Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Lý thuyết
1.Khái niệm, mục tiêu, công cụ của CSTK
a. Khái niệm
CSTK là việc chính phủ sử dụng thuế (T) và chi tiêu công (G) để điều tiết mức chi tiêu
chung của nền kinh tế.
b. Mục tiêu
- Ngắn hạn: Tăng trưởng sản lượng, ổn định giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng cán
cân thanh toán
- Dài hạn: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn
c. Công cụ
- Chi tiêu công cho hàng hoá và dịch vụ (G)
- Thuế (T)
2. Cơ chế tác động của CSTK
Chính sách tài khóa được chính phủ sử dụng nhằm tác động tới tổng cầu của nền kinh tế (thông
qua chi tiêu công và thuế) từ đó tác động đến mức sản lượng cân bằng, giá cả và việc làm.
3.Các loại thâm hụt ngân sách
-Thâm hụt ngân sách thực thế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một
thời kỳ nhất định
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở
mức sản lượng tiềm năng.
-Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh
doanh.
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ảnh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách
tài khóa như định ra thuế suất phúc lợi, bảo hiểm… Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính sách
tài khóa phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
4.Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kì.
CSTK thuận chu kỳ: Chính phủ sẽ mở rộng tài khóa trong thời kỳ tăng trưởng và thu hẹp tài
khóa trong thời kỳ suy giảm kinh tế.
CSKT ngược chu kỳ: Chính phủ sẽ thu hẹp tài khóa trong thời kỳ tăng trưởng nóng và mở rộng
tài khóa trong thời kỳ suy giảm kinh tế.
Chính sách tài khóa thuận và nghịch chu kì.

5.Các biện pháp tài trợ thâm hụt


a. Vay trong nước (phát hành trái phiếu nội địa)
b. Vay nước ngoài (phát hành trái phiếu quốc tế, ODA).
c. Bán tài sản quốc gia
d. In tiền (gây ra thuế lạm phát)

You might also like