SPLSDL 2024 LSTG CAN DAI Gioi Thieu Hoc Phan

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Học phần: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

A. THÔNG TIN CHUNG


1. GV xây dựng đề cương: ThS. Hồ Thanh Tâm
ThS. Trần Thị Ngọc Hân
2. GV phụ trách giảng dạy: ThS. Hồ Thanh Tâm
Email: tamht@hcmue.edu.vn
Điện thoại: 0939894727
B. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN
1. Trình bày được nội dung các vấn đề vấn đề trọng yếu của lịch sử thế giới trong các
thế kỷ XVI - đầu XX.
2. Giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong học phần.
3. Phân tích được nguyên nhân - hệ quả các vấn đề vấn đề trọng yếu của lịch sử thế
giới trong các thế kỷ XVI - đầu XX.
4. Phát hiện những mâu thuẫn trong lập luận, những những nội dung cần điều chỉnh,
cập nhật của học phần.
5. Thực hiện nghiên cứu một vấn đề thuộc phạm vi nội dung lịch sử thế giới trong
các thế kỷ XVI - đầu XX
C. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1. Các cuộc cách mạng ở châu Âu - Bắc Mỹ
1.1. Thời đại Khai sáng
1.2. Cách mạng Anh
1.3. Cách mạng Hoa Kỳ
1.4. Đại Cách mạng Pháp
Chương 2. Cách mạng Công nghiệp
2.1. Cách mạng Công nghiệp tại Anh
2.2. Cách mạng Công nghiệp phát triển
2.3. Tác động của cách mạng Công nghiệp (kinh tế, đô thị hóa, chuyển đổi tầng lớp xã
hội)
2.4. Những vấn đề của thời đại Công nghiệp
2.5. Tư tưởng Chủ nghĩa Xã hội
Chương 3. Chủ nghĩa Đế quốc: Hoạt động xâm lược và phản ứng của một số nước
châu Á
3.1. Khái quát về Chủ nghĩa Đế quốc
3.2. Quá trình xâm lược và thiết lập nền đô hộ của chủ nghĩa Đế quốc phương Tây
3.3. Phản ứng của một số nước châu Á trước ý đồ, hành động xâm lược của các Đế quốc
phương Tây
Chương 4. Chủ nghĩa dân tộc và Đệ nhất Thế chiến
4.1. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc sau chiến tranh Napoleon
4.2. Vấn đề Balkan và Pan-Slavism
4.3. Đệ nhất Thế chiến
D. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Buổi 1: Giới thiệu học phần
Buổi 2: 1.2. Cách mạng Anh
Buổi 3: 1.3. Cách mạng Hoa Kỳ
Buổi 4: 1.4. Đại Cách mạng Pháp
Buổi 5: 1.4. Đại Cách mạng Pháp (tt) - Triển khai bài tập giữa học phần
Buổi 6: Thời đại Khai sáng - Tổng kết chương 1. Các cuộc cách mạng ở châu Âu - Bắc
Mỹ
Buổi 7: Chương 2. Cách mạng Công nghiệp
Buổi 8: Chương 2. Cách mạng Công nghiệp (tt)
Buổi 9: 3.1. Khái quát về Chủ nghĩa Đế quốc
3.2. Quá trình xâm lược và thiết lập nền đô hộ của chủ nghĩa Đế quốc phương
Tây
Buổi 10: 3.3. Phản ứng của một số nước châu Á trước ý đồ, hành động xâm lược của các
Đế quốc phương Tây
Buổi 11: Chương 4. Chủ nghĩa dân tộc và Đệ nhất Thế chiến
Buổi 12: Tổng kết
E. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
- Điểm 10%: Điểm danh
- Điểm 30%: Bài tập giữa học phần (thực hiện theo nhóm 3-5 thành viên) - Chủ đề: Nghệ
thuật thời Cận đại.
- Điểm 60%: Vấn đáp (Xem “HƯỚNG DẪN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN”)
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình

1. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng. (2008). Lịch sử Thế giới Cận đại. Hà Nội:
NXB Giáo dục
2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai
Phú Phương. (2008). Lịch sử Thế giới Cận đại, Tập I, Hà Nội: NXB Đại học Sư
phạm
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai
Phú Phương. (2011). Lịch sử Thế giới Cận đại, Tập II. Hà Nội: NXB Đại học
Sư phạm.
Tài liệu hỗ trợ
4. Cơ quan thông tin Mỹ (2004). Lược sử nước Mỹ (An Outline of American
History). TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
5. Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey.
Texas: Holt, Rinehart and Winston.
6. Lê Phụng Hoàng. (2005). Các bài giảng chuyên đề Lịch sử Tây Âu và Hoa Kỳ,
Tập I, Tập II. TP. Hồ Chí Minh: Tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
7. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western
Society. Boston, MA: Houghton Mifflin.
Trang web có thể sử dụng
http://nghiencuuquocte.org/
https://www.coursera.org/
HƯỚNG DẪN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử Thế giới Cận đại


Giảng viên phụ trách: ThS. Hồ Thanh Tâm
Liên hệ: 0939894727/ tamht@hcmue.edu.vn
Phần 1. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM - 6.0 điểm
a. Yêu cầu
Mỗi thí sinh sẽ chọn ngẫu nhiên và chia sẻ quan điểm (lập luận và dẫn chứng) về một
trong các vấn đề.
Thí sinh sẽ có 10-15 phút chuẩn bị cho phần thi này.
b. Nội dung
Vấn đề 1.
Phân tích quá trình xác lập vị thế của Nghị viện trong sinh hoạt chính trị tại Anh trong thế
kỷ XVII.
Vấn đề 2.
Phân tích mối liên hệ giữa sự không phân chia ruộng đất sau cách mạng với quá trình
phát triển của nền kinh tế TBCN tại Anh trong các thế kỷ XVII-XVIII (sử dụng trường
hợp cách mạng công nghiệp để phân tích).
Vấn đề 3.
Cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1774-83) và Hiến pháp Hoa Kỳ (1789) đã xác lập các giá trị gì
cho văn minh nhân loại?
Vấn đề 4.
Bạn có đánh giá gì về Nền chuyên chính Jacobins (1793-94)?
Vấn đề 5.
Từ trường hợp của các cuộc cách mạng Anh (1642-89), Hoa Kỳ (1774-83), Pháp (1789-
99), hãy lý giải tại sao tự do và dân chủ là các giá trị cần được gìn giữ và lan tỏa?
Hãy lựa chọn 02 sự kiện để làm cơ sở cho lập luận.
Vấn đề 6.
Các vấn đề (problems) nào đã nảy sinh trong thời đại công nghiệp? Hãy chọn và bình
luận về một tư tưởng đã được đề xuất để giải quyết một trong các vấn đề đó.
Vấn đề 7.
Từ trường hợp của cuộc Duy tân Minh Trị (1868-1912), hãy nêu các điều kiện để có thể
tiến hành duy tân đất nước thành công trong bối cảnh Đông Á thế kỷ XIX.
Vấn đề 8.
Theo em, Học thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên có đáp ứng yêu cầu của tình hình Trung
Quốc vào thế kỷ XIX không? Cách mạng Tân Hợi (1911) đã thực hiện được nội dung nào
trong Học thuyết Tam dân?
Vấn đề 9.
Theo em, bất bạo động có phải là xu hướng đấu tranh phù hợp trong phong trào giải
phóng dân tộc tại Ấn Độ không? Tại sao? Xu hướng này có thể lan tỏa đến phong trào
giải phóng dân tộc ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Á vào thế kỷ XIX không?
Hãy chọn 1 quốc gia để làm cơ sở phân tích các luận điểm.
Vấn đề 10.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xuất hiện của Chủ nghĩa dân tộc trong thế kỷ XIX? Sự
xuất hiện của CNDT đã dẫn đến các hệ quả nào trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX.
Phần 2. SỰ KIỆN LỊCH SỬ - 2.0 điểm
Mỗi thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi của giám khảo về các sự kiện lịch sử cơ bản, gồm: các
cuộc cách mạng Anh (1642-89), Hoa Kỳ (1774-83, 1789), Pháp (1789-99); cách mạng
công nghiệp (1750-1850); lý thuyết về Chủ nghĩa Đế quốc; Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ vào thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Đệ nhất thế chiến (1914-18).
Các sự kiện sẽ được hỏi ở dạng niên biểu. Sinh viên có thể mở rộng, phân tích tùy theo
khả năng.
Phần 3. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU - 2.0 điểm
Lưu ý: sinh viên có thể từ chối thực hiện phần thi này.
a. Yêu cầu
Mỗi nhóm nhóm sinh viên (không quá 3 thành viên) sẽ chọn một vấn đề thuộc phạm vi
học phần Lịch sử Thế giới Cận đại và lập thuyết minh ý tưởng nghiên cứu.
Filename: 2024 SPLSDL Ho ten nguoi thuc hien
Thí sinh sẽ nộp file về email của lớp trưởng để lớp trưởng tổng hợp và gửi đến giảng viên
trước ngày thi vấn đáp.
Thí sinh sẽ in và nộp bản giấy tại phòng thi.
b. Mẫu thuyết minh
Bài tập kết thúc học phần “LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI” - Năm học: 2023-24
Giảng viên phụ trách: ThS. Hồ Thanh Tâm
Thông tin cá nhân
Họ tên: MSSV:
ĐT: Email:

Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


1. Tên Đề tài/ Dự án/ Ý tưởng: ABC
2. Tóm tắt nội dung của dự án/ ý tưởng (không quá 400 chữ)
Abc
3. Phác thảo cấu trúc:
1.
1.1.
1.1.1.
….
2.
2.1.
….
4. Tài liệu tham khảo:
[Trình bày theo chuẩn APA]
Định dạng
Font: Times New Roman; Size: 14
First line: 1 cm; Spacing: 8 pt Before, 0 pt After Line Spacing: Single
Khổ giấy A4. Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 3 cm; Right: 2cm
Filename: 2024 SPLSDL Ho ten nguoi thuc hien

You might also like