(Internal Transfer: luân chuyển nội bộ); sau đó, nhập số đơn Reservation (yêu cầu

66
chuyển hàng)

67
để liên kết với yêu cầu xuất kho từ kho đóng gói. Nếu một mã hàng có nhiều Batch (lô
hàng), kho nhấn chức năng copy để quét từng lô hàng riêng biệt để đảm bảo tính chính
xác. Tiếp theo, kho thực hiện quét mã QR của từng lô hàng được yêu cầu xuất kho.

Bước 4: Kế toán kho chọn “propose pin” để tạo và in phiếu chuyển hàng bằng
Tcode MB90. Phiếu chuyển hàng chứa các thông tin chi tiết về việc xuất kho bao gồm
mã hàng, tên hàng, số lượng, ngày xuất kho.

Bước 5: Tiến hành xuất kho.

68
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét về công tác kế hàng tồn kho tại Công ty TNHH Chế biến Thực
phẩm Olam Việt Nam

3.1.1. Ưu điểm

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán mà công ty đang áp dụng là mô hình kế toán tập
trung. Mô hình này có đặc điểm là các hoạt động ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và
lập báo cáo kế toán đều do một phòng kế toán ở đơn vị chính đảm nhiệm. Do đó, điều
này giúp mang lại cho công ty sự đảm bảo về việc lãnh đạo thống nhất trong công tác
kiểm tra, chỉ đạo của cấp quản lí công ty.

Hình thức kế toán

Với hình thức kế toán Nhật kí chung mà công ty đang áp dụng sẽ giúp công tác
kế toán trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đối chiếu số liệu kế
toán; đồng thời, việc cung cấp thông tin cũng trở nên nhanh chóng hơn.

Quy trình rõ ràng và có hệ thống

Từ bước lên kế hoạch mua hàng cho đến việc kiểm tra hàng nhập và cập nhật
thông tin vào hệ thống, mỗi bước đều được quản lý một cách chi tiết và chặt chẽ. Điều
này giúp đảm bảo quá trình làm việc diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Công ty sử dụng công nghệ và hệ thống SAP

Công ty sử dụng công nghệ và hệ thống SAP để hỗ trợ quản lý hàng tồn kho bao
bì. Hệ thống SAP cung cấp các công cụ và thông tin cần thiết để theo dõi số lượng
hàng tồn kho, kiểm tra vị trí lưu trữ và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và
đáng tin cậy. Qua việc sử dụng SAP, công ty đã nâng cao tính chính xác và hiệu quả
trong quản lý hàng tồn kho, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc.

Kiểm soát hàng tồn kho một cách chặt chẽ

Một điểm mạnh khác của quy trình nhập xuất hàng tồn kho bao bì tại ofi Việt
Nam là việc kiểm soát hàng tồn kho bao bì được thực hiện chặt chẽ. Các bước kiểm tra
hàng
69
nhập và kiểm tra thông tin trên hệ thống được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo

70
số lượng khớp với thực tế, tránh tình trạng hàng tồn kho thừa hoặc thiếu, tránh gây
lãng phí và gián đoạn trong khâu sản xuất. Bên cạnh đó, quy trình kiểm soát hàng tồn
kho chặt chẽ là cơ sở để cung cấp các báo cáo tài chính và báo cáo phân tích đáng tin
cậy.

3.1.2. Hạn chế

Quy trình còn yêu cầu nhiều chứng từ giấy và mất nhiều thời gian

Một trong những điểm yếu đáng chú ý của quy trình nhập xuất hàng tồn kho là sự
yêu cầu về nhiều chứng từ giấy và mất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện. Việc
này có thể tạo ra những rào cản và khó khăn đáng kể trong quy trình quản lí. Quy trình
nhập xuất hàng tồn kho đòi hỏi sự tham gia của nhiều người từ nhiều bộ phận khác
nhau. Mỗi lần có yêu cầu xuất hoặc nhập hàng, cần tạo ra các chứng từ giấy như phiếu
xuất kho, phiếu nhập kho và các tài liệu giấy liên quan khác. Việc này sẽ dễ dẫn đến
các sai sót trong quá trình lập và kiểm tra tài liệu. Đặc biệt, trong các tình huống cần
phải thực hiện gấp, việc phải xử lý nhiều tài liệu giấy có thể làm trở ngại, khó có thể
đáp ứng nhanh chóng.

Thiếu tự động hóa

Mặc dù công ty đã sử dụng hệ thống SAP để hỗ trợ quản lý hàng tồn kho bao bì,
nhưng vẫn còn một số phần của quy trình nhập xuất hàng tồn kho vẫn phải thực hiện
thủ công việc nhập code tên hàng vào hệ thống. Các dãy số này khá dài có thể xảy ra
nhầm lẫn trong quá trình nhập. Việc nhầm lẫn hoặc nhập sai thông tin có thể dẫn đến
việc xuất kho hàng sai hoặc thiếu sót hàng tồn kho, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất
và các báo cáo liên quan.

3.2. So sánh giữa lí thuyết và thực tiễn thực hiện công tác kế toán hàng tồn kho
tại Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Olam Việt Nam
Sau 3 tháng thực tập tại công ty tôi nhận thấy một số khác biệt giữa lý thuyết và
thực tế về cách thức định khoản các tài khoản kế toán.
Như lý thuyết đã được học về kế toán hàng tồn kho thì khi mua hàng tồn kho về
sẽ hạch toán: Tăng tài sản ghi: Nợ TK 152, (153,155,…), Nợ TK 1331 (Thuế giá trị
giá tăng đầu vào được khấu trừ) …; về bút toán ghi Có thì theo lý thuyết sẽ hạch toán:

71

72
TK 111 (tiền mặt)/112 (TGNH)/ 331 (phải trả người bán). Đồng thời, công ty nằm trong
khu chế xuất nên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Do đó, bút toán kế toán:
Nợ TK 152, (153,155,…)
Có TK 111 (tiền mặt)/112 (TGNH)/ 331 (phải trả người bán)
Tuy nhiên, bút toán kế toán tại công ty sẽ được ghi nhận theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi hàng hóa được nhập vào kho: Thủ kho ghi:

Nợ TK 152, (153,155,…)
Có TK 33190 – TK đối ứng mua hàng
- Giai đoạn 2: Kế toán kho (văn phòng) nhập liệu hệ thống và ghi nhận bút toán:

Nợ TK 33190 – TK đối ứng mua hàng


Có TK 33110 – TK phải trả người
bán
Xuất hiện TK trung gian (TK 33190) do: Thủ kho chỉ ghi nhận bút toán xác nhận
hàng đã về kho, còn bút toán thanh toán cho nhà cung cấp sẽ do kế toán kho tại văn
phòng thực hiện. Và vào mỗi cuối tháng, kế toán kho (tại văn phòng) sẽ tiến hành công
việc: Clear GR/IR tức xóa đi TK trung gian chi từng lần hạch toán, để chỉ còn lại bút
toán:
Nợ TK 152, (153,155,…)
Có TK 33110 – TK phải trả người bán

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH
Chế biến thực phẩm Olam Việt Nam

Sử dụng Hệ Thống Quản Lí Tài Liệu Kỹ Thuật Số (DMS)

Công ty nên triển khai DMS để thay thế chứng từ giấy trong quy trình nhập xuất
hàng tồn kho. DMS sẽ cho phép quét và lưu trữ các tài liệu quan trọng như hóa đơn,
biên nhận và các chứng từ nhập xuất trực tiếp trên hệ thống. Nhờ vào việc tìm kiếm và
truy cập thông tin thuận tiện, thời gian mất trong việc tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu sẽ
được giảm thiểu đáng kể.

Tạo mã QR cho các lô hàng và sử dụng hệ thống cân tự động

Một giải pháp cụ thể để khắc phục yếu điểm thiếu tự động hóa trong quy trình
nhập xuất hàng tồn kho là áp dụng công nghệ mã QR (tại nhà máy DCT) và hệ thống
73
cân tự động (cả 2 nhà máy).

74
Thay vì sẽ tốn nhiều thời gian cho việc nhập mã code và tên hàng vào hệ thống,
nhà máy Ducati có thể xem xét việc tạo ra các mã QR cho các lô hàng thông qua SAP
Fiori, được kết nối với các thiết bị điện thoại. Khi thực hiện việc xuất hàng, đơn giản
chỉ cần quét mã QR trên thẻ kho, hệ thống sẽ tự động cập nhật và trừ khối lượng lô
hàng xuất ra khỏi vị trí tương ứng. Điều này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn việc nhập liệu
thủ công, giảm nguy cơ sai sót và tăng tính chính xác trong quá trình nhập xuất hàng
tồn kho.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề liên quan đến quy trình cân hàng, công ty có thể áp
dụng hệ thống cân tự động Melter Toledo trong quá trình cân hàng tại kho bao bì. Việc
sử dụng thiết bị cân tự động này sẽ giúp nhân viên không mất nhiều thời gian và công
sức để thực hiện việc cân hàng một cách thủ công. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận và
cập nhật thông tin về khối lượng hàng tồn kho, đảm bảo tính chính xác và tin cậy trong
quá trình quản lý hàng tồn kho.

75
KẾT LUẬN

Thực tập tại ofi Việt Nam là một hành trình học tập và trải nghiệm thực tế quý
báu, mở ra cho tôi những hiểu biết thực tiễn về lĩnh vực quản lý hàng tồn kho và quy
trình nhập xuất hàng hóa. Qua những ngày làm việc tại công ty, tôi đã có cơ hội không
chỉ nắm bắt được kiến thức chuyên môn mà còn luyện tập những kỹ năng mềm như
thuyết trình, giao tiếp với các bộ phận khác nhau.

Trong suốt thời gian làm việc, tôi đã tham gia vào từng bước của quy trình - từ
việc tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra và so khớp thông tin trên chứng từ, cho đến việc
nhập liệu chính xác vào hệ thống SAP và sau đó kiểm tra lại. Đặc biệt, việc kiểm đếm
và quản lý các loại hàng hoá đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bộ phận
tài chính
– kế toán đối với doanh nghiệp. Tôi tin rằng tất cả các kiến thức và kỹ năng học hỏi
trong quá trình làm việc tại ofi Việt Nam sẽ là nền tảng để tôi có thể theo đuổi công
việc Kế toán.

Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nguồn lực chất lượng cao, nguồn vốn từ
công ty mẹ và nguồn nguyên liệu nông sản phong phú tại địa phương, tác giả tin tưởng
rằng ofi Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của
cộng đồng.

76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, (2020), Giáo trình: Kế toán
Tài chính 1: Doanh nghiệp sản xuất, nhà xuất bản Tài chính.

2. Lê Ánh Hằng (2021), Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH Đầu
tư Thương mại xây dựng vận tải Anh Quân, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại
học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, Thành phố Hải Phòng.

3. Nhóm sinh viên (2020), Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Sản xuất Thương mại HDH, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (luatvietnam.vn)


truy cập ngày 12/06/2023

5. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp mới nhất
(thuvienphapluat.vn) truy cập ngày 12/06/2023

6. Thông tư 200/2014/TT-BTC - Hệ thống tài khoản (baocaotaichinh.vn) truy cập ngày


14/06/2023

7. Khái niệm hàng tồn kho và 3 cách phân loại hàng tồn kho (fastdo.vn) truy cập ngày
14/06/2023

8. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-35-2022-ND-CP-quan- ly- khu-


cong-nghiep-kinh-te-482305.aspx truy cập ngày 24/06/2023
9. https://ketoananpha.vn/ke-khai-thue-gtgt-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat.html truy
cập ngày 28/06/2023.
10.https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hieu-ve-doanh-nghiep-che-xuat-theo-quy-
dinh-phap-luat-moi-nhat-doanh-nghiep-che-xuat-khong-bat-buoc-34242.html truy cập
ngày 10/07/2023
11. https://blog.1ketoan.com/khu-che-xuat-va-doanh-nghiep-che-xuat-co-gi-
dac-biet- ve-thue/1665/ truy cập ngày 20/07/2023.
12. https://gonnapass.com/sanh-giua-doanh-nghiep-che-xuat-va-doanh-nghiep-thong-
thuong/ truy cập ngày 26/07/2023.

77
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hóa đơn GTGT

78
Phụ lục 2: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

79
Phụ lục 3: Phiếu nhập kho

Phụ lục 4: Phiếu giao hàng

80
Phụ lục 5: Bảng báo giá

81
Phụ lục 6: Đơn đặt hàng (PO)

82
Phụ lục 7: Phiếu dự trữ nguyên vật liệu

(để chuyển hàng từ kho bao bì sang kho đóng gói)

83
Phụ lục 8: Phiếu chuyển hàng

(từ kho bao bì sang kho đóng gói)

84

You might also like