Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

ĐÀO VƢƠNG THIỆN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ


ĐỂ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG CÁCH ĐIỆN CỦA MÁY BIẾN ÁP
110/22KV

RESEARCH ON APPLICATION OF PARTIAL DISCHARGE


TECHNOLOGIES IN DETERMINING THE INSULATION
CONDITION OF 110/22KV POWER TRANSFORMERS.

Chuyên ngành : Kỹ thuật điện


Mã số: 60520202

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Huỳnh Quốc Việt

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƢỞNG KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: Đào Vương Thiện MSHV: 1670831
Ngày tháng năm sinh: 03/11/1970 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÓNG
ĐIỆN CỤC BỘ ĐỂ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG CÁCH ĐIỆN CỦA MÁY
BIẾN ÁP 110/22KV.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

 Tìm hiểu về hiện tượng phóng điện cục bộ, các phương pháp phát hiện
phóng điện cục bộ hiện nay trên thế giới.
 Giới thiệu các phương pháp phát hiện phóng điện cục bộ tại Tổng công
ty điện lực TPHCM, đặc biệt về ứng dụng cho máy biến áp lực.
 Giới thiệu một thiết bị phát hiện phóng điện cục bộ cho máy biến áp
hiện đang sử dụng trên thực tế.
 Phân tích số liệu thu được từ hiện trường, từ đó đưa ra đánh giá cụ thể
tình trạng cách điện của máy biến áp được đo.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/3/2019.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/8/2019.
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Huỳnh Quốc Việt.
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Huỳnh Quốc Việt


TRƢỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
LỜI CÁM ƠN
----------oOo----------

Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Huỳnh Quốc Việt, giảng viên
Bộ môn Hệ thống điện - trường Đại học Bách khoa TPHCM, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường trường Đại học
Bách khoa TPHCM nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Hệ thống điện nói
riêng đã truyền đạt cho em kiến thức các môn chuyên ngành, giúp em có được
cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè,
đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Máy biến áp là thiết bị quan trọng của trạm trung gian, ảnh hưởng lớn đến
vận hành lưới điện, do đó công tác kiểm tra, phòng ngừa sự cố máy biến áp rất
được quan tâm. Luận văn này tìm hiểu các công nghệ chẩn đoán, phát hiện PD
trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Từ đó, ứng dụng công nghệ đo
phóng điện cục bộ thích hợp để đánh giá tình trạng cách điện đối với máy biến
áp lực tại khu vực TP.HCM hiện nay.

Transformers are important equipment of transmission/distribution


stations, greatly affecting the operation of the grid. Therefore, the inspection
and prevention of transformer incidents are of great concerns. This thesis
explores the technologies of diagnosis and detection of PD in the world and its
applicability in Vietnam. Since then, applying appropriate partial discharge
detecting technology to assess the insulation status for power transformers in
Ho Chi Minh City area.

Tên luận văn tiếng Việt: Nghiên cứu ứng dụng phóng điện cục bộ để xác định
tình trạng cách điện của máy biến áp 110/22 kV.
Name of thesis in English: Research on application of partial discharge
technologies in determining the insulation condition of 110/22kV power
transformers.
LỜI CAM ĐOAN
----------oOo----------

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS Huỳnh Quốc Việt. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong luận văn này là trung thực, những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình;
trường Đại học Bách Khoa TPHCM không liên quan đến những vi phạm tác
quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 8
1.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.2 Phạm vi nghiên cứu 8
1.3 Nội dung nghiên cứu 8
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 8
1.5 Nội dung nghiên cứu: 9
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 9
1.7 Tổng quan về lưới điện do Tổng công ty điện lực TPHCM: (số liệu tính
đến tháng 6-2019): 9
1.8 Đặt vấn đề nghiên cứu: 11
1.9 Tính cấp thiết của đề tài 11

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỬ NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN SỰ CỐ


MÁY BIẾN ÁP, HIỆN TƢỢNG PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ 13
2.1 Tiêu chuẩn, khối lượng thử nghiệm máy biến áp lực: 13
2.2 Các hạng mục thử nghiệm chính của máy biến áp lực: 13
2.3 Khái niệm về phóng điện cục bộ: 14
2.4 Phân loại phóng điện cục bộ: 16
2.4.1 Phóng điện bên trong vật liệu cách điện: 16
2.4.2 Phóng điện bề mặt: 16
2.4.3 Phóng điện corona: 16
2.5 Một số hình ảnh thực tế 16
2.6 Các hiện tượng vật lý kèm theo phóng điện cục bộ: 17
2.7 Các phương pháp phát hiện PD: 17
2.7.1 Phương pháp đo PD theo tiêu chuẩn IEC 60270 (hình 1.4) 18
2.7.2 Phương pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (PD Acoustic): 18
2.7.3 Phương pháp đo phóng điện cục bộ bằng UHF: 18
2.7.4 Phương pháp phân tích khí hòa tan trong dầu (DGA): 20
2.7.5 Phương pháp đo giá trị dòng cao tần dùng biến dòng cao tần (HFCT)23
2.8 Phân loại các phương pháp phát hiện PD: 23

HVTH: Đào Vương Thiện Page 1


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

2.9 So sánh các phương pháp phát hiện PD với từng thiết bị cụ thể: 27
2.10 Nhiễu trong thử nghiệm PD và cách khắc phục: 28
2.10.1. Nguồn gây nhiễu: 28
2.10.2. Phát hiện nhiễu: 29
2.10.3. Mức nhiễu: 29
2.10.4. Giảm nhiễu: 30
2.11 Các kỹ thuật xử lý tín hiệu tương ứng với các loại thiết bị được thử
nghiệm khác nhau: 31
2.12 Các phương pháp phát hiện PD đang được áp dụng tại Tổng công ty
điện lực TPHCM: 32

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP ĐO VÀ THIẾT BỊ ĐO PHÓNG ĐIỆN


CỤC BỘ VỚI MÁY BIẾN ÁP ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TRÊN LƢỚI
ĐIỆN TPHCM. 34
3.1 Các phương pháp xác định phóng điện cục bộ trong máy biến áp hiện
đang sử dụng tại Tổng công ty điện lực TPHCM: 34
3.2 Ưu, nhược điểm của 3 phương pháp trên: 34
3.2.1 Phương pháp phân tích hàm lượng khí cháy hòa tan trong dầu máy biến
áp: 34
3.2.2 Phương pháp đo giá trị dòng cao tần dùng biến dòng cao tần (HFCT)34
3.2.3 Phương pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (PD Acoustic): 35
3.3 Thiết bị chẩn đoán phóng điện cục bộ đang được sử dụng tại Tổng công
ty điện lực TPHCM 35
3.3.1 Thông số kỹ thuật cơ bản: 36
3.3.2 Hình ảnh bên ngoài: 40
3.3.3 Cấu trúc cơ bản: 41
3.3.4 Nguyên lý vận hành: 41
3.3.5 Lắp đặt cảm biến: 42
3.3.6 Giao diện chương trình ứng với từng chức năng cụ thể của thiết bị: 44
3.3.7 Trình tự kiểm tra chẩn đoán máy biến áp đang áp dụng: 52
3.3.8 Tiêu chuẩn đánh giá PD theo nhà chế tạo: 56
3.3.9 Các mẫu dạng sóng của nhà chế tạo thiết bị giới thiệu 59
3.3.10 Các cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của thiết bị: 61

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRÊN DỮ LIỆU THỬ

HVTH: Đào Vương Thiện Page 2


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

NGHIỆM THỰC TẾ TẠI HIỆN TRƢỜNG 73


4.1 Trường hợp 1: 73
4.2 Trường hợp 2: 77
4.3 Trường hợp 3: 80
4.4 Trường hợp 4: 82
4.5 Trường hợp 5 85
4.6 Trường hợp 6 88
4.7 Một số vị trí hay phát sinh PD trong máy biến áp: 91

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93


5.1 Các nội dung đã thực hiện trong luận văn và các hạn chế: 93
5.1.1 Các vấn đề đã thực hiện trong luận văn: 93
5.1.2 Các vấn đề hạn chế: 93
5.2 Hướng phát triển của luận văn: 94
5.2.1 Về mặt học thuật: 94
5.2.2 Về mặt ứng dụng: 94
5.3 Kết luận và kiến nghị: 94
5.3.2 Kết luận: 94
5.3.3 Kiến nghị: 95

HVTH: Đào Vương Thiện Page 3


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô hình điện học của hiện tượng phóng điện cục bộ .......................... 15
Hình 2.2 Các dạng phóng điện cục bộ................................................................ 16
Hình 2.3 Một số hình ảnh thực tế của PD trên thiết bị điện............................... 17
Hình 2.4 Mạch thử PD cơ bản theo IEC 60270 ................................................. 18
Hình 2.5 Cấu tạo cơ bản của cảm biến UHF dạng đĩa ...................................... 19
Hình 2.6 Mạch thử cáp ngầm dùng phương pháp UHF ..................................... 20

Hình 3.1 Bề mặt thiết bị đo ................................................................................. 40


Hình 3.2 Cảm biến AE và HFCT ....................................................................... 41
Hình 3.3 Cấu trúc cơ bản của thiết bị thử nghiệm ............................................. 41
Hình 3.4 Vị trí lắp cảm biến điển hình ............................................................... 43
Hình 3.5 Đấu dây thực tế trên máy ..................................................................... 43
Hình 3.6 Vị trí lắp cảm biến thực tế.................................................................... 44
Hình 3.7 Cửa sổ chính của chương trình............................................................ 44
Hình 3.8 Chức năng Auto ................................................................................... 45
Hình 3.9 Giao diện của chức năng WAVE ......................................................... 46
Hình 3.10 Giao diện phân tich dạng sóng (Wave Analysis) ............................... 47
Hình 3.11 Giao diện phân tich phổ (Spectrum Analysis) ................................... 48
Hình 3.12 Giao diện Phát hiện tín hiệu (Signal Detection) ............................... 49
Hình 3.13 Chức năng dò tìm vị trí PD (Locatiol Detection) .............................. 50
Hình 3.14 Biểu đồ Xung-thời gian (Pulse-Time Graph) .................................... 51
Hình 3.15 Biểu đồ Xung-pha (Pulse-Phase Graph) ........................................... 52
Hình 3.16 Lưu đồ thực hiện kiểm tra ở bước 1 ................................................... 53
Hình 3.17 Lưu đồ thực hiện kiểm tra ở bước 2 ................................................... 53
Hình 3.18 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi kiểm tra với máy bình
thường ................................................................................................................. 54
Hình 3.19 Bước kiểm tra PD bằng AE khi phát hiện có tín hiệu HFCT bất
thường ................................................................................................................. 54
Hình 3.20 Sử dụng AE không phát hiện giá trị bất thường ................................ 55
Hình 3.21 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi nhiễu điện từ truyền từ bên
ngoài .................................................................................................................... 55
Hình 3.22 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi xuất hiện PD trong máy ... 56
Hình 3.23 Đặc tính dạng sóng PD ...................................................................... 59
Hình 3.24 Dạng sóng khi có PD trong máy ........................................................ 60
Hình 3.25 Dạng sóng khi có phóng điện trong cuộn dây ................................... 60
Hình 3.26 Dạng tín hiệu thu được do rung động cơ khí ..................................... 60
Hình 3.27 Tín hiệu thu được khi tiếp điểm của OLTC ở điều kiện tốt ............... 61
Hình 3.28 Tín hiệu thu được khi tiếp điểm của OLTC ở điều kiện xấu .............. 61
Hình 3.29 Tín hiệu thu được khi có phóng điện hồ quang do cơ phận lỏng lẻo 61
Hình 3.30 Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của cảm biến AE ............................ 62
Hình 3.31 Nguyên lý hoạt động của cảm biến HFCT ........................................ 63
Hình 3.32 Tín hiệu điện gây ra bởi PD tại đầu ra của cảm biến ....................... 64
HVTH: Đào Vương Thiện Page 4
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.33 Tín hiệu sóng bao từ dạng sóng của tín hiệu gốc .............................. 65
Hình 3.34 Sơ đồ khối đơn giản của 1 bộ phát hiện PD bằng sóng âm thanh .... 66
Hình 3.35 Chi tiết khối điều hòa tín hiệu tương tự ............................................. 67
Hình 3.36 Mô hình hóa máy biến áp và các vị trí đặt cảm biến âm thanh ........ 69
Hình 3.37 Mô hình biểu diễn tọa độ của nguồn phóng điện cục bộ và các cảm
biến ...................................................................................................................... 69
Hình 4.1 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-1....................................... 73
Hình 4.2 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-1 .. 74
Hình 4.3 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-2....................................... 75
Hình 4.4 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-2 ... 75
Hình 4.5 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-3....................................... 76
Hình 4.6 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-3 ... 76
Hình 4.7 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-1....................................... 77
Hình 4.8 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-1 ... 77
Hình 4.9 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-2....................................... 78
Hình 4.10 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-2 . 78
Hình 4.11 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-3..................................... 79
Hình 4.12 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-3 . 79
Hình 4.13 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 3-1..................................... 80
Hình 4.14 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 3-1 . 81
Hình 4.15 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 3-2..................................... 81
Hình 4.16 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 3-2 . 82
Hình 4.17 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 4-1.................................... 83
Hình 4.18 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 4-1 . 83
Hình 4.19 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 4-2..................................... 84
Hình 4.20 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 4-2 . 84
Hình 4.21 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 5-1..................................... 85
Hình 4.22 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 5-1 . 86
Hình 4.23 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 5-2..................................... 86
Hình 4.24 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 5-2 . 88
Hình 4.25 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 6-1(lần 1) .......................... 89
Hình 4.26 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 6-1 (lần 2) ......................... 90
Hình 4.27 Máy biến áp được rút ruột để sửa chữa ............................................ 91
Hình 4.28 Vị trí phát hiện PD trên thân cuộn dây .............................................. 92
Hình 4.29 Vị trí phát hiện PD dưới cuộn dây ..................................................... 92
Hình 4.30 Vị trí phát hiện tín hiệu AE do lõi thép ghép không sát, bị lệch ........ 92

HVTH: Đào Vương Thiện Page 5


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1: Giá trị khí hòa tan tương ứng năm vận hành .................................... 21
Bảng 2-2: Giá trị khí hòa tan tương ứng với dạng tình trạng vận hành bất
thường ................................................................................................................. 21
Bảng 2-3: Tính chất khiếm khuyết tương ứng với tỉ lệ hàm lượng các cặp khí.. 22
Bảng 2-4: Tính năng các phương pháp đo khác nhau ....................................... 24

Bảng 3-1 Thông số kỹ thuật của thiết bị thử PD ................................................ 40


Bảng 3.2 Tiêu chuẩn đánh giá PD theo nhà chế tạo .......................................... 56

HVTH: Đào Vương Thiện Page 6


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 PD: Phóng điện cục bộ.


 TCT: Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
 MBA: máy biến áp.
 EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam.
 Công ty LĐCT: Công ty Lưới điện Cao thế.
 GIS: Hệ thống thông tin địa lý/Trạm cách điện khí.
 DGA: Phân tích khí hòa tan.
 HFCT: Biến dòng cao tần.
 AE: Cảm biến âm thanh
 UHF: Tần số siêu cao.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 7


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu các công nghệ chẩn đoán, phát hiện PD trên thế giới và khả
năng áp dụng tại Việt Nam. Đánh giá và phân tích tình hình ứng dụng
công nghệ đo phóng điện cục bộ đối với máy biến áp lực tại khu vực
TP.HCM hiện nay.
 Ứng dụng công nghệ đo phóng điện cục bộ đối với máy biến áp lực
để chẩn đoán, đánh giá được hiện trạng vận hành thực tế của máy biến
áp lực để đề ra phương thức vận hành, kế hoạch sửa chữa, bảo trì hợp
lý, từ đó góp phần ngăn ngừa sự cố một cách hiệu quả.
 Dựa trên các kiến thức thu được trong quá trình nghiên cứu để hệ
thống hóa tiêu chuẩn thử nghiệm, xây dựng các quy trình kiểm tra,
chẩn đoán PD phù hợp với tình hình vận hành thực tế của các máy
biến áp do Tổng công ty quản lý.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của nghiên cứu là máy biến áp lực tại các trạm trung
gian 220-110/22kV của Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về hiện trạng vận hành, cung cấp điện của hệ thống trạm
220-110/22kV của Tổng công ty Điện lực TP.HCM (hiện trạng vận
hành, tình hình sự cố trong các năm gần đây).
 Tìm hiểu về thử nghiệm chẩn đoán sự cố MBA, tập trung vào công
nghệ đo phóng điện cục bộ.
 Tìm hiểu phần mềm phân tích tín hiệu TP500AMD, phân tích một số
dữ liệu phóng điện cục bộ cụ thể thu được từ thực tế hiện trường.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tổng quan tài liệu.
 Phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu đo.
 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu đo bằng chương trình chuyên
HVTH: Đào Vương Thiện Page 8
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

dụng.
1.5 Nội dung nghiên cứu:
 Tổng quan về hiện trạng vận hành, cung cấp điện của hệ thống trạm
220-110/22kV của Tổng công ty Điện lực TP.HCM (hiện trạng vận
hành, tình hình sự cố trong các năm gần đây).
 Tìm hiểu về thử nghiệm chẩn đoán sự cố MBA, tập trung vào công
nghệ đo phóng điện cục bộ (partial discharge).
 Tìm hiểu phần mềm phân tích tín hiệu TP500AMD, phân tích một số
dữ liệu phóng điện cục bộ cụ thể thu được từ thực tế hiện trường.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số đánh giá, kiến nghị:
 Ứng dụng công nghệ này trên thực tế thế nào?
 Công nghệ này có những mặt hạn chế nào?
1.7 Tổng quan về lƣới điện do Tổng công ty điện lực TPHCM: (số
liệu tính đến tháng 6-2019):
 Nguồn cung cấp: Khu vực TP.HCM nhận nguồn cung cấp từ 04 trạm
trung gian 500/220/110kV (Phú Lâm, Nhà Bè, Tân Định, Cầu Bông)
và 05 trạm trung gian 220/110kV (Bình Chánh, Thủ Đức, Cát Lái,
Tao Đàn, Hóc Môn) do Công ty Truyền tải điện 4 quản lý, 05 trạm
trung gian 220/110kV Bình Tân, Hiệp Bình Phước, Củ Chi 2, Khu
công nghệ cao, Quận 8 do Công ty Lưới điện cao thế TP.HCM
(LĐCT) quản lý với tổng công suất 2500 MVA.
 Lưới truyền tải: do Công ty LĐCT TPHCM quản lý bao gồm 99,811
km đường dây 220kV; 1,092km cáp ngầm 220kV; 653,69 km đường
dây 110kV; 86,29 km cáp ngầm 110kV cung cấp cho 55 trạm biến áp
110kV với tổng dung lƣợng MBT lắp đặt là 6592 MVA.
 Sản lượng điện nhận: trong tháng 06 đạt 2.304 triệu kWh, tăng 8,29%
so với cùng kỳ (2.127 triệu kWh). Lũy kế năm 2019 (06 tháng) của
Công ty đạt 13,270 triệu kWh (bình quân 73 triệu kWh/ngày), tăng
HVTH: Đào Vương Thiện Page 9
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

8,59% so với cùng kỳ năm 2018 (12.221 triệu kWh). Sản lượng điện
thương phẩm: trong tháng 06 đạt 2.291 triệu kWh, tăng 8,5% so với
cùng kỳ (2.111 triệu kWh). Lũy kế năm 2019 của Công ty đạt 13.213
triệu kWh, đạt 50,43% kế hoạch Tổng Công ty giao năm 2019
(26.200 triệu kWh), tăng 8,59% so với cùng kỳ 2018 (12.168 triệu
kWh).
 Tình hình vận hành đường dây: Tính đến thời điểm hiện tại, số đường
dây, nhánh rẽ 220-110kV đang vận hành là 128 đường dây (10 đường
dây 220kV và 118 đường dây 110kV). Tình hình vận hành chung
trong 06 tháng năm 2019: 00/128 đường dây vận hành trên 100%
Iđm; 14/128 đường dây vận hành từ 80-100% Iđm; 66/128 đường dây
vận hành tải từ 40-79% Iđm và 48/128 đường dây vận hành dưới 40%
Iđm.
 Tình hình vận hành trạm biến áp: Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số
MBA 220-110kV đang vận hành trên lưới là 126 MBA (08 MBA
220kV và 118 MBA 110kV). Tình hình vận hành tháng 06/2019:
00/126 MBA vận hành trên 100% Iđm; 40/126 MBA vận hành từ 80-
100% Iđm; 60/126 MBA vận hành tải từ 40-79% Iđm và 26/126
MBA vận hành dưới 40% Iđm.
 Tình hình nhân sự thực hiện công tác kiểm tra, chẩn đoán phóng điện
cục bộ: Tính đến thời điểm tháng 6/2019, tổ kiểm tra, chẩn đoán PD
MBA thuộc Công ty Lưới điện Cao thế - Tổng công ty điện lực
TPHCM chỉ có 5 thành viên, trong đó có 4 thành viên trực tiếp công
tác tại hiện trường.
 Tình hình thiết bị thực hiện công tác chẩn đoán phóng điện cục bộ: Tổ
công tác hiện đang quản lý 02 máy thử PD (01 máy dùng cho kiểm tra
tủ máy cắt hợp bộ 24kV, 01 máy dùng cho máy biến áp, cả 02 máy có
thời gian sử dụng khoảng 5 năm ) và 01 bộ phân tích khí hòa tan trong
dầu.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 10


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

1.8 Đặt vấn đề nghiên cứu:


Hiện nay, lưới điện khu vực TP.HCM đang được cải tạo nâng cấp đồng bộ
trên tất cả các cấp điện áp, từ đường dây đến các trạm biến áp, trong đó các trạm
biến áp trung gian được áp dụng các công nghệ như GIS, SCADA, trạm không
người trực… Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm tra, bảo trì sửa chữa vận hành
thiết bị trong trạm cũng từng bước cải thiện, góp phần quan trọng trong vận
hành an toàn và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của Tổng công ty.
Đối với trang thiết bị trong trạm, máy biến áp được ví như trái tim của
trạm trung gian, có chi phí đầu tư lớn và đóng vai trò quan trọng trong vận hành
lưới điện. Sự cố máy biến áp đòi hỏi thời gian xử lý dài, gây thiệt hại lớn về
kinh tế và ảnh hưởng đến phương thức vận hành lưới điện, do đó công tác kiểm
tra, phòng ngừa sự cố máy biến áp rất được quan tâm.
Ngoài việc kiểm tra được thực hiện thông qua các thử nghiệm định kỳ, thử
nghiệm sau sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng…bằng các phương pháp truyền thống
thì các công nghệ thử nghiệm chẩn đoán cũng đang được áp dụng rộng rãi và
cho thấy một số hiệu quả nhất định, trong đó có thể kể đến công nghệ đo phóng
điện cục bộ để dự đoán khả năng sự cố hoặc khoanh vùng sự cố trong máy biến
áp. Từ các kết quả đo ta có thể đưa ra các đánh giá về tình hình vận hành máy
biến áp cũng như lập kế hoạch bảo trì, thay thế nhằm đảm bảo độ tin cậy cung
cấp điện.
1.9 Tính cấp thiết của đề tài
Với việc Tổng Công ty Điện lực TP. HCM là đơn vị đầu tiên trong Tập
đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện mô hình trạm không người trực, việc
kiểm tra và giám sát tình trạng cách điện, phát nhiệt, phóng điện cục bộ trong
MBA trong điều kiện thường xuyên không có người vận hành là vô cùng cần
thiết.
Tại EVN, việc quản lý và đánh giá chất lượng MBA đang vận hành trên
hệ thống vẫn chỉ quy định áp dụng theo các thông số, hạng mục thí nghiệm sau
lắp đặt hay sau đại tu, cũng như thí nghiệm định kỳ cho MBA. Tuy nhiên, nếu

HVTH: Đào Vương Thiện Page 11


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

theo các hạng mục quy định, cũng khó phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn gây
ra sự cố, vì khi các số liệu đo vượt ngưỡng cho phép thì MBA đó đã có vấn đề
hư hỏng tương đối nặng và chỉ có cách tách vận hành để đại tu, sửa chữa; dẫn
đến mất nhiều thời gian xử lý, thay đổi phương thức vận hành lưới điện.
Bên cạnh đó, đo phóng điện cục bộ là phương pháp thử nghiệm không
phá hủy, không làm xấu đi tình trạng cách điện của thiết bị và có thể thực hiện
trên thiết bị đang vận hành, từ đó có thể chẩn đoán sớm nguy cơ và phạm vi xảy
ra sự cố, đưa ra các cảnh báo và phương hướng xử lý chủ động, kịp thời.
Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực TP. HCM đang áp dụng công nghệ đo
phóng điện cục bộ cho các máy biến áp lực tại các trạm đang quản lý, tuy nhiên
kết quả phân tích chính xác dạng nguy cơ và vị trí sự cố phụ thuộc rất nhiều vào
kinh nghiệm và khả năng phân tích của các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật thực
hiện. Bên cạnh đó, một số nhiễu tín hiệu trong điều kiện lưới điện đang vận
hành cũng làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 12


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỬ NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN


SỰ CỐ MÁY BIẾN ÁP, HIỆN TƢỢNG PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ
2.1 Tiêu chuẩn, khối lƣợng thử nghiệm máy biến áp lực:
Các máy biến áp điện lực phải được thử nghiệm để xác định chất lượng
thiết bị trong quá trình chế tạo, khi xuất xưởng, hay trong vận hành hàng năm.
Công tác thử nghiệm nhằm mục đích giám sát chất lượng sản xuất và chất lượng
vận hành của thiết bị nhằm giảm xác suất sự cố cũng như tiến hành các kế
hoạch bảo dưỡng dự phòng, sửa chữa. Khối lượng các hạng mục, tiêu chuẩn và
thời gian thử nghiệm máy biến áp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điện áp và
dung lượng định mức của máy biến áp, điều kiện làm việc của máy biến áp, tầm
quan trọng của máy biến áp...
2.2 Các hạng mục thử nghiệm chính của máy biến áp lực:
1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
2. Đo điện trở cách điện.
3. Xác định tang góc tổn hao điện môi (tg)
4. Thử nghiệm chịu điện áp một chiều tăng cao và xác định dòng
điện rò.
5. Thử nghiệm chịu điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
6. Thử nghiệm chịu điện áp xung thao tác.
7. Thử nghiệm chịu điện áp xung sét tiêu chuẩn.
8. Thử nghiệm phóng điện cục bộ.
9. Thử nghiệm chịu điện áp quá áp cảm ứng tần số cao.
10. Thử nghiệm xác định chất lượng dầu cách điện :
11. Thử nghiệm xác định tổ đấu dây.
12. Thử nghiệm xác định tỉ số biến áp.
13. Thử nghiệm không tải.
Trong đó các thử nghiệm quan trọng của máy biến áp đều là các thử
nghiệm trên cách điện (từ 2 đến 10), tuy nhiên phần lớn các thử nghiệm đã nêu
đểu phải cắt điện máy biến áp mới thực hiện được, chỉ có các thử nghiệm phóng

HVTH: Đào Vương Thiện Page 13


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

điện cục bộ và xác định chất lượng dầu cách điện là những thử nghiệm chẩn
đoán không phá hủy có thể thực hiện khi máy biến áp đang vận hành, rất thuận
tiện để phát hiện sớm hiện tượng phóng điện cục bộ trước khi chất lượng cách
điện bị suy giảm nặng dẫn đến phóng điện hoàn toàn và gây nên sự cố mất điện.
2.3 Khái niệm về phóng điện cục bộ:
Phóng điện cục bộ (Partial Discharge) là hiện tượng phóng điện xảy ra
trong và trên bề mặt chất cách điện tại các vị trí khiếm khuyết (nứt, gãy), tại bề
mặt ranh giới giữa chất cách điện và vật dẫn điện trong điện môi rắn và lỏng,
những bọt khí nằm trong điện môi lỏng. Phóng điện cục bộ cũng có thể xuất
hiện dọc theo ranh giới giữa những vật liệu cách điện khác nhau do điện trường
phân bố không đều trong chất cách điện và khi cường độ điện trường tại các vị
trí này đạt tới một giá trị nhất định.
Xét về mô hình điện có thể hình dung đơn giản như sau: khi đặt vật liệu
cách điện vào trong một điện trường, phần cách điện yếu là nơi tạo ra một điện
trường tập trung cao hơn những vùng khác giống như điện trường ở 2 bản cực
của một tụ điện hay như khe hở giữa 2 điện cực. Khi điện trường này vượt quá
giá trị tới hạn nào đó thì xảy ra phóng điện giống như sự đánh thủng tụ điện do
quá điện áp. Sự phóng điện này gọi là phóng điện cục bộ. Hiện tượng này xảy ra
rất nhanh và gây ra các xung dòng điện có tần số cao gây ra nhiễu cao tần cho
nguồn cung cấp. Nhưng do điện áp nguồn có cường độ lớn hơn nhiều so với
điện áp phóng điện này cho nên sự phóng điện này thông thường bị dập tắt rất
nhanh (khi phóng điện thì lỗ thủng bị phá huỷ trở nên dẫn điện, khi điện trường
tại đây bị triệt tiêu thì lỗ hổng lại tái xuất hiện), khi cường độ điện trường tiếp
tục tăng lên đến một mức nào đó thì lại xuất hiện phóng điện cục bộ tiếp theo.
Sự phóng điện này lặp đi lặp lại trong vật liệu cách điện.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 14


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 2.1 Mô hình điện học của hiện tượng phóng điện cục bộ
Hiện tượng phóng điện cục bộ được mô tả một cách đơn giản bằng mạch
tương đương như hình vẽ 2.1: a là điện dung của toàn bộ khối vật liệu cách
điện, c là điện dung của lỗ bọt khí (hay chỗ khiếm khuyết cách điện) và b là
điện dung của vật liệu cách điện nối nối tiếp với c. Khi điện áp Vc tăng đủ lớn
đến mức tới hạn, lập tức có sự phóng điện trong bọt khí, tương tự trường hợp c
phóng điện và điện áp dọc theo bọt khí triệt tiêu trong khoảng thời gian rất ngắn
(từ 1 đến 1000 ns). Quan hệ giữa biên độ phóng điện hay năng lượng phóng
điện toàn phần q và điện áp Uc như sau:
Q = b x Uc
Sự phóng điện này tạo ra một xung dòng điện và gây ra thành phần điện
áp biến đổi nhanh. Sự thay đổi này có thể đo được bằng bộ đo điện áp kiểu điện
dung (capacitive voltage divider) và máy biến áp xung.
Mặc dù phóng điện cục bộ chỉ diễn ra trong một pham vị hẹp (cục bộ) với
một cường độ yếu, nhưng khi đã phát sinh sẽ tiếp tục phát triển và có thể dẫn tới
phá hủy môi trường cách điện.
 Có sự bắn phá do các ion trong vật liệu cách điện gây ra phát nhiệt
cục bộ có thể dẫn đến sự thay đổi và suy giảm đặc tính hoá học của
vật liệu cách điện, tăng tốc độ già hoá của vật liệu. Trong trường hợp
xấu, điểm phóng điện cục bộ lan rộng dẫn đến phá huỷ dần vật liệu
cách điện theo thời gian.
 Phóng điện cục bộ gây ra điện trường cao quanh vùng phóng điện có
thể dẫn đến phóng điện thứ phát (do tạo ra môi trường dẫn điện xung
quanh chỗ phóng điện làm suy yếu tính chất cách điện của điện môi –
HVTH: Đào Vương Thiện Page 15
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

hiện tượng cây điện). Hiện tượng này cũng làm xấu các đặc tính điện
của vật liệu cách điện và làm tăng tổn hao, tăng nhiệt độ, giảm tuổi
thọ của thiết bị.
2.4 Phân loại phóng điện cục bộ:
2.4.1 Phóng điện bên trong vật liệu cách điện:
Nguyên nhân phần lớn do lỗi vật liệu cách điện (các vết nứt, bọt khí) xảy
ra trong quá trình sản xuất (chất liệu lẫn tạp chất) hoặc sai sót trong quá trình thi
công (vệ sinh không tốt, thao tác không đúng kỹ thuật); hiện tượng phóng điện
này có thể xảy ra mọi dạng cách điện: thể rắn (lớp XLPE của cáp ngầm, vỏ
epoxy của thiết bị, giấy cách điện máy biến áp...), thể lỏng (dầu máy biến áp),
thể khí (khí SF6 trong thiết bị GIS).
2.4.2 Phóng điện bề mặt:
Xảy ra trên bề mặt cách điện, nguyên nhân phần lớn do thời tiết, môi
trường vận hành thiết bị (khí hậu oi nóng, độ ẩm cao, hoặc ở vùng biển); do thi
công sai (tác động lực lớn lên bề mặt cách điện, vệ sinh kém...) thường thấy ở
thiết bị như sứ, đầu cáp, giá đỡ cách điện; ngoài ra còn có thể do tiếp xúc xấu.
2.4.3 Phóng điện corona:
Còn gọi là phóng điện vầng quang, do hiện tượng ion hóa vùng không khí
bên ngoài vật liệu cách điện khi thiết bị vận hành với điện áp cao

Hình 2.2 Các dạng phóng điện cục bộ

2.5 Một số hình ảnh thực tế

HVTH: Đào Vương Thiện Page 16


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 2.3 Một số hình ảnh thực tế của PD trên thiết bị điện

2.6 Các hiện tƣợng vật lý kèm theo phóng điện cục bộ:
Các hiện tượng thứ phát đi theo hiện tượng phóng điện cục bộ bao gồm
hiện tượng phát sáng, phát âm thanh, sinh ra dòng điện cao tần, sóng điện từ,
sóng vô tuyến tần số radio, tần số siêu cao và tác dụng hóa học với cách điện
lỏng (dầu).
2.7 Các phƣơng pháp phát hiện PD:
Dựa trên các hiện tượng thứ phát, các phương pháp đo PD được phát triển
và được phân chia thành các phương pháp truyền thống và phi truyền thống, bao
gồm:
 Phương pháp truyền thống: Đo các xung dòng theo tiêu chuẩn IEC 60270
băng thông 100 † 500 kHz dùng để phát hiện, định lượng, theo dõi xu
hướng phát triển PD. Tuy nhiên, thường thì rất khó thực hiện đo dòng
trực tiếp khi làm thử nghiệm tại hiện trường, do đó trong thực tế khi đo
tại hiện trường thường dùng các phương pháp phi truyền thống.
 Phương pháp phi truyền thống: dựa trên các đại lượng thứ phát đi theo
hiện tượng PD: đo lường sóng điện từ siêu cao tần – UHF; sóng âm thanh
(Acoustic Emission).

HVTH: Đào Vương Thiện Page 17


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

2.7.1 Phƣơng pháp đo PD theo tiêu chuẩn IEC 60270 (hình 1.4)
 Đo các xung dòng xuất hiện trong quá trình phóng điện cục bộ.
 Các xung dòng phóng điện cục bộ nói trên trong MBA và các thiết bị điện
khác có chu kỳ nhỏ hơn 1 μs. Tín hiệu PD được thu thông qua Bushing
tap hoặc coupling capacitor.
 Phương pháp này đo điện tích biểu kiến với giá trị được xác định bằng
pC.

Hình 2.4 Mạch thử PD cơ bản theo IEC 60270

2.7.2 Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (PD Acoustic):
Hiện tượng phóng điện cục bộ sinh ra các sóng âm với biên độ rất bé và
tần số cao. Các sóng âm đó sẽ truyền qua các vật liệu cách điện (rắn, lỏng) tới
vỏ thiết bị rồi đến các cảm biến được đặt bên ngoài từ đó có thể xác định được
hiện tượng phóng điện cục bộ.
Bằng việc di chuyển vị trí các cảm biến kết nối với máy định vị PD
Acoustic, có thể định vị được tương đối chính xác các điểm phát sinh phóng
điện cục bộ bên trong thiết bị điện. Phương pháp này sẽ được đế cập rõ hơn ở
phần sau.
2.7.3 Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ bằng UHF:
Hiện tượng phóng điện cục bộ cũng sinh ra các sóng siêu cao tần (UHF);
các xung PD xuất hiện rất nhanh, với thời gian tăng thậm chí dưới 1 nano giây,
do đó, chúng có thể phát ra sóng điện từ có phổ tần số đến 1 GHz hoặc cao hơn.
HVTH: Đào Vương Thiện Page 18
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Khi có phóng điện bên trong khoang GIS hoặc trong máy biến áp, các xung có
thời lượng lên tới 1 µs.
Mặc dù các cảm biến UHF đo PD bằng sóng vô tuyến, chúng thường
được dùng trong phạm vi gần, vì công suất sóng điện từ của tín hiệu PD là
không đáng kể. Cảm biến UHF có thể được phân loại là bộ phận kết nối bên
trong hoặc bên ngoài, tùy theo việc chúng được gắn bên trong hay bên ngoài
thiết bị cao áp. Các cảm biến UHF bên trong thường được gắn trong quá trình
lắp ráp vỏ của các khoang GIS, đôi khi được lắp trong các máy biến áp hoặc
cũng có thể được gắn kèm trong các phụ kiện cáp. Các cảm biến bên ngoài bao
gồm các bộ phận kết nối di động được lắp trong các ngăn kiểm tra hoặc trong
các khung kim loại, vỏ các thiết bị cao áp như GIS, thiết bị đóng cắt hoặc động
cơ. Các cảm biến bên ngoài cũng có thể được ghép nối với vỏ cáp lực và trên
các phụ kiện của chúng. Đối với máy biến áp, sử dụng cảm biến siêu cao tần
(cảm biến UHF) gắn vào van xả dầu của MBA để lấy tín hiệu PD, kèm theo một
bộ kích hoạt (trigger) trong quá trình đo; phương pháp này đo độ lớn phóng điện
cục bộ với giá trị được xác định bằng mV.
Các cảm biến UHF phổ biến nhất cho ứng dụng này là ăng ten dạng đĩa,
thể hiện khả năng chống nhiễu đối với môi trường tiếng ồn vì nó có tính định
hướng cao và chỉ đo được sóng điện từ truyền theo một hướng. Đây là một lợi
thế với các phép đo PD (hình 2.5).

Hình 2.5 Cấu tạo cơ bản của cảm biến UHF dạng đĩa
Tổn hao của các xung PD phụ thuộc vào môi trường cách điện, ví dụ,
trong trường hợp của một hệ thống GIS độ suy giảm có thể là 2 dB/m. Tuy
HVTH: Đào Vương Thiện Page 19
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

nhiên, khi môi trường cách điện ở trạng thái rắn, như trong cáp lực, các thành
phần của xung bị suy giảm đáng kể theo khoảng cách. Đặc tính này rất hữu ích
khi được dùng để xác định vị trí của các nguồn PD trong cáp và phụ kiện bằng
phép đo UHF, vì thế phương pháp UHF thích hợp sử dụng để chẩn đoán cáp
ngầm (hình 2.6).

Hình 2.6 Mạch thử cáp ngầm dùng phương pháp UHF

2.7.4 Phƣơng pháp phân tích khí hòa tan trong dầu (DGA):
Xác định được mức độ và dạng phóng điện cục bộ bằng cách phân tích
hàm lượng khí hòa tan trong dầu, dựa trên các kết quả phân tích để có hướng xử
lý phù hợp.
Trong quá trình vận hành máy biến áp, dầu cách điện làm việc ở nhiệt độ
và cường độ trường điện từ cao, bị phân hủy tạo thành hydro nguyên tử và các
gốc hydrocarbon. Các sản phẩm này kết hợp với nhau hình thành khí H 2, CH4,
C2H6… và hydrocarbon mới. Khi có các nguồn nhiệt lớn sinh ra trong MBA
(quá nhiệt mối nối, phóng điện cục bộ hoặc phóng điện hồ quang…) sự phân
hủy diễn ra mạnh hơn và sản sinh thêm khí C2H4 và C2H2 và thậm chí là cả
carbon dạng hạt. Giấy cách điện (cellulose) và các vật liệu cách điện rắn ngâm
trong dầu, do quá trình phân hủy sẽ sinh ra các khí CO2, CO. Tùy theo thời gian
vận hành máy biến áp mà hàm lượng các khí này sẽ thay đổi nhưng sẽ dao động
quanh một giá trị xác định được cho theo bảng 2-1: (Quy trình vận hành – sửa
chữa MBA năm 1997 của Tổng công ty điện lực Việt Nam)

HVTH: Đào Vương Thiện Page 20


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Bảng 2-1: Giá trị khí hòa tan tương ứng năm vận hành

Hàm lượng khí hòa Thời gian vận hành (năm)


tan trong dầu (ppm) 0-3 3-6 6-12 12-15 >15
Hydrogen (H2) 50 150 250 300 500
Methane (CH4) 50 100 100 100 150
Ethane (C2H6) 100 100 100 100 100
Ethylene (C2H4) 100 150 150 150 200
Acethylene (C2H2) 15 60 150 150 150
Carbon 30 1000 1000 1000 1500
Monoxide(CO)
Carbon 3000 5000 10.000 10.000 15.000
Dioxide(CO2)
Do vậy, kết quả thí nghiệm về hàm lượng khí trong dầu cách điện sẽ giúp
người quản lý vận hành chẩn đoán sớm tình trạng vận hành MBA như bảng 2-2.
Bảng 2-2: Giá trị khí hòa tan tương ứng với dạng tình trạng vận hành bất thường

Hàm lượng
Khí khí Bất thường dự kiến
(> ppm)
Có phóng điện cục bộ, có hồ
Hydrogen (H2) 1.000
quang
Methane (CH4) 200 Có tia lửa điện liên tục
Ethane (C2H6) 200 Phát nóng cục bộ
Ethylene (C2H4) 300 Quá nhiệt nặng
Acethylene (C2H2) 70 Phóng điện hồ quang
Carbon Monoxide( CO) 1.000 Quá nhiệt giấy cách điện
Carbon Dioxide (CO2) 15.000 Quá nhiệt giấy cách điện
Ngoài ra , dựa trên tỉ lệ hàm lượng các cặp khí có thể xác định sơ bộ tính
chất khiếm khuyết của MBA theo bảng 2-3 dưới đây (Quy trình vận hành – sửa
chữa MBA năm 1997 của Tổng công ty điện lực Việt Nam)
HVTH: Đào Vương Thiện Page 21
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Bảng 2-3: Tính chất khiếm khuyết tương ứng với tỉ lệ hàm lượng các cặp khí

Tỉ lệ hàm lượng khí đặc thù


Dạng khiếm khuyết Nguyên nhân điển
STT C2H2/C2 CH4/H C2H4/C2
dự đoán hình
H4 2 H6
1 Bình thường <0.1 0.1- 1.0 Già hóa bình thường
1.0
2 Phóng điện cục bộ <0.1 <0.1 1.0 Phóng điện trong các
năng lượng thấp khoảng khí do dẩu
không thấm hết hoặc
ẩm cách điện
3 Phóng điện cục bộ 0.1-3.0 <0.1 1.0 Phóng điện trong các
năng lượng cao khoảng khí do dẩu
không thấm hết hoặc
ẩm cách điện có để lại
vết hoặc thủng cách
điện
4 Phóng điện năng >0.1 0.1- 1.0-3.0 Phát tia lửa điện liên
lượng thấp 1.0 tục trong dầu giữa các
chỗ có điện thế khác
nhau
5 Phóng điện năng 0.1-3.0 0.1- 3.0 Phóng điện hồ quang,
lượng cao 1.0 có tia lửa điện, chọc
thủng dầu giữa các
cuộn dây hoặc cuộn
dây với đất
6 Khuyết tật do nhiệt <0.1 0.1- 1.0-3.0 Quá nhiệt dây dẫn điện
độ thấp (<1500C) 1.0
7 Khuyết tật do tăng <0.1 1.0 <1.0 Quá nhiệt cục bộ lõi từ

HVTH: Đào Vương Thiện Page 22


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

nhiệt trong nhiệt độ do tập trung từ thông


thấp (1500C-3000C)
8 Khuyết tật do tăng <0.1 1.0 1.0-3.0 Quá nhiệt cục bộ lõi từ
nhiệt trong nhiệt độ do tập trung từ
trung bình (3000C- thôngCó sự tiếp tục
7000C) tăng nhiệt ở điểm nóng
9 Khuyết tật do tăng <0.1 1.0 3.0 Điểm phát nóng trong
nhiệt trong nhiệt độ lõi từ, quá nhiệt do
cao (>7000C) dòng Foucault, tiếp
xúc xấu, dòng quẩn
trong lõi từ hoặc vỏ
máy
10 Nếu hư hỏng không liên quan đến cách điện rắn thì 5.0 CO2/CO 13
11 Nếu hư hỏng liên quan đến cách điện rắn thì CO2/CO <5.0 hoặc CO2/CO >13
2.7.5 Phƣơng pháp đo giá trị dòng cao tần dùng biến dòng cao tần
(HFCT)
Khi xảy ra phóng điện cục bộ, các sóng dòng cao tần cũng truyền tới vỏ
thiết bị đi qua đường nối đất rồi đến biến dòng cao tần được bố trí tại dây nối
đất hoặc trung tính MBA; Phương pháp này đo độ lớn phóng điện cục bộ với
giá trị được xác định bằng mV, Phương pháp này sẽ được đế cập rõ hơn ở phần
sau.
2.8 Phân loại các phƣơng pháp phát hiện PD:
Đo phóng điện cục bộ (PD) cho phép phát hiện các khuyết tật cách điện
trong máy điện trước khi xảy ra sự cố. Nó cũng có thể cải thiện độ tin cậy vận
hành của thiết bị, dự đoán tuổi thọ và kiểm tra thiết bị không phá hủy. Phương
pháp phát hiện PD đã phát triển trong mỗi loại thiết bị và cáp điện lực. Tuy
nhiên, dường như không tồn tại phương pháp chung trong phát hiện PD cho tất
cả các loại thiết bị điện.
PD nói chung là một hiện tượng vật lý và hóa học thoáng qua. Một PD

HVTH: Đào Vương Thiện Page 23


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

thường xảy ra ở một khoảng cách từ vị trí đo và các thông số phóng điện được
phát hiện bởi các cảm biến thông qua môi trường bao gồm cấu trúc của thiết bị;
các thông số cụ thể là ánh sáng, sóng điện từ (EM), sóng âm thanh và khí hòa
tan sinh ra bởi PD trong một thiết bị điện có thể được phát hiện bởi cáp quang,
bộ cảm biến siêu tần số (UHF) , cảm biến phát xạ âm thanh (AE), cảm biến khí
hòa tan..., ứng với mỗi loại thiết bị, cần có một phương pháp đo PD riêng, tính
năng của từng phương pháp đo được thể hiện ở bảng 2-4.
Bảng 2-4: Tính năng các phương pháp đo khác nhau

Phương Đại
Cảm Loại thử Đối
Phép đo pháp phát lượng Phổ tần số
biến nghiệm tượng
hiện vật lý
MC
cách
điện
khí, cáp
ngầm,
Tần số Xuất MBA,
Dòng 10÷200 kHz
thấp, ERA xưởng sứ CĐ
CT tổng
theo
trở, điện
Điện tiêu
cực bên
chuẩn
trong
IEC
60270
MC
cách
Phân tích Xuất
Dòng 400±45kHz điện
tần số xưởng
khí,
MBA

HVTH: Đào Vương Thiện Page 24


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Phương Đại
Cảm Loại thử Đối
Phép đo pháp phát lượng Phổ tần số
biến nghiệm tượng
hiện vật lý
MC
cách
Biến dòng Chẩn đoán
Dòng Vài MHz điện
nối đất ngoài
khí,
MBA
Cáp
Foil ngầm,
Hiện
electrode Áp 2÷20 MHz đường
trường
method dây CĐ
khí
Phương
Các tần số đặc
pháp cảm MC
Sóng biệt trong dải
biến siêu Hiện cách
điện tần
tần số trường điện
An ten từ 300MHz÷1,5G
băng thông khí,
UHF Hz
hẹp
An ten
Phương
vòng MC
pháp siêu Sóng
Điện từ An ten 300MHz÷1,5G Hiện cách
tần số điện
nhánh Hz trường điện
băng thông từ
khí,
rộng
MC
Cảm biến Sóng
Hiện cách
dạng đĩa điện 1MHz÷1GHz
trường điện
cách điện từ
khí,
Cuộn dây Sóng 200MHz÷1,3G Chẩn đoán MC

HVTH: Đào Vương Thiện Page 25


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Phương Đại
Cảm Loại thử Đối
Phép đo pháp phát lượng Phổ tần số
biến nghiệm tượng
hiện vật lý
điện Hz ngoài cách
từ điện
khí,
Dao Xuất MC
Cảm biến
động xưởng cách
Cảm khuếch đại DC 20kHz
âm Hiện điện
biến rung động
thanh trường khí,
Sóng khuếch
MC
âm đại
Xuất cách
thanh Cảm
Cảm biến Âm xưởng điện
biến âm 20÷200kHz
âm thanh thanh Hiện khí,
thanh
trường MBA
dầu
MC
Quang Cáp Ánh Nghiên cách
học quang sáng cứu điện
khí,
MC
cách
Xuất
Khí điện
Cảm biến xưởng
Cảm phân khí,
Hóa ion flor Hiện
biến rã MBA
học trường
hóa học cách
điện khí
Khí Xuất MBA
Sắc ký khí
hòa xưởng cách

HVTH: Đào Vương Thiện Page 26


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Phương Đại
Cảm Loại thử Đối
Phép đo pháp phát lượng Phổ tần số
biến nghiệm tượng
hiện vật lý
tan Hiện điện
trường dầu

Các phương pháp sử dụng tín hiệu điện được phân thành hai loại: i)
phương pháp đo dòng điện và điện áp trong mạch điện, và ii) phương pháp đo
sóng điện từ lan truyền trong thiết bị bằng các cảm biến, cụ thể như sau:
 HFCT (High Frequency Current Transformer): dùng biến dòng cao tần,
lắp vào các vị trí tiếp địa vỏ của thiết bị cao áp để nhận tín hiệu dòng cao
tần.
 TEV (Transient Earth Voltage): sử dụng cảm biến điện dung, dùng lắp
vào vỏ thiết bị điện cao áp để thu nhận tín hiệu PD bên trong.
 Inductive coupler, Bushing coupler: cảm biến gắn vào chân sứ thiết bị
cao áp để thu nhận tín hiệu UHF và tín hiệu dòng điện, cảm ứng điện từ
do PD gây ra trong thiết bị cao áp.
2.9 So sánh các phƣơng pháp phát hiện PD với từng thiết bị cụ thể:
 Khi so sánh các phương pháp đo PD cho các thiết bị khác nhau, độ nhạy
hoặc kỹ thuật có thể khác nhau ngay cả khi áp dụng nguyên tắc đo tương
tự. Đầu tiên, chúng ta xét về mặt so sánh áp dụng cho thiết bị.
 Đối với thiết bị GIS, nhiều phương pháp đo được sử dụng có lẽ vì phóng
điện cục bộ trong thiết bị này có hình thái tương đối đơn giản và có thể dễ
dàng đo từ bên ngoài.
 Đối với một máy biến áp dầu sẽ có ít phương pháp được sử dụng hơn vì
cấu trúc bên trong của nó phức tạp và kích thước bên ngoài lớn, độ nhạy
cho phép đo từ bên ngoài có xu hướng thấp hơn. Thêm vào đó, còn có
phương pháp phát hiện phổ biến với chi phí hợp lý hơn là phân tích khí
trong dầu chiếm ưu thế hơn với các phương pháp phát hiện PD khác.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 27


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

 Đối với cáp điện lực, các phương pháp phát hiện PD đặc trưng được sử
dụng vì các đặc tính cách điện và cấu trúc của chúng. Đối với các phương
pháp phát hiện PD bằng UHF, AE và phương pháp quang học, giá trị pC
được thống kê, báo cáo bởi các phép đo thực hiện đồng thời với phương
pháp phát hiện PD bằng IEC60270.
 Tiếp đến, chúng ta lại xét về mặt so sánh các phương pháp:
 Người ta biết rằng thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 60270 có thể phát
hiện dòng PD trong mạch ngoài khi đo ở dây nối đất tại tần số tương đối
thấp. Mặc dù độ nhạy và độ phân giải tương đối thấp, phương pháp thử
nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 60270 được sử dụng rộng rãi cho nhiều thiết
bị vì một số ưu điểm: khả năng chống nhiễu, đo lường dễ dàng, và khả
năng hiệu chuẩn nhờ các dạng sóng được phân rã.
 Phương pháp AE gần đây đã được sử dụng rộng rãi. để phát hiện các vật
thể lạ trong GIS và xác định vị trí PD trong máy biến áp vì số lượng PD
lớn và vận tốc lan truyền thấp trong các thiết bị này.
 Độ nhạy PD mong muốn cho thiết bị GIS cao hơn máy biến áp dầu và
thấp hơn cáp lực vì điện trường được sử dụng và cấu trúc thiết bị của GIS
 Các kết quả so sánh tương đương giữa các thiết bị cho thấy phương pháp
sóng điện từ cung cấp độ nhạy tuyệt vời và được kỳ vọng sẽ tiến triển
trong tương lai mặc dù chúng vẫn là công nghệ mới và đang ở giai đoạn
thử nghiệm. Và như thế, sự phát triển của công nghệ phát hiện PD bằng
sóng điện từ sẽ thích hợp hơn cho cáp điện.
2.10 Nhiễu trong thử nghiệm PD và cách khắc phục:
2.10.1. Nguồn gây nhiễu:
Các phép đo định lượng của cường độ phóng điện cục bộ thường bị nhiễu
thuộc hai loại:
 Nhiễu xảy ra ngay cả khi mạch thử nghiệm không được cấp điện, ví dụ
như khi thao tác đóng điện trong các mạch khác, khởi động máy điện
quay, các thử nghiệm bằng điện áp cao trong vùng lân cận, do sóng vô
HVTH: Đào Vương Thiện Page 28
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

tuyến, bao gồm cả nhiễu của chính dụng cụ đo đó.


 Nhiễu chỉ xảy ra khi mạch thử nghiệm được đóng điện (đối tượng thử
không được cấp điện). Những nhiễu này thường tăng khi điện áp tăng.
Chúng có thể do phóng điện cục bộ trong máy biến áp thử nghiệm, trên
dây dẫn điện áp cao hoặc trong sứ xuyên (nếu không phải là một phần
của đối tượng thử nghiệm). Nhiễu cũng có thể được gây ra do tia lửa điện
sinh ra khi nối đất hoặc tiếp xúc phía cao thế không tốt. Nhiễu có thể
cũng được gây ra bởi các thành phần họa tần của điện áp thử nghiệm gần
với băng thông của hệ thống đo lường. Các sóng hài cao hơn thường có
mặt trong nguồn cung cấp mang điện áp thấp do sự hiện diện của các
thiết bị đóng cắt bán dẫn (thyristor, v.v.) cùng với nhiễu khi các tiếp điểm
trong mạch phát ra tia lửa khi đóng cắt mạch hoặc do tiếp xúc xấu, đi qua
máy biến áp thử nghiệm vào mạch đo.
2.10.2. Phát hiện nhiễu:
Nhiễu từ nguồn áp độc lập có thể được phát hiện bằng chỉ số đọc trên
thiết bị khi mạch thử nghiệm không được cấp điện. Giá trị đọc trên dụng cụ là
giá trị đo của những nhiễu loạn này. Các nguồn nhiễu phụ thuộc vào điện áp có
thể được phát hiện theo cách sau: đối tượng thử nghiệm được loại bỏ hoặc thay
thế bằng một tụ điện tương đương không có PD tại điện áp thử nghiệm quy
định. Mạch nên được hiệu chuẩn sau đó được cấp điện tới điện áp thử nghiệm
đầy đủ. Nếu mức nhiễu vượt quá 50% giá trị PD tối đa cho phép chỉ định cho
đối tượng thử nghiệm, thì các biện pháp giảm nhiễu nên được thực hiện. Lưu ý
việc trừ đi giá trị nhiễu từ giá trị PD đo được là giải pháp không chính xác.
2.10.3. Mức nhiễu:
Không có giá trị nhất định cho cường độ của nhiễu được đưa ra, nhưng
như một hướng dẫn chung, nhiễu tương đương với cường độ điện tích biểu kiến
riêng lẻ đến hàng trăm picocoulomb có thể có trong các khu vực thử nghiệm
không được che chắn, đặc biệt là trong trường hợp các mạch thử nghiệm có kích
thước vật lý lớn. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật được mô tả tiếp theo sau đây,

HVTH: Đào Vương Thiện Page 29


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

nhiễu có thể được giảm đáng kể. Trong các phòng thử nghiệm được che chắn
với việc áp dụng hiệu quả các phương pháp để giảm nhiễu, các biện pháp ngăn
chặn nhiễu từ nguồn cung cấp và từ các hệ thống điện khác,... giới hạn nhiễu
được định lượng bằng điện tích biểu kiến q khoảng 1 pC có thể đạt được.
2.10.4. Giảm nhiễu:
Có thể giảm nhiễu khi thử PD từ một số giải pháp sau:
 Lắp màn chắn và lọc nhiễu: Giảm nhiễu có thể đạt được bằng cách nối
đất phù hợp với tất cả các cấu trúc dẫn điện (kim loại), lọc nguồn cung
cấp cho các mạch thử nghiệm và đo lường, cũng không được có các phần
nhô ra trong vùng thử nghiệm. Tốt nhất là thử nghiệm trong phòng được
che chắn nơi tất cả các kết nối điện vào phòng được thực hiện thông qua
các bộ lọc để triệt tiêu nhiễu.
 Xử lý và phục hồi tín hiệu dựa trên thiết bị điện tử: Nói chung, trong điều
kiện công nghiệp, độ nhạy bị hạn chế bởi sự hiện diện của nhiễu. Các
phương pháp điện tử khác nhau có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp
để tách tín hiệu phóng điện cục bộ thực sự khỏi nhiễu. Các phương pháp
này chỉ nên được sử dụng cẩn thận để không loại bỏ hoặc làm yếu đi các
tín hiệu PD quan trọng. Chúng được mô tả dưới đây:
 Phương pháp cửa sổ thời gian: Các dụng cụ được cung cấp một cổng
có thể được mở và đóng tại thời điểm lựa chọn trước để truyền tín
hiệu đầu vào hoặc chặn nó. Nếu nhiễu xảy ra trong khoảng thời gian
đều đặn, cổng có thể được đóng lại trong những khoảng thời gian này.
Trong các thử nghiệm có điện áp thay đổi, tín hiệu phóng điện cục bộ
thực sự thường chỉ xảy ra và lặp lại một cách thường xuyên ở các
khoảng thời gian trong các chu kỳ của điện áp thử nghiệm. Cửa sổ
thời gian chỉ mở trong khoảng thời gian này.
 Tính trung bình xung: Nhiễu trong môi trường công nghiệp là ngẫu
nhiên, trong khi phóng điện cục bộ thường tái phát ở cùng một giai
đoạn trong mỗi chu kỳ của điện áp đặt vào. Do đó có thể giảm đáng

HVTH: Đào Vương Thiện Page 30


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

kể mức độ nhiễu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng kỹ thuật tính trung
bình xung.
 Lựa chọn tần số: Nhiễu do sóng vô tuyến bị giới hạn ở các băng tần
rời rạc nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng đến một phần băng thông rộng của
máy phát hiện phóng điện cục bộ nếu tần số truyền sóng nằm trong
dải tần số độ nhạy của các dụng cụ đo. Để giảm loại nhiễu này, mức
tăng khuếch đại của dụng cụ có thể làm giảm đi bởi các bộ lọc
bandstop được điều chỉnh theo tần số nơi xảy ra nhiễu. Ngoài ra, các
dụng cụ có băng tần hẹp có thể được sử dụng và được điều chỉnh theo
tần số mà ở đó mức độ nhiễu không đáng kể.
2.11 Các kỹ thuật xử lý tín hiệu tƣơng ứng với các loại thiết bị đƣợc
thử nghiệm khác nhau:
Việc thu thập và xử lý tín hiệu PD được thực hiện chủ yếu trên 3 loại máy
điện bao gồm thiết bị GIS, máy biến áp và dây cáp điện. Đối với mỗi thiết bị, độ
nhạy phát hiện PD được cải thiện bằng các kỹ thuật phát hiện tín hiệu (công
nghệ cảm biến) và kỹ thuật loại bỏ nhiễu để xác định chính xác tín hiệu thu
được thật sự là PD hay nhiễu ngoài.
Đối với bất kỳ thiết bị điện nào, xử lý tín hiệu có ba vai trò: loại bỏ nhiễu,
xác định vị trí phát sinh PD và nhận dạng những vật thể lạ bên ngoài xâm nhập
vào thiết bị.
- Khử nhiễu: Trong thiết kế phần cứng và lựa chọn tín hiệu đo của các
thiết bị thử nghiệm, đối với cáp điện và thiết bị GIS, băng tần cao từ
vài MHz đến vài chục MHz được chọn làm tín hiệu để loại bỏ nhiễu,
sợi quang được dùng với cáp điện lực để truyền tải tín hiệu đo, tránh
bị nhiễu do cảm ứng trong đường truyền tín hiệu. Ngoài ra, các mạch
lọc tín hiệu kỹ thuật số cũng được áp dụng khá rộng rãi để loại bỏ
nhiễu.
- Xác định vị trí PD: Để so sánh các phương pháp xác định vị trí PD,
cần xem xét sự khác biệt công cụ cho các đối tượng đo. Ví dụ, cấu trúc

HVTH: Đào Vương Thiện Page 31


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

dây cáp điện và đường dây cách điện khí có dạng đường thẳng, trong
khi đó của thiết bị GIS và máy biến áp mở rộng theo ba chiều. Do đó,
cần các công cụ khác nhau để xác định vị trí PD tùy thuộc vào từng
loại đối tượng đo. Phát hiện PD bằng phương pháp âm thanh có một
số lợi thế như khả năng phát hiện từ bên ngoài thiết bị, không nhạy
cảm với nhiễu điện từ, độ nhạy cao và có thể xác định vị trí của nguồn
phát sinh PD. Phương pháp này được áp dụng cho GIS và máy biến
áp. Ngoài ra, phương pháp này cho phép dễ dàng phát hiện không chỉ
hiện tượng PD mà còn phát hiện sự chuyển động các hạt kim loại
trong thiết bị GIS. Mặt khác, đối với cáp điện, các hộp nối cáp có thể
được sử dụng để xác định vị trí PD bằng phương pháp phát hiện PD
với các điện cực lá (Foil Electrode).Trong phương pháp này, nguồn
sinh PD có thể được xác định bằng cách xem xét thời gian truyền xung
từ chỗ nối đến nơi đặt thiết bị đo.
- Xác định loại khiếm khuyết dẫn đến PD: thể hiện trên 02 mặt chủ yếu
là quá trình trích xuất các đại lượng đại diện cho các đặc tính vật lý
của PD và quá trình xử lý tín hiệu để xem xét và đưa ra quyết định.
Mặt thứ nhất là điển hình hóa các đặc tính về Φ-q-n (góc pha điện áp
tại thời điểm xét, độ lớn điện tích và tần suất xuất hiện) với từng loại
PD để tạo thành tập dữ liệu thống kê. Mặt thứ hai là PD được điển
hình hóa bằng các ứng dụng CNTT như mạng neural hoặc logic mờ để
làm dữ liệu huấn luyện và ra quyết định dựa vào các tập dữ liệu Φ-q-n
đã được thu thập trước đó; kết quả thống kê cho thấy độ chính xác của
trường hợp sử dụng kết hợp các hệ thống logic mờ và các mạng neural
lên đến gần 100%.
2.12 Các phƣơng pháp phát hiện PD đang đƣợc áp dụng tại Tổng
công ty điện lực TPHCM:
- Phương pháp dòng cao tần (HFCT): dùng các biến dòng cao tần lắp
vào vị trí tiếp địa vỏ của thiết bị cao áp, dùng được cho các thiết bị:

HVTH: Đào Vương Thiện Page 32


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

máy biến áp, cáp ngầm cao áp, chống sét, biến dòng điện, biến điện áp
cao áp.
- Phương pháp đo điện áp quá độ (TEV): cảm biến điện dung lắp ngoài
các thiết bị cao áp, dùng cho các thiết bị GIS, cáp ngầm trung/cao áp.
- Phương pháp cảm biến siêu tần số (UHF): lắp ngoài thiết bị, thu nhận
tín hiệu sóng điện từ do PD tạo ra, áp dụng cho cáp ngầm, thiết bị
GIS.
- Phương pháp cảm biến âm thanh (AE): lắp ngoài thiết bị cao áp, thu
nhận tín hiệu âm thanh do PD tạo ra, áp dụng cho máy biến áp, tủ hợp
bộ.
- Phương pháp phân tích khí hòa tan (DGA): Áp dụng với máy biến áp
dầu.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 33


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP ĐO VÀ THIẾT BỊ ĐO PHÓNG ĐIỆN


CỤC BỘ VỚI MÁY BIẾN ÁP ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TRÊN LƢỚI
ĐIỆN TPHCM.
3.1 Các phƣơng pháp xác định phóng điện cục bộ trong máy biến áp
hiện đang sử dụng tại Tổng công ty điện lực TPHCM:
Hiện nay, để kiểm tra phóng điện cục bộ trong máy biến áp Tổng công ty
điện lực TPHCM sử dụng 03 phương pháp: Phương pháp phân tích khí hòa tan
trong dầu (DGA), phương pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (AE –
Acoustic Emission), phương pháp đo giá trị dòng cao tần dùng biến dòng cao
tần (HFCT), tuy nhiên mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng.
3.2 Ƣu, nhƣợc điểm của 3 phƣơng pháp trên:
Nói chung, các phương pháp này không phù hợp để định lượng phóng
điện cục bộ, nhưng về cơ bản chúng được sử dụng để phát hiện và / hoặc để xác
định vị trí phóng điện trong thiết bị.
3.2.1 Phƣơng pháp phân tích hàm lƣợng khí cháy hòa tan trong dầu
máy biến áp:
Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu, đến nay vẫn còn hiệu quả trong
việc xác định có phóng điện trong máy biến áp hay không và mức độ già hóa
cách điện, tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
 Không xác định được chính xác thời gian xảy ra phóng điện.
 Không thể phân tích và dự báo khuynh hướng phát triển của phóng điện.
 Không giám sát theo thời gian thực, dữ liệu thu thập không liên tục, kết
quả không đồng nhất.
 Không xác định được vị trí xảy ra phóng điện.
 Tốn nhiều thời gian phân tích.
3.2.2 Phƣơng pháp đo giá trị dòng cao tần dùng biến dòng cao tần
(HFCT)
Phương pháp này có ưu điểm là độ nhạy cao, không phụ thuộc vào hình
dạng xung như trong các dụng cụ đo PD thông thường, tỷ lệ tín hiệu / nhiễu
(SNR) có thể được cải thiện, phân tích dữ liệu theo các dải tần số nhất định, có
HVTH: Đào Vương Thiện Page 34
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

khả năng phân tích khuynh hướng PD, có thể áp dụng những dạng thức mẫu của
tín hiệu PD, có thể cấu hình cảm biến để khử nhiễu tốt hơn, tuy nhiên phương
pháp này lại có nhược điểm là không thể định vị PD một cách chính xác.
3.2.3 Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (PD Acoustic):
Phương pháp này có ưu điểm là dễ lắp đặt (thùng biến áp được nối đất;
do đó, các cảm biến có thể được đặt một cách an toàn trên ở bất kỳ điểm nào
trên thùng), tín hiệu PD một phần đi qua dầu cách điện của máy biến áp, trên
thực tế chúng là miễn nhiễm với nhiễu do corona và nhiễu bới tín hiệu điện từ
các nguồn bên ngoài khác, dùng phương pháp này xác định được tốc độ và
khuynh hướng lặp lại của xung PD. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược
điểm là độ nhạy thấp (khi PD trong dầu thì dùng phương pháp này có thể phát
hiện dễ dàng nhưng nếu PD trong cách điện rắn thì lại gặp khó khăn). Mặt khác,
do định vị PD bằng sóng âm dựa vào tính toán thời gian tới từ nguồn PD đến
các cảm biến, như vậy nó phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ truyền sóng âm thanh
mà cấu tạo bên trong của máy biến áp rất phức tạp, không đồng nhất, qua nhiều
loại cách điện khác nhau, vì thế với các điểm PD nằm sâu trong cách điện, tín
hiệu âm thanh đến cảm biến sẽ đi qua nhiều đường khác nhau, qua nhiều vật cản
dẫn đến độ trễ, độ suy hao tín hiệu gây khó khăn cho việc định vị PD, ngoài ra
phương pháp này còn phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của cảm biến và vỏ thùng,
còn bị ảnh hưởng bởi các xung động cơ học (mưa, gió, quạt làm mát MBA).
Vì thế, nếu chỉ dùng một trong các phương pháp kể trên cũng chưa đủ tin
cậy để người vận hành có thể đưa ra các quyết định cấp thiết liên quan đến vận
hành thiết bị trong hệ thống điện, cần phải kết hợp với một số phương pháp phát
hiện và định vị nguồn phóng điện khác nhau để chẩn đoán phóng điện cục bộ
được hiệu quả và chính xác hơn.
3.3 Thiết bị chẩn đoán phóng điện cục bộ đang đƣợc sử dụng tại Tổng
công ty điện lực TPHCM
Hiện nay, để chẩn đoán phóng điện cục bộ trong máy biến áp, Tổng công
ty điện lực TPHCM sử dụng thiết bị Power PD loại TP-500A, thiết bị này sử

HVTH: Đào Vương Thiện Page 35


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

dụng kết hợp cả 2 phương pháp AE và HFCT (HFCT để xác định mức độ, còn
AE để định vị nguồn PD trong thiết bị thử).
3.3.1 Thông số kỹ thuật cơ bản:
Thiết bị Power PD loại TP-500A là máy đo phóng điện cục bộ, dạng xách
tay, được sử dụng để kiểm tra máy biến áp tại hiện trường, thông số kỹ thuật
được cho ở bảng 3-1.
Stt Hạng mục Thông số
Hiệu Power PD
Kiểu máy TP-500A
Nước sản xuất Mỹ
Bộ xử lý chính TP-500A
Nấc khuếch đại AE: 10x, 50x, 100x, 500x
HFCT: 10x, 20x, 30x, 50x
S/w zoom: 1 – 10 lần
Cảm biến siêu âm (AE) VS 150-RI
Biến dòng cao tần (HFCT) HFCT 50/100
Bộ chuyển đổi tín hiệu
AHC04A
HFCT/AE
Cáp tín hiệu AE 15 – 30 mét
Cáp tín hiệu HFCT 10 – 30 mét
Máy tính xách tay DELL
Phần mềm phân tích tín hiệu TP500AMD – v6354
Chuyển đổi quang điện
3ONE DATA, 277-M
RS422/485
Chuyển đổi quang điện
3ONE DATA, 1100-M
Ethernet
AC;
Trigger lấy tín hiệu
AE;

HVTH: Đào Vương Thiện Page 36


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

HFCT.
Điện thế nguồn 220V - 50Hz
- Sử dụng để chẩn đoán và
giám sát phóng điện cục bộ
(PD) và hồ quang (arcing) trực
tuyến cho các thiết bị cao áp
(không phụ thuộc cấp điện áp)
như máy biến áp, LA, cáp
ngầm, hệ thống GIS, máy phát
điện & động cơ, tủ điện.
- Quá trình sử dụng không cần
phải cắt điện và không ảnh
hưởng đến hoạt động vận hành
của hệ thống điện.
- Sử dụng đồng thời 4 đầu dò
Chức năng siêu âm (AE) và 1 biến dòng
cao tần (HFCT) để thu tín hiệu.
- Phân biệt rõ nguồn phát sinh
phóng điện ở bên trong hay bên
ngòai máy biến áp và có khả
năng định vị chính xác nguồn
phóng điện này.
- Khi xác định nguồn phóng
điện ở bên ngòai máy biến áp,
thiết bị cũng có thể truy tìm ra
chính xác vị trí các nguồn
phóng điện này từ các thiết bị
khác bên trong trạm biến áp.
- Dò tìm, đo và định vị nguồn

HVTH: Đào Vương Thiện Page 37


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

PD.
- Giám sát liên tục trực tuyến
PD.
- Đếm xung PD theo thời gian
thực.
- Hiện thị số hóa và trải phổ các
dạng sóng PD.
- Chẩn đóan, phân tích và dự
báo khuynh hướng phát triển
của PD.
- Chế độ cảnh báo sớm khi PD
phát triển nguy hiểm.
- Có thể kết nối giám sát trực
tuyến từ xa .
- Quản lý và lưu trữ dữ liệu đến
30 năm.
- Giao diện phần mềm thân
thiện.
- Bộ xử lý 5 kênh (4 đầu dò siêu
âm AE, 1 biến dòng cao tần
HFCT)
- Chức năng kiểm tra lỗi phần
cứng.
Phần cứng hệ thống
- Số hóa 5 kênh đồng thời.
- Tần số lấy mẫu: AE 8MHz
(max), HFCT 20MHz (max)
- Kích hoạt bằng tín hiệu siêu
âm và tín hiệu điện.
- Độ khuếch đại: AE x

HVTH: Đào Vương Thiện Page 38


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

10/50/100/500
HFCT x 10/20/30/50
- Card tín hiệu và CPU loại mô
đun.
- Đầu dò AE: VS150-RI (80 –
300kHz)
- Biến dòng cao tần HFCT:
HFCT50/100 (100kHz –
30MHz)
- Bộ chuyển đổi tín hiệu
AE/HFCT.
- Nhiệt độ môi trường: +5 -->
+600C.
- Độ ẩm môi trường: đến 90%.
- Tương thích MS
Windows/XP/Vista/Win7
- Phân tích Xung/Thời gian,
Xung/Pha.
- Phân tích Xung/Biên độ,
Xung/Thời gian/Pha.
- Phân tích các dạng sóng PD.
Phần mềm hệ thống
- Chức năng lọc số.
- Phóng to thu nhỏ hình ảnh.
- Phân tích theo tần số.
- Trải phổ tín hiệu.
- Cài đặt chế độ tự động thu tín
hiệu theo thời gian thực hoặc
theo xung phóng điện kích hoạt.
- Cài đặt ngưỡng cảnh báo.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 39


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

- Cổng USB: 12 Mbpd


Giao tiếp - Cổng RS422: 500Kbps, 300m
(max)
- Cổng cáp quang (option): 1km
- Cáp USB: 1 sợi.
- Cáp nguồn: 1 sợi.
Phụ kiện tiêu chuẩn
- Cáp tín hiệu AE 15m: 4 sợi.
- Cáp tín hiệu HFCT 10m: 1 sợi.

Bảng 3-1 Thông số kỹ thuật của thiết bị thử PD

3.3.2Hình ảnh bên ngoài:


Hình ảnh trực quan của các thành phần chính của thiết bị được mô tả trong
hình 3.1, 3.2.

Hình 3.1 Bề mặt thiết bị đo

HVTH: Đào Vương Thiện Page 40


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.2 Cảm biến AE và HFCT

3.3.3 Cấu trúc cơ bản: (hình 3.3)

Hình 3.3 Cấu trúc cơ bản của thiết bị thử nghiệm

Cấu trúc cơ bản của thiết bị thử nghiệm gồm 3 phần chính:
 Cảm biến lấy tín hiệu sóng âm (AE) và dòng cao tần (HFCT).
 Bộ xử lý tín hiệu lưu động (PD-TP500A) hoặc cố định (PD-TM500A).
 Máy tính với phần mềm để phân tích, hiển thị và lưu trữ dữ liệu.
3.3.4Nguyên lý vận hành:
Khi PD xảy ra bên trong máy biến áp, tín hiệu điện và âm thanh được
sinh ra đồng thời từ PD. Hệ thống chẩn đoán sử dụng: cảm biến phát ra âm
thanh (cảm biến AE) đo sóng siêu âm của PD và cảm biến HFCT (máy biến
dòng tần số cao). Cảm biến AE phát hiện tín hiệu âm thanh từ PD. Khi tín hiệu
PD xảy ra trong các thiết bị điện, dòng điện xung có đặc tính tần số cao được
truyền vào dây nối đất qua vỏ máy biến áp. Cảm biến HFCT được gắn trên dây
nối đất để phát hiện dòng xung của PD. Nói chung, thiết bị điện áp cao được
HVTH: Đào Vương Thiện Page 41
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

bao quanh bởi rất nhiều nhiễu đòi hỏi cấu hình hệ thống và chuyển tiếp tín hiệu
phải hiệu quả để phát hiện tín hiệu PD yếu được tạo ra từ bên trong thiết bị điện.
Do đó, bộ chẩn đoán Power PD sử dụng đồng thời hai loại cảm biến khác nhau
để phân tích một cách tin cậy. Hệ thống đồng bộ hóa các tín hiệu phát hiện được
ở miền thời gian và pha điện lưới. Hệ thống Power PD theo dõi liên tục trực
tuyến các phóng điện cục bộ xảy ra bên trong thiết bị máy biến áp. Nguyên lý
làm việc dựa trên việc dò tìm tín hiệu siêu âm và tín hiệu điện cao tần phát ra từ
nguồn PD. Các cảm biến siêu âm AE thu các tín hiệu trong dãy tần số 80kHz –
300kHz, biến dòng cao tần HFCT thu các tín hiệu trong dãy 100kHz – 30MHz.
 PD-TP500A có 5 kênh, 4 kênh cảm biến AE, và 1 kênh cảm biến HFCT
thu nhận tín hiệu.
 Các tín hiệu được so sánh đồng thời để phát hiện nguồn gốc phát sinh ra
tín hiệu PD từ bên trong hay bên ngoài thiết bị và mức độ của PD.
 So sánh tín hiệu từ 4 cảm biến AE để xác định được vị trí xảy ra PD.
 Kiểm tra tín hiệu từ cảm biến HFCT để biết mức độ nặng/ nhẹ của PD
bên trong thiết bị đang kiểm tra.
3.3.5 Lắp đặt cảm biến:
Dưới đây là hình minh họa lắp đặt các cảm biến AE và HFCT (hình 3.4),
tuy nhiên vì tín hiệu AE truyền trong môi trường bên trong máy biến áp phải
qua nhiều cấu trúc phức tạp và các môi trường cách điện khác nhau (không
đồng nhất), do đó tín hiệu thu được thường bị yếu và nhiễu, vì vậy trên thực tế
các cảm biến AE thường được gắn gần nhau trên cùng một vách thùng máy biến
áp (hình 3.6), sau đó di chuyển lần lượt qua các vị trí khác trên từng vách thùng
để nhận được những tín hiệu rõ nhất từ đó có thể định vị được điểm phát sinh
PD chính xác hơn; tương tự trong quá trình đo cũng phải thay đổi vị trí lắp cảm
biến HFCT, việc này làm kéo dài thời gian kiểm tra, tuy nhiên kết quả thu được
cũng tốt hơn.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 42


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.4 Vị trí lắp cảm biến điển hình

Hình 3.5 Đấu dây thực tế trên máy

HVTH: Đào Vương Thiện Page 43


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Cảm biến
AE

Cảm biến
HFCT

Hình 3.6 Vị trí lắp cảm biến thực tế

3.3.6 Giao diện chƣơng trình ứng với từng chức năng cụ thể của thiết
bị:

Hình 3.7 Cửa sổ chính của chương trình


Cửa sổ chính (Hình 3.7) khi chạy PowerPDTM. Khi người dùng muốn sử

HVTH: Đào Vương Thiện Page 44


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

dụng chức năng nào của chương trình thì mở chức năng đó, màn hình chính sẽ
được thay đổi đến trạng thái thiết lập chức năng đó.

Hình 3.8 Chức năng Auto


a. Chức năng AUTO: (hình 3.8)
Đo dạng sóng từ mỗi cảm biến trong khoảng thời gian được chọn trước.
Sau khi thực hiện quá trình xử lý tín hiệu số, chức năng tự động phân tích tín
hiệu PD. Ngoài ra, chức năng tự động đo và lưu cường độ tín hiệu PD, nhiệt độ,
điện áp trên mỗi pha nguồn xoay chiều, các dữ liệu lưu sẽ được phân tích bằng
các công cụ tích hợp trong chương trình.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 45


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.9 Giao diện của chức năng WAVE

b. Chức năng Waveform Analysis:


Khi nhấp vào nút „WAVE 'trong menu chính, màn hình WAVE được
hiển thị như thể hiện trong hình 3.9. Giao diện này cho phép người dùng đo
dạng sóng của tín hiệu nhận được từ mỗi cảm biến được lắp đặt trên máy biến
áp. Người dùng có thể phân tích đặc tính của tín hiệu một cách chi tiết (mẫu tín
hiệu, biên độ và dạng sóng). Ngoài ra, màn hình này cho người dùng tiếp cận
đầy đủ vào chi tiết, điều khiển các tham số, lưu và tải dạng sóng đo được. Do
đó, PD được phát hiện và theo dõi quá trình tiến triển bằng cách so sánh với
dạng sóng thu thập được theo định kỳ.
Để tìm ra sự tồn tại của PD từ dạng sóng đo được, PowerPDTM cung cấp
các chức năng thuận tiện để phân tích tín hiệu, chẳng hạn như tính năng hiển thị
dạng tín hiệu, tần suất, thời gian phát sinh, v.v ... nhờ đó người dùng có thể phân
tích dạng sóng đo được (hình 3.10). Cửa sổ WaveForm cho người dùng khả
năng tự phân tích dạng sóng bằng cách cung cấp cho người dùng một số công
cụ như: Lọc (Band Pass, Band Stop), loại bỏ tối đa nhiễu và chú trọng vào
những phổ tần số đặc biệt. Chương trình còn hỗ trợ công cụ phóng to / thu nhỏ,
khoanh vùng tín hiệu người dùng có thể phân tích các đặc tính thời gian, biên độ
và dạng sóng của tín hiệu để người dùng có thể xác minh sự tồn tại của PD.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 46


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.10 Giao diện phân tich dạng sóng (Wave Analysis)

c. Chức năng Phân tích phổ (Spectrum Analysis):


Phân tích phổ là một chức năng cung cấp cho người dùng khả năng quan
sát và phân tích tín hiệu tần số. Hoạt động của màn hình Spectrum giống như
trong màn hình Wave, chỉ khác là trục 'X' hiển thị tần số theo đơn vị [KHz] và
trục 'Y' hiển thị công suất tương đối của tín hiệu theo đơn vị [Vrms]. Phổ tín
hiệu AE được hiển thị ở màn hình trên và phổ HFCT được hiển thị ở màn hình
dưới cùng (hình 3.11). Phổ hiển thị năng lượng so với tần số của tín hiệu được
đo từ cảm biến. Trong chế độ quét, phạm vi là 0 Hz đến 1/8 tốc độ lấy mẫu đối
với tín hiệu AE và 0 đến 1/4 tốc độ lấy mẫu cho tín hiệu HFCT. Ví dụ: nếu tốc
độ lấy mẫu là 2 MHz cho cảm biến AE, phạm vi phổ sẽ là 0 Hz đến 250 KHz và
nếu tốc độ lấy mẫu là 10 MHz đối với cảm biến HFCT, phạm vi phổ sẽ từ 0 Hz
đến 2,5 MHz.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 47


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.11 Giao diện phân tich phổ (Spectrum Analysis)


Dữ liệu phổ, cũng như dữ liệu về dạng sóng được hiển thị trên màn hình,
có thể được lưu và dữ liệu lưu được có thể được mở để phân tích về sau.
d. Chức năng Phát hiện tín hiệu (Signal Detection):
Phát hiện tín hiệu là một công cụ cung cấp cho người dùng khả năng đếm
các xung PD trong cả phần mềm và phần cứng. Số lượng xung PD được đo
bằng pps (xung /giây). Bởi vì dạng sóng đo được không dễ quan sát để xác định
đó là tín hiệu PD hay không, nhờ có công cụ này, người vận hành có thể xác
định tín hiệu PD dễ hơn. Để hệ thống hoạt động với hiệu quả tối đa, tất cả tham
số cho chức năng phát hiện tín hiệu nên được đặt một cách thích hợp.
Để đếm số xung trên phần mềm hoặc phần cứng một cách chính xác, điều
quan trọng là phải đặt ngưỡng phát hiện PD trên dạng sóng của cảm biến AE
hoặc HFCT một cách thích hợp. Lưu ý khi thay đổi ngưỡng trên dạng sóng
được đo, giá trị đếm xung PD có thể được thay đổi. Ngưỡng nên được đặt ở trên
độ nhiễu và nhỏ hơn mức tín hiệu PD.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 48


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.12 Giao diện Phát hiện tín hiệu (Signal Detection)

e. Chức năng Dò tìm vị trí (Location Detection):


Phần mềm PowerPDTM cung cấp một chức năng đặc biệt để xác định vị
trí của phóng điện cục bộ hoạt động trong máy biến áp dựa trên dữ liệu đo được
của tín hiệu PD (hình 3.13). PowerPD áp dụng kỹ thuật tiên tiến để tìm chính
xác vị trí PD để mà người vận hành có kiểm tra cẩn thận vị trí phóng điện cục
bộ trên máy biến áp. Chức năng này mang lại hiệu quả cao trong việc theo dõi
tình trạng vận hành máy biến áp, nó còn giúp đơn vị vận hành xác định nhanh vị
trí cách điện có vấn đề trong quá trình kiểm tra, bảo trì máy biến áp. Để sử dụng
được chức năng này, cần phải nhập thông số kích thước của máy biến áp và vị
trí của từng cảm biến AE theo các quy ước định trước (kích thước máy biến áp
được quy ước theo tọa độ X, Y. Z trong không gian 3 chiều tương ứng chiều
rộng, dài, cao, điểm gốc tọa độ nằm ở tâm máy biến áp, từng cảm biến AE lắp
đặt trên thùng máy biến áp phải được khai báo tọa độ theo hệ tọa độ XYZ này).

HVTH: Đào Vương Thiện Page 49


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.13 Chức năng dò tìm vị trí PD (Locatiol Detection)

f. Chức năng xem dữ liệu (Data View):


Data view là công cụ đặc biệt tạo cho người sử dụng khả năng hiển thị dữ
liệu PD đã được lưu trong quá trình vận hành của máy biến áp trong thời gian
dài dưới dạng biểu đồ và bảng dữ liệu. Cửa sồ Data view cũng cho thấy khuynh
hướng phát triển của dữ liệu PD để người sử dụng có thể giám sát và phân tích
tình trạng phát xung PD. Để sử dụng chức năng này, người dùng phải khởi tạo
cơ sở dữ liệu của từng máy biến áp cần theo dõi (giống như một hồ sơ sức khỏe,
lý lịch cá nhân để dễ quản lý, phân tích), việc tạo cơ sở dữ liệu cho từng máy rất
cần thiết vì theo thời gian, số lượng máy biến áp cần theo dõi tăng lên, quản lý
cơ sở dữ liệu tốt sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều khi thống kê, báo cáo. Khi
muốn xem dữ liệu trên chương trình phần mềm của máy biến áp nào thì vào cơ
sở dữ liệu đã tạo tương ứng.
Hiển thị dữ liệu xung: có thể được hiện bằng ba cách khác nhau: “ biểu đồ
xung theo thời gian” , “ biều đồ xung theo pha” và “ truy cập dữ liệu qua
mạng”.
 Biểu đồ xung theo thời gian (Pulse-Time Graph): Biểu đồ xung – thời
gian nói lên quan hệ giữa thời gian và xung PD trên mặt phẳng 2D. Dựa

HVTH: Đào Vương Thiện Page 50


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

vào biểu đồ xung – thời gian thì người vận hành có thể phân tích khuynh
hướng phát triển của tín hiệu PD. Trong màn hình này trục X biểu thị
ngày hoặc giờ của thời gian đã chọn và trục Y biểu thị số nhóm xung theo
đơn vị pps (pulse per second). Để xem dữ liệu, người vận hành phải chọn
tên cảm biến được lưu trong cơ sở dự liệu (phần dưới của màn hình) và
thời gian cần hiển thị; cũng có thể chọn nút nhiệt độ và điện áp nếu muốn
thấy dữ liệu liên quan. Dữ liệu được chọn sẽ được hiển thị trong biểu đồ
mặt phẳng 2D (hình 3.14). Xung dữ liệu của nhiều cảm biến, nhiệt độ và
điện áp có thể được hiển thị đồng thời trên màn hình. Để phân biệt dữ liệu
từ những cảm biến khác nhau, chương trình sử dụng đồ thị màu trong mặt
phẳng 2D (mỗi cảm biến có màu khác nhau). Hiển thị trên đồ thị 2D sẽ
chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian và số nhóm xung. Khuynh hướng phát
triển của PD có thể được phân tích qua đồ thị này.

Hình 3.14 Biểu đồ Xung-thời gian (Pulse-Time Graph)

 Biểu đồ xung theo pha: nói lên mối quan hệ giữa pha và xung PD trên
mặt phẳng 2D và trên bảng dữ liệu. Qua đồ thị phân bố PD liên quan tới
pha của nguồn điện xoay chiều thì sự phát triển của tín hiệu PD có thể
được phân tích. Trên đồ thị, trục X hiển thị pha trong một khoảng là 300
đi từ 00 đến 3600, và trục Y biểu thị biên độ theo đơn vị V. Để hiển thị

HVTH: Đào Vương Thiện Page 51


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

đầy đủ, người vận hành phải cài đặt hoàn tất tất cả các thông số của Data
view, khi đó hiển thị cả đồ thị dữ liệu và bảng dữ liệu như hình 3.15. Nôi
dung bảng dữ liệu bao gồm nhiều thông tin hữu ích để phân tích, báo cáo
tình hình của máy biến áp, bao gồm: số tín hiệu PD (pulse count), ngày
giờ dữ liệu đo, máy BA được đo, kênh lấy tín hiệu, thời gian bắt đầu, thời
gian kết thúc, thời gian đạt biên độ lớn nhất, giá trị biên độ lớn nhất, tần
số của PD...

Hình 3.15 Biểu đồ Xung-pha (Pulse-Phase Graph)

3.3.7 Trình tự kiểm tra chẩn đoán máy biến áp đang áp dụng:
 Bước 1: Xem xét kết quả đo hàm lượng khí hòa tan trong dầu, nếu hàm
lượng khí nào có giá trị vượt ngưỡng (đặc biệt là thành phần Hydro – H2)
thi phải thử nghiệm đo phóng điện cục bộ sử dụng phương pháp HFCT
(hình 3.16).
 Bước 2: Nếu giá trị đo được khi sử dụng HFCT là bình thường, không
phát hiện PD thì không thử nghiệm PD với máy đó nữa, tiếp tục theo dõi
tình trạng phát sinh khí hòa tan (hình 3.16 và 3.17); nếu giá trị đo khi sử

HVTH: Đào Vương Thiện Page 52


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

dụng HFCT là bất thường, phát hiện có PD thì phải sử dụng tín hiệu từ
cảm biến AE để định vị nơi phát sinh PD (PD source) (hình 3.16).
 Bước 3: Nếu sử dụng HFCT phát hiện PD nhưng sử dụng cảm biến AE
không phát hiện bất thường thì có thể do nhiễu điện từ từ các thiết bị bên
ngoài máy biến áp hoặc điểm phát sinh PD nằm sâu trong máy hoặc
nguồn phát sinh PD mới hình thành, năng lượng thấp, cảm biến AE
không đủ độ nhạy để phát hiện, cần theo dõi thêm (hình 3.17 và 3.18);
nếu cảm biến AE phát hiện bất thường (có PD) thì lần lượt dịch chuyển
các AE xung quanh thùng máy để có được vị trí cảm biến AE thu được
tín hiệu rõ nhất, đánh dấu để lưu ý kiểm tra khi rút ruột máy (hình 3.22).

Hình 3.16 Lưu đồ thực hiện kiểm tra ở bước 1

Hình 3.17 Lưu đồ thực hiện kiểm tra ở bước 2

HVTH: Đào Vương Thiện Page 53


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.18 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi kiểm tra với máy bình thường

Hình 3.19 Bước kiểm tra PD bằng AE khi phát hiện có tín hiệu HFCT bất thường

HVTH: Đào Vương Thiện Page 54


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.20 Sử dụng AE không phát hiện giá trị bất thường

Hình 3.21 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi nhiễu điện từ truyền từ bên ngoài

HVTH: Đào Vương Thiện Page 55


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.22 Dạng tín hiệu AE và HFCT thu được khi xuất hiện PD trong máy

3.3.8 Tiêu chuẩn đánh giá PD theo nhà chế tạo:


Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn chính thức (IEC, IEEE…) để đánh giá số
liệu thu được từ phương pháp kiểm tra PD bằng AE hay HFCT, cho nên việc
phân tích, đánh giá vẫn dựa trên tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết bị theo bảng
sau:
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn đánh giá PD theo nhà chế tạo

Tiêu chí Mức độ Kết quả và giải pháp đề xuất Ghi chú
Biên độ AE < 40V Kiểm tra và đo lại sau 12 tháng
Biên độ AE > 40V Kiểm tra và đo lại sau 3-6 tháng
Biên độ AE > 100V Kiểm tra và đo mỗi tháng/đo
online liên tục 2 tuần
Biên độ AE > 200V Cách điện bên trong đã bị cháy, Kết hợp đo
nên bảo trì sớm nhất có thể khoảng cách
xung HFCT
(nếu có xung)

HVTH: Đào Vương Thiện Page 56


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Biên độ AE > 300V Cách điện bên trong đã cháy Kết hợp đo
nhiều, nên ngưng vận hành ngay khoảng cách
và bảo trì xung HFCT
(nếu có xung)
Đếm xung 2000 pps Kiểm tra online trong vòng 3-6
AE (chế độ tuần để theo dõi khuynh hướng
online 24/7) phát triển của PD
Đếm xung 3000 pps Lên kế hoạch ngưng vận hành và Xung PD đã
AE (chế độ bảo trì trong thời gian sớm nhất phát triển
online 24/7) nguy hiểm
Khoảng cách > 8 ms Cho phép vận hành lâu dài, đo lại Đã có PD nhỏ
xung HFCT mỗi 12 tháng
Khoảng cách < 8ms Kiểm tra và đo lại mỗi 3-6 tháng
xung HFCT
Khoảng cách < 5ms Kiểm tra và đo mỗi tháng, đo Xung PD đã
xung HFCT online nếu có thể đến độ nguy
hiểm
Khoảng cách < 2ms Sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Xung PD đã
xung HFCT ngững vận hành và bảo trì ngay đến độ nguy
hiểm
Đếm xung 3000 pps Kiểm tra online trong vòng 3-6
HFCT (chế tuần theo dõi khuynh hướng phát
độ online triển PD hoặc kiểm tra điểm từ 1-
24/7) 2 tháng
Đếm xung 5000 pps Lên kế hoạch ngưng vận hành và Xung PD đã
HFCT (chế bảo trì trong thời gian sớm nhất đến độ nguy
độ online hiểm
24/7)
Sự phát triển Vượt quá Kiểm tra online trong vòng 3-6

HVTH: Đào Vương Thiện Page 57


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

của PD (chế 30% số tuần theo dõi khuynh hướng phát


độ theo dõi xung hoặc triển PD hoặc kiểm tra điểm lặp
online 24/7) biên độ lại từ 3-6 tháng
Sự phát triển Vượt quá Lên kế hoạch ngưng vận hành và Xung PD đã
của PD (chế 50% số bảo trì trong thời gian sớm nhất đến độ nguy
độ theo dõi xung hoặc hiểm
online 24/7) biên độ
Số vị trí PD <=2 Kiểm tra online trong vòng 1-2 Kết hợp đo
tuần theo dõi khuynh hướng phát biên độ AE và
triển PD hoặc kiểm tra điểm lặp khoảng cách
lại từ 6-12 tháng xung HFCT
Số vị trí PD >=3 Kiểm tra online trong vòng 3-4 Kết hợp đo
tuần theo dõi khuynh hướng phát biên độ AE và
triển PD hoặc kiểm tra điểm lặp khoảng cách
lại từ 1-3 tháng xung HFCT
Khi người sử dụng phân tích dạng sóng đo được, để kết luận tín hiệu PD
xuất hiện hay không, nó phải đáp ứng được 3 điều kiện sau đây:
 Đầu tiên, tại điểm thấp nhất của nhóm 3 xung phải được tìm ra trên mức
ngưỡng đã chọn.
 Thứ hai, dãy tần số của hai đỉnh liền nhau cho tín hiệu AE phải là
100KHz tới 300KHz, và dãy tần số của hai đỉnh liền nhau cho tín hiệu
HFCT phải là 100KHz tới 3 MHz.
 Cuối cùng, thời gian tổng của tín hiệu phải trong vòng 500s.
Nếu những điều kiện trên đều được đáp ứng thì tín hiệu PD được xem
như đã xuất hiện (hình 3.23).

HVTH: Đào Vương Thiện Page 58


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.23 Đặc tính dạng sóng PD


Mô tả thời gian đặc trưng khi tín hiệu PD xuất hiện theo hình 3.23 như
sau:
100KHz ≤ T1 ≤ 300KHz cho tín hiệu AE
100KHz ≤ T1 ≤ 3MHz cho tín hiệu HFCT
T2≤ 500μs cho cả hai tín hiệu AE và HFCT
3.3.9 Các mẫu dạng sóng của nhà chế tạo thiết bị giới thiệu
Để phân biệt tín hiệu PD với các tín hiệu nhiễu khác, nhà sản xuất đã đưa
ra một số mẫu dạng sóng thu được như dưới đây:
 Khi tín hiệu mẫu PD được thu thập đồng thời trên AE và HFCT, nó xác
nhận rằng PD đã xảy ra từ bên trong máy biến áp (hình 3.24).
 Khi PD xảy ra từ dây dẫn hoặc cuộn dây và đi qua giấy cách điện, biên
độ tín hiệu đo từ cảm biến AE sẽ suy giảm và nhóm xung thể hiện ở hình
dạng như quả trứng. (hình 3.25).
 Nhóm xung tín hiệu gây ra bởi tác động cơ học thu được từ cảm biến AE
và HFCT có hình dạng không thống nhất và biên độ không bằng nhau
theo thời gian (hình 3.26).
 Khi bề mặt tiếp xúc sạch sẽ, đó là một xung sắc nét (hình 3.27). Khi bề
mặt tiếp xúc xấu, thời gian bắt đầu xung đến khi kết thúc sẽ kéo dài.
Nhóm tín hiệu thu được từ HFCT sẽ gồm nhiều xung (hình 3.28).

HVTH: Đào Vương Thiện Page 59


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.24 Dạng sóng khi có PD trong máy

Hình 3.25 Dạng sóng khi có phóng điện trong cuộn dây

Hình 3.26 Dạng tín hiệu thu được do rung động cơ khí

HVTH: Đào Vương Thiện Page 60


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.27 Tín hiệu thu được khi tiếp điểm của OLTC ở điều kiện tốt

Hình 3.28 Tín hiệu thu được khi tiếp điểm của OLTC ở điều kiện xấu

Hình 3.29 Tín hiệu thu được khi có phóng điện hồ quang do cơ phận lỏng lẻo

3.3.10 Các cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của thiết bị:


HVTH: Đào Vương Thiện Page 61
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

a. Cơ sở lý thuyết:
 Cảm biến AE làm việc dựa trên hiệu ứng áp điện (piezzo electric):
Hiệu ứng áp điện là hiện tượng xuất hiện phân cực điện hoặc thay đổi
phân cực điện đã có trong một số chất điện môi tự nhiên (thạch anh,
tuamalin..) hoặc điện môi nhân tạo (sulfat liti, thạch anh tổng hợp) khi
chúng bị biến dạng dưới tác dụng của một lực có chiều nhất định. Hiệu
ứng áp điện là hiệu ứng thuận nghịch: khi áp vào nó một trường điện thì
nó biến đổi hình dạng, và ngược lại khi dùng lực cơ học (cụ thể là sóng
âm thanh) tác động vào nó thì nó tạo ra điện tích trên bề mặt xác định.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến AE tập trung vào tác dụng tạo ra điện
áp: Khi có âm thanh đi tới cảm biến thì cũng đồng nghĩa với tạo áp lực
trên vật liệu áp điện của cảm biến và sinh ra điện áp có giá trị tỉ lệ thuận
với áp lực âm thanh, hay tỉ lệ thuận với cường độ âm thanh. Trên cơ sở
tuyến tính, khi đo điện áp tại đầu ra của cảm biến ta có thể biết được
cường độ âm thanh. Hình 3.30 sẽ minh họa nguyên lý cơ bản của một
cảm biến âm thanh dựa trên hiệu ứng áp điện

Hình 3.30 Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của cảm biến AE

 Cảm biến HFCT được sử dụng để phát hiện PD rất hiệu quả., nó còn
được gọi là đầu dò dòng tần số vô tuyến (RFCT) bao gồm một cuộn dây
cảm ứng với lõi sắt từ thích hợp để đo các tín hiệu quá độ như PD hoặc
nhiễu dạng xung. Nói chung, khi các phép đo PD trực tuyến được thực
hiện trên các thiết bị cao thế, các cảm biến HFCT được kẹp vào dây dẫn
nối đất của mạng nối đất. Đối với ứng dụng này, cảm biến có thể được

HVTH: Đào Vương Thiện Page 62


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

mô hình hóa như một hệ thống trong đó đầu vào là dòng điện của các
xung PD chạy qua nó và đầu ra là điện áp cảm ứng được đo trên trở
kháng đầu vào của dụng cụ đo (thường là 50 Ω) (hình 3.31).

Hình 3.31 Nguyên lý hoạt động của cảm biến HFCT

Hàm truyền của các cảm biến từ V = f (B) này có thể được biểu thị bằng
định luật cảm ứng Faraday.

e= = =− (1)
Trong đó Φ là từ thông đi qua cuộn dây của phía thứ cấp được hình thành
bởi một số vòng dây n và hiện diện trên một diện tích A. Trong trường
hợp một cuộn dây có lõi sắt từ, phương trình (1) có thể được viết là
phương trình ( 2

e= = =− (2)
Điện áp cảm ứng phía thứ cấp tỷ lệ thuận với tốc độ thay đổi của dòng
điện phía sơ cấp, là hỗ cảm M giữa dây đất và thứ cấp, hằng số tỷ lệ.

e= (3)
Cảm biến cuộn dây lõi không khí là tuyến tính với băng thông tần số lớn;
tuy nhiên độ nhạy của cảm biến tăng đáng kể khi lõi máy biến áp bằng
vật liệu từ mềm. Lõi sắt từ ảnh hưởng đến hàm truyền của cảm biến do
một số yếu tố phi tuyến phụ thuộc chủ yếu vào tần số, vào nhiệt độ và
mật độ từ thông. Vì lý do này, loại cảm biến này phải được thiết kế theo
một đặc tính tần số xác định. Trong nguồn gốc của sự phóng điện, các

HVTH: Đào Vương Thiện Page 63


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

xung dòng tăng vọt trong thời gian vài nano giây hoặc thậm chí dưới 1
nano giây, thể hiện phổ tần số lên đến hàng trăm MHz hoặc thậm chí là
GHz. Các thành phần tần số cao của tín hiệu PD được lọc đáng kể khi
xung truyền theo dây nối đất (nơi đặt các cảm biến HFCT). Để phát hiện
các sự kiện gây PD trong thiết bị điện, chỉ có các thành phần tần số dưới
10 MHz được quan tâm. Hơn nữa, tần số của các xung được ghi luôn
dưới 20 MHz. Vì vậy, nên sử dụng các cảm biến HFCT có băng thông từ
hàng trăm kHz đến 20 MHz để đo PD.
 Các máy dò PD được mô tả dựa trên thực tế là PD phát ra âm thanh có
thể thu nhận bằng cảm biến áp điện, từ đó PD được phát hiện và định vị
từ sự phát âm thanh và lan truyền của chúng.
 Thiết bị dò phóng điện cục bộ bằng âm thanh có một đặc tính liên quan
đến việc phân tích các tín hiệu đến từ các cảm biến, có tần số cộng hưởng
trong phạm vi 150 kHz. Đáp ứng cho một xung âm thanh thoáng qua thể
hiện trong hình 3.32, tín hiệu PD đạt đến giá trị tối đa và giảm theo cấp số
nhân theo thời gian. Các tín hiệu dao động tại tần số cộng hưởng liên
quan đến đáp ứng tần số của các cảm biến.

Hình 3.32 Tín hiệu điện gây ra bởi PD tại đầu ra của cảm biến
Hai thông số quan trọng được trích xuất từ dạng sóng. Đầu tiên là biên độ
tối đa, cung cấp thông tin liên quan đến mức độ của hiện tượng PD. Biên độ

HVTH: Đào Vương Thiện Page 64


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

cũng có thể liên quan đến sự ước lượng khoảng cách giữa nguồn phát âm và vị
trí cảm biến. Tham số thứ hai là thời gian mà quá độ bắt đầu. Khi nhiều cảm
biến được sử dụng, thời gian đến cảm biến đầu tiên được xác định là thời gian
đầu và các tín hiệu từ các cảm biến khác sẽ tương quan với thời gian này. Thông
số này được sử dụng để định vị hoạt động âm thanh, đo thời gian đến của tín
hiệu âm thanh đến từng cảm biến. Để số hóa tín hiệu một cách thích hợp, tốc độ
lấy mẫu khoảng 1 triệu/s.
Đặc trưng của máy đo âm thanh là tận dụng dạng sóng bao từ tín hiệu
cảm biến âm thanh thay vì tín hiệu gốc. Các dạng sóng bao thu được bằng cách
lấy giá trị tuyệt đối của các tín hiệu PD gốc (hình 3.32) bằng bộ chỉnh lưu toàn
sóng và sau đó, nó được giới hạn băng tần bằng cách áp dụng bộ lọc băng thấp
(low-pass) làm giảm các thành phần tần số cao, tạo ra dạng sóng như thể hiện
trong hình 3.33. Tín hiệu sóng bao bảo toàn thông tin từ tín hiệu gốc về biên độ
cực đại và thời điểm khởi đầu của PD. Thông tin này là tất cả những gì chúng ta
cần để xác định vị trí nguồn PD.

Hình 3.33 Tín hiệu sóng bao từ dạng sóng của tín hiệu gốc

Tín hiệu bao ở chế độ chậm có thể được lấy mẫu ở tần số thấp hơn ít nhất
mười lần so với tín hiệu gốc. Điều này giúp giảm chi phí cho các thiết bị điện tử
phức tạp và đơn giản hóa việc phân tích tín hiệu. Người dùng không cần tất cả

HVTH: Đào Vương Thiện Page 65


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

thông tin liên quan đến đáp ứng tần số của các cảm biến, chỉ cần các thông tin
hữu ích.
b. Nguyên lý hoạt động:
Cấu trúc bộ phát hiện PD bằng âm thanh như hình 3.34. Nó gồm 1 bộ các
cảm biến siêu âm dựa trên nguyên lý áp điện. Những cảm biến có một bộ
khuếch đại kết hợp trở kháng truyền tín hiệu qua cáp đồng trục đến các thiết bị
đo.Thiết bị đo có mô-đun điều hòa tín hiệu cho mỗi cảm biến. Một vi điều khiển
sẽ thực hiện một số các chức năng như kiểm soát mức tăng tín hiệu đầu vào; các
chuyển đổi tương tự/kỹ thuật số của từng tín hiệu; đo lường các thời gian đến;
tạo ra một tín hiệu tương tự chung để cố định một ngưỡng phát hiện cho tất cả
các kênh và liên lạc với PC, mạng LAN hoặc UAN qua Ethernet. Sau cùng là
bộ nguồn cung cấp năng lượng cho các mạch và tham chiếu pha trích từ điện áp
hệ thống.

Hình 3.34 Sơ đồ khối đơn giản của 1 bộ phát hiện PD bằng sóng âm thanh

Mỗi mô-đun điều hòa tín hiệu, như trong hình 3.35, được tạo thành từ bộ
lọc thông dải tập trung vào khoảng tần số xác định, một bộ khuếch đại điều
khiển được, một máy dò sóng và một bộ so sánh. Đầu ra tín hiệu tương tự (AO)
sau đó được số hóa bởi vi điều khiển. Một bộ so sánh tín hiệu đầu ra kỹ thuật số
(DO) và tín hiệu tương tự với mức ngưỡng (TI) được thiết lập thông qua các

HVTH: Đào Vương Thiện Page 66


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

lệnh được biên dịch bởi vi điều khiển. Mức ngưỡng TI, dùng chung cho bốn
kênh đầu vào sẽ được so với tín hiệu bao được cung cấp bởi các cảm biến, các
tín hiệu này sẽ kích hoạt các bộ đếm thời gian cho mỗi kênh.Sử dụng các dạng
sóng bao chỉ có tín hiệu dương tại các đầu vào so sánh.

Hình 3.35 Chi tiết khối điều hòa tín hiệu tương tự
Bộ phát hiện phóng điện cục bộ bằng âm thanh được vận hành với một
máy tính và có thể được vận hành tại chỗ hoặc từ xa (với một cổng mạng
Ethernet). Thiết bị có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng cách điện máy
biến áp tại chỗ hoặc giám sát từ xa để theo dõi trực tuyến. Máy dò âm thanh có
thể có bốn chế độ hoạt động, trong đó cung cấp các loại thông tin khác nhau. Nó
có thể được sử dụng cho chụp hình sóng, đếm sự kiện, đo thời gian đến và định
vị PD. Độ khuếch đại có thể được điều chỉnh trong ba chế độ đầu tiên, có thể
thiết lập ngưỡng kích hoạt để phân biệt nhiễu nền, chỉ xử lý các tín hiệu cần
thiết.
 Chế độ chụp dạng sóng. Khi dạng sóng của tín hiệu âm thanh vượt quá
ngưỡng kích hoạt được thiết lập trước, việc chuyển đổi tín hiệu tương tự /
kỹ thuật số trong tất cả các kênh khởi động. Thông tin của tín hiệu thu
được hiển thị theo dạng đồ họa, là một hàm theo thời gian.
 Chế độ đếm sự kiện: Ở chế độ này, thiết bị đếm các sự kiện âm thanh
vượt quá một ngưỡng kích hoạt cho trước trong một khoảng thời gian xác
định và khởi động lại bộ đếm khi hết thời gian để xác định xu hướng phát

HVTH: Đào Vương Thiện Page 67


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

triển. Điều này cho biết các sự kiện âm thanh là lẻ tẻ hoặc định kỳ. Nếu tỷ
lệ lặp lại trong khoảng 120 Hz, có khả năng cao là âm thanh tương ứng
với tín hiệu PD. Nếu có một chu kỳ 60 Hz hoặc lẻ tẻ, có thể liên quan đến
corona hoặc nguồn nhiễu khác.
 Chế độ đo thời gian đến: Thiết bị xác định thời gian đến của tín hiệu âm
thanh đến từng cảm biến tính bằng micro giây. Thời gian ban đầu được
định nghĩa là thời gian đến cảm biến gần nhất từ một nguồn âm thanh
nhất định. Do đó, có thể xác định cảm biến nào nhận tín hiệu âm thanh
trước. Chế độ này là không thể thiếu để định vị nguồn PD theo nguyên
tắc tam giác của các tín hiệu âm thanh thu được từ bốn cảm biến.
 Chế độ định vị PD: Với các thời gian đến đo được, thiết bị kiểm tra sẽ
xác định tọa độ trong không gian ba chiều từ nguồn phát âm thanh (PD)
trong các máy biến áp.
 Kích thước vật lý của máy biến áp có thể được mô tả trong chương trình
phân tích. Các máy biến áp được mô hình hóa như một hình khối chữ
nhật, trong đó tọa độ mỗi cảm biến có thể được cố định trong mỗi mặt
chữ nhật như chúng ta có thể thấy trong hình ....Thông tin hình học cùng
với các thông số khác chẳng hạn như tốc độ âm thanh được lưu trong tập
tin cấu hình. Để định vị PD bằng cách sử dụng phương pháp tam giác,
bốn cảm biến phải phát hiện tín hiệu đến từ nguồn phát âm thanh. Một số
quy tắc đặt cảm biến phải được tuân thủ để đảm bảo bài toán tính tọa độ
được hội tụ (bằng cách giải hệ phương trình tọa độ).

HVTH: Đào Vương Thiện Page 68


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 3.36 Mô hình hóa máy biến áp và các vị trí đặt cảm biến âm thanh

Mô hình toán học cho xác định tọa độ nguồn phóng điện cục bộ:
Xét ví dụ trong hình 3.37, tín hiệu âm thanh đến đầu tiên tại cảm biến S3. Tại
thời điểm này, phép đo của thời gian đến các cảm biến khác bắt đầu. Như vậy,
khoảng cách giữa nguồn F(x,y,z) và các cảm biến S1, S4 và S2 là bằng bán kính
A của hình cầu, một ẩn số, cộng với thời gian đến nhân với tốc độ của âm thanh.
Do đó, bốn phương trình bậc hai phi tuyến (1) - (4) được xây dựng.

Hình 3.37 Mô hình biểu diễn tọa độ của nguồn phóng điện cục bộ và các cảm biến
Hệ phương trình xác định tọa độ nguồn phát PD theo phương pháp tam giác như
sau:
(x − xS1)2 + (y − yS1)2 + (z − zS1)2 − (A + VS∗ TaS1)2 = 0 (1)
(x – xS2)2 + (y – yS2)2 + (z – zS2)2 − (A + VS∗ TaS2)2 = 0 (2)

HVTH: Đào Vương Thiện Page 69


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

(x – xS3)2 + (y – yS3)2 + (z – zS3)2 − (A + VS∗ TaS3)2 = 0 (3)


(x – xS4)2 + (y – yS4)2 + (z – zS4)2 − (A + VS∗ TaS4)2 = 0 (4)
Trong đó x, y, z là tọa độ nơi nhiễu động âm thanh được tạo ra. (xS1,
yS1, zS1), (xS2, yS2, zS2), (xS3, yS3, zS3) và (xS4, yS4, zS4) là tọa độ của các
cảm biến 1, 2, 3 và 4 tương ứng. VS là hằng số tương ứng với tốc độ trung bình
của âm thanh trong đối tượng được đánh giá. TAS1, TAS2,TAS3 và TAS4 là
thời gian đến của mỗi cảm biến. A là khoảng cách từ nguồn phát âm thanh (PD)
đến cảm biến đầu tiên phát hiện ra hiện tượng. Nếu đơn vị thời gian đến là s,
tốc độ của âm thanh là m/μs và tọa độ cảm biến là m.
Việc tính toán bắt đầu với các giá trị ban đầu cho x, y, z với tọa độ tâm hình học
của đối tượng thử nghiệm và với một giá trị phù hợp cho A, bằng cách thay thế
các giá trị này trong bốn phương trình, giá trị sẽ không bằng 0 và giá trị này
được coi là một biến để được giảm thiểu. Để có được đáp số cuối cùng, bình
phương trung bình tối thiểu của biến này có được khi thay đổi x, y, z và A.
Phương pháp Newton - Raphson được sử dụng để giải quyết hệ phương trình
đồng thời, và phương trình cơ bản của phương pháp được đưa ra như phương
trình (5):
X1 = X0 − f(X0)/f‟(X0) (5)
Hay được viết theo phương trình (6):
X1 f‟(X0) = X0 f‟(X0)− f(X0) (6)
Ở phía bên trái của phương trình (6) là các biến của bài toán nhân với hệ số
tương ứng của chúng, và bên phải của công thức chỉ có hằng số. Phương pháp
xác lập rằng đáp số của các phương trình đồng thời được sử dụng như một điều
kiện ban đầu để tạo thành một hệ thống phương trình mới. Nếu các lời giải hội
tụ, ta có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa các giá trị mới và giá trị trước đó
giảm đi.
Biểu thị phương trình (6) dưới dạng ma trận và sử dụng phương trình khoảng
cách giữa các cảm biến và tại những điểm phát tín hiệu âm thanh theo các
phương trình ((1) - (4)), chúng ta có phương trình ma trận (7):

HVTH: Đào Vương Thiện Page 70


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

(x0 – xsi)x + (y0 – ysi)y + (z0 – zsi)z − (A0 + VS∗ Tasi)A=


(x0 – xsi)x0 + (y0 – ysi)y0+ (z0 – zsi)z0 − (A0 + VS∗ Tasi)A0 – 1/2(x0 – xsi)2+
(y0 – ysi)2 +(z0 – zsi)2 − (A0 + VS∗ Tasi)2) (7)
Trong đó x0, y0, z0, A0 là các giá trị ban đầu hoặc các giá trị cũ; xsi,ysi, zsi
là tọa độ của các cảm biến i; x, y, z và A là các giá trị mới. lời giải được lặp và
hội tụ đến tọa độ của nguồn tạo ra phóng điện cục bộ.
Một số điểm cần lƣu ý khi sử dụng chức năng định vị PD bằng sóng âm
thanh:
 Tiếng ồn từ môi trường có thể tạo ra báo động sai. Đôi khi, cát di chuyển
theo gió hoặc mưa có thể tạo ra tín hiệu âm thanh bị nhầm lẫn với phóng
điện cục bộ. Do đó, yếu tố này phải được xem xét khi máy biến áp được
đo thời gian dài trong chế độ giám sát (không có người vận hành).
 Thông tin về thời gian đến chủ yếu được sử dụng để xác định vị trí phóng
điện cục bộ. Trong trường hợp cảm biến nào không hiển thị thời gian
(thời gian đến bằng 0) cho biết cảm biến này là gần nhất với nguồn PD,
với giả sử rằng âm thanh được truyền trong môi trường đồng nhất với tốc
độ không đổi. Điều này gần đúng với những gì xảy ra trong máy biến áp
thực.
 Cảm biến có thời gian đến bằng 0 hoặc nhỏ nhất nên được giữ cùng một
vị trí còn các cảm biến khác được dời vị trí xung quanh nó để giảm phạm
vi dò tìm trên thiết bị điện và để dễ tìm vị trí nguồn PD. Nắm rõ cấu trúc
máy biến áp sẽ dễ xác định vùng bị ảnh hưởng.
Kết quả đúng thu được với mô hình toán học dựa trên phép tính tam giác
chỉ khi các điều kiện sau đây được thỏa:
 Việc đặt cẩn thận các cảm biến rất quan trọng để có được một đáp số
đúng của hệ phương trình. Thực nghiệm thấy rằng kết quả tốt nhất thu
được khi khoảng cách giữa các cảm biến lớn hơn 1 m và tránh phân bố
đối xứng, ví dụ khi tất cả cảm biến được căn trong một mặt phẳng, hệ
phương trình phi tuyến (1) - (4) sẽ không tương thích và làm cho nghiệm

HVTH: Đào Vương Thiện Page 71


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

của phương trình (7) không hội tụ, bởi vì có những phương trình dư.
 Các tín hiệu âm thanh của bốn cảm biến phải vượt quá ngưỡng được thiết
lập trước. Điều này đảm bảo giá trị chính xác của thời gian đến.
 Tốc độ trung bình của âm thanh được sử dụng trong các tính toán phải
gần với giá trị trung bình thực, để đảm bảo rằng các đáp số nằm trong
phạm vi thử nghiệm. Nếu không thì, xử lý toán học có thể không hội tụ
hoặc đáp số ngoài phạm vi thử nghiệm.
 Cần chú ý khi có nhiều nguồn sinh PD đồng thời vì sẽ có lỗi trong đo thời
gian đến. Trong điều kiện này, hệ phương trình sẽ không tương thích và
không có được một lời giải đúng.
 Giá trị được sử dụng cho tốc độ của âm thanh là 1510m/s ở nhiệt độ môi
trường 200C; tuy nhiên, các giá trị sai biệt dưới 10% giá trị này có thể
được chấp nhận.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 72


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRÊN DỮ LIỆU


THỬ NGHIỆM THỰC TẾ TẠI HIỆN TRƢỜNG
4.1 Trƣờng hợp 1:

Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV-


63MVA) trạm biến áp Hỏa Xa ngày 12/6/2019
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí của trung tính phía
110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là 1,5
m, 2,5m, 3,0 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất cuộn tam giác hở.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.1 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-1

HVTH: Đào Vương Thiện Page 73


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.2 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-1

b. Kết quả:
 Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu đỏ) = 21 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,5m
tính từ mặt đất. Dạng sóng AE tương ứng với rung lắc cơ khí
 Cảm biến HFCT không phát hiện xung PD.
Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Lưu động Bà Điểm ngày 30/5/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí của pha B phía
110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là 0,7
m, 2,6m, 2,9 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất phía hạ áp.
 Độ khuếch đại: AE: x100; HFCT: x50

HVTH: Đào Vương Thiện Page 74


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.3 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-2

Hình 4.4 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-2

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 121 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,9m tính
từ mặt đất.
Vị trí đo số 3: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Việt Thành 1 ngày 10/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí của pha B phía
110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là 1,0
m, 2,0 m, 2,8 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất phía hạ áp.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 75


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50.


b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 24µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,8m tính
từ mặt đất.

Hình 4.5 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 1-3

Hình 4.6 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 1-3

Kết luận chung cho trƣờng hợp 1:


 Dạng sóng AE tương ứng với rung lắc cơ khí
 Cảm biến HFCT không phát hiện xung PD.
 Máy có hiện tượng rung lắc cơ khí bên trong (do lõi thép được siết không
HVTH: Đào Vương Thiện Page 76
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

chặt, hoặc các chỗ nối dây lỏng lẻo).


 Kiểm tra lại PD trong vòng 6 tháng đối với máy có giá trị đo PD >20
µV.
 Kiểm tra lại PD trong vòng 1 tháng đối với máy có giá trị đo PD >100
µV, kiểm tra mỗi tháng, nên theo dõi online
4.2 Trƣờng hợp 2:
Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Lưu động Bà Điểm ngày 30/5/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí của pha C phía
110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 0,5 m,
1,5m, 2,0 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất phía hạ áp.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.7 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-1

Hình 4.8 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-1
HVTH: Đào Vương Thiện Page 77
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 40 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,0 m tính
từ mặt đất.
Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 63
MVA) trạm biến áp Bình Lợi ngày 27/3/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí của cạnh máy bên trái
phía 110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là
0,7 m, 1,5m, 2,0 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất phía tủ OLTC.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.9 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-2

Hình 4.10 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-2
HVTH: Đào Vương Thiện Page 78
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu đỏ) = 15 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 1,5 m tính
từ mặt đất.
Vị trí đo số 3: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T2 (110/22kV- 63
MVA) trạm biến áp Bình Phú ngày 23/4/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí tại tủ điều khiển tại
chỗ của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 1,0 m, 2,0
m, 2,7 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất phía tủ điều khiển.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.11 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 2-3

Hình 4.12 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 2-3
HVTH: Đào Vương Thiện Page 79
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu đỏ) = 31,4 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2.0 m tính
từ mặt đất.
Kết luận chung cho trƣờng hợp 2:
 Dạng sóng AE tương ứng với hiện tượng phóng điện trong dây dẫn
nhưng ở mức độ yếu
 Cảm biến HFCT phát hiện xung không rõ.
 Kiểm tra lại PD trong vòng 6 tháng đối với 3 máy.
4.3 Trƣờng hợp 3:
Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T3 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Chánh Hưng ngày 10/6/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí giữa pha A và N phía
22kV của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 2,0 m,
2,5m, 3,0 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần trung tính 110kV.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50/

Hình 4.13 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 3-1

HVTH: Đào Vương Thiện Page 80


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.14 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 3-1

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 20 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 3,0 m tính
từ mặt đất.
Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Lưu động Bà Điểm ngày 30/5/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí giữa pha A và B phía
22kV của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 0,7 m,
1,5m, 2,0 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất cuộn tam giác hở.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.15 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 3-2

HVTH: Đào Vương Thiện Page 81


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.16 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 3-2

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu đỏ) = 72 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,5m tính
từ mặt đất.
Kết luận chung cho trƣờng hợp 3:
 Dạng sóng AE ở vị trí 1 tương ứng với hiện tượng phóng điện trong lõi
thép nhưng ở mức độ yếu,
 Cảm biến HFCT phát hiện xung phóng điện trong giới hạn theo dõi (t
< 8 ms).
 Có xuất hiện hồ quang bên trong máy với biên độ nhỏ.
 Kiểm tra lại PD trong vòng 3 tháng đối với cả 2 máy.
4.4 Trƣờng hợp 4:
Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 40
MVA) trạm biến áp Việt Thành ngày 10/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí giữa pha A và B phía
110kV của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 0,5m,
2,0 m, 2,8m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần trung tính 110kV.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

HVTH: Đào Vương Thiện Page 82


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.17 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 4-1

Hình 4.18 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 4-1

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 40 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,8m tính
từ mặt đất.
Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV- 63
MVA) trạm biến áp Bình Phú ngày 23/4/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo vị trí pha C phía 110kV

HVTH: Đào Vương Thiện Page 83


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

của MBA với các khoảng cách tương ứng so với mặt đất là 1,0 m, 2,0m,
2,5 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần trung tính 110kV.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50

Hình 4.19 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 4-2

Hình 4.20 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 4-2

b. Kết quả:
Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu đỏ) = 34 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,0 m tính
từ mặt đất.
Kết luận chung cho trƣờng hợp 4:
 Dạng sóng AE ở vị trí 1 tương ứng với hiện tƣợng rung lắc cơ khí, sóng
AE ở vị trí 2 phóng điện trong cuộn dây.
 Cảm biến HFCT phát hiện xung phóng điện đang hình thành, riêng vị

HVTH: Đào Vương Thiện Page 84


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

trí 2 trong giới hạn theo dõi (t < 8 ms).


 Kiểm tra lại PD trong vòng 3 tháng đối với cả 2 máy.
4.5 Trƣờng hợp 5
Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T2 (110/22kV-
40 MVA) trạm biến áp Việt Thành 2 ngày 10/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc trung tính phía cao áp của MBA
với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là 1,0 m, 2,0 m, 2,8 m,
cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần dây nới đất tam giác hở.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50.

Hình 4.21 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 5-1

b. Kết quả:
 Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu vàng) = 33µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,8
m tính từ mặt đất.
 Cảm biến HFCT phát hiện có phóng điện hồ quang trong MBA.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 85


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.22 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 5-1

Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV-


40 MVA) trạm biến áp Việt Thành 2 ngày 10/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt ngang pha B 110kV của MBA với
các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là 1,0 m, bên trái, bên phải
và ngay giữa pha B cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần dây nối đất
tam giác hở.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50.

Hình 4.23 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 5-2

HVTH: Đào Vương Thiện Page 86


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

HVTH: Đào Vương Thiện Page 87


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

b. Kết quả:
 Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE3 (màu vàng) = 21 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 1,0
m tính từ mặt đất và ngay pha B. Hình dạng sóng AE là rung lắc cơ khí
 Cảm biến HFCT phát hiện có xuất hiện hồ quang bên trong máy.

Hình 4.24 Dạng sóng của cảm biến AE có giá trị đo lớn nhất trường hợp 5-2

Kết luận chung cho trƣờng hợp 5:


 Dạng sóng AE ở vị trí 1, 2 tương ứng với hiện tƣợng rung lắc cơ khí,
 Cảm biến HFCT phát hiện phóng điện hồ quang trong máy.
 Kiểm tra lại PD trong vòng 3 tháng đối với cả 2 máy.
4.6 Trƣờng hợp 6
Vị trí đo số 1: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV-
16 MVA) trạm biến áp Bàu Đưng ngày 04/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo mặt hông bên trái nhìn từ
phía cao áp của MBA với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là
0,7 m, 1,5 m, 2,2 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần trung tính
phía cao áp.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 88


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

b. Kết quả:
 Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu vàng) = 750 µV, như vậy
điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao 2,2
m tính từ mặt đất. Hình dạng sóng AE giống như có hiện tượng rung lắc
cơ khí cơ khí nặng
 Cảm biến HFCT phát hiện khoảng cách xung PD trong giới hạn nguy
hiểm (t < 5 ms), đề xuất theo dõi liên tục, đo lại trong thời gian 1 tuần.

Hình 4.25 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 6-1(lần 1)

Vị trí đo số 2: Kiểm tra phóng điện cục bộ máy biến áp T1 (110/22kV-


16 MVA) trạm biến áp Bàu Đưng lần 2 ngày 11/7/2019.
a. Thông số đặt:
 Vị trí đặt cảm biến: cảm biến AE đặt dọc theo mặt hông bên trái nhìn từ
phía cao áp của MBA với các khoảng cách tương ứng là so với mặt đất là
0,7 m, 1,5 m, 2,2 m, cảm biến HFCT lắp vào dây nối đất gần trung tính
phía cao áp.
 Độ khuếch đại: AE: x500; HFCT: x50.
 Thông số đặt giống như lần đo trước (ngày 01/7/2019) nhằm theo dõi sự
phát triển của xung

HVTH: Đào Vương Thiện Page 89


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.26 Dạng sóng tất cả cảm biến - trường hợp 6-1 (lần 2)

b. Kết quả:
 Biên độ AE lớn nhất là của cảm biến AE2 (màu vàng) = 1942 µV, như
vậy điểm gần nguồn phát âm thanh bên trong máy tương ứng với độ cao
2,2 m tính từ mặt đất. Hình dạng sóng AE tương ứng có rung lắc cơ khí
lớn, có phóng điện với biên độ lớn tăng với lần đo trước .
 Cảm biến HFCT phát hiện xung PD trong giới hạn nguy hiểm (t<5ms), đề
xuất tách vận hành MBA ngay để kiểm tra, bảo trì.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 90


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

4.7 Một số vị trí hay phát sinh PD trong máy biến áp:
Phóng điện cục bộ trong các thiết bị điện cao áp thường thể hiện ở các
dạng:
 Phóng điện bề mặt,
 Phóng điện do vết nứt, bọt khí, khuyết tật,
 Sự không đồng nhất của điện môi,
 Đốt nóng và phản ứng hóa học.
Vì vậy, phóng điện cục bộ bên trong máy biến áp thường ở các vị trí phía
trên cuộn dây, gần chỗ đấu nối từ các bushing và cuộn dây; lớp dầu phía trên
máy biến áp nơi xuất hiện nhiều bọt khí khi máy vận hành với tải lớn làm dầu
sôi và đối lưu; gần bộ đổi nấc nơi thường xuất hiện hồ quang giữa các tiếp điểm,
đặc biệt là các chỗ uốn cong của các thanh dẫn bọc giấy cách điện (hình 4.28
đến hình 4.30).

Hình 4.27 Máy biến áp được rút ruột để sửa chữa

HVTH: Đào Vương Thiện Page 91


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

Hình 4.28 Vị trí phát hiện PD trên thân cuộn dây

Hình 4.29 Vị trí phát hiện PD dưới cuộn dây

Hình 4.30 Vị trí phát hiện tín hiệu AE do lõi thép ghép không sát, bị lệch

HVTH: Đào Vương Thiện Page 92


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Các nội dung đã thực hiện trong luận văn và các hạn chế:
5.1.1 Các vấn đề đã thực hiện trong luận văn:
 Hệ thống hóa các kiến thức về bản chất phóng điện cục bộ, phân loại các
phương pháp phát hiện phóng điện cục bộ dựa trên tính chất vật lý của
hiện tượng này.
 Tổng hợp các phương pháp phát hiện áp dụng cho từng thiết bị điện cụ
thể, so sánh các ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
 Khái quát về nguồn nhiễu và cách khắc phục khi thực hiện kiểm tra
phóng điện cục bộ.
 Sơ lược về tình hình thực hiện kiểm tra phóng điện cục bộ trong Tổng
công ty điện lực TPHCM.
 Giới thiệu thiết bị phát hiện phóng điện cục bộ cho máy biến áp hiệu
Power PD - TP500A và chương trình phân tích dữ liệu đo; sử dụng phần
mềm TP500 ME phân tích dữ liệu thu thập từ hiện trường.
5.1.2 Các vấn đề hạn chế:
 Ảnh hưởng của phóng điện cục bộ trên cách điện là vấn đề đã được nhiều
nước tiên tiến trên thế giới nghiên cứu từ nhiều năm trước, do đó các vấn
đề về bản chất, phương pháp kiểm tra phát hiện, tiêu chuẩn áp dụng được
đề cập trong luận văn đều mang tính kế thừa, tiếp thu những kiến thức đã
có, không bao hàm những phát hiện mới, mang tính đột phá trên phạm vi
cả nước và quốc tế.
 Do tính an ninh cao và có ảnh hưởng lớn đối với vận hành lưới điện,
những công trình điện như trạm biến áp rất hạn chế tiếp cận đối với
những cá nhân ngoài danh sách nhân lực vận hành trạm, do đó việc tham
quan, tham gia công tác thực tế ngoài hiện trường gặp nhiều khó khăn
ngay cả với nhân viên trong ngành; dẫn đến việc thu thập tài liệu tham
khảo, kinh nghiệm thực tế cũng bị giới hạn.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 93


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

5.2 Hƣớng phát triển của luận văn:


5.2.1 Về mặt học thuật:
 Dựa trên những kiến thức đã tích lũy trong quá trình thực hiện luận văn,
tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn vể chuyên đề phóng điện cục bộ với
những thiết bị điện khác, cập nhật thêm những kiến thức, công nghệ mới
từ các đơn vị bạn trong nước cũng như nước ngoài.
 Nghiên cứu áp dụng những chương trình ứng dụng lý thuyết mờ, trí tuệ
nhân tạo để hỗ trợ công tác phân tích, xử lý dữ liệu đo từ hiện trường,
giảm phụ thuộc vào ý kiến chủ quan, kinh nghiệm và khả năng phân tích
của các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật thực hiện công tác thử nghiệm,
chẩn đoán.
 Nghiên cứu chương trình tính toán điện trường như Comsol Physics 5.0
để kết hợp dữ liệu đo tính điện trường tại những điểm có kết quả đo bất
thường, tiên đoán xu hướng phát triển của PD.
5.2.2 Về mặt ứng dụng:
Những tư liệu thu thập trong quá trình thực hiện luận văn giúp tác giả có
hiểu biết sâu hơn về một trong những chuyên đề kiểm tra, chẩn đoán thiết bị của
Tổng công ty, từ đó tạo cơ sở giúp tác giả tham gia vào công tác biên soạn,
thẩm định tài liệu nội bộ (bồi huấn, sát hạch, báo cáo…), xây dựng các quy trình
kiểm tra, quy trình sử dụng thiết bị, góp ý lựa chọn công nghệ phù hợp với từng
loại thiết bị của Tổng công ty. Ngoài ra, với mong muốn đóng góp cho mục tiêu
tự đào tạo, nâng cao kiến thức trong cán bộ, nhân viên, tác giả hy vọng luận văn
này sẽ chia sẻ như một trong những tài liệu tham khảo trong thư viện điện tử
của Tổng công ty điện lực TPHCM.
5.3 Kết luận và kiến nghị:
5.3.2 Kết luận:
 Phóng điện cục bộ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây suy
giảm cách điện của thiết bị điện, nó diễn ra trong quá trình lâu dài trước
khi gây sự cố phóng điện đánh thủng hoàn toàn cách điện. Nguyên nhân

HVTH: Đào Vương Thiện Page 94


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

gây ra phóng điện cục bộ thường bắt đầu từ những khiếm khuyết trong
quá trình chế tạo hoặc sai sót trong quá trình thi công, lắp đặt, bảo trì, vận
hành.
 Hiểu rõ bản chất và nguyên nhân gây nên phóng điện cục bộ sẽ góp phần
giảm thiểu sự cố do hiện tượng này.
 Kiểm tra phóng điện cục bộ là phương pháp thử nghiệm không phá hủy,
không làm xấu đi tình trạng cách điện của thiết bị và có thể thực hiện trên
thiết bị đang vận hành, từ đó có thể chẩn đoán sớm nguy cơ và phạm vi
xảy ra sự cố.
 Việc lựa chọn phương pháp phát hiện PD phù hợp với từng loại thiết bị
điện sẽ nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chẩn đoán.
 Với yêu cầu vận hành hệ thống điện đảm bảo các chỉ số chất lượng điện
năng mà Tổng công ty điện lực TPHCM phải thực hiện, công tác kiểm tra
phóng điện cục bộ máy biến áp theo phương pháp kết hợp dữ liệu DGA,
phân tích tín hiệu từ cảm biến AE, HFCT đang được áp dụng hiện nay là
thích hợp và hiệu quả.
5.3.3 Kiến nghị:
 Cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác chẩn đoán, kiểm tra phóng
điện cục bộ trong vận hành trạm biến áp, cụ thể là trang bị thêm các bộ
thử nghiệm, các phụ kiện thay thế (tổ kiểm tra – chẩn đoán hiện nay chỉ
có 1 máy thử nghiệm vận hành đã 05 năm, hư 01 cảm biến AE).
 Tăng cường số lượng nhân lực, bồi huấn chuyên sâu, nâng cao kiến thức
cho đội ngũ chuyên gia, nhân viên thực hiện kiểm tra trước tình hình số
lượng máy biến áp đưa vào vận hành ngày càng nhiều (nhân lực trực tiếp
công tác hiện nay chỉ có 04 người, đảm nhiệm cả kiểm tra cho máy biến
áp và tủ đóng cắt hợp bộ 24 kV tại các trạm dẫn đến quá tải công việc cho
bản thân nhân viên và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra thiết bị).
 Đầu tư hạ tầng cho chẩn đoán phóng điện cục bộ online (trang bị thêm
các modul để tích hợp vào chức năng giám sát vận hành thiết bị, tương tự
HVTH: Đào Vương Thiện Page 95
Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

như kiểm soát các thông số vận hành của máy biên áp như điện áp, công
suất, nhiệt độ, vị trí nấc…).
 Tăng cường thực hiện công tác bảo trì theo điều kiện vận hành (CBM –
Condition – Based Maintenance) với máy biến áp nói riêng và các thiết bị
điện nói chung để bảo trì kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm,
các thông số tới hạn chứ không chờ đến đúng thời hạn định kỳ, đồng thời
cũng hạn chế những tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào thiết bị trong quá
trình bảo dưỡng

HVTH: Đào Vương Thiện Page 96


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] IEC 60270 - High-voltage test techniques - Partial discharge measurements.


[2] Diagnosis and Testing complete 2012-detailed (SEBA KMT).
[3] Cross-equipment Evaluation of Partial Discharge Measurement and Dianosis
Techniques in Electric Power Apparatus for Transmission and
Distribution.(Masayuki Hikita/ Shigemitsu Okabe).
[4] On-site Transformer Partial Discharge Dianosis (Detlev W.Gross/Markus
Soeller).
[5] On-line Transformer Diagnostic Methods Synergy Based on Discharge and
Vibration Events Measurements and Location
(Y.P.Arsenov/I.V.Yarosenko/A.V. Andreev/G.Noe).
[6] A measurement technique to identify and locate partial discharge in
transformer with AE and HFCT (Urairat Fuangsoongnern/Winai Plueksawan ).
[7] Review of Partial Discharge Monitoring techniques used in High Voltage
Equipment (R. Schwarz, T. Judendorfer*, M. Muhr - 2008).
[8] Online Partial Discharge Detection and Location Techniques for Condition
Monitoring of Power Transformers: A Review (A. Santosh Kumar1*, Dr. R.P.
Gupta1, Dr. K. Udayakumar,2 A.Venkatasami - 2008).
[9] On-Line Partial Discharge (PD) Diagnostic System User‟s Manual.
[10] Một số giải pháp trong công tác thí nghiệm chẩn đoán ngăn ngừa sự cố
máy biến áp ( Phạm Hữu Nhân, Nguyễn Sỹ Chương, Phan Nam Thanh, Hồng
Mạnh Quang, Nguyễn Trường Hải, Nguyễn Sỹ Huy Cường - 2014)
[11] Các báo cáo về tình hình vận hành lưới điện của Công ty Lưới điện Cao thế
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM 2019.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 97


Luận văn thạc sĩ CBHD: TS. Huỳnh Quốc Việt

LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA NGƢỜI THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Họ tên: Đào Vương Thiện.


Năm sinh: 03/11/1970. Nơi sinh: Sài Gòn.
Địa chỉ liên lạc: 180 Đinh Tiên Hoàng P ĐaKao Q1 TPHCM.
Số điện thoại: 0913 931 449.
Quá trình đào tạo:
 1997 - 2002: Học Đại học Bách Khoa TPHCM – ngành Điện Công
nghiệp.
 2013 – 2016: Học Đại học Công nghệ TPHCM – Văn bằng 2 Công nghệ
Thông tin.
 2016 – nay: Học Cao học Đại học Bách Khoa TPHCM – ngành Kỹ thuật
điện.
Quá trình công tác:
 Nhân viên thử nghiệm các thiết bị đóng cắt trung hạ thế - Công ty Thí
nghiệm điện lực TPHCM.
 Nhân viên thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo lường - Công ty Thí nghiệm
điện lực TPHCM
 Nhân viên thử nghiệm thiết bị cao thế - Công ty Thí nghiệm điện lực
TPHCM.
 Nhân viên thử nghiệm relay, mạch nhị thứ - Công ty Thí nghiệm điện lực
TPHCM.
 Chuyên viên đấu thầu thiết bị và trạm biến áp - Ban Quản lý Đấu thầu -
Tổng công ty điện lực TPHCM.
 Chuyên viên đào tạo kỹ thuật điện - Ban Tổ chức và Nhân sự - Tổng công
ty điện lực TPHCM.

HVTH: Đào Vương Thiện Page 98

You might also like