Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 3: Rút ra bài học ứng dụng của bản thân trong đánh giá nhân cách

Là một con người của xã hội, ai ai cũng đảm nhiệm nhiều vai ở nhiều vị trí khác
nhau. Và ở từng vị trí, mỗi người đều có những vai trò đi kèm với những nhu cầu
và trách nhiệm khác nhau.
Đầu tiên, là một người sinh ra ở thế hệ genZ, em nhận thấy có thể ứng dụng
thuyết nhu cầu Maslow như sau:
1. Nhu cầu cơ bản nhất - Nhu cầu sinh lý: Ăn, mặc ở
Theo tháp nhu cầu Maslow hầu như bạn trẻ nào ở thế hệ này cũng được
đáp ứng ít nhất là ở mức đầy đủ. Và nhờ đó, genZ chúng em có thể sẵn
sàng giúp đỡ cho gia đình, bạn bè cũng như những người khó khăn hơn để
đạt được nhu cầu cơ bản của họ - nhu cầu ăn, mặc, ở như các hoạt động từ
thiện (phát cơm, quyên góp quần áo, ủng hộ các quỹ, …) .
2. Khám phá bản thân và phát triển cá nhân:
Nhờ nhu cầu cơ bản được đủ đầy cùng sự phát triển của công nghệ và
Internet, em có thể tự do khám phá và phát triển bản thân. Với sự tiếp cận
thông tin rộng lớn, em có thể tự học, thử nghiệm, trải nghiệm nhiều lĩnh
vực khác nhau từ nghệ thuật, kiến thức chuyên môn cho đến công việc.
Cũng vì quá dễ dàng để tiếp cận cũng như thay đổi nên bản thân em đến
nay vẫn chưa tìm được đam mê và mục tiêu của bản thân.
3. Xây dựng mối quan hệ và tương tác xã hội:
Trong quá trình khám phá và phát triển bản thân, em đã có thể tham gia
vào nhiều tập thể, tổ chức và từ đó xây dựng được nhiều mối quan hệ xã
hội. Từ đây, em đã học được tinh thần đồng đội và làm việc nhóm, cũng
như khẳng định giá trị xã hội của bản thân.
4. Tự trọng và tình yêu thương bản thân:
Nhờ hiểu được giá trị của bản thân qua các mối quan hệ xã hội, em đã tự
tin hơn, trân trọng và tự yêu quý bản thân, hiểu rằng mình có giá trị và độc
nhất. Khi điều này đã đủ đầy, em sẵn sàng tạo năng lượng tích cực của
mình cho những người xung quanh, khuyến khích họ tự yêu quý và trân
trọng bản thân.

1
5. Tự thực hiện và đạt được tiềm năng tối đa:
Đây là mục tiêu em đã, đang và sẽ thực hiện để tìm ra ý nghĩa thật sự của
bản thân bằng cách tìm kiếm và tận dụng cơ hội để phát triển và thử thách
bản thân, không ngừng học hỏi và tiến bộ.
Hơn nữa, đã từng là một nhân viên y tế, em đã từng được giảng dạy rất nhiều về
tháp thu cầu Maslow để có thể ứng dụng vào công tác chuyên môn để có thể hiểu
hơn nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó cung cấp sự hỗ trợ và
điều trị phù hợp:
1. Nhu cầu vật lý và y tế cơ bản:
Bệnh nhân là đối tượng rất thiếu cảm giác an toàn do có đau, có bệnh trên
thân nên nhân viên y tế chúng em phải đảm bảo được cảm giác đủ đầy về
sinh lý để bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn như: cung cấp đầy đủ thức ăn,
nước uống và chăm sóc y tế cơ bản; thường xuyên đo lường và theo dõi
các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân.
2. Nhu cầu an toàn và sức khỏe:
Để đáp ứng được nhu cầu an toàn của bệnh nhân, nhân viên y tế cần chẩn
đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cũng như đảm bảo
kiểm soát nhiễm khuẩn và bảo vệ cho bệnh nhân khỏi nguy cơ lây nhiễm
hoặc tai nạn/ rủi ro y khoa.
3. Nhu cầu xã hội và tình cảm:
Tâm lý và sinh lý có mối tương quan sâu sắc, chúng ảnh hưởng và tương
tác lẫn nhau trong mọi hoạt động, phản ứng của con người. Để quá trình
điều trị được diễn ra tốt nhất, nhân viên y tế cần lắng nghe và hỗ trợ tinh
thần cho bệnh nhân xuyên suốt thời gian điều trị, nhằm giảm bớt căng
thẳng và cảm giác cô đơn cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần
được khích lệ tương tác và kết nối với gia đình và bạn bè để củng cố ý chí
và tinh thần lạc quan.
4. Tình yêu thương và tự trọng:
Để khai thác tiềm lực nội tại của bệnh nhân với mục tiêu phát huy tối đa
hiệu quả điều trị, nhân viên y tế có thể khuyến khích bệnh nhân trân trọng

2
và yêu quý bản thân, hỗ trợ họ trong việc phục hồi sức khỏe và tái lập lại
niềm tin vào bản thân bằng cách tôn trọng và đối xử với họ một cách nhân
văn, đảm bảo rằng bệnh nhân được đối xử với sự tôn trọng và tự trọng.
5. Tự thực hiện và phát triển cá nhân:
Sau khi bệnh nhân có thể tái lập lại niềm tin vào bản thân, nhân viên y tế
cần khích lệ họ tham gia vào việc quyết định về phương pháp điều trị và
chăm sóc y tế của họ, tạo điều kiện cho sự chủ động tham gia tích cực và
tự chủ.
Bên cạnh từng là nhân viên y tế, hiện em đang là một nhân viên nhân sự, nhờ
công việc này em càng nhận ra thuyết của Abraham Maslow về nhu cầu con
người có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống.
1. Nhận biết nhu cầu cơ bản:
Nhân viên là nền tảng, là tài sản đáng giá nhất của công ty, nên đáp ứng
được các nhu cầu để nhân viên có thể tập trung phát triển cho công việc là
một khoản đầu tư đúng đắn với 0% rủi ro. Công ty có thể Cung cấp một
môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho nhân
viên bằng cách quan sát và hiểu rõ nhu cầu cơ bản của họ như cần thức ăn,
nước uống, giấc ngủ và an toàn trong môi trường làm việc.
2. Xác định nhu cầu phát triển cá nhân:
Nhân viên là hạt nhân của công ty, nhân viên phát triển thì công ty sẽ theo
tỷ lệ thuận mà phát triển song song theo. Công ty nên khuyến khích nhân
viên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để hỗ trợ họ phát triển kỹ năng và
nâng cao hiệu suất làm việc cũng như tạo điều kiện cho nhân viên tham
gia vào các dự án mới và đề xuất ý tưởng sáng tạo để họ cảm thấy được
động viên và thách thức.
3. Xây dựng môi trường làm việc tích cực:
Môi trường làm việc tích cực sẽ mang đến tạo cảm giác an toàn và hứng
khởi và tạo động lực cho nhân viên. Bằng cách khuyến khích sự hợp tác
và tương tác xã hội giữa các nhân viên; tổ chức các hoạt động gắn kết và

3
sự kiện xã hội để tăng cường tinh thần đồng đội sẽ làm tăng tính đoàn kết,
gắn bó giữa các nhân viên và giữa nhân viên và công ty.
4. Phát triển và nâng cao tình yêu thương và tự trọng:
Sự tự tin và tình cảm gắn bó của nhân viên đối với công ty có thể được
nhân lên gấp bội khi được cung cấp hỗ trợ tinh thần và giám sát tương tác
của nhân viên để đảm bảo họ cảm thấy được đánh giá cao và tôn trọng
cũng như khích lệ phản hồi tích cực và công nhận thành tựu cá nhân.
5. Khích lệ tự thực hiện:
Đây là mục tiêu cũng như mong muốn của mọi công ty đối với nhân viên,
khi đạt được đến điều này, mỗi nhân viên sẽ tự là quản lý của bản thân và
của công ty, họ là công ty và công ty là họ. Và công ty có thể thúc đẩy đến
quá trình này bằng cách hỗ trợ nhân viên thiết lập và đạt được mục tiêu cá
nhân và nghề nghiệp của họ; khuyến khích họ tham gia vào quá trình ra
quyết định và tự quản lý công việc của mình để họ cảm thấy độc lập và tự
chủ.

You might also like