Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

 Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc

lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người.
TẤN THI
+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và
lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy
mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà
chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng
động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm
trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm. + Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác
phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình
yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ
nhõm….”.

+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện
được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời
yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.
Mine

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về
nội dung câu chuyện.

 Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung
câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
 Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ
niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến
tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.
=> Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng
định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm

2. Nghệ thuật kể chuyện

– Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay
động đến bình dị
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật,
cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập
tràn khi gặp lại người bà.

+ Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người
đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được
tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu
từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Giá trị nghệ thuật


 Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.
 Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, thấm thía
 Đặc tả tâm lý nhân vật
 Văn xuôi giàu chất thơ
- Ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu:
+ Nhẹ nhàng, trong sáng, mềm mại.
+ Giọng điệu tâm tình, giàu cảm xúc.
+ Tận dụng phép so sánh để miêu tả, tái hiện không gian, con người.
=> Tạo nên một tác phẩm nhẹ nhàng mà ý nghĩa, giàu cảm xúc, mang đậm chất
thơ, chất trữ tình.
Không chú trọng khai thác nhiều các tình tiết, sự kiện- một dấu hiệu đặc trưng của truyện ngắn,
sức hấp dẫn trong các sáng tác Thạch Lam là ở chiều sâu của thế giới nội tâm, những trạng
thái xúc cảm tinh tế của con người.
Trong truyện "Dưới bóng hoàng lan", dư vị trữ tình tỏa ra từ không gian trong lành, mát rượi,
thoảng hương ngọc lan, từ những câu đối đáp khẽ khàng của các nhân vật và tên gọi là những
thanh không dấu (Nga - Thanh), đặc biệt là ở các cảm giác yên bình dịu ngọt trong tâm hồn
Thanh- người vừa từ chốn thị thành ồn ã trở về. Truyện mở đầu bằng cảm giác xúc động đến
nghẹn giọng" khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xá bước chân vào ngôi nhà mát rượi của
bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương
ngọc lan dịu ngọt của phảng phất đâu đây đã đem đến chàng sự nhẹ nhõm, "tươi mát như tắm
suối".
Thạch Lam không đi sâu miêu tả chi tiết về cuộc đời, số phận mà chỉ dựng lên những cảnh ngộ
để qua đó làm nối bật tâm trạng của nhân vật.
Bút pháp của nhà vănthiên về dựng cảnh hơn là kể chuyện.
Với một vài câu văn miêu tả, những cảnh đời của bức tranh sinh hoạt hiện lên trong khoảng
khắc ngắn ngủi và lưu lại trong dòng suy tưởng của nhân vật chính. Từ đó vẻ đẹp tâm hồn của
nhân vật được thể hiện tinh tế và sâu sắc.
Chất thơ trong truyện Thạch Lam không chỉ có ở những khung cảnh thơ mộng, đẹp đẽ gợi xúc
cảm lòng người, mà còn được tỏa ra từ những gì bình thường nhất. Với Thạch Lam, "cái đẹp
man mác khắp trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường.
Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo
và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học về trông nhìn".
Cảnh sắc tự nhiên hay khung cảnh sinh hoạt trong "Gió lạnh đầu mùa", "Hai đứa trẻ" và "Dưới
bóng hoàng lan" đều hết sức gần gũi quen thuộc. Tuy nhiên, trong khi bài trí, sắp xếp chi tiết,
hình ảnh nhà văn đã chí ý chọn một "điểm nhấn". Điểm nhấn ấy có thể là một sự việc, một
cảnh sắc hay một hương vị được các nhân vật nhận biết bằng trực cảm và sự tự nhận biết ấy
gợi dẫn biết bao xúc cảm, thức dậy những vùng ký ức đẹp đẽ.
Thế giới nhân vật trong truyện Thạch Lam thường nặng lòng với quá khứ, một quá khứ êm đềm
và đẹp đẽ. Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chỉ cần một dấu hiệu nào đấy của cảnh, việc là có
thể gợi dậy trong lòng họ biết bao nỗi niềm.
Đặc trưng lớn nhất của truyện ngắn là cốt truyện, song Thạch Lam đã không ngần ngại loại
bỏ cốt truyện trong các tác phẩm của mình, điều này khiến truyện ngắn của ông mềm mại đi
rất nhiều. Không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết,
sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn
đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện
với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường
như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình của những kí ức.
Nhà văn không ngừng để các nhân vật xuôi theo dòng cảm xúc, không ngăn cản mạch đập
của họ, không có sự gò bó khuôn khép, tất cả như tuôn trào dưới đầu ngọn bút. Tựa như nhà
văn đang để cho những nhân vật tự kể lại câu chuyện của chính mình. Tác phẩm của ông có
sự ảnh hưởng rất lớn của tư duy cảm xúc, được dẫn dắt bởi cảm xúc. Hay nói các khác cốt
truyện trong các truyện ngắn của Thạch Lam thường đơn giản, song lại đậm chất trữ tình
khiến người đọc không thể rời mắt.

Main product:

1.Nhan đề:

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung
câu chuyện.

 Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu
chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
 Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm
đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong
sáng của Thanh và Nga.
=> Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò
của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm
2. Nghệ thuật kể chuyện:
-Trong truyện "Dưới bóng hoàng lan", dư vị trữ tình tỏa ra từ không gian trong lành, mát
rượi, thoảng hương ngọc lan, từ những câu đối đáp khẽ khàng của các nhân vật và tên gọi
là những thanh không dấu (Nga - Thanh), đặc biệt là ở các cảm giác yên bình dịu ngọt
trong tâm hồn Thanh- người vừa từ chốn thị thành ồn ã trở về. Truyện mở đầu bằng cảm
giác xúc động đến nghẹn giọng" khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xá bước chân vào
ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc
ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt của phảng phất đâu đây đã đem đến chàng sự nhẹ
nhõm, "tươi mát như tắm suối".
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải
qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại
người bà.

+Tuy không chú trọng khai thác nhiều các tình tiết, sự kiện- một dấu hiệu đặc trưng của
truyện ngắn, sức hấp dẫn trong các sáng tác Thạch Lam là ở chiều sâu của thế giới nội
tâm, những trạng thái xúc cảm tinh tế của con người.

-Đặc trưng lớn nhất của truyện ngắn là cốt truyện, song Thạch Lam đã không ngần ngại
loại bỏ cốt truyện trong các tác phẩm của mình, điều này khiến truyện ngắn của ông mềm
mại đi rất nhiều. Không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những
tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều
này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời
sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi
ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là
hành trình của những kí ức.

=>Thạch Lam không đi sâu miêu tả chi tiết về cuộc đời, số phận mà chỉ dựng lên những
cảnh ngộ để qua đó làm nối bật tâm trạng của nhân vật=> Phong cách văn học đặc
trưng của nhà văn Thạch Lam ( Hà Nội băm sáu phố phường, Nắng trong vườn,…

– Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động
đến bình dị

3.Ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu:


+ Nhẹ nhàng, trong sáng, mềm mại.
+ Giọng điệu tâm tình, giàu cảm xúc.
+ Tận dụng phép so sánh để miêu tả, tái hiện không gian, con người.
+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình, ngôn ngữ nhẹ nhàng trong sáng mà có đôi phần mềm mại để miêu
tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi
đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao
giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng
động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm
trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm. + Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác
phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình
yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ
nhõm….”.
+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện
được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời
yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.
=> Tạo nên một tác phẩm nhẹ nhàng mà ý nghĩa, giàu cảm xúc, mang đậm chất thơ, chất
trữ tình.
-Bút pháp của nhà vănthiên về dựng cảnh hơn là kể chuyện, dùng phong cảnh để nói lên
tâm trạng cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật.

- Chất thơ trong truyện Thạch Lam không chỉ có ở những khung cảnh thơ mộng, đẹp đẽ
gợi xúc cảm lòng người, mà còn được tỏa ra từ những gì bình thường nhất: “trên con
đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa
theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.”.
-Với một vài câu văn miêu tả, những cảnh đời của bức tranh sinh hoạt hiện lên trong
khoảng khắc ngắn ngủi và lưu lại trong dòng suy tưởng của nhân vật chính. Từ đó vẻ đẹp
tâm hồn của nhân vật được thể hiện tinh tế và sâu sắc.
- Nhà văn Thạch Lam đã từng bình phẩm rằng :, "cái đẹp man mác khắp trong vũ trụ,
len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn
là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự
vật, cho người khác một bài học về trông nhìn".

Giá trị nghệ thuật của văn bản:

 Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.


 Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, thấm thía
 Đặc tả tâm lý nhân vật
 Văn xuôi giàu chất thơ

You might also like