Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ– LUẬT

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Tên đề tài: Xây dựng, phát triển và truyền thông một thương hiệu nước ngoài.

Tên sinh viên: Lê Đỗ Duy Thái


Trình độ đào tạo: Đại học Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Truyền thông đa phương tiện.
Khoá học: 2022-2023 Lớp: DH22QTT
Giảng viên hướng dẫn: Nghiêm Phúc Hiếu

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 5 năm 2024


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THI 1
1. Hình thức: (1.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Kỹ năng trình bày: (1.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Nội dung báo cáo:
3.1. Cơ sở lí luận về đề tài cần nghiên cứu: (2.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.2. Phân tích thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu: (4.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị: (2.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đánh giá kết quả:
Điểm số:
Điểm chữ: ________________________________
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày …. tháng … năm 202…
Giảng viên chấm thi 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THI 2
1. Hình thức: (1.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Kỹ năng trình bày: (1.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Nội dung báo cáo:
3.1. Cơ sở lí luận về đề tài cần nghiên cứu: (2.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.2. Phân tích thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu: (4.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị: (2.0 điểm)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đánh giá kết quả:
Điểm số:
Điểm chữ: ________________________________
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày …. tháng … năm 202…
Giảng viên chấm thi 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SPOTIFY.....................................................3

1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................3

1.2. Nghiên cứu thị trường.............................................................................................4

1.2.1. Khách hàng của Spotify – Nền tảng streaming................................................4

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh............................................................................................8

1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi1.......................................................................11

1.3.1. Tầm nhìn.........................................................................................................11

1.3.2. Sứ mệnh..........................................................................................................11

1.3.2 Giá trị cốt lõi...................................................................................................12

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SPOTIFY..........................................12

2.1. Hệ thống nhận diện..............................................................................................12

2.1.1. Logo; Màu sắc; Phong chữ.............................................................................12

2.1.2. Slogan.............................................................................................................13

2.1.3. Giao diện Spotify............................................................................................14

2.2. Chiến lược thương hiệu.........................................................................................15

2.2.1. Tập trung vào trải nghiệm người dùng...........................................................15

2.2.2. Giá cả hợp lý..................................................................................................16

2.2.4. Xây dựng cộng đồng người dùng...................................................................16

2.2.5. Mở rộng sang các thị trường mới...................................................................16

2.2.6. Đầu tư vào công nghệ.....................................................................................17


2.2.7. USP.................................................................................................................17

2.3. Định vị thương hiệu..............................................................................................18

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG.............................................................19

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT..................................................................................................23

4.1. Ưu điểm.................................................................................................................23

4.2. Nhược điểm...........................................................................................................23

4.3. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................25


Mục lục Bảng biểu

Bảng 1. 1 So sánh Spotify và Apple..................................................................................8


Bảng 2. 1. So sánh bảng Web và App..............................................................................14
Bảng 2. 2 So sánh các Thương hiệu.................................................................................18
Mục lục Hình:

Hình 1. 1 Bên trái Daniel Ek và bên phải Martin Lorentzon.............................................3


Hình 1. 2. Các gói nghe nhạc của Spotify..........................................................................6
Hình 1. 3. Spotify và Apple Music.....................................................................................8
Hình 2. 1 Logo Spotify.....................................................................................................12
Hình 2. 2 Bản app.............................................................................................................15
Hình 2. 3 Bản web............................................................................................................15
Hình 2. 4 Sơ đồ định vị thương hiệu................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, ngành công nghiệp âm nhạc cũng đã
có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thay vì mua đĩa CD hay tải nhạc từ máy tính,
người dùng giờ đây có thể thưởng thức âm nhạc mọi lúc mọi nơi thông qua các dịch vụ
streaming như Spotify, iTunes, Musixmatch, YouTube Music,…
Và trong đề tài lần này, “Phân tích xây dụng, phát triển và truyền thông một thương hiệu
nước ngoài”, em chọn thương hiệu Spotify để phân tích. Bởi:
+ Đây là một trong những nền tảng streaming âm nhạc phổ biến nhất thế giới, với hơn
433 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tính đến năm 2023.
+ Tập trung vào trải nghiệm người, cung cấp thư viện âm nhạc khổng lồ và kết nối
người dùng với nghệ sĩ yêu thích. Đồng thời cho phép người dùng cá nhân hóa thư viện
âm nhạc của mình, tuy nhiên chỉ áp dụng cho các gói Premium.
+ Các chiến dịch Marketing cũng tập trung hoàn toàn vào yếu tố cá nhân hóa, nổi bật là
Spotify Wrapped.
-> Nền tảng này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức mọi người thưởng thức
âm nhạc, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho các nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc.
Bài tiểu luận này sẽ đi sâu tìm hiểu về chiến lược của Spotify. Em sẽ phân tích những
yếu tố đã góp phần tạo nên thành công của Spotify, đồng thời đưa ra các ưu điểm, nhược
điểm cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

7
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Nghiêm Phúc Hiếu đã dành thời gian
xem xét bài tiểu luận của em về chủ đề “Xây dựng, phát triển và truyền thông thương
hiệu nước ngoài”.
Qua bài tiểu luận này, em học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về tầm quan trọng của
thương hiệu trong nền kinh doanh quốc tế.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nghiêm Phúc Hiếu trong
khoảng thời em học tập với thầy.
Tuy bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, em mong nhận được những góp ý quý báu từ Giảng
viên để hoàn thiện hơn trong tương lai.

8
CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SPOTIFY.
1.1. Lịch sử hình thành
- Spotify, cái tên thống trị ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến hiện nay, sở hữu một
hành trình đầy thú vị và nhiều thăng trầm:
- Khởi đầu (2002 - 2006):
Ý tưởng Spotify được thai nghén bởi Daniel Ek, một kỹ sư phần mềm người Thụy Điển,
với mong muốn giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến và mang đến
trải nghiệm nghe nhạc hợp pháp, tiện lợi cho người dùng.
Năm 2002, Ek thành lập công ty Stardoll, nơi anh phát triển kỹ năng kinh doanh và kết
nối với những nhà đầu tư tiềm năng.
Năm 2006, Ek cùng với Martin Lorentzon, đồng sáng lập Tradedoubler, chính thức
thành lập Spotify tại Stockholm, Thụy Điển.

Hình 1. 1 Bên trái Daniel Ek và bên phải Martin Lorentzon

Giai đoạn thử thách (2006 - 2008):


Spotify dành hai năm để đàm phán bản quyền với các hãng thu âm, nghệ sĩ và nhà xuất
bản âm nhạc, đây là khoảng thời khó khăn và tốn kém nhất đối với thương hiệu. Bởi ở
thời gian đương thời, Spotify phải đối đầu với một ông lớn khác, là nền tảng web nghe và
tải nhạc lậu nhưng lại có lược truy cập khủng nhất Thụy Điển. Các nghệ sĩ từ chối bán
bản quyền cho Spotify bởi danh tiếng của họ trên các nền tảng lậu đang rất thịnh hành và
họ không tự tin trên nền tảng vừa nghe nhạc miễn phí vừa mới như Spotify.
Tháng 10/2008, sau bao lần đàm phán, Spotify đã được ra mắt phiên bản beta giới hạn
tại Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Vương quốc Anh và Ireland.

9
Vươn lên và bứt phá (2009 - 2016):
Đến tháng 2/2009, Spotify chính thức ra mắt phiên bản miễn phí với quảng cáo và dịch
vụ trả phí Spotify Premium.
Nền tảng nhanh chóng thu hút lượng người dùng khổng lồ nhờ kho nhạc khủng, giao
diện thân thiện dễ dùng và trải nghiệm nghe nhạc mượt mà.
Spotify mở rộng thị trường sang các quốc gia khác như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa
Kỳ.
Năm 2016, Spotify đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, đánh dấu cột mốc
quan trọng trong hành trình phát triển.
Vươn tầm thế giới và đối mặt cạnh tranh (2017 - nay):
Spotify tiếp tục mở rộng thị trường sang các quốc gia mới, bao gồm Việt Nam năm
2018.
Và khi lớn mạnh, Spotify chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với các hãng lớn như
Apple Music, Tidal và YouTube Music.
Tuy vậy, thương hiệu này vẫn bình tĩnh, đi theo định hướng ban đầu đã đề ra là tập trung
vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng, phát triển các tính năng mới và đầu tư vào nội
dung độc quyền.
Năm 2023, Spotify đạt hơn 433 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, trở thành nền
tảng streaming âm nhạc phổ biến nhất thế giới.
-> Lịch sử hình thành Spotify là minh chứng cho sự sáng tạo, kiên trì và tầm nhìn của
những nhà sáng lập. Nền tảng này đã thay đổi cách thức mọi người thưởng thức âm nhạc
và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.
1.2. Nghiên cứu thị trường
1.2.1. Khách hàng của Spotify – Nền tảng streaming.

- Đối với nền tảng nghe nhạc như Spotify, các đối tượng khách hàng của họ không khó
để nhận thấy sẽ là người dùng cá nhân (chiếm đa số), doanh nghiệp (ví dụ: các bên cung
cấp sản phẩm âm nhạc, mạng internet, sản phẩm công nghệ,…)
a. Người dùng cá nhân:

10
- Vì là nền tảng âm nhạc có tầm ảnh hưởng quốc tế, Spotify có đa dạng ngôn ngữ cũng
như các thể loại nhạc, nên đối tượng khách hàng cá nhân ở đây là từ 13 tuổi trở lên, tập
trung dưới 35 tuổi, mọi giới tính cũng như ở mọi quốc gia.
- Từ đây, họ cho ra hai gói nghe tùy theo nhu cầu của mỗi người:
Gói miễn phí:
+ Cho phép người dùng truy cập kho nhạc khổng lồ của Spotify, nhưng có quảng cáo
xen kẽ và không thể bỏ qua.
+ Không thể phát nhạc theo yêu cầu trên thiết bị di động.
+ Chất lượng âm thanh ở mức bitrate thấp.
->Phù hợp cho người dùng mới chủa spotify và muốn trãi nghiệm.

Gói Premium Indivudual Gói Premium Dou


Gói Mini
/ Gói Premium Student / Gói Premium Family
59.000vnđ (Indivudual) 99.000vnđ (Dou)
Mức giá 2.300vnđ
29.500vnđ (Student) 149.000vnđ (Family)
Thanh toán Thẻ tín dụng/ghi nợ, thẻ ATM hoặc ví điện tử Momo.
Thời hạn Gia hạn hằng tháng 1 ngày
- Student: Chứng minh thẻ
- Family: chứng minh cùng địa
Xác minh sinh viên và áp dụng trong 4 x
chỉ nhà và cũng hộ gia đình.
năm
2 tài khoản/nhiều thiết bị
1 tài khoản/nhiều thiết bị
(Dou) 1 tài khoản/1
Tài khoản Các thiết bị có thể chuyển
6 tài khoản/ nhiều thiết bị thiết bị
tiếp cho nhau.
(Family)
Không quảng cáo
Số lượng Không giới hạn bài hát Không giới hạn bài hát 30 bài hát
Chất lượng Cao Cơ bản
Ngoại tuyến Cho phép tải ngoài tuyến x

11
Tự động cá nhân hóa theo thói
quen từng người dùng.
Tự động cá nhân hóa theo
Playlist Có thêm tính năng trộn các bài x
thói quen người dùng.
của người dùng với nhau để
chia sẽ gu âm nhạc.
Độc quyền Truy cập: Spotify Connect, Spotify Wrapped x
- Hiện tại gói Dou đã bị loại bỏ khỏi Việt Nam vào tháng 03/2023.
- Sportify cũng cung cấp gói Premium miễn phí trong 3 tháng nhưng vẫn kèm thêm yêu
cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản thanh toán, tuy nhiên khi đến kì gia hạn vẫn
sẽ có thông báo qua mail và qua tài khoản của họ để xác nhận.
-> Qua đây ta có thể thấy Spotify vẫn là nền tảng nghe nhạc trả tiền, tuy vậy giá cả vẫn
hợp lý và đa dạng tùy theo nhu cầu của từng người dùng. Việc này có thể coi là đi ngược
lại với định hướng nghe nhạc miễn phí ban đầu của nhà phát triển, nhưng vì mục tiêu cao
hơn, Spotify vẫn buộc phải thu tiền người dùng nhằm phát triển hơn và đảm bảo quyền
lợi cho nghệ sĩ hay các bên thứ 3.
- Spotify thu phí nhưng không gây ra sự khó chịu thậm chí còn mang đến cảm giác cá
nhân hóa nhiều hơn cho người dùng bằng những đặc quyền chỉ các gói Premium mới có.
-> Thu phí người dùng để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
-> Xu hướng khách hàng có nhu cầu nghe nhạc không quảng cáo với chất lượng cao
ngày càng tăng, càng tạo điều kiện cho Spotify mở rộng thị trường nội dung của mình
sang các thể loại như podcast, sách nói.

Hình 1. 2. Các gói nghe nhạc của Spotify

12
b. Doanh nghiệp:
- Spotify có mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng lớn bao gồm nhiều công ty và tổ chức
khác nhau, giúp họ cung cấp dịch vụ âm nhạc của mình đến với nhiều người dùng hơn và
tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Dưới đây là một số ví dụ về các loại đối tác doanh
nghiệp chính của Spotify:
1. Các hãng thu âm và nhà xuất bản âm nhạc:
- Spotify hợp tác với các hãng thu âm và nhà xuất bản âm nhạc để cấp phép cho họ truy
cập vào kho nhạc khổng lồ của mình. Spotify trả tiền bản quyền cho các chủ sở hữu bản
quyền này dựa trên số lần phát trực tuyến nhạc của họ. Đồng thời cho phép các bên này
quảng bá nhạc của họ cho người dùng.
2. Các nhà sản xuất thiết bị:
- Spotify Connect là một tính năng cho phép người dùng phát nhạc Spotify trên các thiết
bị tương thích, chẳng hạn như loa thông minh, TV và xe hơi. Spotify hợp tác với các nhà
sản xuất thiết bị để tích hợp Spotify Connect vào các sản phẩm của họ.
- Một số nhà sản xuất thiết bị cung cấp gói Spotify được tích hợp với việc mua sản
phẩm của họ. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ nhận được gói Spotify Premium miễn
phí hoặc giảm giá khi mua thiết bị.
3. Các công ty công nghệ:
- Nền tảng mạng xã hội: Spotify hợp tác với các nền tảng như Facebook, Instagram,
Hulu và Netflix để cho phép người dùng chia sẻ nhạc Spotify của họ và kết nối với bạn bè
về âm nhạc.
4. Các thương hiệu:
- Spotify cung cấp các giải pháp quảng cáo cho các thương hiệu, cho phép họ nhắm mục
tiêu quảng cáo của mình đến người dùng dựa trên sở thích âm nhạc, nhân khẩu học và vị
trí; tạo các chiến dịch tiếp thị độc đáo kết hợp âm nhạc và thương hiệu hợp tác.
-> Lợi ích của việc hợp tác với Spotify:
- Tiếp cận nhiều người dùng hơn với hơn 433 triệu người (2023) đang hoạt động hàng
tháng trên toàn thế giới của nền tảng này, mang đến cho các đối tác của họ cơ hội tiếp cận
một lượng lớn khán giả tiềm năng.

13
- Tăng cường nhận thức thương hiệu qua âm nhạc.
- Tạo doanh thu mới thông qua những quảng cáo, phí cấp phép và các cơ hội hợp tác
thương hiệu khác.
-> Mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng lớn của Spotify đóng vai trò quan trọng trong
sự thành công của công ty. Bằng cách hợp tác với các công ty và tổ chức khác nhau,
Spotify có thể cung cấp dịch vụ âm nhạc của mình đến với nhiều người dùng hơn, tạo ra
các cơ hội kinh doanh mới và nâng cao nhận thức thương hiệu của mình.
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh.

- Lý do chọn Apple Music so sánh:

Hình 1. 3. Spotify và Apple Music

+ Cả hai đều là một trong số những dịch vụ stream nhạc phổ biến nhất hiện nay, với
hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
+ Apple Music ra đời sau Spotify nhưng vẫn có thư viện âm nhạc khổng lồ và đặc biệt là
chất lượng âm thanh cao hơn hẳn, nhờ vào việc tích hợp với hệ sinh thái của Apple, đồng
thêm có thêm các dạng hình thức giải trí khác như radio, livestream, MV,…
+ Có lược truy cập trả phí tương đối khủng khoảng 80tr người, đặc biệt dành riêng cho
khách hàng trung thành của Apple, bởi có trãi nghiệm trơn tru và mượt mà khi chuyển đổi
thiết bị.
-> Tuy ra đời sau nhưng Apple Music có thể coi là sánh ngang với Spotify, dựa vào các
lượt truy cập, tương tác hay Marketing.
Bảng 1. 1 So sánh Spotify và Apple

Tính năng Spotify Apple Music

14
Mini: 2.300vnđ/ngày
Cá nhân: 65.000vnđ/tháng
Mức giá Cá nhân: 59.000vnđ/tháng
Sinh viên: 35.000vnđ/tháng
(Việt Nam) Sinh viên: 29.500vnđ/tháng
Gia đình (6 người): 99.000vnđ/tháng
Gia đình (6 người): 149.000vnđ/tháng

Hơn 82 triệu bài hát, podcast và


Hơn 90 triệu bài hát
audiobook
Thư viện -> Cung cấp kho nhạc đa dạng với
-> Cung cấp kho nhạc đa dạng với
nhạc nhiều nội dung độc quyền, chú trọng
nhiều nội dung cá nhân hóa, chú trọng
vào album và nghệ sĩ.
vào playlist và podcast.

Chất lượng AAC 256kbps (Premium) (Cao cấp


Ogg Vorbis 320kbps (Premium)
âm thanh hơn)

Nghe nhạc theo nhu cầu. Nghe nhạc theo nhu cầu.
Khám phá nhạc mới. Khám phá nhạc mới.
Tạo playlist. Tạo playlist.
Tính năng
Nghe ngoại tuyến (Premium) podcast Nghe ngoại tuyến (Premium)
& audiobook. Radio, video ca nhạc, lời bài hát, hát
Kết nối mạng xã hội. karaoke.

- Thanh công cụ thông minh, hiển thị


ngay đầu tranh, tra nhanh chỉ trong vài - Thanh công cụ không hiển thị ngay
từ khóa đầu, nhờ vào dữ liệu lịch sử đầu trang, khả năng tìm kiếm kém hơn
Thanh tìm
người dùng, kho lưu trữ âm nhạc lớn. so với spotify.
kiếm
- Dễ dàng đề xuất các sản phẩm phù - Có thêm tính năng “Siri sugestion”
hợp với nhu cầu người dùng. đề xuất dễ dàng các sản phẩm phù hợp.
- Có quảng cáo trong quá trình tìm

Hệ điều
iOS, Android, Windows, Mac, Linux iOS, Android, Windows, Mac
hành

Thiết bị Smartphone, máy tính bảng, loa thông Smartphone, máy tính bảng, loa thông

15
minh, TV thông minh, xe hơi minh, TV thông minh, xe hơi

Định vị thương hiệu trẻ trung, năng Định vị thương hiệu cao cấp, tập trung
động, tập trung vào tính cá nhân hóa, vào trải nghiệm nghe nhạc liền mạch và
Định vị
khám phá âm nhạc mới và cộng đồng chất lượng âm thanh cao cấp, tích hợp
người dùng. chặt chẽ với hệ sinh thái Apple.

Hướng đến người dùng đa nền tảng, Hướng đến người dùng iPhone, iPad
Phân khúc đặc biệt là giới trẻ, những người yêu và máy Mac, những người yêu thích âm
khách hàng thích khám phá âm nhạc mới và kết nối nhạc chất lượng cao và trải nghiệm liền
với cộng đồng. mạch.

Sử dụng đa dạng kênh Marketing, bao


gồm quảng cáo trên mạng xã hội, Tận dụng tối đa hệ sinh thái Apple,
Marketing influencer marketing, hợp tác với quảng cáo trên các thiết bị Apple, hợp
thương hiệu, tài trợ các sự kiện âm tác với nghệ sĩ nổi tiếng.
nhạc.

Điểm mạnh Kho nhạc khổng lồ: Hơn 82 triệu bài Chất lượng âm thanh: Chất lượng âm
hát, bao gồm nhiều nghệ sĩ và thể loại thanh cao cấp ở mức 256kbps, mang
đa dạng. đến trải nghiệm âm thanh tốt hơn.
Miễn phí: Cung cấp gói miễn phí với Nội dung độc quyền: Nhiều nội dung
quảng cáo, cho phép người dùng nghe độc quyền, bao gồm album, bài hát,
nhạc và khám phá nội dung cơ bản. video và chương trình radio của nghệ sĩ.
Cá nhân hóa: Thuật toán thông minh Tích hợp hệ sinh thái Apple: Hoạt
đề xuất nhạc dựa trên sở thích của động liền mạch với các thiết bị Apple
người dùng, giúp khám phá âm nhạc khác, mang đến trải nghiệm người dùng
mới dễ dàng. mượt mà.
Cộng đồng: Cộng đồng người dùng Âm thanh không gian: Cung cấp tính
lớn và năng động, cho phép chia sẻ sở năng Âm thanh không gian với Dolby
thích âm nhạc và kết nối với bạn bè. Atmos cho trải nghiệm âm thanh 3D
Hoạt động đa nền tảng: Khả dụng trên sống động.

16
nhiều thiết bị, bao gồm điện thoại
Giao diện: Giao diện người dùng đơn
thông minh, máy tính bảng, máy tính
giản và dễ sử dụng.
và loa thông minh.

Kho nhạc: Kho nhạc nhỏ hơn Spotify,


với một số nghệ sĩ và thể loại có thể
Chất lượng âm thanh: Chất lượng âm
không có sẵn.
thanh mặc định ở mức 320kbps, thấp
Giá cả: Giá cước cao hơn Spotify,
hơn so với Apple Music.
không có gói miễn phí.
Nội dung độc quyền: Ít nội dung độc
Điểm yếu Hoạt động hạn chế: Chỉ khả dụng trên
quyền so với Apple Music.
các thiết bị Apple, không tương thích
Quảng cáo: Gói miễn phí có quảng
với Android và Windows.
cáo xen kẽ, có thể gây khó chịu cho
Ít tính năng cá nhân hóa: Thuật toán đề
người dùng.
xuất nhạc chưa được đánh giá cao như
Spotify.
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi1
1.3.1. Tầm nhìn

- “Mở rộng quyền truy cập và thưởng thức âm nhạc cho tất cả mọi người.”
- Cam kết:
+ Phá vỡ rào cản: Spotify muốn cho phép mọi người ở mọi nơi trên thế giới có thể truy
cập và thưởng thức âm nhạc mà họ yêu thích, bất kể thu nhập hay vị trí địa lý của họ.
+ Tăng cường kết nối: Spotify tin rằng âm nhạc có sức mạnh kết nối mọi người và tạo ra
cộng đồng. Công ty muốn tạo ra nền tảng cho phép mọi người khám phá âm nhạc mới,
chia sẻ sở thích âm nhạc của họ và kết nối với những người khác dựa trên sở thích chung.
+ Trao quyền cho nghệ sĩ: Spotify muốn trao quyền cho các nghệ sĩ để họ có thể kết nối
trực tiếp với người hâm mộ và kiếm tiền từ âm nhạc của họ. Công ty cung cấp cho các
nghệ sĩ các công cụ và tài nguyên để họ có thể quản lý sự nghiệp của mình và tiếp cận
khán giả toàn cầu.
1.3.2. Sứ mệnh

17
- “Khai phá tiềm năng sáng tạo của con người – bằng cách mang đến cho hàng triệu
nghệ sĩ sáng tạo cơ hội hiện thực hoá các tác phẩm của họ, cũng như cho hàng tỷ người
hâm mộ cơ hội được thưởng thức và được truyền nguồn cảm hứng từ nghệ thuật khai phá
tiềm năng sáng tạo của con người.” - Spotify
1.3.2 Giá trị cốt lõi

- Người dùng là trọng tâm: Spotify luôn đặt người dùng lên hàng đầu và cam kết mang
đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.
- Đổi mới: Spotify không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm và tính năng mới để
đáp ứng nhu cầu của người dùng và dẫn đầu ngành công nghiệp âm nhạc.
- Dám nghĩ khác: Spotify khuyến khích tư duy sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để
thử nghiệm những ý tưởng mới.
- Hợp tác: Spotify tin vào sức mạnh của sự hợp tác và hợp tác với các đối tác khác nhau
để đạt được mục tiêu chung.
- Trách nhiệm: Spotify cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm và đạo đức, và luôn
nỗ lực để tạo ra tác động tích cực đến thế giới.
-> Giá trị cốt lõi của Spotify được thể hiện trong mọi khía cạnh hoạt động của công ty,
từ cách công ty phát triển sản phẩm đến cách công ty đối xử với nhân viên và đối tác.
Spotify là một công ty có mục tiêu rõ ràng và cam kết tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SPOTIFY
2.1. Hệ thống nhận diện.
2.1.1. Logo; Màu sắc; Phong chữ

Hình 2. 1 Logo Spotify

- Logo của Spotify là một hình tròn màu xanh lá cây với ba dải sóng màu trắng chạy
ngang qua giữa -> Logo đơn giản, nhưng ẩn chứa trong đó là nhiều ý nghĩa và thông điệp
tinh tế.
a. Logo:

18
+ Hình tròn: Hình dạng tròn tượng trưng cho sự hoàn chỉnh, thống nhất và cộng đồng.
Nó gợi lên cảm giác hòa hợp, kết nối và toàn vẹn, phù hợp với sứ mệnh của Spotify là
mang mọi người đến gần nhau thông qua âm nhạc.
+ Ba dải sóng: Ba dải sóng tượng trưng cho âm nhạc, gợi lên hình ảnh sóng âm thanh
lan tỏa. Nó thể hiện bản chất của Spotify là một dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc, nơi
người dùng có thể thưởng thức hàng triệu bài hát từ khắp nơi trên thế giới.
b. Màu sắc:
- Màu xanh lá cây: màu sắc của thiên nhiên, sự phát triển và sự tươi mới -> Nó tượng
trưng cho sự lạc quan, tích cực và năng động, phù hợp với tinh thần trẻ trung và hiện đại
của Spotify.
- Màu xanh lá cây cũng được cho là có tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng, phù hợp
với mục đích sử dụng Spotify để giải trí và thư giãn.
3. Phông chữ:
- Phông Spotify Sans: Spotify sử dụng phông chữ riêng, được thiết kế để đơn giản, dễ
đọc và hiện đại -> Phông chữ này phù hợp với tính cách của thương hiệu.
-> Nhìn chung, logo, màu sắc và phông chữ của Spotify được thiết kế một cách thông
minh và tinh tế để truyền tải thông điệp về thương hiệu và thu hút người dùng. Logo đơn
giản nhưng dễ nhớ, màu sắc tươi sáng và phông chữ hiện đại tạo nên một tổng thể hài hòa
và thu hút -> Đánh trực tiếp vào tệp khách hang trẻ trung năng động.
2.1.2. Slogan.

- Spotify không sử dụng một khẩu hiệu chính thức duy nhất mà thay vào đó, họ sử dụng
nhiều khẩu hiệu khác nhau vừa để dễ dàng hoạt động các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị
vừa dễ tiếp cận khách hang mục tiêu:
+ “Âm nhạc cho mọi người” (Music for everyone): Khẩu hiệu này thể hiện sứ mệnh
của Spotify là mang âm nhạc đến với mọi người trên thế giới, bất kể sở thích hay kahr
năng tài chính của họ.
+”Nghe nhạc theo cách của bạn” (Listen this way): Khẩu hiệu nhấn mạnh tính năng cá
nhân hóa của Spotify, cho phép người dùng tạo playlist, khám phá nhạc mới và đồng
thười chính Spotify cũng thu thập dữ liệu để có thể phát ngẫu nhiên những bài hát phù

19
hợp từng khách hang.
+”Phát mọi thứ bạn yêu thích” (Stream anything you love): Nêu bật thư viện âm nhạc
khổng lồ của Spotify với hàng triệu bài hát, podcast và audiobook.
+”Âm nhạc là cuộc sống” (Music is life): Slogan này có ý nghĩa là niềm đam mê âm
nhạc của Spotify và tầm quan trọng của âm nhạc đối với cuộc sống của con người.
+”Spotify: Nhạc cho mọi khoảnh khắc” (Spotify: Music for every moment): Khẩu
hiệu này cho thấy Spotify là một dịch vụ âm nhạc phù hợp cho mọi tâm trạng và hoạt
động.
- Ngoài ra, Spotify cũng sử dụng các khẩu hiệu khác nhau cho các thị trường và ngôn
ngữ khác nhau.
-> Nhìn chung, Spotify sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để truyền tải thông điệp
thương hiệu của mình. Các khẩu hiệu và thông điệp của họ được thiết kế dễ hiểu, dễ gần
để thu hút người dùng, thể hiện sứ mệnh của thương hiệu và củng cố vị trí dẫn đầu của
Spotify trong ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến.
2.1.3. Giao diện Spotify.

- Spotify có hai phiên bản chính thức là: bản web và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Mỗi phiên bản đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác
nhau của người dùng.
Bảng 2. 1. So sánh bảng Web và App

Tính năng Spotify web Spotify app

Truy cập

Chất lượng
âm thanh - Tùy theo tài khoản người dùng là gói miễn phí hay trả phí.
Quảng cáo

Trải nghiệm

Cài đặt - Không cần - Cần

Thiết bị - Máy tính, điện thoại, máy tính bảng - Điện thoại

20
-> Dễ dàng chuyển đổi giữa các thiết bị

Tính năng - Không - Có


ngoại tuyến - Do phụ thuộc vào trình duyệt - Có thể tải nhạc xuống

- Nhiều
Tính năng
- Ít - Tính năng Scan và tính năng
độc quyền
Songkick, nghe nhạc mượt mà hơn.
-> Đa dạng lựa chọn tùy vào nhu cầu người dùng. Ví dụ: Những người làm việc trên
máy tính và không muốn tốn thêm dung lượng lưu trữ, họ sẽ ưu tiên web hơn so với app.
Mặt khác nếu người dùng muốn nghe âm thanh tốt hơn, tối ưu trãi nghiệm cá nhân hóa thì
bản app sẽ được lựa chọn nhiều hơn.

Hình 2. 2 Bản app

Hình 2. 3 Bản web

2.2. Chiến lược thương hiệu.


2.2.1. Tập trung vào trải nghiệm người dùng.

- Cá nhân hóa: Sử dụng dữ liệu và thuật toán để cá nhân hóa trải nghiệm âm nhạc cho

21
từng người dùng. Dịch vụ đề xuất nhạc mới dựa trên sở thích nghe nhạc, lịch sử nghe và
tâm trạng hiện tại của người dùng.
- Khám phá âm nhạc: Cung cấp nhiều tính năng giúp người dùng khám phá nhạc mới,
bao gồm playlist được tuyển chọn, radio theo nghệ sĩ hoặc bài hát, và tính năng “Khám
phá hàng ngày”.
- Kết nối: Giúp người dùng kết nối với bạn bè và chia sẻ sở thích âm nhạc của họ.
Người dùng có thể tạo playlist cộng tác, theo dõi nhau và xem những gì bạn bè của họ
đang nghe.
2.2.2. Giá cả hợp lý.

- Gói miễn phí: Vẫn đầy đủ tính năng cơ bản, thu hút người dùng mới trải nghiệm dịch
vụ nhưng xen kẽ quảng cáo, vừa gây khó chịu cho người dùng vừa kích cầu họ sử dụng
gói Premium.
- Gói Premium: Gồm nhiều tính năng cao cấp như chất lượng âm thanh cao, tính năng
ngoại tuyến, không quảng cáo, v.v., đáp ứng nhu cầu của người dùng cao cấp -> Thõa
mãn đam mê âm nhạc và sự cá nhân hóa cho từng người dùng.
- Gói dành cho gia đình: Cho phép nhiều người dùng cùng sử dụng một tài khoản với
mức giá ưu đãi.
- Gói dành cho học sinh sinh viên: Mức giá ưu đãi, thu hút đối tượng người dùng trẻ
tuổi.
2.2.4. Xây dựng cộng đồng người dùng.

- Playlist do người dùng tạo: Khuyến khích người dùng tạo playlist của riêng họ và chia
sẻ với cộng đồng. Điều này giúp tạo ra một thư viện âm nhạc đa dạng và phong phú, đồng
thời giúp người dùng khám phá nhạc mới.
- Sự kiện và chương trình khuyến mãi: Thường xuyên tổ chức các sự kiện và chương
trình khuyến mãi để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại.
- Hỗ trợ nghệ sĩ: Cam kết hỗ trợ nghệ sĩ bằng cách chia sẻ doanh thu từ dịch vụ phát
trực tuyến với họ. Dịch vụ cũng cung cấp cho nghệ sĩ các công cụ và dữ liệu để giúp họ
tiếp cận người hâm mộ và phát triển sự nghiệp.

22
2.2.5. Mở rộng sang các thị trường mới.

- Bản địa hóa: Spotify chuyển phiên bản của mình sang nhiều ngôn ngữ và điều chỉnh
tính năng cho phù hợp với văn hóa địa phương từng khu vực.
- Hợp tác với các nhà mạng di động, nhà sản xuất thiết bị và các công ty khác để đưa
dịch vụ của mình đến với nhiều người dùng hơn.
-> Dễ dàng mở rộng sang các thị trường mới.
2.2.6. Đầu tư vào công nghệ.

- Học máy: Nhằm cải thiện khả năng cá nhân hóa, đề xuất nhạc và phát hiện nội dung vi
phạm bản quyền.
- Trí tuệ nhân tạo: Tạo các tính năng mới và cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Công nghệ âm thanh: Cung cấp âm thanh vòm và âm thanh độ phân giải cao.
2.2.7. USP

Spotify nổi bật giữa các dịch vụ phát nhạc trực tuyến khác nhờ những USP sau:
1. Tính năng khám phá âm nhạc:
- Khám phá hàng tuần: Spotify sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tạo danh sách
phát gồm 30 bài hát phù hợp với sở thích nghe nhạc của người dùng, cập nhật mỗi thứ
Hai.
- Radio: Tạo đài phát thanh dựa trên nghệ sĩ, album hoặc bài hát yêu thích của người
dùng.
- Thể loại và tâm trạng: Duyệt qua danh sách phát được tuyển chọn theo thể loại và tâm
trạng để tìm nhạc phù hợp với mọi dịp.
- Khám phá: Tìm kiếm các nghệ sĩ, album và bài hát mới dựa trên sở thích và xu hướng
nghe nhạc của người dùng.
2. Cá nhân hóa:
- Spotify Blend: Tạo danh sách phát kết hợp âm nhạc yêu thích của người dùng với bạn
bè của họ.
- Hồ sơ âm nhạc: Xem lịch sử nghe nhạc, nghệ sĩ và bài hát yêu thích.
- Lời bài hát: Xem lời bài hát theo thời gian thực khi người dùng đang nghe nhạc.

23
- Chế độ ngoại tuyến: Tải nhạc xuống thiết bị để nghe khi không có kết nối internet.
3. Nội dung độc quyền:
- Podcast: Truy cập hàng nghìn podcast miễn phí và trả phí.
- Spotify Live: Xem các buổi biểu diễn trực tiếp từ các nghệ sĩ yêu thích.
- Hội thảo: Tham gia các hội thảo và sự kiện âm nhạc độc quyền.
4. Giá cả hợp lý:
- Miễn phí: Spotify cung cấp gói miễn phí với quảng cáo.
- Premium: Nâng cấp lên Premium để trải nghiệm nghe nhạc không có quảng cáo, chất
lượng âm thanh cao hơn và nhiều tính năng khác.
- Học sinh: Sinh viên có thể đăng ký gói Premium với giá ưu đãi.
- Gia đình: Chia sẻ gói Premium với 1 chủ sở hữu chính và tối đa 5 thành viên gia đình.
5. Khả năng tương thích:
- Spotify có sẵn trên nhiều thiết bị: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, loa
thông minh, TV và hơn thế nữa.
- Dễ dàng sử dụng: Giao diện Spotify đơn giản và dễ sử dụng.
2.3. Định vị thương hiệu.
- Sơ đồ định vị thương hiệu:

Hình 2. 4 Sơ đồ định vị thương hiệu

-> Nhìn chung, các nền tảng strem âm nhạc hiện nay quan tâm đến trãi nghiệm người
dùng rất nhiều, qua việc nâng cao các trãi nghiệm cá nhân hóa. Tuy nhiên có nhiều chênh
lệch về giá cả và các sản phẩm mà các nền tảng này cung cập.

24
Bảng 2. 2 So sánh các Thương hiệu

Tính năng Spotify Youtube Music Apple Music Tidal

- Bài hát - Bài hát - Bài hát


- Bài hát
- Postcard - MV - MV
Sản phẩm - Postcard
- MV - Radio - Radio
- Radio
- Radio -Livestream -Hậu trường
Cá nhân
Cao Cao Tương đối Cao
hóa
Thư viện
Rộng Hẹp
âm nhạc
Thấp Cao Trung bình Cao
Mức giá (59.000vnđ/tháng/ (79.000vnđ/ (65.000vnđ/ (79.000vnđ/
1TK) tháng/1TK) tháng/1TK) tháng/1TK)
Tệp khách
Người dùng hệ Người dùng hệ Người dùng hệ
hàng chủ Tất cả
sinh thái Youtube sinh thái Apple sinh thái Apple
yếu
Ẩn thanh tìm Nhạy bén, nhanh
Thanh tìm Nhạy bén, nhanh chóng, tìm kiếm
kiếm, không tìm chóng, tìm kiếm
kiếm nâng cao.
kiếm Poscard nâng cao.

-> Spotify dường như kết hợp được các điểm mạnh điểm yếu của các nền tảng trên, tuy
có chất lượng âm thanh tương đối thấp hơn so với các nền tảng được nêu trên nhưng vẫn
thu hút người dùng nhờ vào mức giá phù hợp, thư viện âm nhạc rộng, đặc biệt, thanh
công cụ tìm kiếm thông minh và tính năng cá nhân hóa cao, giao diện gần gũi với người
dùng.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG.
3.1. Đặc điểm truyền thông của Spotify.

25
- Tiếp thị đa kênh: Spotify sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận người
dùng tiềm năng và khách hàng hiện tại, bao gồm:
- Mạng xã hội: Hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như
Facebook, Instagram, Twitter và TikTok. Họ chia sẻ nội dung liên quan đến âm nhạc,
nghệ sĩ, sự kiện và các chiến dịch marketing.
- Quảng cáo: Đa dạng, đa phương tiện, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo âm thanh
và quảng cáo video. Họ nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng dựa trên sở thích âm
nhạc, nhân khẩu học và hành vi trực tuyến.
- Hợp tác: Spotify hợp tác với các nghệ sĩ, thương hiệu và influencer để mở rộng phạm
vi tiếp cận và thu hút người dùng mới. Họ cũng hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị để
tích hợp Spotify vào các thiết bị như loa thông minh và TV.
- Tiếp thị nội dung: Tạo nội dung hấp dẫn như blog, bài viết và video liên quan đến âm
nhạc và văn hóa. Họ cũng sản xuất podcast độc quyền để thu hút người dùng mới và giữ
chân người dùng hiện tại.
- Quan hệ công chúng: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các phương tiện truyền thông
và báo chí để có được những bài báo và đánh giá tích cực về thương hiệu.
- Tập trung vào người dùng: Chiến lược truyền thông của Spotify tập trung vào việc xây
dựng mối quan hệ với người dùng và tạo ra trải nghiệm tích cực. Họ sử dụng dữ liệu
người dùng để cá nhân hóa nội dung và đề xuất, đồng thời liên tục thu thập phản hồi để
cải thiện dịch vụ.
- Sáng tạo và đổi mới: Spotify luôn đi đầu trong việc sử dụng các chiến lược truyền
thông sáng tạo và đổi mới để thu hút sự chú ý và khiến người dùng quan tâm. Họ thường
xuyên tung ra các chiến dịch marketing độc đáo và sử dụng các công nghệ mới để nâng
cao trải nghiệm người dùng.
- Đo lường và phân tích: Spotify theo dõi hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và sử
dụng dữ liệu thu thập được để cải thiện chiến lược của họ. Họ sử dụng các công cụ phân
tích để theo dõi lượt truy cập trang web, mức độ tương tác trên mạng xã hội và hiệu quả
của các chiến dịch quảng cáo.
3.2 Phân tích chiến dịch truyền thông “Wrapped” của Spotify

26
- Sơ lược về chiến dịch: “Wrapped” là chiến dịch truyền thông marketing cuối năm hàng
năm của Spotify, tóm tắt thói quen nghe nhạc của người dùng trong suốt cả năm. Chiến
dịch này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016 và nhanh chóng trở thành một trong
những chiến dịch thành công nhất của Spotify.
- Mục tiêu:
+ Tăng cường sự tương tác và giữ chân người dùng: Chiến dịch cung cấp cho người
dùng một cái nhìn tổng quan thú vị về thói quen nghe nhạc của họ, giúp họ gắn kết hơn
với nền tảng Spotify.
+ Thu hút người dùng mới: Bởi giao diện trang web dễ nhìn và ấn tượng, chiến dịch đã
thu hút sự chú ý của những người không sử dụng. Gây ra sự tò mò của họ đối với nền
tảng.
+ Tăng nhận thức thương hiệu: “Wrapped” củng cố vị thế của Spotify là nền tảng phát
nhạc trực tuyến hàng đầu và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
- Kênh truyền thông:
+ Ứng dụng Spotify: Người dùng có thể truy cập bảng tóm tắt “Wrapped” của họ trực
tiếp trên ứng dụng Spotify. Bảng tóm tắt này bao gồm các thông tin như nghệ sĩ được
nghe nhiều nhất, bài hát được nghe nhiều nhất, thể loại yêu thích, v.v.
+ Mạng xã hội: Spotify chia sẻ thông tin “Wrapped” của người dùng trên các nền tảng
mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Họ cũng khuyến khích người dùng chia
sẻ thông tin của họ với bạn bè và gia đình.
+ Email: Spotify gửi email cho người dùng với thông tin “Wrapped” của họ.
+ Website: Spotify tạo một trang web riêng dành cho chiến dịch “Wrapped”. Trang web
này bao gồm các bảng xếp hạng âm nhạc theo khu vực và toàn cầu, cũng như các bài viết
và video về xu hướng âm nhạc.
- Quảng cáo: Spotify chạy quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến để
quảng bá chiến dịch “Wrapped”.
-> Hiệu quả của chiến dịch:
+ Năm 2021, hơn 128 triệu người dùng đã truy cập bảng tóm tắt “Wrapped” của họ.
+ Chiến dịch “Wrapped” 2021 đã được chia sẻ hơn 100 triệu lần trên mạng xã hội.

27
+ Lượt truy cập trang web của Spotify tăng 43% trong tuần sau khi chiến dịch
“Wrapped” được ra mắt.
-> Chiến dịch “Wrapped” của Spotify là một ví dụ điển hình về cách sử dụng hiệu quả
chiến lược truyền thông tiếp cận đa kênh để đạt được mục tiêu marketing. Đồng thời tập
trung tối đa vào việc các nhân hóa dành cho người dùng. Từ đây, giúp Spotify củng cố vị
thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến và xây dựng mối quan hệ gắn
bó với người dùng.
3.3. Phân tích chiến dịch truyền thông “Spotify Live”: Mang âm nhạc đến gần
người dùng hơn.
- Sơ lược: Chiến dịch “Spotify Live” được Spotify ra mắt vào năm 2022 với mục tiêu
mang đến cho người dùng trải nghiệm âm nhạc độc đáo và kết nối trực tiếp với nghệ sĩ
yêu thích. Chiến dịch này bao gồm các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp được phát trực
tuyến trên nền tảng Spotify.
- Lợi ích:
+ Đối với người dùng: Có được trải nghiệm âm nhạc sống động và chân thực như đang
tham gia concert trực tiếp. Kết nối trực tiếp với nghệ sĩ yêu thích và tương tác với họ
trong thời gian thực. Khám phá những nghệ sĩ mới và mở rộng sở thích âm nhạc của bản
thân.
+ Đối với nghệ sĩ: Mở rộng lượng khán giả và tiếp cận với những người hâm mộ mới
trên toàn thế giới. Tăng cường tương tác với người hâm mộ và xây dựng mối quan hệ gắn
kết hơn. Quảng bá album và ca khúc mới một cách hiệu quả.
- Cách thức hoạt động:
+ Người dùng truy cập các buổi biểu diễn “Spotify Live” thông qua ứng dụng hoặc trang
web chính thức của Spotify. Các buổi biểu diễn được tổ chức tại các địa điểm khác nhau,
từ sân khấu lớn đến phòng thu nhỏ -> Phát trực tiếp trên nền tảng Spotify -> Người dùng
tương tác với nghệ sĩ và với nhau trong thời gian thực thông qua tính năng chat trực tiếp.
- Một số buổi biểu diễn “Spotify Live” còn có các tính năng đặc biệt như:
+ Cho phép người dùng quay video và chia sẻ trên mạng xã hội.
+ Cung cấp các nội dung độc quyền như phỏng vấn nghệ sĩ, hậu trường buổi biểu diễn,...

28
-> Hiệu quả của chiến dịch:
Chiến dịch “Spotify Live” đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dùng và
nghệ sĩ. Một số buổi biểu diễn “Spotify Live” đã đạt được hàng triệu lượt xem, góp phần
khẳng định sức hút của chiến dịch này.
- Ví dụ về các buổi biểu diễn “Spotify Live” thành công:
+ Buổi biểu diễn của Taylor Swift: Thu hút hơn 37 triệu lượt xem.
+ Buổi biểu diễn của Billie Eilish: Thu hút hơn 28 triệu lượt xem.
+ Buổi biểu diễn của BTS: Thu hút hơn 25 triệu lượt xem.
-> Chiến dịch “Spotify Live” là một sáng kiến độc đáo và hiệu quả, giúp mang đến cho
người dùng trải nghiệm âm nhạc mới mẻ và kết nối trực tiếp với nghệ sĩ yêu thích. Đặt
nhiều dấu ấn trong lòng người dùng cũng như đưa thương hiệu và nghệ sĩ gần gũi hơn với
khán giả.
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT
4.1. Ưu điểm
- Nhờ vào việc có thư viện âm nhạc rộng lớn, kèm với chất lượng âm thanh ổn định, khả
năng tìm kiếm thông minh, giao diện gần gũi, tích hợp được nhiều thiết bị, Spotify dễ
dàng tiếp cận đa dạng tệp người dùng trên toàn thế giới.
- Bên cạnh đó, việc có mức giá ưu đãi, các gói dùng thử dao động từ 3 tháng trở lên,
khiến Spotify thân thiện hơn trong mắt người dùng.
-Tính năng cá nhân hóa của Spotify là điều góp thành công lớn cho thương hiệu, ngoài
các ghi nhớ về lịch sử, thói quen sử dụng, Spotify cũng cung cấp cho người dùng những
sản phẩm mới, phù hợp với gu của họ.
4.2. Nhược điểm.
- Chất lượng âm thanh của Spotify có thể là trở ngại của họ, bởi tuy gói Premium hổ trợ
âm thanh tốt nhưng so với các nền tảng khác, điều này vẫn còn là hạn chế. Ví dụ như:
Apple sử dụng hệ thống âm thanh vòm Dolby Atmos.
- Dù cho phép người dùng tải ngoại tuyến nhưng đây cũng là trở ngại khi Spotify bắt
buộc phải có kết nối internet mới có thể phát được nhạc dù là các bài hát có lưu trong lịch
sử người dùng.

29
4.3. Bài học kinh nghiệm.
- Từ đây, ta có thể thấy, Spotify đã có những bước đi đột phá, mang lại xu hướng nghe
nhạc mới dường như tái cơ cấu thị trường âm nhạc cho tới hiện nay.
- Qua đó, ta nhìn nhận được cái bài học sâu sắc từ thương hiệu như sau:
a. Người dùng là trung tâm.
- Sản phẩm âm nhạc nói riêng hay dịch vụ, hàng hóa nói chung, đều phải xác định rõ đối
tượng khách hàng cụ thể, tích hợp các thiết bị phân tích dữ liệu nhạy bén, nhanh chóng
nắm bắt thói quen người dùng, từ đây, tạo cho người dùng dịch vụ cá nhân hóa tối ưu ->
Giữ chân người dùng dễ dàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng ngày một hiệu
quả.
b. Đặc quyền của người dùng
- Bên cạnh những ưu đãi mà mặc định một nền tảng phải có, bản thân nhà phát triển
cũng phải cho ra những cái độc đáo của riêng thương hiệu của họ. Để người dùng cảm
thấy khi trả tiền cho thương hiệu họ đổi lại được nhiều lợi ích hơn.
Ví dụ:
+ Spotify cung cấp bản Wrapped cho người dùng tóm tắt lại hình trình nghe nhạc của
từng cá nhân.
+ Cho phép lưu trữ dữ liệu ngoại tuyến hỗ trợ người dùng nghe nhạc khi không có mạng
mà không cần tải xuống.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Web player: Music for everyone. Spotify. (n.d.)

[2] Apple Music. Apple (Vietnam). (n.d.)

[3] Chiến Lược Thương Hiệu Spotify: Kẻ thách thức Thị trường âm nhạc thế giới: Bởi Quyền Vũ

[4] Campaign: Spotify - Wrapped: “Lật Tẩy” Thói quen nghe nhạc kỳ lạ Của Người Dùng với
data story-telling. Brands Vietnam. (n.d.-a).

31

You might also like