Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Bài 1: Tại một doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 31/12/20xx có các tài liệu sau: (Đvt: triệu đồng).
1. Vay ngắn hạn …………………………NPT……………………………………………………………………………… 45
2. Máy móc thiết bị ………………………TS……………………………………………….…………………………… 400
3. Phụ tùng thay thế ………………………TS…………………………………………………………………….…………… 1
4. Phải trả cho người bán ……………………NPT……………………………………………………………………… 6
5. Nguyên vật liệu chính …………………TS………………………………………… ….………………………… 48
6. Phải thu của khách hàng ………………TS………………………………………………… …………………… 3
7. Tiền mặt ………………………………………TS……………………………………………………………………………… 2
8. Quỹ đầu tư phát triển …………………………NVCSH……………….…………………………………………………… 4
9. Phải trả công nhân viên …………………………NPT………………………………… ……………………… 3
10. Nhiên liệu …………………………………………TS……………………………………………..………………………… 1
11. Tạm ứng …………………………………………………TS…………………………………….…………………………… 2
12. Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn …………………TS………………………………………..…… 3
13. Sản phẩm dở dang ……………………………………TS………………………………….……………………………… 4
14. Vay dài hạn ……………………………………………………NPT……………………………………………..…………… 190
15. Các loại chứng khoán ngắn hạn ……………………TS…………………..………………………… 8
16. Nguồn vốn kinh doanh …………………………………NVCSH……………..……………… 1.100
17. Quỹ phúc lợi …………………………………………………NVCSH……………………………………….……… 4
18. Kho tàng …………………………………………………………TS…………………………………………………………… 150
19. Vật liệu phụ ……………………………………………………TS………………………………………………………… 5
20. Phải nộp Nhà nước ………………………NPT…………………………..……………………………………………… 2
21. Thành phẩm ……………………………………………………………………………..……………………………………… 15
22. Phương tiện vận tải ………………………………………….…………………………………………………… 120
23. Bằng phát minh, sáng chế ……………………………………………….……………………………… 80
24. Nhà xưởng ……………………………………………………………………………………………………………………… 300
25. Các khoản phải trả khác ………………………NPT………………………………………………………… 3
26. Các khoản phải thu khác ……………………………………………………………………………………… 2
27. Hồ chứa nước ………………………………………………………………………………………………………………… 50
28. Quyền sử dụng đất ………………………………………….…………………………………………………… 130
29. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ……………NVCSH…………………………………… 20
30. Quỹ khen thưởng ………………………………………NVCSH…………………………………………………………… 3
31. Các loại công cụ – dụng cụ …………………………………………………………………………… 20
32. Xây dựng cơ bản dở dang …………………………………………………………………………………… 8
33. Lãi chưa phân phối ………………………………………NV………………………..………………………………… 15
34. Hàng đang gửi bán ………………………………………………………………………………………………..… 12
35. Quỹ dự phòng tài chính ……………………………………NV…...……………………………………… 9
36. Tiền gửi ngân hàng ………………………………………………………………………………………………… 40
Hãy phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định tổng số từng loại.

Bài 2: Một DNNN được thành lập với số vốn ban đầu như sau:
1. Tài sản cố định hữu hình do ngân sách cấp là 500 triệu đồng.
2. Tiền do ngân sách cấp đã chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của DN là 200 triệu đồng.
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

1
Bài 3: Lấy lại số liệu ở bài tập 2 và và trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:
1. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10 triệu đồng.
2. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu trị giá 20 triệu đồng.
3. Doanh nghiệp mua công cụ dụng cụ trị giá 5 triệu đồng chưa trả tiền người bán.
4. Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng đầu tư thêm tài sản cố định trị giá 100 triệu đồng.
5. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả khoản phải trả người bán 3 triệu đồng.
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sau khi có tình hình trên phát sinh.

TÀI SẢN Số tiền (ngàn đồng) NGUỒN VỐN Số tiền (ngàn đồng)
A. TS ngắn hạn 177.000 A. Nợ phải trả 102.000
- Tiền gửi ngân hàng 170.000 - CCDC 5.000
- Tiền mặt 7.000 - Vay ngân hàng 97.000
B. TS dài hạn 625.000 B. Vốn chủ sở hữu 700.000
- TSCĐ hữu hình 600.000 - Ngân sách cấp 700.000
- Nguyên vật liệu 20.000
- CCDC 5.000
802.000 TỔNG NGUỒN VỐN 802.000
TỔNG CỘNG TS

Bài 4: Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/20xx như sau:(ĐVT: triệu đồng).
1. Tài sản cố định hữu hình ………………………………….………………………………………………..……… 120
2. Hao mòn tài sản cố định hữu hình ………………………………….………………………………………… 20
3. Nguyên vật liệu ……………………………………………………………………………………………………… 30
4. Công cụ, dụng cụ …………………………………………………………………..……………………………… 5
5. Thành phẩm ……………………………………………………………………………………………………………… 45
6. Tiền mặt ……………………………………………………………………………………………………..…………… 15
7. Tiền gửi ngân hàng …………………………………….…………………………..………………………………… 35
8. Người mua nợ ……………………………………………………………………..…………………………………… 25
9. Nợ người bán …………………………………………………………………………………………………………… 30
10. Nợ ngân sách Nhà nước …………………………………………………………………………………………… 15
11. Lãi chưa phân phối ……………………………………………………………………………….…………………… 50
12. Nguồn vốn kinh doanh ……………………………………………………………………….……………………… 110
13. Quỹ khen thưởng, phúc lợi …………………………………..……………………….…………………………… 10
14. Vay ngắn hạn ngân hàng …………………………………………………..……………………………………… 40
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo số liệu trên.

TÀI SẢN Số tiền (triệu đồng) NGUỒN VỐN Số tiền (triệu đồng)
A. TS ngắn hạn 75 A. Nợ phải trả 115
- Tiền gửi ngân hàng 35
- Tiền mặt 15 - Nợ người bán 30
- Hao mòn TSCĐ -20 - Nợ NSNN 15
- Người mua nợ 25 - Quỹ khen thưởng 10
B. TS dài hạn 200 - Vay ngắn hạn 40
120 B. Vốn chủ sở hữu 160
- TSCĐ hữu hình
30 - Nguồn vốn 110
- Nguyên vật liệu
5 - Lãi chưa phân phối 50
- CCDC
- Thành phẩm 45

255 TỔNG NGUỒN VỐN 255


TỔNG CỘNG TS

Bài 5: Lấy lại số liệu ở bài tập 4 và trong tháng 01/20x(x+1) có các nghiệp vụ sau phát sinh:
1. DN mua một số nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán 10 triệu đồng.
2. Người mua trả nợ 20 triệu đồng và DN dùng tiền đó trả luôn nợ vay ngắn hạn.
3. DN dùng lãi chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 5 triệu đồng.
4. DN dùng tiền mặt mua một số công cụ – dụng cụ là 2 triệu đồng.
Hãy lập bảng cân đối kế toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cho nhận xét về tính cân đối của nó.

2
TÀI SẢN SỐ TIỀN NV1 NV2 NV3 NV4
- TGNH 35 35 35 35 35
- Hao mòn TSCĐ (20) (20) (20) (20) (20)
- Tiền mặt 15 15 15 15 -2=13
- Người mua nợ 25 25 -20=5 5 5
- TSCĐ hữu hình 120 120 120 120 120
- Nguyên vật liệu 30 +10=40 40 40 40
- CCDC 5 5 5 5 +2=7
- Thành phẩm 45 45 45 45 45

TC TÀI SẢN 255 265 245 245 245


NGUỒN VỐN SỐ TIỀN

- Nợ người bán 30 +10=40 40 40 40


- Nợ NSNN 15 15 15 15 15
- Quỹ khen thưởng 10 10 10 10 10
- Vay ngắn hạn 40 40 -20=20 20 20
- Nguồn vốn 110 110 110 +5=115 115
- Lãi chưa phân phối 50 50 50 -5=45 45

TC NGUỒN VỐN 255 265 245 245 245

Bài 6: Căn cứ vào tài liệu sau đây của doanh nghiệp XYZ (ĐVT: 1.000 đ):
1. Số lượng sản phẩm bán trong tháng 12.000, đơn giá xuất kho 120, trong đó:
a) Bán trong nước 10.000 SP, đơn giá bán chưa có thuế GTGT là 200.=> 2.000.000
b) Xuất khẩu 2.000 SP, đơn giá xuất khẩu 15 USD/SP, tỷ giá thực tế 21.=>630.000=>617.400
c) Khoản chiết khấu thương mại cho số sản phẩm đã bán là 4.000.
d) Khoản giảm giá do hàng kém chất lượng và sai quy cách là 5.000.
e) Số hàng bán trong nước bị trả lại là 0,5%. =>100.000
f) Thuế suất thuế xuất khẩu là 2%.
2. Hoạt động tài chính:
a) Doanh thu: 50.000. (98%)=> 49.000
b) Chi phí: 35.000, trong đó chi phí lãi vay là 25.000.
3. Hoạt động khác:
a) Thu nhập: 45.000.
b) Chi phí: 25.000.
4. Chi phí bán hàng: 100.000.
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 70.000.
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (giả định lợi nhuận kế toán bằng thu nhập tính thuế).
Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01/20xx.
CHỈ TIÊU KỲ NÀY KỲ TRƯỚC
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.630.000 2.617.400
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 109.000 109.000
3. Doanh thu thuần (1)-(2) 2.521.000 2.508.400
4. Giá vốn hàng bán 1.440.000 1.440.000
5. Lợi nhuận gộp 1.081.000 1.068.400
6. Doanh thu hoạt động tài chính 49.000 49.000
7. Chi phí tài chính 35.000 35.000
8. Chi phí bán hàng 100.000 100.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 70.000 70.000
10. Lợi nhuận thuần 925.000 912.400
11. Thu nhập khác 45.000 45.000
12. Chi phí khác 25.000 25.000
13. Lợi nhuận khác 20.000 20.000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 945.000 932.400
15. CP thuế TNDN hiện hành 189.000 186.480
3
16. Lợi nhuận sau thuế 756.000 745.920

Bài 7: Hãy phân tích nghiệp vụ và ghi sổ kép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. DN rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10 triệu đồng.
2. DN vay ngắn hạn ngân hàng 20 triệu đồng để trả nợ cho người bán.
3. DN mua một số nguyên vật liệu trị giá 25 triệu đồng chưa trả tiền người bán.
4. DN dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá 5 triệu đồng.
5. DN được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng.
6. DN được người mua trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 30 triệu đồng.
7. DN dùng tiền mặt trả nợ cho người bán 20 triệu đồng.
8. DN chuyển khoản để thanh toán nợ cho ngân sách Nhà nước 35 triệu đồng.
9. DN dùng lãi chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 25 triệu đồng.
10. DN đem 15 triệu đồng tiền mặt gửi vào ngân hàng.
11. DN xuất nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm trị giá 20 triệu đồng.
12. DN bán hàng thu tiền mặt 10 triệu đồng

Bài 8: Lập phân tích nghiệp vụ, định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây vào các
tài khoản chữ T:
1. Nhập kho hàng hóa trị giá 20 triệu đồng chưa trả tiền người bán.
2. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 45 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Chi tiền mặt 3 triệu đồng để tạm ứng cho nhân viên đi công tác.
4. Vay ngắn hạn ngân hàng 25 triệu đồng để trả nợ người bán.
5. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 15 triệu đồng, DN dùng số tiền đó trả nợ vay ngắn hạn.
6. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên 10 triệu đồng.
7. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 40 triệu đồng.
8. Thanh toán khoản nợ phải trả khác bằng tiền mặt 10 triệu đồng.
9. Thu nợ khác bằng tiền mặt 5 triệu đồng.
10. DN mua công cụ và thanh toán bằng tiền tạm ứng 3 triệu đồng.
11. Nhà nước cấp cho DN một tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng.
12. Nhà nước cấp thêm vốn cho DN bằng tiền gửi ngân hàng 30 triệu đồng.

Bài 9: Hãy chọn những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong bài 8 để gộp lại thành các định khoản phức tạp.
Nêu lại nội dung kinh tế của chúng và phản ánh vào các tài khoản chữ T.

Bài 10: Phát biểu nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh sau đây: (Đvt: triệu đồng).
1 Nợ TK 111 50
Có TK 511 50

2 Nợ TK 157 20
Có TK 156 20

3 Nợ TK 641 12
Nợ TK 642 8
Có TK 334 20

4 Nợ TK 341 25
Nợ TK 333 15
Có TK 112 40

5 Nợ TK 211 50
Nợ TK 112 30
Có TK 411 80

4
6 Nợ TK 331 15
Nợ TK 338 5
Có TK 111 20

7 Nợ TK 152 50
Có TK 112 10
Có TK 331 40

8 Nợ TK 334 20
Có TK 111 15
Có TK 156 5

9 Nợ TK 331 30
Có TK 111 10
Có TK 112 20

10 Nợ TK 421 30
Có TK 414 20
Có TK 418 10

Bài 11: Tình hình tài sản của một DN tính đến ngày 31/01/20xx như sau (Đvt: triệu đồng):
1. Tài sản cố định hữu hình ………………… 40
2. Tài sản cố định vô hình ……………..…… 10
3. Hao mòn tài sản cố định ………………… 10
4. Nguyên vật liệu ……………..…………… 5
5. Công cụ – dụng cụ ………………….…… 1
6. Chi phí SXKD dở dang ……………..…… 2
7. Thành phẩm ……………………………… 3
8. Tiền mặt ………………………….……… 5
9. Tiền gửi ngân hàng ……………………… 14
10. Nợ người bán C …………………………. 26
11. Người mua A nợ ……….……………….. 24
12. Khoản phải thu khác ……………….…… 5
13. Khoản phải trả khác ……………………… 4
14. Nợ ngân sách ……………………………. 5
15. Tài sản thiếu chờ xử lý ……….…….…… 1
16. Tài sản thừa chờ xử lý …………………… 2
17. Lãi chưa phân phối ……………………….. 10
18. Vốn đầu tư của CSH ………………..… X [14]
19. Quỹ đầu tư phát triển …………………...… 2
20. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ……… 5
21. Quỹ khen thưởng phúc lợi ……..….……… 1
22. Vay ngắn hạn ngân hàng ………………… 2
23. Trả trước cho người bán D ……………… 5
24. Người mua B trả tiền trước ……………… 7
25. Chi phí trả trước ………….……………… 5
26. Nhận thế chấp, ký quỹ dài hạn …………… 3
27. Thế chấp, ký quỹ dài hạn ………..……… 5
28. Hàng mua đang đi đường ……………… .. 3
29. Tạm ứng ………………………………… 2
30. Phải trả công nhân viên ………………….. 3
Tìm X và lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vào ngày 31/01/20xx.

5
99……
Bài 12: Lấy lại số liệu bài 11 và trong tháng 02/20xx có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:
1. DN được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 15 triệu đồng.
2. DN mua một số nguyên vật liệu trị giá 3 triệu đồng còn nợ người bán C.
3. DN rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 5 triệu đồng.
4. DN dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá 1 triệu đồng.
5. DN được người mua A trả nợ bằng tiền mặt 5 triệu đồng, bằng tiền gửi NH 10 triệu đồng.
6. DN thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 1 triệu đồng.
7. DN dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ ngân sách 5 triệu đồng.
8. DN dùng tiền mặt trả khoản phải trả khác 2 triệu đồng.
9. Tài sản thừa chờ xử lý đã giải quyết tăng nguồn vốn kinh doanh 2 triệu đồng.
10. DN vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán C 5 triệu đồng.
11. DN dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 5 triệu đồng.
12. DN chuyển một TSCĐ hữu hình cho đơn vị khác trị giá 12 triệu đồng.
13. DN được người mua A trả nợ 3 triệu đồng, DN trả luôn nợ vay ngắn hạn ngân hàng.
14. DN chi quỹ khen thưởng phúc lợi bằng tiền gửi ngân hàng 1 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Mở TK chữ T (TK chi tiết và TK tổng hợp); ghi SDĐK vào các TK đã mở.
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; phản ánh vào các TK đã mở.
c. Cộng tổng SPS trong kỳ và xác định SDCK của các TK đã mở.
d. Lập các Bảng tổng hợp chi tiết.
e. Lập Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối SPS).
f. Lập Bảng cân đối kế toán cuối kỳ.

Bài 13: Tại doanh nghiệp ABC có các tài liệu sau: (Đvt: triệu đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/20xx
TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền
I. Tài sản ngắn hạn 1.600 I.Nợ phải trả 3.000
1. Tiền mặt 50 1.Vay ngắn hạn 1.300
2. Tiền gửi ngân hàng 850 2.Phải trả người bán 120
3. Phải thu của khách hàng A 150 3.Người mua B trả tiền trước 80
4. Tạm ứng 50 4.Phải nộp ngân sách 30
5. Nguyên vật liệu 300 5.Phải trả nhân viên 70
6. Công cụ 40 6.Phải trả khác 100
7. Chi phí sản xuất dở dang 10 7.Vay dài hạn 1.250
8. Thành phẩm 150 8.Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 50
II. Tài sản dài hạn 5.600 II.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.200
1. Tài sản cố định hữu hình 5.000 1.Nguồn vốn kinh doanh 3.500
2. Tài sản cố định vô hình 1.000 2.Quỹ đầu tư phát triển 400
3. Hao mòn tài sản cố định (400) 3.Lãi chưa phân phối 300
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7.200 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.200
Trong tháng 01/20x(x+1) có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh (không đề cập tới thuế GTGT):
1. Khách hàng A trả nợ cho DN bằng tiền mặt 20 triệu đồng, bằng tiền gửi ngân hàng 100 triệu đồng.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 50 triệu đồng.
3. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 50 triệu đồng và công cụ 20 triệu đồng chưa trả tiền người bán.
4. Trả nợ người bán 100 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 50 triệu đồng.
6. Chi tiền mặt trả lương nhân viên 25 triệu đồng.
7. Dùng TGNH trả nợ vay ngắn hạn 150 triệu đồng và thanh toán cho NN 25 triệu đồng.
8. Nhập kho 45 triệu đồng nguyên vật liệu được mua bằng tiền tạm ứng.
9. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 100 triệu đồng, quỹ đầu tư PT 30 triệu đồng.
10. Nhận góp vốn liên doanh một tài sản cố định hữu hình trị giá 200 triệu đồng.
6
11. Chi tiền mặt trả nợ khoản phải trả khác 25 triệu đồng.
12. Nhập kho 10 triệu đồng dụng cụ nhỏ được mua bằng tiền gửi ngân hàng.
Thực hiện giống yêu cầu Bài 12.

Bài 14: Trích tài liệu kế toán tại DN (không nêu thuế GTGT đầu vào). Vật liệu tồn kho đầu T.01/20xx:
- Vật liệu chính: 7.000 kg, giá 40.000đ/kg.
- Vật liệu phụ: 1.000 kg, giá 7.000đ/kg.
- Nhiên liệu: 500 lít, giá 3.500đ/lít.
1. Ngày 02/01, nhập kho 700 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là 3.450 đ/ lít, chi phí vận chuyển là
105.000 đ.
2. Ngày 03/01 nhập kho 3.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.000 đ/kg, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ là 600.000 đ.
3. Ngày 05/01 xuất kho 6.000 kg vật liệu chính để sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
4. Ngày 06/01 xuất kho 800 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
5. Ngày 09/01 xuất kho 1.000 lít nhiên liệu, trong đó cho bộ phận sản xuất 800 lít và quản lý phân xưởng
200 lít.
6. Ngày 10/01 nhập kho 4.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.100 đ/kg, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ là 2.000.000 đ, khoản giảm giá được hưởng 400.000 đ.
7. Ngày 12/01 nhập kho 2.000 kg vật liệu phụ, giá mua ghi trên hóa đơn là 7.200 đ/kg, chi phí phí vận
chuyển trả bằng tiền mặt là 600.000đ.
8. Ngày 13/01 nhập kho 1.800 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là 3.600 đ/ lít, chi phí vận chuyển là
360.000 đ.
9. Ngày 14/01 xuất kho 3.000 kg vật liệu chính để sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
10. Ngày 15/01 nhập kho 6.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.100 đ/kg, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ là 1.200.000 đ.
11. Ngày 17/01 xuất kho 1.500 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
12. Ngày 19/01 xuất kho 7.000 kg vật liệu chính để sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
13. Ngày 20/01 nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ, giá mua ghi trên hoá đơn là 7.700 đ/kg, chi phí phí vận
chuyển trả bằng tiền mặt là 300.000đ.
14. Ngày 21/01 nhập kho 5.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.200 đ/kg, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ là 1.000.000 đ.
15. Ngày 24/01 xuất kho 1.500 lít nhiên liệu, trong đó cho bộ phận sản xuất 1.200 lít và quản lý phân xưởng
300 lít.
16. Ngày 25/01 xuất kho 4.000 kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm.
17. Ngày 26/01 nhập kho 500 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là 3.800 đ/ lít, chi phí vận chuyển là
100.000 đ.
18. Ngày 27/01 nhập kho 7.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.300 đ/kg, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ là 2.100.000 đ.
19. Ngày 28/01 xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
20. Ngày 30/01 xuất kho 6.000 kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Mở sổ chi tiết vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu theo mẫu sau. Áp dụng các phương pháp
FIFO, BQGQ liên hoàn để xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng. Đơn giá lấy 2 chữ số sau dấu phẩy.

Ngày Đơn giá NHẬP XUẤT TỒN


SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền
Tồn đầu


CỘNG
Tồn cuối
Nếu DN áp dụng phương pháp BQGQ cuối kỳ (BQGQ cố định) (Thể hiện cụ thể phương pháp tính)

7
Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ =

Trị giá xuất kho trong kỳ =

Trị giá tồn kho cuối kỳ =

Bài 15: Lập định khoản, phản ánh vào sơ đồ chữ T (TK loại 6) các nghiệp vụ sau (Đvt: 1.000đ):
1. Mua TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế là 70.000, thuế GTGT 10%, được trả bằng tiền gởi Ngân
hàng.
Chi phí trước khi sử dụng TSCĐ được trả bằng tiền mặt là 5.000.
2. Thanh lý TSCĐ hữu hình có nguyên giá 60.000, giá trị hao mòn lũy kế 50.000. Giá bán chưa bao gồm
10% thuế GTGT 3.000 (300), đã thu tiền mặt. Chi phí thanh lý đã bao gồm 10% thuế GTGT 1.100, chưa
thanh toán.
3. Khấu hao tài sản cố định trong kỳ tổng cộng là 10.000, phân bổ như sau:

- Phân xưởng sản xuất☹627) 8.000


- Bộ phận bán hàng:641 1.500
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 500
4. Nhập kho 3.000 kg vật liệu, giá mua chưa thuế là 20/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán,
chi phí vận chuyển NVL được chi trả bằng tiền mặt là 900. Khoản giảm giá mà bên bán cho doanh nghiệp
được hưởng (sau khi đã xuất hóa đơn) đối với số vật liệu này là 0,5/kg (chưa bao gồm 10% thuế GTGT).
5. Xuất kho 2.500 kg vật liệu sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất: 621 2.400 kg 19.9
- Phục vụ ở phân xưởng SX: 627 100 kg
Vật liệu xuất kho tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập, cho biết vật liệu tồn kho đầu tháng
là 1.000kg, đơn giá 20,2/kg.
6. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 20.000 phân bổ cho:
- Công nhân trực tiếp SX: 622 10.000
- Nhân viên phân xưởng: 627 2.500
- Nhân viên bán hàng: 641 4.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 642 3.500
7. Trích các khoản theo lương theo quy định tính vào các đối tượng chi phí có liên quan.
8. Trừ lương của nhân viên theo quy định hiện hành.
9. Chi tiền mặt thanh toán đầy đủ số tiền lương còn lại cho nhân viên.
10. Một số chi phí khác phải trả tổng cộng 11.000 (đã bao gồm 10% thuế GTGT), phân bổ cho các bộ phận
như sau:
- Phân xưởng sản xuất: 3.000
- Bộ phận bán hàng: 2.500
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 4.500
627
Bài 16: Tại một DN sản xuất một loại sản phẩm có các số liệu sau đây (Đvt: 1.000đ):
1. Xuất kho 40.000 vật liệu sử dụng cho:
- Trực tiếp SX sản phẩm: 621 38.000
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000
2. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng như sau:
- Công cụ dụng cụ trị giá 500 (phân bổ 1 lần).
- Công cụ dụng cụ trị giá 3.000 (phân bổ trong vòng 3 kỳ).
3. Tiền lương phải thanh toán cho CNV là: 10.000, trong đó:
- CN trực tiếp SX : 8.000
- Nhân viên phân xưởng: 2.000
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí.622
5. Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng SX là: 8.000.
6. Một số chi phí khác phát sinh tại PX đã thanh toán bằng tiền mặt là 2.200 (đã bao gồm 10% thuế GTGT).

8
7. Phân xưởng nhập kho 80 thành phẩm, cho biết chi phí SX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ tính theo nguyên vật
liệu trực tiếp tương ứng là 3.000 và 2.850.
Yêu cầu: Định khoản. Phản ánh vào sơ đồ TK tính giá thành sản phẩm. Lập bảng tính giá thành sản phẩm.

Bài 17: Tại một DN có các số liệu sau đây (Đvt: 1.000đ)
1. Xuất kho 1.200 SP để bán trực tiếp cho khách hàng với đơn giá bán chưa có 10% thuế GTGT là 1.500.
Khách hàng thanh toán ½ số tiền mua hàng qua ngân hàng, phần còn lại nợ. Biết rằng có 800 sản phẩm
tồn kho đầu kỳ với đơn giá 1.000 và nhập kho trong kỳ 2.000 sản phẩm với đơn giá 1.050. Doanh nghiệp
tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO.
2. Giảm giá cho khách hàng 2% trên giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và tính trừ vào số tiền khách hàng
đang còn nợ.
3. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí QLDN phát sinh trong kỳ:
a. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên bán hàng 40.000, nhân viên QL DN 20.000.
b. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí.
c. Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí bán hàng là 17.000, chi phí QLDN là 8.900.
d. Chi phí khác trả bằng tiền mặt là 9.900 (đã bao gồm 10% thuế GTGT), tính vào chi phí bán hàng là
6.000, chi phí QLDN là 3.000.
4. DN phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%. Biết rằng không có chênh lệch giữa số liệu của kế toán và số
liệu thuế.
5. Cuối kỳ DN đã kết chuyển các khoản có liên quan để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản. Phản ánh vào sơ đồ TK xác định KQKD. Lập Báo cáo KQKD.

Bài 18: Tại một doanh nghiệp sản xuất có các số liệu như sau (Đvt: 1.000đ):
1. Xuất kho 50.000 vật liệu sử dụng cho:
a) Trực tiếp SX sản phẩm: 44.000
b) Phục vụ ở phân xưởng SX: 3.000
c) Bộ phận bán hàng: 1.000
d) Bộ phận QLDN: 2.000
2. Tiền lương phải thanh toán cho CNV là: 65.000, trong đó:
a) CN trực tiếp SX : 50.000
b) Nhân viên phân xưởng: 3.000
c) Nhân viên bán hàng: 8.000
d) Nhân viên QLDN: 4.000
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ qui định để tính vào chi phí.
4. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho:
a) Phân xưởng SX: 4.000 (phân bổ trong 4 tháng).
b) Bộ phận bán hàng: 700
c) Bộ phận QLDN: 500
5. Khấu hao TSCĐ:
a) Phân xưởng SX: 6.000
b) Bộ phận bán hàng: 2.360
c) Bộ phận QLDN: 1.500
6. Một số chi phí khác phát sinh trong tháng là 8.800 (đã bao gồm 10% thuế GTGT) chưa thanh toán cho
người bán, được phân bổ như sau:
a) Phân xưởng SX: 3.500
b) Bộ phận bán hàng: 2.500
c) Bộ phận QLDN: 2.000
7. Nhập kho 1.000 thành phẩm. Cho biết chi phí SX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ tính theo nguyên vật liệu trực
tiếp tương ứng là 3.800 và 6.755.
8. Xuất kho 1.200 SP để bán trực tiếp cho khách hàng với đơn giá bán đã có 10% thuế GTGT là 165/SP.
Biết rằng doanh nghiệp có 1.500 sản phẩm tồn kho với đơn giá 118/SP và tính giá xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền. Khách hàng thanh toán 3/4 số tiền mua hàng bằng chuyển khoản và nợ phần
còn lại. Chi phí vận chuyển hàng bán đã thanh toán bằng tiền mặt 2.200 (đã bao gồm 10% thuế GTGT)

9
9. Khách hàng trả lại 50 sản phẩm vì lỗi kỹ thuật. Doanh nghiệp đã nhận lại số sản phẩm trên và trừ vào số
tiền còn nợ cho khách hàng.
10. Xác định và phản ánh số thuế TNDN phải nộp, cho rằng lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế bằng
nhau. Thuế suất thuế TNDN 20%.
11. Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên. Phản ánh số liệu vào sơ đồ TK tính GTSP. Lập
bảng tính giá thành sản phẩm. Phản ánh số liệu vào sơ đồ tài khoản xác định KQKD. Lập Báo cáo KQKD.

Bài 19: Trong tháng 01/20xx, DN có các nghiệp vụ phát sinh sau (Đvt: 1.000đ):
1. DN mua một số NVL nợ người bán 110.000, trong đó thuế GTGT 10.000.
2. DN được cấp một TSCĐ hữu hình trị giá 80.000, đã hao mòn 10.000.
3. DN dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá 6.000, thuế GTGT 10%.
4. DN xuất nguyên vật liệu chính để trực tiếp SX SP là: 48.000.
5. DN xuất vật liệu phụ để trực tiếp SX SP 7.000.
6. DN xuất công cụ cho phân xưởng sản xuất 2.000.
7. DN xuất nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất 4.000, cho bộ phận bán hàng 3.000và QLDN 2.000.
8. DN xuất công cụ trị giá 5.000 cho bộ phận bán hàng, phân bổ dần trong 5 tháng.
9. DN dùng tiền mặt chi tiếp khách tính vào chi phí QLDN là 1.995.
10. Tiền điện phải trả cho người cung cấp là 9.900, trong đó thuế GTGT là 900, tính cho phân xưởng sản xuất
4.000, bộ phận bán hàng 2.000 và bộ phận QLDN là 3.000.
11. DN trích khấu hao TSCĐ là 14.000, phân bổ cho phân xưởng SX 7.000, bộ phận bán hàng 3.000 và cho
bộ phận QLDN 4.000.
12. DN dùng tiền gởi NH trả nợ cho ngân sách 10.000.
13. DN vay ngắn hạn NH trả nợ cho người bán 40.000.
14. DN phải trả lương cho CN trực tiếp SX SP 20.000, nhân viên QLPX 5.000, nhân viên bộ phận bán hàng
7.000 và nhân viên QLDN 6.000.
15. DN trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương đưa vào chi phí.
16. Nhập kho 1.000 thành phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ tính theo nguyên vật
liệu trực tiếp tương ứng là 12.600 và 15.475.
17. DN xuất kho bán 900 thành phẩm mới nhập kho, đơn giá bán chưa có 10% thuế GTGT là 150/sản phẩm.
Người mua nhận hàng tại kho của DN và thanh toán 1/3 số tiền qua ngân hàng. Chi phí bốc xếp thành
phẩm trả bằng tiền mặt 1.000.
18. Giảm giá cho người mua 2% trên giá bán chưa có thuế và trừ vào số tiền người mua còn nợ.
19. DN dùng tiền mặt trả lương cho CNV.
20. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào để xác định số thuế còn lại phải nộp hoặc được khấu trừ.
21. Xác định và phản ánh số thuế TNDN phải nộp, cho rằng lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế bằng
nhau. Thuế suất thuế TNDN 20%.
22. Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phản ánh vào sơ đồ TK tính GTSP, sơ đồ TK xác định
KQKD và các tài khoản phản ánh thuế GTGT. Lập bảng tính GTSP. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh.

Bài 20: Tình hình tài sản của DN ngày 31/12/N0 như sau (ĐVT: 1.000đ):
1. Tài sản cố định hữu hình 2.100.000 13. Tài sản thiếu chờ xử lý 30.000
2. Hao mòn tài sản cố định 500.000 14. Lợi nhuận chưa phân phối X
3. Công cụ 15.000 15. Nguồn vốn kinh doanh 1.800.000
4. Nguyên vật liệu 400.000 16. Quỹ đầu tư phát triển 300.000
5. Chi phí trả trước 100.000 17. Nguồn vốn đầu tư XDCB 400.000
6. Tiền mặt 150.000 18. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 120.000
7. Tiền gửi ngân hàng 1.500.000 19. Vay dài hạn 200.000
8. Phải trả cho người bán 250.000 20. Phải trả người lao động 70.000
9. Phải thu khách hàng 280.000 21. Tài sản cố định vô hình 300.000
10. Phải thu khác 90.000 22. Chi phí sản xuất dở dang 55.000
11. Phải trả khác 60.000 23. Thành phẩm (Số lượng: 600) 420.000
12. Thuế phải nộp NSNN 200.000 24. Tạm ứng 60.000

10
Trong tháng 01 năm N1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua nguyên liệu chính 250.000 (chưa gồm 10% thuế GTGT), chưa thanh toán tiền cho người bán. Chiết
khấu thương mại tính cho toàn bộ số hàng mua trong kỳ được hưởng là 5.500 (đã gồm 10% thuế GTGT).
Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 4.000.
2. Mua vật liệu phụ, nhiên liệu đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản tổng cộng 55.000 (đã gồm
10% thuế GTGT).
3. Mua công cụ bằng tiền tạm ứng 33.000 (đã gồm 10% thuế GTGT).
4. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 500.000 (chưa gồm 10% thuế GTGT) bằng vốn vay dài hạn ngân
hàng. Đã thanh toán chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử tổng cộng 11.000 bằng tiền mặt (đã gồm 10%
thuế GTGT).
5. Thanh lý một số tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 300.000, hao mòn lũy kế 250.000. Số tiền thanh
lý chưa thu 11.000 (đã gồm 10% thuế GTGT). Chi phí thanh lý chưa thanh toán 2.000 (chưa gồm 10%
thuế GTGT).
6. Xuất nguyên liệu để sản xuất sản phẩm:
- Nguyên liệu chính: 400.000
- Vật liệu phụ: 20.000
7. Xuất nhiên liệu dùng cho:
- Phân xưởng sản xuất: 8.000
- Bộ phận bán hàng: 12.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000
8. Xuất công cụ loại phân bổ một lần cho:
- Phân xưởng sản xuất: 4.000
- Bộ phận bán hàng: 3.300
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 2.200
9. Xuất công cụ loại phân bổ nhiều lần có trị giá 10.000 cho phân xưởng sản xuất. Kế toán phân bổ trị giá
công cụ này trong 5 tháng.
10. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán:
- Cho người bán : 200.000
- Cho ngân sách: 150.000
- Các khoản phải trả khác: 50.000
11. Tài sản thiếu chờ xử lý đã xử lý đưa vào giá vốn hàng bán 23.000, phần còn lại 7.000 trừ vào lương các
nhân viên liên quan trong tháng này.
12. Lương nhân viên các bộ phận phải trả như sau:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 150.000
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 30.000
- Bộ phận bán hàng: 60.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 40.000
13. Trích các khoản theo lương đưa vào chi phí theo quy định hiện hành.
14. Trừ lương của nhân viên theo quy định hiện hành.
15. Phân bổ chi phí trả trước đưa vào chi phí trong kỳ như sau:
- Phân xưởng sản xuất: 3.000
- Bộ phận bán hàng: 5.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 6.000
16. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 400.000.
17. DN tiến hành trích khấu hao tài sản cố định đưa vào chi phí. Biết rằng DN trích khấu hao theo phương
pháp đường thẳng và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như sau:
Các bộ phận có Nguyên giá Thời gian Mức trích Mức trích KH
tài sản cố định TSCĐ (triệu đ) sử dụng (năm) KH (năm) (tháng)
1. Phân xưởng sản xuất:
- Máy móc thiết bị 1.500.000 20
- Nhà xưởng 210.000 10
- TSCĐ vô hình 300.000 25
2. Bộ phận bán hàng 180.000 10
3. Bộ phận QLDN 240.000 16
11
18. Xuất phụ tùng thay thế trị giá 4.250 để sửa chữa nhỏ tài sản cố định ở bộ phận quản lý DN.
19. Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác DN chưa thanh toán cho nhà cung cấp như CP điện, nước, điện thoại,
… phát sinh tổng cộng 44.000 (đã gồm 10% thuế GTGT) được phân bổ cho các bộ phận như sau:
- Phân xưởng sản xuất: 24.000
- Bộ phận bán hàng: 10.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 6.000
20. Một số chi phí khác được DN chi trả bằng tiền mặt như sau:
- Phân xưởng sản xuất: 4.000
- Bộ phận bán hàng: 3.500
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 2.500
21. DN thu khoản phải thu khác bằng tiền gửi ngân hàng là 50.000.
22. Nhập kho 1.000 thành phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có trị giá 19.300 và được đánh
giá theo nguyên vật liệu trực tiếp.
23. Xuất kho bán 1.200 thành phẩm theo giá xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ, đơn giá bán (chưa gồm
10% thuế GTGT) là 1.000/SP. Người mua nhận hàng tại kho của DN, trả ½ bằng tiền gửi ngân hàng, còn
½ nợ lại. Chi phí bốc vác hàng xuất kho được trả bằng tiền mặt 1.000.
24. Người mua trả lại 50 sản phẩm vì không đạt chất lượng theo yêu cầu. Doanh nghiệp đã nhận lại số hàng
trên và trừ vào số tiền khách hàng còn nợ.
25. Chi thanh toán lương tháng 12/N0 cho người lao động (kể cả phần còn nợ trước đó), và chi quỹ khen
thưởng phúc lợi 100.000 bằng tiền mặt.
26. Khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản 400.000.
27. DN trả nợ vay dài hạn ngân hàng 650.000 bằng TGNH.
28. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp BHXH, BHYT và BNTN tổng cộng 70.000.
29. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
30. Xác định và phản ánh số thuế TNDN phải nộp, cho rằng lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế bằng
nhau. Thuế suất thuế TNDN 20%.
31. Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
32. Dùng lãi chưa phân phối bổ sung:
- Nguồn vốn kinh doanh: 200.000
- Quỹ đầu tư phát triển: 60.000
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 50.000
- Quỹ khen thưởng phúc lợi 40.000
Yêu cầu:
1. Tìm X và lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ.
2. Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào tài khoản.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
4. Phản ánh vào các tài khoản liên quan, xác định tổng SPS và SDCK.
5. Lập bảng tính giá thành sản phẩm.
6. Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ.
7. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ.
8. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh.

12

You might also like