Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Một số câu hỏi ôn tập thêm

1. Giải thích các đặc điểm của trùng hợp gốc, trùng hợp cation, trùng hợp anion và so sánh sự
khác nhau của chúng.

2. Hãy cho biết các monomer có thể trùng hợp được với mỗi loại phản ứng trên. Viết phản ứng
trùng hợp.

3. Giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, dung môi và các điều kiện khác cần thiết cho mỗi phản ứng
trùng hợp.

4. Phản ứng trùng hợp sống là gì? Tại sao trùng hợp anion sống dễ thực hiện hơn trùng hợp
cation sống?

5. Viết phản ứng trùng hợp sử dụng R-Li, R-Na, R-K làm chất xúc tác cho phản ứng trùng hợp
styrene.

6. Dùng n-butyl liti làm chất xúc tác và THF làm dung môi để trùng hợp 5 kg styrene monomer
(SM) thành polymer có độ trùng hợp (DPn) 1000) thì phải dùng bao nhiêu gam n-butyl liti?

7. Trình bày ứng dụng của phản ứng trùng hợp anion sống và trùng hợp cation sống trong quá
trình tổng hợp các polymer chức năng.

8. Nêu các điều kiện cần thiết để thực hiện phản ứng trùng hợp cation.

9. Đặc điểm chính của phản ứng hóa học ở polymer khác với phản ứng hóa học của phân tử
trọng lượng phân tử thấp là gì?

10. Từ quan điểm về sự thay đổi mức độ trùng hợp của polymer, hãy nêu các loại phản ứng hóa
học cơ bản của polymer, ví dụ cho mỗi loại.

11. Yếu tố vật lý và yếu tố hóa học chính ảnh hưởng đến phản ứng hóa học của polymer là gì?

12. Nêu nguyên tắc của phản ứng tổng hợp và trao đổi của nhựa trao đổi cation polystyrene.

13. Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa của polymer.

14. Mô tả ngắn gọn sự khác biệt chính giữa sự phân hủy nhiệt và sự phân hủy oxy hóa nhiệt của
polymer.

15. Nêu ví dụ để minh họa tầm quan trọng của sự phân hủy quang.

16. Sự khác nhau giữa chất lưu hóa để lưu hóa cao su thiên nhiên và chất lưu hóa cao su
ethylene-propylene là gì? Viết phương trình phản ứng.

You might also like