Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

9.

3 Đa dạng hóa thấp và chấp nhận rủi ro quá mức


 Một sai lầm của việc quá tự tin là xu hướng đa dạng hóa thấp
Đa dạng hóa danh mục đầu tư thấp (under-diversification): là tình trạng danh
mục đầu tư của nhà đầu tư tập trung vào một số ít khoản đầu tư, dẫn đến rủi ro cao khi
giá trị của một hoặc một số khoản đầu tư đó giảm sút.
–BỎ TRỨNG VÀO CHUNG 1 RỔ
 Những người đa dạng hóa danh mục thấp (under-diversified) rất nhanh chóng định
một tỷ trọng cao/thấp cho các chứng khoán khi họ nhận thấy một tín hiệu tích
cực/tiêu cực, dẫn đến kết quả là sự đa dạng hóa danh mục không đầy đủ (khi mà
họ sẽ chỉ chú ý vào những tín hiệu mà họ cho là tích cực). Một yếu tố khác là các
nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ thiếu thời gian để phân tích đủ nhiều các loại cổ phiếu khác
nhau, vì vậy họ sẽ dừng lại sau khi chỉ phân tích một vài chứng khoán. Miễn là họ
tin bản thân họ đã được một vài cổ phiếu tốt trong nhóm mà họ phân tích là họ đã
bằng lòng. Khi đó, họ sẽ giống như giữ một chấp niệm rằng: “tại sao lại đi pha
loãng danh mục đầu tư bằng cổ phần mà họ không nghiên cứu ?” - (thấy rõ được
việc này xuất phát từ tâm lý quá tự tin).

Để xác thực về sự đa dạng hóa thấp của các NĐT thì 2 GS về TC ở các ĐH Mỹ là
WILLIAM GOETZMANN VÀ ALOK KUMAR: Bài viết “Equity Portfolio Diversification”
của William N. Goetzmann và Alok Kumar, được công bố trong Review of Finance, tập
12, số 3, trang 433-463, năm 2008, nghiên cứu về sự đa dạng hóa danh mục đầu tư của
các nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ.
(Đầu tiên, 2 tác giả ước lượng mức độ thiếu đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư và
kiểm tra xem mức độ đa dạng hóa có cải thiện theo thời gian hay không. Thứ hai, họ ghi lại cách các lựa
chọn đa dạng hóa của nhà đầu tư tương quan với các đặc điểm cá nhân và mô hình giao dịch và đầu tư
của họ. Từ những tương quan này, họ cố gắng đánh giá xem bằng chứng có phù hợp với các giải thích về
thiếu đa dạng hóa dựa trên chi phí giao dịch, thông tin, sở thích cổ phiếu, hay thiên vị hành vi hay không.
Thứ ba, để định lượng các hiệu ứng phúc lợi tiềm năng của việc thiếu đa dạng hóa danh mục, họ điều tra
mối quan hệ giữa việc đa dạng hóa danh mục và hiệu suất.)

Các tác giả đã phân tích sự lựa chọn đa dạng hóa của hơn 60,000 nhà đầu tư cá nhân tại
một công ty môi giới chiết khấu lớn tại Mỹ trong một giai đoạn sáu năm (1991-1996). Họ
đã ĐƯA RA KẾT QUẢ rằng đa số nhà đầu tư trong mẫu của họ đều không đa dạng hóa
đủ.

Hai vị giáo sư cũng nhận thấy được mức độ không đa dạng hóa càng cao ở những nhà
đầu tư trẻ tuổi, thu nhập thấp, ít học thức và ít kinh nghiệm.

(Mức độ không đa dạng hóa cũng có liên quan đến các lựa chọn đầu tư phù hợp với sự tự
tin quá mức, hành vi theo xu hướng – hành vi theo bầy đàn - và thiên vị địa phương –
local bias.)
Đồng nghĩa với điều đó, việc đa dạng hóa thấp xảy ra ít hơn ở những người am hiểu về
tài chính. Ngoài ra, mức độ đa dạng hóa tăng cùng với thu nhập, tài sản và độ tuổi.(tức là
khi càng về già hoặc càng có nhiều tài sản cùng với mức thu nhập cao thì con người
chúng ta sẽ có xu hướng muốn duy trì sự an toàn nên họ sẽ chọn phương án đa dạng hóa
nhiều hơn. Những người giao dịch nhiều nhất cũng có xu hướng ít đa dạng hóa nhất.
Điều này có thể là do tâm lý quá tự tin chi phối cả việc giao dịch quá mức lẫn đa dạng
hóa thấp. Những người ít đa dạng hóa cũng là những người nhạy cảm với xu hướng giá
và những người bị ảnh hưởng bởi lệch lạc nội địa. (TÌM VÍ DỤ)

Tóm lại:

 Các nhà đầu tư có xu hướng đa dạng hóa thấp danh mục đầu tư tự định tỷ trọng
cao các chứng khoán trong danh mục khi nhận thấy tín hiệu tích cực và ngược lại.
 Nhà đầu tư thiếu thời gian -> Tập trung phân tích một vài cổ phiếu -> Không pha
loãng danh mục đầu tư nếu họ nghĩ rằng cổ phiếu hiện tại đã tốt.
 Mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư gia tăng cùng với mức độ thu nhập, tài sản
và độ tuổi.
 Người giao dịch nhiều nhất trên thị trường có khuynh hướng ít đa dạng hóa nhất.

Liên quan đến đa dạng hóa thấp chính việc chấp nhận rủi ro quá mức.

Chấp nhận rủi ro quá mức: là hành vi tham gia vào các hoạt động hoặc đưa ra quyết
định tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ hoặc thất bại cao hơn mức cần thiết. Điều này thường xuất
phát từ mong muốn đạt được lợi nhuận cao hơn hoặc do thiếu hiểu biết đầy đủ về bản
chất của rủi ro.

Đây cũng chỉ việc nhắc lại, vì đa dạng hóa thấp cũng đã tương đương đến việc chấp nhận
rủi ro quá mức mà không được bù đắp. Đấy là do xuất phát từ ý nghĩ mong muốn tìm
được hy vọng ở những chứng khoán bị định giá thấp họ mong muốn mua vào giá thấp
bán ra giá cao).

Hiệu ứng ngược vị thế, còn được gọi là lệch tâm bán, là xu hướng giữ chặt những khoản
đầu tư thua lỗ và bán đi những khoản đầu tư sinh lời.

(Nói cách khác:

Nhà đầu tư có khuynh hướng chốt lời khi giá cổ phiếu tăng và giữ khi giá cổ phiếu giảm.

Hiệu ứng ngược vị thế thường xuất phát từ cảm giác tiếc nuối (mua giá cao, mong muốn
giá sẽ hồi phục trong tương lai) hoặc cũng có thể từ sự quá tự tin (NĐT quá tự tin vào khả
năng dự đoán biến động thị trường của mình, có thể bỏ qua thông tin tiêu cực và tin rằng
có thể lấy lại khoản lỗ trong tương lai; nhưng cũng vì vậy họ nắm giữ khoản lỗ lâu hơn
và gánh chịu rủi ro nhiều hơn).

Hệ quả chấp nhận rủi ro quá mức chính là:

 Gánh lấy nhiều rủi ro cho việc không có phòng ngừa rủi ro rõ ràng.
 Do sự quá tự tin, nắm giữ khoản lỗ quá lâu và gánh chịu rủi ro vượt trội.

9.4 Sự lạc quan thái quá và các nhà phân tích

- Một nghiên cứu trên các nhà phân tích thị trường chỉ ra rằng bản thân họ cũng có
khuynh hướng lạc quan quá mức về viễn cảnh của các công ty mà họ theo đuổi. Điều này
đúng cả ở Mỹ và trên toàn thế giới. – (TẠI SAO LẠI CÓ ĐIỀU NÀY ? - Có phải xuất
phát từ sự tự tin quá mức, liệu khi đó nếu họ lạc quan, họ có ít đa dạng hóa hơn không ? –
Nguyên nhân sao họ quá lạc quan?)

(Thực tế, đa số các cty khi giới thiệu về chứng khoán của cty đó thường sẽ nói một cách
lạc quan để mong đợi những nhà đầu tư rót vốn vào những cái chứng khoán đó nên đôi
khi chúng ta sẽ được cho thấy viễn cảnh lạc quan hơn so với thực tế mà chúng ta có thể
đạt được.)
Khi xem xét các phân phối các khuyến nghị ở các nước G7 trong giai đoạn 1993-2002,
các nhà phân tích đều khuyến nghị mua nhiều hơn so với bán. Ở Mỹ biểu hiện rất rõ ràng
khi tổng tỷ lệ mua/mua mạnh 52.2% so với tỉ lệ bán chỉ vỏn vẹn 3.3%. Còn ở Đức, mặc
dù kém rõ ràng nhất nhưng cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ mua là 38.6% so với
19.9%. Tuy sự lạc quan thái quá là một lý do nhưng cũng phải kể đến sự mâu thuẫn về lợi
ích(ví dụ), các nhà tư vấn có xu hướng giữ sự lạc quan cho những cổ phiếu phát hành sắp
tới.( giải nghĩa)

- Nhà phân tích có khuynh hướng quá lạc quan về công ty họ đang theo đuổi

- Nhà phân tích có khả năng khuyên mua hơn khuyên bán

You might also like