Huong Dan Cach Viet Luan Jordan Peterson

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

Essay Guide Writing

Tập tư duy qua viết luận


Viết bởi Jordan B. Peterson
Lược dịch bởi Nguyễn Việt Hải

Bạ n có thể sử dụ ng tài liệu Word này để viết mộ t bài luậ n xuấ t sắ c từ đầ u đến
cuố i, sử dụ ng mộ t quy trình 10 bướ c. Hầ u hết từ trướ c tớ i nay, sinh viên chỉ
đượ c cung cấ p thông tin cơ bả n về cách viết, nhưng thường chỉ tậ p trung vào
cách định dạ ng và trình bày. Đây là nhữ ng điều cầ n thiết, nhưng rõ ràng việc
viết không chỉ có mỗ i định dạ ng. Nếu viết luậ n dựa theo tài liệu nà y và hoàn
thành hết cá c bướ c, bạ n sẽ tạ o ra được mộ t bài luậ n tệ nhấ t là Rấ t Hay. Qua đó
bạ n cũng sẽ họ c đượ c cách viết một bài luậ n, mộ t kĩ nă ng rấ t đáng họ c tập và
trui rèn.

Để bắ t đầ u viết bài luậ n của mình, hãy chuyển sang trang tiếp theo, Phầ n Mộ t:
Giớ i thiệu.
Mục lụ

c
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU.......................................................................3
Bài luận là gì?..................................................................................................3
Mắc gì phải viết luận?...................................................................................3
Một lưu ý về mặt công nghệ và môi trường học tập...........................................5
Một lưu ý về thời điểm và thời gian làm việc....................................................6
PHẦN HAI: CÁC MỨC ĐỘ CHI TIẾT.....................................................8
Từ, câu, đoạn, và nhiều hơn thế....................................................................8
Những mức độ khác.........................................................................................9
Cân nhắc về tính thẩm mỹ và hứng thú viết lách..........................................9
PHẦN BA: CHỦ ĐỀ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................12
Chọn bắt đầu từ Chủ đề hoặc Danh sách đọc...............................................12
Chủ đề............................................................................................................................................. 13
Danh sách đọc.................................................................................................................................. 13
Một lưu ý về Tâm lý và vài lưu ý về Ghi chú..................................................15
PHẦN BỐN: DÀN Ý.............................................................................17
PHẦN NĂM: CÁC ĐOẠN VĂN..............................................................20
PHẦN SÁU: CHỈNH SỬA VÀ SẮP XẾP CÁC CÂU TRONG ĐOẠN VĂN.22
PHẦN BẢY: SẮP XẾP LẠI CÁC ĐOẠN VĂN........................................27

1
PHẦN TÁM: LẬP DÀN Ý MỚI...............................................................28
PHẦN CHÍN: LẶP LẠI...........................................................................31
PHẦN MƯỜI: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ BIBLIOGRAPHY..................31

(Bài viết dưới đây được thầy lược dịch từ tài liệu hướng dẫn viết luận dành cho sinh viên của
tác giả, tâm lý gia, giáo sư nổi tiếng người Canada Jordan B. Peterson. Link bản gốc có thể
tìm ở
đây: https://jordanbpeterson.com/wp-content/uploads/2018/02/Essay_Writing_Guide.docx
. Tuy chưa xin phép tác giả, nhưng thầy vẫn dịch để phục vụ mục đích giáo dục. Khi có dịp
thầy sẽ xin.)

2
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU

Bài luận là gì?

Một bài luận (Essay) là một bài văn tương đối ngắn về một chủ đề cụ thể.
Ngoài ra, từ "essay" cũng có nghĩa là "cố gắng". Do đó, một bài luận là một
bài văn ngắn được viết bởi một người đang cố gắng khám phá một chủ đề
hoặc trả lời một câu hỏi.

Mắc gì phải viết luận?

Hầu như tất cả sinh viên đều viết luận vì bị ép buộc bởi giảng viên. Điều
này làm cho sinh viên nghĩ rằng viết luận chủ yếu là để chấm điểm. Và tất
nhiên là đây là một lầm tưởng rất nguy hiểm.

Lý do thực sự để viết một bài luận là để người viết có thể hình thành và
sắp xếp các ý tưởng của mình một cách đầy đủ, mạch lạc, và tinh tế về một
chủ đề quan trọng với họ.

Tại sao việc phát triển những ý tưởng mạch lạc lại quan trọng? Bởi vì đối
với những người mới học đại học, viết luận chính là tập tành tư duy. Tư duy
quan trọng vì hành động dựa trên tư duy có thể ít gây đau đớn, ít tốn kém, và
hiệu quả hơn nhiều so với hành động mà thiếu hiểu biết. Vì vậy, nếu bạn
muốn có một cuộc sống do mình làm chủ trong sự an toàn, bằng năng lực
độc đáo và tràn đầy đam mê, chứ không muốn một cuộc sống tồi tệ và
ngắn ngủi, bạn cần suy nghĩ cẩn thận về những vấn đề quan trọng. Không
có cách nào để rèn tập tư duy tốt hơn việc viết. Viết lách mở rộng trí nhớ của
bạn, tạo điều kiện để bạn quan sát, chỉnh sửa, và làm sáng tỏ suy nghĩ của
chính mình.

Bạn có thể viết ra nhiều hơn những gì bạn có thể nhớ. Tức là, cùng một
lúc bạn có thể xem xét được nhiều ý tưởng. Hơn nữa, khi những ý tưởng được
3
viết ra, bạn có thể thay đổi thứ tự và sửa đổi chúng, từng từ, từng câu và từng
đoạn. Bạn cũng có thể gạch bỏ những ý tưởng không phù hợp sau khi đã cân
nhắc kỹ lưỡng. Sau khi gạch bỏ các ý tưởng không phù hợp thì bạn còn lại
những ý tưởng hay. Khi có những ý tưởng hay và nguyên bản trong tay rồi, bạn
có thể sắp xếp lại và truyền đạt chúng.

Nếu xem xét thành công của bạn trên bình diện của một đời người, hãy
thử nghĩ về điều sau đây. Những người có khả năng tạo lập và truyền đạt
những lập luận tốt hầu như đều đạt được điều họ muốn. Nếu muốn có
một công việc, bạn cần "bán" được bản thân. Nếu muốn tăng thu nhập, bạn
cần thuyết phục người ta rằng bạn xứng đáng. Giữa rất nhiều các ý tưởng
tốt khác, nếu muốn ý tưởng của mình được trưng dụng, bạn cần tranh biện
và bảo vệ những điểm tốt của nó.

Viết lách sẽ mài giũa khả năng tư duy và truyền đạt của bạn, và làm
thế là bạn trang bị đầy đủ hơn nữa các kĩ năng cho mình. Người ta vẫn hay
nói ngòi bút sắc bén hơn gươm đao. Đây không phải là một câu nói sáo rỗng.
Nhiều ý tưởng đã thay đổi thế giới, nhất là những ý tưởng đã được viết
xuống. Người La Mã đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc vĩ đại đấy,
nhưng rồi cả họ lẫn các công trình đều biến mất. Người Do Thái viết một
cuốn sách, và cả họ lẫn nó vẫn còn tồn tại. Hóa ra, chữ nghĩa còn tồn tại lâu
hơn cả núi đá và có ảnh hưởng hơn cả một đế chế.

Nếu bạn biết viết và biết chỉnh sửa, bạn sẽ có kĩ năng phân biệt giữa
những ý tưởng tốt, được trình bày một cách thông minh với những ý tưởng tệ
được viết ra bởi những bộ não chưa có năng lực tư duy rành mạch. Bạn sẽ “đãi
được vàng” thay vì là tấm bọt biển bạ gì hút đó. Dần dần, bạn được ảnh
hưởng bởi những ý tưởng sâu sắc và vững chắc, thay vì trở thành con mồi
cho những ý tưởng nông cạn và ý thức hệ ngu xuẩn, có thể gây hại cho chúng ta
từ những việc tầm thường đến nguy hiểm chết người.

Những người suy nghĩ và truyền đạt tốt thì mạnh hơn những người
không thể. Mạnh theo nghĩa là “có thể làm nhiều việc một cách thành thạo và

4
hiệu quả”. Hơn nữa, khi càng leo lên các nấc thang đòi hỏi năng lực cao hơn,
khả năng tư duy và truyền đạt càng trở nên quan trọng. Càng ở phía trên của
hệ thống các kiến thức phức tạp (như luật, y học, học thuật, kinh doanh,
thần học, chính trị) hai kĩ năng này càng quan trọng. Nếu có thể tư duy và
truyền đạt rõ ràng, bạn còn có thể bảo vệ chính mình, bạn bè và gia đình, và
điều này cần thiết ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống.

Cuối cùng, lưu ý rằng tâm trí được tổ chức thông qua suy nghĩ, ở cấp
độ cao nhất và trừu tượng nhất. Vì vậy, nếu học cách suy nghĩ thông qua
việc viết, thì bạn sẽ phát triển một trí óc có tổ chức hiệu quả và một tư duy có
cơ sở và chắc chắn. Qua đó, bạn sẽ khỏe mạnh hơn, cả về tinh thần và thể
chất, vì thiếu minh mẫn và thiếu hiểu biết dẫn tới những căng thẳng không
cần thiết. Căng thẳng không cần thiết khiến cơ thể bạn phản ứng nhiều
hơn cả với những việc bé tẹo. Điều này làm tiêu hao năng lượng và lão hóa
nhanh hơn (cùng với các hậu quả liên quan đến sức khỏe khác).

Vì vậy, trừ khi bạn muốn trở thành một người thiếu hiểu biết, hãy học
cách viết (và cách suy nghĩ và giao tiếp nữa). Nếu không, sẽ có những người
lao thẳng vào và hất bạn ra khỏi con đường của chính mình. Cuộc sống của
bạn sẽ khó khăn hơn, ở dưới cùng của hệ thống thống trị mà bạn chắc chắn
sẽ sống cực khổ và già đi nhanh chóng.

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của ngôn từ. Nếu không có
chúng, ta vẫn sống trên cây và trong hang. Vì vậy, khi viết một bài luận, bạn
đang khai thác toàn khó báu của cả nền văn minh nhân loại vào cuộc sống
của bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên viết những bài luận (kể cả khi nó đã được
giao cho chứ bạn không tự nguyện). Nếu lãng quên điều này thì bạn sẽ ngồi
viết luận trong cảm xúc ghét bỏ, cho là mình đang làm gì đó ngu ngốc, tầm
thường và chán ngắt. Nếu tâm niệm điều này thì bạn đang chinh phục
những điều bí ẩn đấy.

Một lưu ý về mặt công nghệ và môi trường học tập

5
Nếu bạn là sinh viên hoặc bất kỳ ai khác phải viết nhiều, thì bạn nên trang
bị cho mình những công nghệ phù hợp và ít tốn kém. Bạn cần một chiếc
máy tính, không nhất thiết phải là loại tốt nhất, dù ổ cứng kỹ thuật số
(SSD) quả là một khoản đầu tư tốt. Không bắt buộc nhưng tốt hơn nữa thì
bạn cần hai màn hình đặt cạnh nhau. Màn hình 17” cũng ổn. Tốt nhất là độ
phân giải cao. Bạn cần hai màn hình để chiếu tài liệu tham khảo trên một
màn hình và bài luận trên màn còn lại, hoặc thậm chí hai phiên bản bài luận
đặt cạnh nhau. Hai màn hình sẽ giúp bạn cảm thấy rộng rãi và hiệu quả hơn.

Một chiếc bàn phím tốt cũng là một khoản đầu tư đáng cân nhắc.
Bàn phím bình thường có thể làm tổn thương tay nếu dùng chúng liên tục.
Bàn phím máy tính xách tay còn nhiều hạn chế hơn nữa. Cũng nên sử dụng
một con chuột tốt thay vì touchpad vì nó đòi hỏi quá nhiều chuyển động đối
với một người đang làm việc thực sự. Thiết lập bàn phím để bạn có thể nhìn
thẳng vào tâm của chúng khi đang ngồi thẳng. Sử dụng một chiếc ghế phù
hợp và ngồi sao cho chân của bạn có thể đặt thoải mái trên sàn khi đầu gối
của bạn giữ góc 90 độ.

Đây không phải là những vấn đề tầm thường. Bạn có thể dành hàng
giờ để viết, vì vậy cần thiết lập một không gian làm việc không làm phiền
bạn. Nếu không, bạn lại có thêm một lý do chính đáng để trốn tránh nhiệm
vụ và công việc của mình.

Một lưu ý về thời điểm và thời gian làm việc

Não bộ của con người hoạt động tốt hơn vào buổi sáng. Dậy sớm hơn một chút.
Ăn gì đó. Bạn sẽ cảm thấy thông minh và khỏe khoắn hơn rất nhiều sau
khi ngủ và ăn uống đầy đủ. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.
Chỉ uống cà phê thôi sẽ phản tác dụng. Ăn một ít protein và một ít chất béo.
Làm sinh tố với trái cây và sữa chua. Hoặc ra ngoài và mua một bữa sáng rẻ
tiền. Chuẩn bị dành từ 90 phút đến ba giờ để viết. Tuy nhiên, chỉ 15 phút
thôi cũng được, đặc biệt nếu bạn làm điều đó mỗi ngày.

6
Đừng chờ tới khi có nhiều thời gian rảnh mới bắt đầu. Bạn sẽ không
có nhiều thời gian rảnh trong đời, vì vậy đừng biến thành công của bạn phụ
thuộc vào sự không thiếu thốn này. Những tác giả hiệu quả nhất viết mỗi
ngày, dù là chút ít thôi.

Bạn sẽ nhận ra rằng mới đầu khi ngồi xuống viết, tâm trí của bạn sẽ
nổi loạn. Đầy những ý tưởng đang chiến đấu để thống trị bạn. Bạn có thể
đang muốn xem Facebook hoặc Youtube, hoặc dọn dẹp những con thú bông
bụi bặm dưới gầm giường, hoặc sắp xếp lại bộ sưu tập đĩa CD lỗi thời, hoặc
nhắn tin cho bồ, hoặc đọc tài liệu cho một khóa học khác, hoặc giặt giũ, ngủ
trưa, đi dạo, hoặc gọi điện cho bạn bè hoặc cha mẹ - danh sách này dài vô tận.
Mỗi phần của tâm trí bạn quan tâm đến những điều này đang nhao nhao
lên tiếng. Chúng cố gắng làm bạn phân tâm. Tuy nhiên, những con quỷ
cứng đầu này có thể bị tiêu diệt bằng sự kiên nhẫn. Nếu bạn từ chối bị cám
dỗ và ngồi im, không làm gì trong vòng 15 phút thôi (hoặc 25 phút vào một
ngày thực sự tồi tệ), bạn sẽ thấy sự ồn ào trong tâm trí lắng xuống và bạn
có thể tập trung vào viết. Nếu làm điều này ngày này qua ngày khác, bạn sẽ
thấy tuy sức mạnh của những cám dỗ không hề giảm, nhưng thời gian chúng
cố gắng đánh lạc hướng bạn sẽ giảm đi. Bạn cũng sẽ thấy ngay cả trong một
ngày rất khó để tập trung, bạn vẫn có thể viết được một ít nếu kiên trì.

Đừng tự huyễn hoặc mình bằng suy nghĩ rằng bạn sẽ viết sáu tiếng
mỗi ngày. Ba tiếng là hết cỡ, đặc biệt nếu bạn muốn duy trì nó hàng ngày.
Đừng đợi quá muộn rồi mới bắt đầu bài luận của bạn, để không phải nhồi
nhét điên cuồng mà hãy dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau
khi tập trung. Ba tiếng làm việc hiệu quả tốt hơn mười tiếng làm việc không
năng suất và tự lừa dối bản thân, ngay cả khi bạn ngồi lì trong thư viện.

7
PHẦN HAI: CÁC MỨC ĐỘ CHI TIẾT
Từ, câu, đoạn, và nhiều hơn thế
Một bài luận tồn tại đồng thời ở nhiều cấp độ chi tiết. Đầu tiên là việc
lựa chọn từ. Thứ hai là việc tạo lập câu cú. Mỗi từ phải từ chính xác, đúng vị trí
trong mỗi câu. Mỗi câu cần trình bày một phần ý tưởng được diễn đạt trong
đoạn văn, đúng ngữ pháp. Cấp độ chi tiết thứ ba là mỗi câu cần được
sắp xếp hợp lý và trình tự bên trong một đoạn văn. Theo nguyên tắc chung,
một đoạn văn nên có ít nhất 10 câu hoặc 100 từ. Đây có thể là một quy tắc
bậy bạ vì nó vô căn cứ. Tuy nhiên, bạn nên làm theo nguyên tắc cho đến khi
hiểu rõ hơn.
Quy tắc ra đời là có lý do. Bạn chỉ được phép phá vỡ chúng nếu bạn đã
là chuyên gia hay bậc thầy. Nếu chưa phải một bậc thầy, đừng nhầm lẫn sự
thiếu hiểu biết với sáng tạo hoặc phá cách. Việc viết tuân theo các quy tắc
sẽ giúp người đọc dễ đọc hơn, vì họ biết trước tiếp theo có gì đáng đọc. Vì vậy,
để bắt đầu, hãy sử dụng các quy tắc sau.
Ví dụ, đặt mục tiêu viết một đoạn văn của bạn dài khoảng 10 câu hoặc
100 từ. Một đoạn văn nên trình bày một luận điểm duy nhất, sử dụng nhiều
câu. Nếu bạn không thể nghĩ ra 100 từ để nói về ý tưởng của mình, có thể nó
không phải một ý tưởng hay, hoặc bạn cần suy nghĩ thêm về nó. Nếu một
đoạn văn của bạn dài từ 300 từ trở lên, có thể nó có nhiều hơn một ý và nên
được chia nhỏ hơn.
Tất cả các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, từ
đầu đến cuối bài. Đây là cấp độ chi tiết thứ tư. Có lẽ bước quan trọng
nhất khi viết một bài luận là sắp xếp các đoạn văn theo thứ tự thích hợp.
Mỗi đoạn văn là một bước đệm đi đến kết luận cuối cùng của bài luận.
Cấp độ chi tiết thứ năm là toàn bộ bài luận. Mọi yếu tố của một
bài luận đều có thể đúng, từng từ, từng câu và từng đoạn - thậm chí cả thứ tự
của mỗi đoạn trong bài - nhưng bài luận vẫn có thể không thành công, vì nó
không thú vị hoặc không quan trọng. Không có câu trả lời cho câu hỏi "chính

8
xác thì tôi đã mắc lỗi ở đâu?" Đơn giản là một bài luận như vậy chưa tốt. Một
bài luận không độc đáo hoặc kém sáng tạo có thể vì rơi vào lỗi này.
Đôi khi một người sáng tạo hay không thành thạo về kỹ thuật viết có
thể mắc sai lầm ngược lại: họ chọn từ ngữ không phù hợp, sử dụng cấu trúc
câu kém, các đoạn văn không được tổ chức mạch lạc, các đoạn văn không dính
dáng, liên quan gì tới nhau - nhưng nhìn chung bài luận lại có thể thành công,
vì có những ý tưởng giá trị nhưng bị mắc kẹt bên trong.

Những mức độ khác


Bạn có thể cho rằng bài luận không còn gì ngoài năm cấp độ chi tiết trên,
nhưng bạn đã nhầm. Một bài luận còn có người đọc đọc và hiểu nó. Tức là, bài
luận còn tồn tại trong bối cảnh diễn giải, được tạo thành bởi người đọc
(cấp độ thứ sáu) và văn hóa mà người đọc ở trong (cấp độ thứ bảy).
Hai cấp độ này tạo nên các giả định mà người đọc mang vào bài luận. Cấp độ
thứ sáu và bảy có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh học và văn hóa.
Viết lách mà không màng tới độc giả là một sai lầm. Tuy một phần
mục đích của bài luận là giúp bạn suy nghĩ mạch lạc, nhưng phần khác quan
trọng không kém, là truyền đạt tới độc giả. Để bài luận thành công, nó phải
đáp ứng đồng thời ở tất cả các cấp độ chi tiết này. Điều đó rất khó,
nhưng chính trong cái khó đó mới tồn tại giá trị của việc viết.

Cân nhắc về tính thẩm mỹ và hứng thú viết lách


Vừa rồi chưa phải là tất cả những gì bạn cần để ý khi viết luận. Bạn cũng
nên cố gắng diễn đạt ngắn gọn và hiệu quả, trình bày thẩm mĩ, viết sao cho
có âm điệu du dương trong ngôn ngữ viết của mình. Cuối cùng, bạn không
nên cảm thấy nhàm chán khi viết. Nếu viết mà thấy chán, thì chắc
chắn là có gì đó đang sai và khiến người đọc chán theo.
Hãy nghĩ về nó theo cách này: bạn cảm thấy buồn chán là có lý do, và
có khi là lý do chính đáng. Có thể, bạn cảm thấy buồn chán khi viết bài luận
của mình bởi vì bạn đang dối trá với bản thân về những gì mình đang làm và
tại sao bạn lại làm điều đó. Tâm trí của bạn độc lập với nghị lực. Nó không thể

9
bị lôi cuốn vào một việc mà bạn cảm thấy không thú vị hoặc vô dụng. Tự
động, viết luận không tạo được sự chú ý với tâm trí và khiến bạn thấy chán.
Nếu bạn chán viết luận, có thể do hoặc bạn đã chọn sai chủ đề (chủ
đề không có gì quan trọng với bạn hay người khác), hoặc bạn đang tiếp cận
một chủ đề hay theo cách không phù hợp. Cũng có thể bạn bực do bị ép phải
viết luận, hoặc tự nghĩ mình lười biếng, dốt nát, hoài nghi quá mức, kiêu
ngạo, hoặc trạng thái cảm xúc nào đó tương tự.
Bạn sẽ cần đặt mình vào một trạng thái tinh thần phù hợp để viết
hay. Trạng thái tinh thần là một phần của yếu tố thẩm mỹ. Hãy nghĩ rằng
khi viết luận, bạn đang cố gắng tạo nên một thứ có giá trị, vẻ đẹp và tinh tế.
(Có thể lúc đang viết, bạn thấy bản nháp vừa viết là một thứ gớm ghiếc,
nhưng bài luận cuối cùng sẽ đẹp hơn thế rất nhiều. – Lời người dịch.)
Bạn phải chọn một chủ đề quan trọng với mình. Nó nên là một câu hỏi
bạn muốn tìm câu trả lời. Đây là phần khó nhất khi viết luận: lựa chọn chủ
đề/vấn đề/câu hỏi thích hợp. Có lẽ giảng viên đã cung cấp cho bạn một
danh sách các chủ đề, và bạn nghĩ mình không hứng thú với chúng. Có thể
hoặc không. Bạn hãy thử tìm cách viết về một trong những chủ đề được giao
theo cách hấp dẫn bạn nhất. Đây thật sự là một nỗ lực về mặt tinh thần và
đạo đức của bạn.
Khi xác định đúng thứ mình quan tâm rồi, bạn đã đặt mình vào đúng
trạng thái tinh thần cần để viết. Tinh thần sẽ nói cho bạn biết bạn có thực
sự quan tâm về chủ đề được chọn hay không. Bạn, hoặc một phần của bạn,
thấy mình cần câu trả lời - và cuộc sống của bạn phụ thuộc vào chúng. Ví dụ,
ai đó tuyệt vọng sẽ thấy câu hỏi "Sống để làm gì?" đáng quan tâm và rất
cần một câu trả lời để đủ kiên cường đối mặt với khổ đau trong cuộc sống.
Không nhất thiết mọi câu hỏi mà bạn cố gắng trả lời trong bài luận ở mức
độ vô cùng quan trọng này, nhưng cũng không nên lãng phí thời gian với
những chủ đề không phù hợp.
Vì vậy, thái độ cần có là sự hứng thú và nhạy cảm về mặt thẩm mỹ.
Sau tất cả những gì được đề cập, đây là điều cuối cần nhớ: hoàn
thành đánh bại hoàn hảo. Hầu hết mọi người thất bại trong một khóa học

10
hay trước một bài tập hoặc một dự án không phải vì họ viết dở, đạt điểm D
hoặc điểm F, mà bởi vì họ không viết gì cả và nhận điểm. Số 0 tệ lắm. Chúng
là hố đen của những con số. Số 0 khiến bạn thất bại. Số 0 làm hỏng cuộc
đời của bạn. Các bài luận được nộp, dù dở đến đâu, vẫn có thể đạt ít nhất
điểm C. Vì vậy, đừng tự làm khó mình. Viết xuống và nộp bài, bất kể bạn
nghĩ bài mình viết dở đến mức nào (và cho dù bạn có đúng bao nhiêu trong
nhận định này).

11
PHẦN BA: CHỦ ĐỀ VÀ TÀI LIỆU THAM
KHẢO
Câu hỏi trọng tâm mà bạn đang cố gắng trả lời qua bài luận là câu hỏi chủ
đề. Dưới đây là một số câu hỏi về chủ đề có thể gây thú vị cho bạn:
 Cái ác có tồn tại không?
 Có phải tất cả các nền văn hóa đều đáng được tôn trọng như nhau
không?
 Một người nam và một người nữ nên đối xử với nhau như thế nào
trong một mối quan hệ?
 Điều gì làm cho một người trở nên tốt đẹp?
Trên đây là những chủ đề rất chung chung, trừu tượng khiến chúng
trông có vẻ triết học. Các chủ đề tốt không cần phải quá chung chung. Dưới
đây là một số chủ đề hay và cụ thể hơn:
 Những sự kiện chính trong thời kỳ cai trị của Julius Caesar là gì?
 Ý tưởng quan trọng trong thuyết tiến hóa của Charles Darwin là gì?
 “Mặt trời vẫn mọc” của Ernest Hemingway có phải là một tác phẩm quan
trọng không?
 Lý thuyết về tâm lý của Carl Jung và Sigmund Freud có thể tương
phản nhau như thế nào?
 Newton và Einstein quan niệm về thời gian khác nhau ra sao?
 Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine gần đây là chính đáng hay phi nghĩa?
Bạn có thể bắt đầu quá trình viết luận của mình theo hai cách khác nhau.
Cách Một – Bắt đầu từ chủ đề: Liệt kê các chủ đề được giao, hoặc liệt
kê mười câu hỏi mà bạn muốn trả lời, nếu bạn được chọn chủ đề của riêng
mình. Cách Hai – Bắt đầu từ danh sách đọc: Xây dựng và hoàn thiện
danh sách đọc của mình. Nếu bạn đã có thể xác định một số chủ đề tiềm
năng mình quan tâm, hãy bắt đầu với Chủ đề. Nếu bạn không chắc
chắn, hãy bắt đầu xây dựng Danh sách đọc của bạn.

12
Chọn bắt đầu từ Chủ đề hoặc Danh sách đọc
Chủ đề
Viết chủ đề dưới dạng câu hỏi như mẫu ở trên.

1.

2.

3.

4.

5.

Nếu chưa thể làm điều này, thì bạn cần đọc thêm một số bài đọc (mà
bạn sẽ phải làm để hoàn thành bài luận). Nhân tiện, không có thứ gọi là “bí ý
tưởng” (dịch từ writer’s block – Lời người dịch). Nếu bạn không thể viết, đó
là bởi vì bạn không có gì để truyền đạt. Bạn không có ý tưởng. Trong tình
huống như vậy, đọc cái gì đó đi. Nếu chưa hiệu quả, hãy đọc thứ khác –

những thứ hay hơn. Lặp lại cho đến khi “quả bí” 🎃 biến mất.

Danh sách đọc


Liệt kê xuống dưới đây những gì bạn cần hoặc muốn đọc. Nói chung, đây
phải là sách hoặc bài báo thường thức hoặc bài báo khoa học. Nếu chưa biết
những bài báo hoặc cuốn sách nào hữu ích, thì bạn có thể bắt đầu với
Wikipedia hoặc các nguồn bách khoa toàn thư và xem danh sách tài liệu tham
khảo của chúng để có ý tưởng về việc đọc thêm. Những nguồn này rất cần
thiết khi mới bắt đầu.
Nếu thấy ai đó có cách viết đặc biệt thú vị với bạn, thử tìm ra những
tác giả mà họ ngưỡng mộ và đã đọc bằng cách ghi chú lại xem họ đã giới thiệu

13
ai, trong các bài viết hoặc trong danh sách tham khảo của họ. Đây là một cách
học rất thông minh.
Bạn có thể cần đọc 5-10 cuốn sách hoặc bài báo để viết được 1000 từ.

Một trang đánh máy có khoảng cách đôi (double space) thường chứa khoảng

250 từ. Liệt kê các nguồn tham khảo của bạn bên dưới, ngay cả khi bạn phải

làm đại. Bạn luôn có thể chỉnh sửa danh sách này sau.

Bài đọc 1.
Ghi chú: (xem phần tiếp theo để biết Lưu ý về Ghi chú):

Bài đọc 2.
Ghi chú:

Bài đọc 3.
Ghi chú:

Bài đọc 4.
Ghi chú:

Bài đọc 5.
Ghi chú:

Bài đọc 6.
Ghi chú:

Bài đọc 7.
Ghi chú:

Bài đọc 8.
Ghi chú:

14
Bài đọc 9.
Ghi chú:

Bài đọc 10 (lặp lại nếu cần).


Ghi chú (lặp lại nếu cần):

Một lưu ý về Tâm lý và vài lưu ý về Ghi chú


Trong khi đọc, hãy để ý xem có bất kỳ điều gì thu hút sự chú ý của bạn
không. Đây có thể là: điều bạn nghĩ quan trọng, điều bạn rất bất đồng,
hoặc điều gì đó bạn luôn muốn biết thêm. Bạn phải để ý rất cẩn thận đến
phản ứng cảm xúc của mình mới thấy được.
Bạn cũng cần ghi chú. Bạn có thể đặt ghi chú của mình bên dưới các bài
đọc mà bạn đã liệt kê ở trên.
Khi ghi chú, đừng làm mấy việc ngu ngốc như highlight hoặc gạch
chân các câu trong sách giáo khoa. Không có bằng chứng khoa học cho thấy
mấy việc này hiệu quả. Chúng chỉ trông giống như việc có ích thôi chứ thực ra
là vô ích. Việc bạn cần làm là đọc để hiểu. Đọc một chút, rồi viết ra những gì
bạn đã học được hoặc bất kỳ câu hỏi nào nảy sinh trong đầu bạn. Đừng bao
giờ sao chép từng từ từng chữ. Phần quan trọng nhất của việc học và ghi nhớ
là tái tạo những gì bạn đã đọc bằng ngôn ngữ của mình. Đây không phải đơn
giản chỉ là việc "sử dụng câu từ của riêng bạn." Đây là cách để bạn nói chuyện
với tác giả của những cuốn sách hay bài báo bạn đang đọc. Đây là nỗ lực của
bạn để nói lại với tác giả rằng "đây là những gì tôi hiểu về cái ông/bà đang
nói." Đây là nơi bạn trích dẫn ra ý chính của bài đọc.
Nếu ai đó hỏi bạn về ngày hôm nay bạn thế nào, bạn sẽ không nói,
“Chà, đầu tiên tôi mở mắt. Sau đó tôi chớp mắt và xoa mắt. Rồi tôi đặt
chân trái trên sàn, và sau đó là chân phải”. Bạn sẽ chôn sống họ. Thay vào đó,
loại bỏ những chi tiết thừa và tập trung vào những gì quan trọng. Đây là những
gì cần làm khi ghi chú trong hoặc sau khi đọc. Tốt hơn hết là sau khi đã

15
đóng sách lại, để bạn không bị cám dỗ sao chép từng chữ của tác giả và để bạn
khỏi tự đánh lừa mình khi nghĩ sao chép là đang làm việc.
Nếu bạn thấy khó ghi chú theo cách này, hãy thử cách sau. Đọc một
đoạn văn. Nhìn đi chỗ khác. Sau đó, hãy tự nói to hay thì thầm (nếu bạn
đang ở trong thư viện) ý nghĩa của đoạn văn. Lắng nghe những gì bạn nói, và
sau đó nhanh chóng viết nó ra.
Ghi chú nhiều lên vì bạn sẽ cần chúng cho bài luận. Bạn có thể cho
rằng việc này không hiệu quả, nhưng không đâu. Để viết về điều gì đó một
cách dễ hiểu, hoặc truyền đạt nó một cách thông minh, bạn cần biết nhiều
hơn những gì bạn thực sự truyền đạt. Điều đó giúp bạn nắm vững cấp độ
sáu và bảy được mô tả ở trên – về bối cảnh mà bài luận sẽ được đọc-hiểu.
Trong số các ghi chú có được, bạn có thể tìm ra 8-10 câu hỏi chủ đề. Hãy làm
vậy đi. Hãy nhớ rằng ta có thể chỉnh sửa các chủ đề ấy sau. Ghi xuống
trước đã.

16
PHẦN BỐN: DÀN Ý
Tới giờ, bạn đã có được danh sách các chủ đề và danh sách bài đọc. Bây giờ là
lúc để chọn một chủ đề.

[GHI CHỦ ĐỀ BẠN CHỌN TẠI ĐÂY]


Đây là một quy tắc khác. Bản nháp đầu tiên phải dài hơn bản cuối
cùng, để bạn có gì thừa bỏ đi và giữ lại những gì hay. Sẽ KHÔNG nhanh hơn
nếu bạn cố gắng viết chính xác số từ mong muố n ngay lần đầu tiên
ngồi viết. Cố gắng làm vậy chỉ khiến bạn quá để tâm số từ viết được và
sẽ làm bạn chậm lại. Hãy viết bản nháp đầu tiên dài hơn 25% so với bản
cuối.

Bây giờ hãy xác định độ dài của bài luận của bạn.

SỐ TỪ ĐƯỢC YÊU CẦU:


SỐ TRANG:
THÊM 25% VÀO CHIỀU DÀI TRÊN:

Bây giờ bạn phải lập dàn ý. Đây là phần bắ t buộ c và cù ng khó nhất củ a
một bài luận. Dàn ý của một bài luận giống như bộ xương của cơ thể, cung
cấp cấu trúc cơ bản cho bài luận. Hơn nữa, về cơ bản, dàn ý là một danh
sách các lập luận.
Một bài luận hàng nghìn từ cầ n một dàn ý mười câu thôi. Dàn ý cơ bản
không nên dài hơn 15 câu, kể cả khi bài luận dài vài nghìn từ trở lên. Bởi vì rất
khó để nhớ hết danh sách lập luận cùng lúc vớ i việc đánh giá cấu trúc dàn ý.
Vì vậy, hãy lập một dàn ý từ 10-15 câu, và nếu bài luậ n dài hơn 1000 từ, thì lập
dàn ý phụ cho mỗi câu lậ p luậ n chính. Dướ i đây là một ví dụ về một dàn ý đơn
giản:

Chủ đề: Abraham Lincoln là ai?


17
• Tại sao Abraham Lincoln đáng được tưởng nhớ?
• Những sự kiện quan trọng trong thời thơ ấu của ông ấy là gì?
• Thời niên thiếu của ông ấy thì sao?
• Tuổi trưởng thành trẻ của ông ấy thì sao?
• Ông bước vào chính trường như thế nào?
• Những thách thức lớn của ông ấy là gì?
• Các vấn đề chính trị và kinh tế cơ bản vào thời của ông ấy là
gì?
• Kẻ thù của ông ấy là ai?
• Ông đã đối phó như thế nào?
• Những thành tựu chính của ông ấy là gì?
• Ông ấy mất như nào?

Dưới đây là một ví dụ về một dàn ý dài hơn (cho một bài luận 3000 từ):

Chủ đề: Chủ nghĩa tư bản là gì?


• Chủ nghĩa tư bản được định nghĩa như thế nào?
 Tác giả 1
 Tác giả 2
 Tác giả 3
• Chủ nghĩa tư bản phát triển ở đâu và khi nào?
 Quốc gia 1
 Quốc gia 2
• Chủ nghĩa tư bản đã phát triển như thế nào trong 50 năm đầu
tiên sau khi ra đời?
 Chủ nghĩa tư bản phát triển như thế nào trong 50 năm
thứ hai sau khi ra đời?
 (Lặp lại nếu cần)
• Những hình thái tiền thân trong lịch sử của Chủ nghĩa tư bản là?
 (Chọn nhiều thế kỷ nếu cần)
• Ưu điểm của chủ nghĩa tư bản?

18
 Tạo ra sự giàu có
 Tiến bộ công nghệ
 Quyền tự do cá nhân
• Nhược điểm của chủ nghĩa tư bản?
 Phân phối không đồng đều
 Ô nhiễm và các chi phí ngoại tác khác
• Các giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản?
 Chủ nghĩa phát xít
 Chủ nghĩa cộng sản
• Hệ quả của những lựa chọn thay thế này?
• Tiềm năng phát triển trong tương lai?
• Kết luận
Cẩn thận với lố i viết những lời giới thiệu và kết luận sáo mòn và lặp đi
lặp lại. Trước hết, hãy viết phần giới thiệu đơn giả n (Mục đích của bài luận
này là gì? Bài luận sẽ có những gì?) và phần kết luận đơn giả n (Bài luận đã
giới thiệu gì? Kết luận của bài là gì?) dù sau này bạ n sẽ bỏ chú ng đi. Soạ n dà n
ý củ a bạ n dướ i đâ y. Tiếp theo, vớ i một câu dàn ý, hãy viết mộ t đoạn văn dài 100
từ tương ứng. Bạn có thể thêm các ý nhỏ sau, như trong ví dụ trên kia.
[LẬP DÀN Ý CHO BÀI LUẬN CỦA BẠN Ở ĐÂY]
1. Ý 1:
2. Ý 2:
3. Ý 3:
4. Ý 4:
5. Ý 5:
6. Ý 6:
7. Ý 7:
8. Ý 8:
9. Ý 9:
10. Ý 10 (lặp lại nếu cần):

19
PHẦN NĂM: CÁC ĐOẠN VĂN
Ổ n rồ i, bây giờ bạn đã có dàn ý. Sao chép nó ở đây:

Bây giờ, hãy viết 10 - 15 câu cho mỗi ý để hoàn thành đoạn văn của bạn.
Bạn có thể bổ sung cho dàn bài khi làm việc qua lại giữa dàn bài và các đoạ n
vă n, chỉnh sửa cả hai cùng lúc. Sử dụng ghi chú của bạn. Trong phầ n mềm
Word vào thờ i điểm nà y, bạ n cứ để khoảng cách đơn (single space) để nhìn
thấy nhiều chữ hơn cùng một lúc. Đinh dạng bài luận đúng cách sau.
Vào thờ i điểm nà y, đừng lo lắng chuyện bạn viết hay dở ra sao. Lúc
này, tố t nhấ t là không nên lo về cấu trúc câu và ngữ pháp. Để đó cho bước 2 -
chỉnh sửa. Quá trình viết luận gồm hai bướ c. Bước quan trọng nhấ t là viết
xong bản nháp đầu tiên, cứ viết nhanh và xấ u thoả i má i. Ở bản nháp đầ u nà y,
20
bạ n có thể sử dụng các ghi chú có sẵ n rồ i mở rộng và thêm nhiều chi tiết hơn.
Nếu gặp khó khăn khi viết ý nào trong dàn ý, cứ chuyển sang ý tiếp theo.
Bạn luôn có thể quay lại ý cũ sau.
Bước chính thứ hai là chỉnh sửa. Sản xuất (bước chính đầu tiên) và
chỉnh sửa (bước thứ hai) là các bướ c khác nhau và nên được làm theo cách khác
nhau. Do mỗi việc sẽ gây trở ngại cho cái kia. Mục đích của việc sản xuất là
viết ra. Mụ c đích củ a việc chỉnh sửa là cắ t bớt và sắp xếp. Nếu cố gắng làm
cả hai cùng một lúc thì việc chỉnh sửa sẽ làm tắ c nghẽn việc viết. Làm hai thứ
cù ng lú c cũ ng không nhanh hơn, không tốt hơn và chắc chắn sẽ gây khó
chịu.
Dưới đây là một ví dụ về cách viết kết hợp với mộ t ý trong dà n ý, (lưu
ý: những tài liệu trích dẫ n sẽ đượ c ghi là (REFERENCE, 19XX). Cách định dạng
trích dẫ n sẽ được thảo luận sau.

Ý: Chủ nghĩa tư bản đã được định nghĩa như thế nào?


Không dễ dàng để định nghĩa một thứ phức tạp như chủ nghĩa tư
bản. Các tác giả khác nhau đưa ra những ý kiến khác nhau. Các nhà
tư tưởng tự do hoặc bảo thủ nhấn mạnh tầm quan trọng của
tài sản tư nhân và các quyền sở hữu đi kèm với tài sản đó như
chìa khóa của chủ nghĩa tư bản (TÀI LIỆU THAM KHẢO,
19XX). Tài sản tư nhân (bao gồm hàng hóa có giá trị và phương tiện
sản xuất ra chúng) có thể được trao đổi tự do, với các chủ sở hữu tài
sản khác trên thị trường mà giá cả được quy định bởi nhu cầu chung
chứ không phải bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Những người theo
tư tưởng tự do và bảo thủ nhấn mạnh đến hiệu quả của sản xuất,
cũng như chất lượng, và coi lợi nhuận là động lực của sản xuất. Họ tin
rằng chi phí thấp là một đặc điểm được kì vọng của sản xuất và cạnh
tranh bình đẳng giúp đảm bảo giá thấp hơn kì vọng.
Ngược lại, Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Thế giới (TÊN TÁC GIẢ,
19XX), định nghĩa chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu tư liệu sản xuất
của một số ít con người, là giai cấp tư bản, những người bóc lột và trục

21
lợi giai cấp công nhân, là những người sản xuất chân chính, phải bán
khả năng lao động của mình để được trả lương. Những người theo chủ
nghĩa xã hội tin rằng lợi nhuận là động lực duy nhất của chủ nghĩa tư
bản, và động cơ lợi nhuận sẽ gây hại. Các nhà bảo vệ môi trường hiện
đại có xu hướng coi thế giới tự nhiên nằm trong danh sách các mục tiêu
bóc lột của các nhà tư bản (THAM KHẢO, 19XX). Các nhà tư tưởng
cánh hữu có xu hướng coi những vấn đề nảy sinh từ hệ thống tư bản
là có thật, nhưng không thấm vào đâu với những vấn đề do các hệ
thống kinh tế và chính trị khác tạo ra. Các nhà tư tưởng cánh tả lại
coi chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân trung tâm của các vấn đề
nghiêm trọng như nghèo đói, bất bình đẳng và suy thoái môi trường,
và tin rằng có những hệ thống kinh tế và chính trị khác mà nếu thực
hiện sẽ có sự cải thiện.

Cầ n hai đoạn văn để bắt đầu đề cập đến ý đầ u tiên trong dà n ý. Ta


thấ y rằng bài luận bắt đầu mà không có lờ i giớ i thiệu. Tốt hơn hết là bạn
nên cho người đọc biết bài luận sẽ nói về vấn đề gì và chủ đề sẽ được giải
quyết như thế nào hơn là chỉ quanh quẩn ở đầu bài luận. Thu hút sự chú ý
của người đọc ngay lập tức mà không cần đi vòng vòng vẫ n tố t hơn.
Khi viết xong 10 – 15 câu cho mỗi ý trong dàn ý là bạn đã hoàn thành bản
nháp đầu tiên của mình. Giờ là lúc chuyển sang bướ c chỉnh sửa.

PHẦN SÁU: CHỈNH SỬA VÀ SẮP XẾP


CÁC CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
Sao chép đoạn đầu tiên của bản nháp đầu tiên của bạn tại đây:

22
Đoạn 1:

Bây giờ, hãy đặt mỗi câu trên một dòng riêng giống như thế này (ví dụ
này được lấy từ đoạn đầu tiên về chủ nghĩa tư bản, ở trên):
Không dễ dàng để định nghĩa một thứ phức tạp như chủ nghĩa tư
bản.
Các tác giả khác nhau đưa ra những ý kiến khác nhau.
Các nhà tư tưởng tự do hoặc bảo thủ nhấn mạnh tầm quan
trọng của tài sản tư nhân và các quyền sở hữu đi kèm với tài sản đó
như chìa khóa của chủ nghĩa tư bản (TÀI LIỆU THAM KHẢO, 19XX).
Tài sản tư nhân (bao gồm hàng hóa có giá trị và phương tiện
sản xuất ra chúng) có thể được trao đổi tự do, với các chủ sở hữu tài
sản khác trên thị trường mà giá cả được quy định bởi nhu cầu chung
chứ không phải bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào.

23
Những người theo tư tưởng tự do và bảo thủ nhấn mạnh đến
hiệu quả của sản xuất, cũng như chất lượng, và coi lợi nhuận là động
lực của sản xuất.
Họ tin rằng chi phí thấp là một đặc điểm được kì vọng của sản
xuất và cạnh tranh bình đẳng giúp đảm bảo giá thấp hơn kì vọng.

Xem liệu bạn có thể làm cho mỗi câu bạn đã viết TỐ T HƠN theo cách
tương tự hay không:
 Tốt hơn có nghĩa là ngắ n hơn và đơn giả n hơn (vì tấ t cả các từ không
cầ n thiết nên đượ c gạ ch bỏ ). Mộ t điều mà mộ t ngườ i mớ i viết có thể làm
để cả i thiện khả năng viết nhanh chóng là viết nhữ ng câu ngắ n. Xem liệu
bạ n có thể cắ t giả m độ dài củ a mỗ i câu từ 15-25% hay không. Nhớ rằ ng,
trướ c đó, bạ n đã cố gắ ng làm cho bài luậ n củ a mình dài hơn mứ c cầ n
thiết. Còn giờ bạ n có thể bắ t đầ u cắ t tỉa dọ n dẹp nó.
 Tốt hơn có nghĩa là dùng đúng từ mộ t cá ch chính xá c. Đừ ng ham dùng
từ bạ n không thoả i mái khi dùng trong văn nói. Thông thườ ng, nhữ ng
ngườ i mớ i viết muố n gây ấ n tượ ng vớ i ngườ i đọ c bằ ng vố n từ vự ng củ a
họ . Điều này thườ ng phả n tác dụ ng khi từ đượ c dù ng đúng về mặ t kỹ
thuậ t nhưng rỗ ng ý nghĩa hoặ c không phù hợ p vớ i ngữ cả nh củ a câu,
đoạ n văn hoặ c toàn bộ bài luậ n. Mộ t nhà văn lão luyện sẽ nhìn ra lỗ i này
ngay. Hãy viết rõ ràng bằ ng nhữ ng từ vự ng bạ n đã nắ m vữ ng (có thể
dùng mộ t số từ ít phổ biến dầ n dầ n).
Đọc to từng câu và lắng nghe nó. Nếu thấ y lấ n cấ n, hãy xem bạn có thể nói
theo cách khác hay hơn không. Lắng nghe những gì bạn nói, và sau đó viết
nó ra. Viết lại từng câu. Khi đã làm việc nà y cho tất cả các câu, hãy đọc các
phiên bản cũ và mới, và thay thế câu cũ bằng câu mới nếu câu mới tốt hơn.
Sau đó sao chép đoạn văn mới tại đây:

24
Đoạn 1 mớ i:

Lặp lại cho mỗi đoạn:

Đoạn 2 mớ i:

Đoạn 3 mới (v.v.):

25
Bây giờ bạn sẽ cố gắng cải thiện từng đoạn văn đó. Sao chép lại chúng ở
đây, đừ ng thay đổi (để bạn có thể dễ dàng so sánh các đoạn văn đượ c sử a so với
bản gốc, xem có thự c sự tố t hơn chưa trướ c khi giữ lạ i).

Đoạn mới 1 (bản sao):

Đoạn mới 2 (bản sao):

Đoạn 3 mới (bản sao) (v.v.):

Bắt đầu với đoạn 1. Chia nó thành các câu đơn, như bạn đã làm trước
đây. Bây giờ hãy kiểm tra xem liệu các câu có theo thứ tự tốt nhất có thể,
trong mỗi đoạn văn hay không. Kéo/thả hoặc cắt/dán chúng theo thứ tự tốt
hơn. Bạn cũng có thể bỏ những câu không còn cần thiết. Khi bạn hài lòng với
đoạn văn đầu tiên (nghĩa là các câu cần thiết, ngắn gọn và đúng thứ tự) thì
hãy chuyển sang đoạn tiếp theo và làm điều tương tự.

26
PHẦN BẢY: SẮP XẾP LẠI CÁC ĐOẠN
VĂN
Bây giờ, hãy sao chép tất cả các đoạn văn đã đượ c cải tiến mà bạn đã chỉnh
sửa tại đây:
Đoạn 1 cải tiến:

Đoạn 2 cải tiến mới:

Đoạn 3 cải tiến mới (v.v.):

Bây giờ bạn sẽ cố gắng cải thiện thứ tự của những đoạn văn mới, cải tiến đó.
Sao chép chúng ở đây, một lần nữa, không thay đổi.
Đoạn 1 cải tiến mới (bản sao):

27
Đoạn 2 cải tiến mới (bản sao):

Đoạn 3 cải tiến mới (bản sao) (v.v.):

Bây giờ hãy nhìn vào thứ tự của các đoạn văn (như bạn vừa làm với các
câu trong từ ng đoạn văn). Có thể bây giờ trong quá trình chỉnh sửa, bạn sẽ
thấy rằng thứ tự các ý trong dàn ý ban đầu không còn phù hợp. Di chuyển,
thay đổ i thứ tự các đoạ n vă n cho tớ i khi trô ng ổ n hơn.

PHẦN TÁM: LẬP DÀN Ý MỚI


Okay, bây giờ bạn đã tạo ra một bản nháp thứ hai khá tốt. Bạn đã xác
định các nguồn và viết các ghi chú phù hợ p, vạch ra lập luận của mình, viết
thô trong bản nháp đầu tiên (từng đoạn mộ t), viết lại các câu gọ n ghẽ hơn, và
sắp xếp lại thứ tự các câu và đoạn văn. Điều này đã tố t hơn nhiều so với
hầu hết nhữ ng ngườ i viết khá c. Bạn thậm chí có thể nghĩ rằng mình đã xong
xuôi - nhưng chưa đâ u.
Bước tiếp theo sẽ đưa bài luận củ a bạ n từ điểm B sang điểm A. Thậm chí
có thể giúp bạn viết ra mộ t sả n phẩ m tốt hơn tấ t cả những gì bạn từng viết
(súc tích hơn, chính xác, mạch lạc, tinh tế và đẹp mắt). Sao chép những gì bạn
đã viết cho đến nay tại đây:

SAO CHÉP ĐẦ Y ĐỦ BÀ I LUẬ N CỦ A BAN Ở ĐÂ Y


Đọc nó. Sau đó chuyển sang trang tiếp theo.

28
29
Có thể bạ n thấ y phần này của quy trình không cần thiết, hoặc gây khó
khăn, hoặc cả hai, nhưng bạn biết không? Đây là chỗ phâ n biệt đàn ông với
con trai, hoặc phụ nữ với con trai, hoặc đàn ông với con gái, hoặc bất kỳ cách
nói phi giớ i tính nà o đượ c chấp nhận.
Bạn vừa đọc xong bài luận của mình. Bây giờ hãy thử viết một dàn ý mới
từ 10-15 ý. Đừng nhìn lại bài luận khi làm điều này. Nếu bạn phải đọ c lạ i, hãy
đọc hết bài sau đó quay lại trang này, nhưng đừng nhìn vào bài luận khi viết
lại dàn ý. Buộc bản thân xây dựng lại nhữ ng lập luận của mình từ trí nhớ, bạn có
thể sẽ cải thiện nó. Nói chung, khi cố ghi nhớ điều gì đó, bạn sẽ đơn giản hóa
nó nhưng vẫn giữ lại hầu hết những gì quan trọng. Do đó, bộ nhớ của bạn
đóng vai trò như một bộ lọc, loại bỏ những gì vô dụng, giữ và sắp xếp những
gì quan trọng. Những gì bạn đang làm bây giờ là chắt lọc những gì bạn đã viết
thành bản chất của nó.

Viết dàn ý mới tại đây:


1. Ý mới 1:
2. Ý mới 2:
3. Ý mới 3:
4. Ý mới 4:
5. Ý mới 5:
6. Ý mới 6:
7. Ý mới 7:
8. Ý mới 8:
9. Ý mới 9:
10. Ý mới 10 (lặp lại nếu cần):

Bây giờ bạn đã có dàn ý mới, bạn có thể cắt và dán tài liệu từ bài luận
trước vào. Để làm việc này, hãy mở một file Word mới bên file này. Sau đó,
cắt/dán dàn ý mớ i và o file Word mới. Quay trở lại file gốc, tớ i chỗ bài luận
hoàn chỉnh đã được sắp xếp bạn đã dán vào Phần Tám ở trên. Sau đó,
cắt/dán bài luận hoàn chỉnh nà y vào cạ nh dàn ý mới.

30
Bạn có thể thấy rằng bạn không cần tất cả những gì bạn đã viết
trước đây. Đừng ngại gạ ch bỏ câ u từ không cần thiết. Bạn đang cố gắng loại
bỏ những gì không cầ n và giữ những gì cầ n.
Khi đã hoàn thành cắt/dán bài luậ n cũ dàn ý mới, sao chép bài luận mới
sau khi đã chỉnh sử a và dán vào mộ t file Word mớ i. Đây là phiên bả n cuố i cù ng
củ a bài luận của bạn. Đừng quên đặt tên cho nó.

DÁN BÀI LUẬN HOÀN TOÀN MỚI TẠI ĐÂY.

PHẦN CHÍN: LẶP LẠI


Bây giờ bạn có bản nháp thứ ba và nó có lẽ khá tốt. Nếu bạn thực sự muốn
tiếp tụ c nâng cấ p nó thì có thể lặp lại quy trình viết lại và sắp xếp lại thứ tự
củ a câ u, củ a đoạn văn và cả dàn ý. Thông thường thì nên đợi vài ngày trướ c khi
làm việc này, để bạn có thể nhìn thấ y những gì mình viết ra với đôi mắt mới
mẻ. Sau đó, bạn sẽ đọ c những gì đã viết đượ c, thay vì xem những gì bạn nghĩ
rằng mình đã viết (chỉnh sửa ngay sau khi viết xong sẽ gặ p phả i trườ ng hợ p
nà y). Bạn chưa hoàn thành bài viết cho đến khi bạn chỉnh sử a và cả i thiện bài
luận. Nói chung, bạn có thể biết bài luậ n đã tố t nhấ t chưa khi cố gắng viết
lại một câu (hoặc một đoạn văn) và bạn không chắc rằng phiên bản mới có
thêm cả i tiến nà o so với bản gốc.

PHẦN MƯỜI: TÀI LIỆU THAM KHẢO


VÀ BIBLIOGRAPHY
Khi viết một câu chứ a một sự thật hoặc một ý kiến sáng suốt mà bạn đã thu
thập nó từ đâu đó thì bạn phải trích dẫ n thông tin đó. Nếu không, mọi người
có thể buộc tội bạn đạo văn, là một hình thức ăn cắp (sở hữu trí tuệ). Có nhiều
quy ướ c cầ n tuâ n theo để trích dẫ n đú ng tài liệu tham khảo và bibliography.

31
(Bibliography là danh sách các sách và bài báo bạ n đã đọc để có được thông tin
cơ bản, nhưng bạn có thể không rút ra được ý tưởng nào cụ thể từ đó để trích
dẫ n.)
Các quy ước của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thường được sử dụng bởi
những người viết tiểu luận. Quy ước này thường yêu cầu sử dụng họ của các
tác giả của nguồn trong ngoặc đơn sau câu yêu cầu tham chiếu. Ví dụ:
Cần trích dẫn sau một câu có chứa một ý kiến không phải của
bạn hoặc một thông tin mà bạn đã thu thập được từ một số tài liệu
khác (Peterson, 2014).

Câu này cũng có thể được xây dựng như thế này:
Peterson (2014) tuyên bố rằng cần phải thêm trích dẫn sau
một câu có chứa ý kiến không phải của riêng bạn hoặc một thông tin
mà bạn đã tiếp thu từ một số tài liệu khác.
Cũng có nhiều quy ước bao gồm việc sử dụng một trích dẫn trực tiếp,
mà bạn phải tuân theo khi bạn trích dẫn trực tiếp một ai đó, thay vì diễn giải
lờ i củ a họ. Dưới đây là một ví dụ:
Peterson (2014, trang 19) tuyên bố rằng “các quy ước của Hiệp
hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) thường được các nhà văn viết tiểu luận
sử dụng.”
Trong Danh sách Tài liệu tham khảo ở cuối bài luận, bài báo của tác giả
Peterson có thể được liệt kê như sau:
Peterson, J.B. (2014). Cách viết luận. Tạp chí Viết luận, 01, 15-
24.
Các quy ước khác nhau áp dụng cho các loại tài liệu nguồn khác nhau
như trang web, sách và bài báo. Tất cả các chi tiết về phong cách APA có thể
được tìm thấy tại https://www.apastyle.org/ (Tiếng Anh) hoặc
http://hcmup.edu.vn/index.php?
option=com_content&id=21011&tmpl=component&task=preview&
lang=vi&site=142 (Tiếng Việt, thêm bởi người dịch).

32
Cần phải nắm vững ít nhất một quy tắ c. Các quy tắc thậ t sự khó làm
và khó chịu. Tuy nhiên, chúng đượ c thiết để người đọc biết người viết đang
làm gì. Hơn nữa, bạn chỉ phải học chúng một lần, vì vậy hãy cắn ră ng mà làm
điều đó.
Sao chép lại bài luận của bạn ở đây. Thêm tài liệu tham khảo nếu cần.
Sau đó, thêm Danh sách Tài liệu tham khảo vào cuối bài luận. Đảm bảo rằng
bạn xây dựng cả hai theo quy ước APA hoặc một bộ quy tắc khác.

DÁN BÀI LUẬN ĐÃ HOÀN THÀNH CỦA BẠN VÀO ĐÂY

Bây giờ bài luận của bạn đã hoàn thành. Bây giờ bạn cần sao chép nó
vào một file Word mới và định dạng nó đúng cách. Thườ ng là khoảng cách đôi
(double space), với một trang tiêu đề, với một dấu cách thụt lề đầu mỗi
đoạn văn. Nếu bạn muốn thêm phụ đề hoặc tiêu đề mỗ i phầ n, việc sử dụng
chúng được thảo luận chi tiết tại
https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/560/01/.
Nếu bạn đã đi xa tớ i tậ n dòng này, bạ n đã là m rấ t tố t đấ y. Nếu bạn
viết một số bài luận bằng quy trình này, bạn sẽ thấy rằng tư duy củ a mình
trở nên phong phú và rõ ràng hơn, và các cuộc trò chuyện của bạn cũng vậy.
Không có gì quan trọng hơn việc trở nên có học, và không có gì quan trọng hơn
giáo dục cho tương lai của bạn và của những người xung quanh bạn
Chúc bạ n may mắn với mộ t tâm trí đã đượ c tô i luyện, sắ c bén và rộng
mở.

33

You might also like