Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRIỂN NÔNG THÔN

BÀI THẢO LUẬN

Tên đề tài: Phân tích hệ thống logistics của Amazon


Giảng viên hướng dẫn:
Lớp: 63TMĐT 2
Nhóm:
Thành viên: 1. Lê Hà Thu
2. Đào Việt Hà
3. Vũ Thị Xuân Thanh
4. Lê Thị Vân Anh

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
I. Logistics đầu ra, đầu vào, ngược....................................................................3
1. Logistics đầu vào.........................................................................................3
2. Logistics đầu ra...........................................................................................3
3. Logistics ngược............................................................................................5
II. CNTT/Hệ thống được sử dụng để quản lý và vận hành..............................6
1. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)........................................6
2. Hệ thống thông tin logistics (LIS)..............................................................6
3. Hệ thống quản trị quan hệ cung ứng (SRM)............................................6
4. Hệ thống quản trị giao dịch (TMF)...........................................................6
III. Chiến lược phân phối.....................................................................................7
1. Chú trọng cải tiến trải nghiệm khách hàng..............................................7
2. Tận dụng trí tuệ nhân tạo AI.....................................................................8
3. Luôn áp dụng triết lý sáng tạo...................................................................8
4. Chiến lược sản phẩm..................................................................................9
5. Chiến lược địa điểm....................................................................................9
6. Chiến lược khuyến mãi...............................................................................9
7. Chiến lược giá..............................................................................................9
IV. Mô hình lựa chọn phương thức mua hàng trong TMĐT: Sàn giao dịch
thương mại điện tử (E-marketplace).....................................................................9
1. Phân tích sàn giao dịch Thương mại điện tử của Amazon...................10
2. Mô hình lựa chọn phương thức mua hàng trong TMĐT của Amazon
bao gồm các yếu tố sau:....................................................................................10
2.1 Mức độ liên quan đến sản phẩm:......................................................10
2.2 Giá cả:..................................................................................................10
2.3 Tính sẵn có:.........................................................................................10
2.4 Uy tín của người bán:.........................................................................10
2.5 Chính sách đổi trả:.............................................................................10
3. Sàn giao dịch thương mại điện tử của Amazon hoạt động dựa trên một
số mô hình kinh doanh khác nhau, bao gồm:.................................................10
4. Sàn giao dịch thương mại điện tử của Amazon có một số ưu điểm và
nhược điểm:.......................................................................................................11
V. Mô hình logistics: Thị trường điện tử..........................................................11
1. Ảnh hưởng đến người bán:......................................................................11
2. Nhà cung cấp thị trường..........................................................................12
3. Ảnh hưởng đến người mua......................................................................12
VI. Mô hình SWOT............................................................................................13
1. Strengths (Điểm mạnh)............................................................................13
2. Weaknesses (Điểm yếu)............................................................................13
3. Opportunities (Cơ hội).............................................................................13
4. Threats (Thách thức)................................................................................14
VII. Một số đề xuất cho Amazon.....................................................................14
VIII. Kết luận......................................................................................................14
I. Logistics đầu ra, đầu vào, ngược

1. Logistics đầu vào


- Quá trình mua hàng: Bên cạnh việc cho phép người bán hoạt động trên nền tảng của
mình, Amazon cũng tự tạo ra các sản phẩm tương tự và bán với mức giá thấp hơn.
Công ty cung cấp hàng hóa với sự đa dạng về nhãn hiệu, từ các mặt hàng gia dụng
đến sản phẩm cho trẻ sơ sinh hay vật nuôi,... Danh sách này hiện vẫn đang không
ngừng mở rộng.
- Quản lý dự trữ hàng hóa: Theo các chuyên gia logistics, Amazon đang điều chỉnh
chiến lược phân phối khi tạm dừng việc mở rộng kho hàng trên khắp nước Mỹ, củng
cố hoạt động ở một số khu vực và rút lại kế hoạch tăng trưởng ở các thị trường thứ
cấp. Trong khi đó, công ty vẫn tiếp tục phát triển với các trung tâm phân phối lớn,
đưa hàng hóa vào mạng lưới giao hàng tận nhà từ khi công bố tạm dừng tham vọng
mở rộng logistics tại Mỹ vào đầu năm nay.
- Nghiệp vụ kho: Toàn bộ kho hàng trong mô hình chuỗi cung ứng của Amazon đều
được xây dựng ở những vị trí mang tính chiến lược cao như: gần các trung tâm, khu
vực đông dân cư hay siêu thị lớn. Ngoài ra, một số kho hàng nhỏ sẽ được công ty
trang bị tại những khu vực ít dân cư hơn nhằm đảm bảo tính linh hoạt, nhanh chóng
về thời gian giao hàng. Amazon cũng thực hiện tối ưu hóa nội bộ trong kho. Điều
đáng chú ý là hàng hóa không cần phải sắp xếp theo thứ tự nhất định (ví dụ: tiểu
thuyết có thể được xếp cùng ngăn với bàn chải và búp bê), giúp nhân viên kho có thể
lấy hàng nhanh chóng vì không cần mất thời gian xếp hàng hóa về đúng vị trí. Đồng
thời, có thể hoàn tất được nhiều đơn hàng cùng lúc thông qua việc ứng dụng hệ thống
quản lý giúp tối ưu về tuyến đường lấy hàng.
- Nhà kho robot: Robot tự động lấy, đóng gói, phân loại các lô hàng trong kho.
-Với điện toán đám mây Amazon Web Services có thể tích hợp được phần mềm quản
lý tồn kho, công ty có thể quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, trơn tru.
2. Logistics đầu ra
- Trung tâm thực hiện có thể sắp xếp: Các trung tâm xử lý đơn hàng này dùng để lấy
hàng, đóng gói và vận chuyển các mặt hàng nhỏ hơn như đồ chơi, đồ gia dụng, sách,
v.v. Mỗi trung tâm có thể tuyển dụng khoảng 1500 người. Robot, một sản phẩm cải
tiến của Amazon Robotics, cũng được sử dụng để mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt
động.
- Trung tâm xử lý đơn hàng không thể sắp xếp:Những trung tâm thực hiện này có thể
tuyển dụng hơn 1000 người. Các trung tâm này dùng để lấy hàng, đóng gói và vận
chuyển các mặt hàng có trọng lượng nặng hoặc kích thước lớn của khách hàng như
đồ nội thất, thảm, v.v.
- Trung tâm phân loại: Các trung tâm này phục vụ mục đích phân loại và tổng hợp các
đơn đặt hàng của khách hàng theo điểm đến cuối cùng. Các đơn hàng sau đó được
chất lên xe tải để giao hàng. Các trung tâm phân loại cho phép Amazon cung cấp dịch
vụ giao hàng hàng ngày, kể cả Chủ nhật.
- Trung tâm tiếp nhận: Các trung tâm này nhận đơn đặt hàng lớn các loại hàng tồn kho
dự kiến sẽ được bán nhanh chóng. Hàng tồn kho này sau đó được phân bổ đến các
trung tâm thực hiện khác nhau.
- Các trung tâm Prime Now: Các trung tâm này là những kho hàng nhỏ hơn nhằm thực
hiện việc giao hàng trong cùng ngày, 1 ngày và 2 ngày. Hệ thống phần mềm máy
quét, mã vạch giúp nhân viên nhanh chóng tìm ra vị trí của đồ vật và lấy đồ.
- Amazon tươi: Đây là những cửa hàng tạp hóa thực tế và trực tuyến với các mặt hàng
hàng ngày. Nó cung cấp dịch vụ giao hàng và nhận hàng trong ngày tại một số địa
điểm được chọn.
 Amazon cung cấp nhiều phương thức vận chuyển hàng, bao gồm FBM (Fulfillment by
Merchant) và FBA (Fulfillment by Amazon), để phù hợp với nhu cầu của người bán và
khách hàng. Cụ thể:
- Fulfillment by Merchant (FBM): Là một phương thức vận chuyển hàng Amazon
trong đó người bán tự chịu trách nhiệm đóng gói, vận chuyển và gửi hàng hóa đến
khách hàng, trong khi Amazon chỉ đóng vai trò là một nền tảng thương mại điện tử.
- Fulfillment by Amazon (FBA): Trong trường hợp này, người bán gửi hàng hóa đến
các trung tâm xử lý của Amazon. Amazon sau đó đảm nhận việc đóng gói, gửi và
quản lý hàng hóa khi được đặt hàng. Hàng được giao qua dịch vụ vận chuyển của
Amazon.
 Hình thức vận chuyển hàng hóa của Amazon

Amazon sử dụng một loạt phương thức vận chuyển để đáp ứng nhu cầu giao hàng của họ và
mang lại sự đa dạng trong dịch vụ giao hàng. Dưới đây là chi tiết hơn về các phương thức vận
chuyển của Amazon và những xu hướng vận chuyển trong tương lai:

- Đường bộ

Amazon đã xây dựng một hệ thống vận chuyển hàng Amazon bằng đường bộ toàn diện tại các
trung tâm thông tin và phân phối hàng hóa trên khắp quốc gia. Các xe vận chuyển của Amazon
được thiết kế để chứa lượng lớn gói hàng, có thể lên đến 2000 gói hàng cùng lúc. Quy trình vận
chuyển của Amazon bao gồm các bước sau:

+ Thu thập và đóng gói hàng hóa: Các đơn hàng từ khách hàng và kho hàng được
thu thập và đóng gói tại các trung tâm thông tin của Amazon.
+ Vận chuyển đường bộ: Các xe vận chuyển đường bộ được sử dụng để chuyển các
gói hàng từ các trung tâm thông tin đến các trung tâm phân loại khác hoặc đến điểm
cuối cùng của hành trình giao hàng.
+ Trung tâm phân loại: Tại các trung tâm phân loại, các gói hàng được sắp xếp và
đóng gói lại để chuẩn bị cho phần tiếp theo của hành trình.
+ Giao hàng cuối cùng: Các phương tiện vận chuyển cuối cùng như xe giao hàng
hoặc các phương tiện giao hàng đặc biệt được sử dụng để đưa các gói hàng đến tận
nơi của khách hàng.

- Đường hàng không


Các máy bay này được gắn tên là “Prime Air” và hoạt động tại các sân bay chiến lược được
Amazon lựa chọn để đảm bảo giao hàng nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ vào Prime Air, các sản
phẩm có thể được vận chuyển đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất, giúp hội viên
Prime của Amazon trải nghiệm dịch vụ giao hàng nhanh và tiện lợi hơn bao giờ hết.

- Vận chuyển hàng qua đơn vị hợp tác thứ 3

Amazon đã xây dựng một hệ thống vận chuyển mạnh mẽ thông qua việc hợp tác với các đối tác
vận chuyển đáng tin cậy để đảm bảo rằng quy trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng và chính
xác. Điều này có nghĩa là:

+ Hợp tác với các đối tác vận chuyển đáng tin cậy: Amazon đã thiết lập mối quan
hệ đối tác mạnh mẽ với nhiều công ty vận chuyển đáng tin cậy trên khắp thế giới. Các
đối tác này đảm bảo rằng quy trình vận chuyển được thực hiện một cách suôn sẻ và
đáng tin cậy. Họ chịu trách nhiệm phát triển và quản lý đội ngũ nhân viên vận chuyển
để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng thời gian và đúng địa điểm cho khách hàng.
+ Hỗ trợ đào tạo và cung cấp công cụ: Amazon cam kết hỗ trợ các đối tác vận
chuyển bằng cách đào tạo nhân viên vận chuyển và cung cấp các công cụ cần thiết để
thực hiện quy trình vận chuyển một cách hiệu quả.

- Các phương tiện vận chuyển hàng tự động trong tương lai

Amazon không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm các phương tiện vận chuyển đến từ tương lai để
cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Đặc biệt, hội viên Prime của Amazon thường
được trải nghiệm những công nghệ và phương tiện đặc biệt như:

+ Thùng hàng tự lái: Amazon đã thử nghiệm việc sử dụng các thùng hàng tự lái nhỏ
gọn để giao hàng đến cửa nhà của khách hàng. Điều này giúp đơn hàng di chuyển
nhanh chóng và tiện lợi hơn.
+ Máy bay không người lái (drone): Đây là một trong những công nghệ tiên tiến
nhằm tối ưu hóa thời gian giao hàng và mang lại trải nghiệm độc đáo cho người
mua hàng.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng: 72% khách hàng mong đợi được phản hồi khiếu nại trong vòng
chưa đầy một giờ. Hiện nay, nhiều dịch vụ chăm sóc, phản hồi khách hàng được thực hiện thông
qua mạng xã hội. Amazon không ngoại lệ, Amazon theo dõi và phản hồi khiếu nại của khách
hàng thông qua Twitter @AmazonHelp xử lý bảy ngày một tuần bằng bảy ngôn ngữ khác nhau.

3. Logistics ngược
Trả hàng dễ dàng
Là nhà bán lẻ trực tuyến, để tăng tính hài lòng ở khách hàng, Amazon hỗ trợ người tiêu dùng trả
lại các mặt hàng nhanh chóng và dễ dàng nhất. Nhiều sản phẩm đi kèm với phiếu trả lại hàng
được in sẵn. Amazon cũng đã hợp tác với doanh nghiệp để đặt các ki-ốt trả hàng tại một số địa
điểm nhất định. Quy trình trả hàng tại Amazon như sau:
- Truy cập trang web Amazon và đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập bằng tài khoản của
mình (mà bạn đã đặt hàng).
- Tại thời điểm này, bạn có thể làm hai điều:
+ Hiển thị menu tùy chọn trong hồ sơ của bạn (ở bên phải, nơi có ghi “Tài khoản và
danh sách”) và nhấp vào “Đơn đặt hàng của tôi”.
+ Hoặc nhập trực tiếp vào liên kết này.
- Tìm sản phẩm bạn muốn trả lại và trong các tùy chọn bên phải, chọn nút màu xám
“Trả lại sản phẩm” (hoặc “Trả lại hoặc thay thế sản phẩm”).
- Chọn số lượng và một tùy chọn trong menu “Lý do cho sự trở lại”. Bạn có thể để lại
nhận xét (không bắt buộc) để giải thích rõ hơn lý do của bạn.
- Trong trường hợp bạn muốn trả lại nhiều sản phẩm, hãy nhấp vào “Thêm sản phẩm”
để hiển thị nhiều sản phẩm mà bạn có thể trả lại trong cùng một hộp.
- Nhấp vào nút “Tiếp tục”.
- Chọn tùy chọn trả lại mà bạn thích: hoàn trả lại tiền hoặc đổi sản phẩm khác.
- Cuối cùng, nhấp vào “Gửi đi” để hoàn tất quy trình trả lại sản phẩm.

II. CNTT/Hệ thống được sử dụng để quản lý và vận hành

1. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)


- Amazon sử dụng CRM để quản lý thông tin khách hàng, theo dõi tương tác và cá
nhân hóa trải nghiệm.
- Hệ thống cho phép Amazon:
+ Lưu trữ thông tin khách hàng chi tiết (lịch sử mua hàng, sở thích, v.v.)
+ Phân tích dữ liệu để dự đoán nhu cầu khách hàng và đề xuất sản phẩm phù hợp
+ Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn thông qua chatbot và hệ thống hỗ trợ
+
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm bằng cách đề xuất sản phẩm, chương trình
khuyến mãi phù hợp
2. Hệ thống thông tin logistics (LIS)
- Amazon sử dụng hệ thống logistics (LIS) do chính họ phát triển để quản lý hàng hóa
trong kho.
- Hệ thống cho phép Amazon:
+ Theo dõi vị trí, số lượng hàng hóa trong kho
+ Tối ưu hóa quy trình xuất nhập kho
+ Tự động hóa các tác vụ như đóng gói, vận chuyển
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động kho
3. Hệ thống quản trị quan hệ cung ứng (SRM)
- Amazon sử dụng hệ thống SRM để quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp.
- Hệ thống cho phép Amazon:
+ Tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp tiềm năng
+ Đàm phán hợp đồng và quản lý hiệu suất nhà cung cấp
+ Theo dõi đơn hàng và thanh toán
+ Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin với nhà cung cấp
4. Hệ thống quản trị giao dịch (TMF)
- Amazon sử dụng hệ thống TMF để quản lý tài chính, kế toán và thanh toán.
- Hệ thống cho phép Amazon:
+ Theo dõi thu chi, lợi nhuận và dòng tiền
+ Quản lý ngân sách và dự báo tài chính
+ Thanh toán cho nhà cung cấp và khách hàng
+ Tuân thủ các quy định tài chính

III. Chiến lược phân phối

Chiến lược kinh doanh của Amazon là một trong những thành công đáng kinh ngạc trong lĩnh
vực thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến. Với hơn 300 triệu người dùng trên toàn thế giới,
liệu Amazon đã áp dụng những chiến lược kinh doanh nào để có thể trở thành “ kẻ dẫn đầu” thị
trường thương mại điện tử ?
1. Chú trọng cải tiến trải nghiệm khách hàng
- Văn hóa công ty: Khách hàng là số một
+ Văn hóa công ty của Amazon vô cùng đơn giản, đó chính là đặt khách hàng là trung tâm.
Jeff Bezos, CEO của Amazon đã từng nói: “Nếu quá tập trung vào cạnh tranh, bạn sẽ
luôn là kẻ đi sau, mỗi khi đối thủ đạt được thành công. Hãy tập trung vào khách hàng và
bạn sẽ trở thành người tiên phong”.
+ Amazon đặt khách hàng lên hàng đầu và tạo ra một văn hóa công ty tập trung vào khách
hàng. Điều này đã giúp họ xây dựng một lòng tin mạnh mẽ từ phía khách hàng và tạo ra
một cộng đồng người mua hàng trung thành với hơn 300 triệu người dùng.
- Sự tiện lợi:
+ Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và khách hàng luôn mong muốn sự tiện lợi.
Vì vậy, việc mua sắm trực tuyến càng trở nên phổ biến. Amazon nhanh chóng
nắm bắt xu hướng này và cung cấp một chuỗi trải nghiệm khách hàng trực tuyến
đáng kinh ngạc. Chỉ cần vài lần lướt tay trên điện thoại thông minh, khách hàng
có thể hoàn tất giao dịch mua hàng mà không cần tương tác với nhân viên chăm
sóc khách hàng.
+ Amazon không chỉ đáp ứng yêu cầu mua sắm trực tuyến mà còn mang đến sự tiện
lợi tối đa. Họ cung cấp đóng gói bao bì miễn phí và vận chuyển nhanh chóng, đảm
bảo rằng sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Amazon đã làm hài
lòng hàng triệu người thông qua trải nghiệm mua sắm tiện lợi và đáng tin cậy trên
nền tảng trực tuyến của họ.
- Tùy biến và linh động:
+ Amazon luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ Big Data vào việc quản lý
khách hàng. Bằng cách phân tích hiệu quả lịch sử mua hàng của khách hàng,
Amazon có khả năng cung cấp những gợi ý phù hợp, gần giống với nhu cầu và sở
thích cá nhân của từng khách hàng.
+ Thông qua việc sử dụng dữ liệu khách hàng hiệu quả, Amazon có khả năng đáp
ứng nhanh chóng và chính xác các nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này
giúp họ giữ chân khách hàng hiện tại và tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi
khách hàng mới thành những khách hàng trung thành.
- 10 nguyên tắc về trải nghiệm khách hàng:
+ Nguyên tắc 1: “Make it easy for customer - Làm cho nó dễ dàng với khách hàng”.
Amazon là hướng đến việc làm cho khách hàng cảm thấy thuận tiện, dễ dàng,
không phức tạp, khó khăn, phiền hà khi thao tác mua hàng.
+ Nguyên tắc 2: “Understand the customer - Hiểu khách hàng”. Amazon muốn nhân
viên hiểu về khách hàng của mình chứ không nên ám ảnh về đối thủ. Hãy tạo ra
nhiều giá trị nhất cho khách hàng hết mức có thể.
+ Nguyên tắc 3: “Respect customer authority - Tôn trọng quyền của khách hàng”.
Jeff nói: "Ở thế giới bên ngoài, họ nói với 6 người, ở thế giới Internet họ sẽ nói
với 6.000 người nếu bạn làm họ bực mình". Amazon quan niệm rằng không nhất
thiết phải đáp ứng tất cả những gì khách hàng muốn nhưng khi tôn trọng quyền
khách hàng công ty đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất đó là giữ được hình
ảnh và uy tín của công ty trong mắt khách hàng
+ Nguyên tắc 4: “Serve the customer - Đừng bán, hãy phục vụ”. Amazon giúp
khách hàng đạt được mục tiêu của họ. Đây là cấp độ đầu tiên của trải nghiệm
khách hàng (giúp khách hàng đạt mục tiêu). Tiếp đến là phục vụ để họ đạt được
thành công một cách dễ dàng và với cảm xúc tốt nhất có thể.
+ Nguyên tắc 5: “Involve every employee - Gắn kết tất cả mọi người”. Theo nguyên
tắc này, tất cả mọi người đều góp phần vào trải nghiệm khách hàng, không chỉ bộ
phận sản phẩm, bộ phận phục vụ khách hàng, marketing, nhân sự. Đơn giản vì
hành trình khách hàng chính là cơ sở để họ đánh giá về công ty của bạn.
+ Nguyên tắc 6: “Align your goals with the customer’s - Thống nhất mục tiêu của
mình với mục tiêu khách hàng”. Số đông có góc nhìn rằng lợi ích của khách hàng
và doanh nghiệp luôn mâu thuẫn. Amazon cho rằng đó là góc nhìn rất thiển cận.
+ Nguyên tắc số 7: “Be accessible to the customer – Làm cho khách hàng dễ dàng
tiếp cận bạn”. 68% khách hàng sẽ bỏ bạn nếu họ phải liên hệ bạn một cách khó
khăn. Chính vì thế, trải nghiệm quan trọng nhất khi khách hàng sử dụng Amazon
đó là: Mang lại sự thuận tiện và dễ dàng để khách hàng tin cậy.
+ Nguyên tắc 8: “Be accountable to the customer – Có trách nhiệm với khách
hàng”. Amazon huấn luyện nhân viên phải làm chủ các vấn đề của công ty với
khách hàng cho dù đó là việc hay lỗi của bất kỳ ai
+ Nguyên tắc 9: “Apologize for mistakes – Chẳng có gì xoa dịu khách hàng bằng
một lời xin lỗi từ đáy lòng”. Cãi thắng khách hàng chính là lúc doanh nghiệp thua.
Khách hàng mua hàng luôn thiên về cảm xúc thứ mà lý lẽ trở nên vô hình trước
nó. Luôn sẵn sàng xin lỗi và sửa đổi chính là nguyên tắc thứ 9 của Amazon.
+ Nguyên tắc 10: “Have a plan for bad review and complaint – Chuẩn bị kỹ cho
những phản hồi tiêu cực và than phiền”. Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những
sai lầm xảy ra. Việc Amazon cần làm là chuẩn bị tốt cho việc đón nhận những
phản hồi tiêu cực. Và hãy luôn cảm ơn khách hàng vì đã góp ý cho bạn để hoàn
thiện hơn.
2. Tận dụng trí tuệ nhân tạo AI
- Amazon phát triển trí tuệ nhân tạo để xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên. Điều này cho
phép họ xây dựng trợ lý ảo như Amazon Alexa, giúp khách hàng tương tác với hệ
thống bằng giọng nói và thực hiện các tác vụ như đặt hàng, tra cứu thông tin sản
phẩm và thực hiện thanh toán.
3. Luôn áp dụng triết lý sáng tạo
- “Sáng tạo trong từng ADN” chính là triết lý mà Amazon luôn theo đuổi. Đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc xây dựng
thương hiệu và thu hút khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ
miễn phí là một yếu tố quan trọng.
- Amazon đã thành công trong việc tiếp cận khách hàng thông qua một loạt các dịch
vụ và sản phẩm, từ Amazon Fresh (cửa hàng tạp hóa), Amazon Prime (dịch vụ quà
tặng trong phút cuối cùng) đến Amazon Prime Video (nền tảng phim trực tuyến).
4. Chiến lược sản phẩm
- Amazon là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và cung cấp nhiều
lựa chọn sản phẩm. Sự đa dạng này hỗ trợ tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn của
Amazon. Bên cạnh dịch vụ bán lẻ trực tuyến chính, công ty cũng mở rộng để bao
gồm các sản phẩm và dịch vụ khác như Amazon Prime, Kindle, Amazon Web
Services (AWS) và Amazon Publishing. Việc mở rộng này giúp Amazon tăng cường
sự hiện diện trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
5. Chiến lược địa điểm
- Amazon sử dụng các trang web thương mại điện tử chính thức như Amazon.com và
Audible.com để tiếp cận và giao dịch với khách hàng trực tuyến. Ngoài ra, công ty
cũng điều hành một số hiệu sách vật lý có tên là Amazon Books ở Seattle, cho phép
khách hàng có cơ hội đánh giá thực tế các sản phẩm trước khi mua.
- Bên cạnh đó, Amazon tận dụng các địa điểm khác nhau để tạm thời tiếp cận khách
hàng. Ví dụ, hội nghị hàng năm của Amazon Web Services (AWS) được tổ chức ở
nhiều địa điểm khác nhau, mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng và thuyết
phục họ sử dụng các dịch vụ thương mại điện tử của công ty. Tổng thể, chiến lược
địa điểm của Amazon phụ thuộc vào sự hiện diện mạnh mẽ trực tuyến và sự kết hợp
các kênh để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
6. Chiến lược khuyến mãi
- Amazon sử dụng quảng cáo làm phương tiện chính để giao tiếp với thị trường mục
tiêu. Công ty có chương trình liên kết để hiển thị quảng cáo và liên kết tới sản phẩm
trên trang web Amazon.com thông qua các đối tác chủ sở hữu trang web và nhà xuất
bản trực tuyến. Điều này mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường.
- Ngoài ra, Amazon sử dụng khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt như một chiến lược thứ
yếu để thu hút và thuyết phục khách hàng mua hàng trên trang web. Việc áp dụng
chiết khấu và ưu đãi này giúp tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty.
7. Chiến lược giá
- Amazon sử dụng giá thấp để thu hút khách hàng đến trang web thương mại điện tử
và các dịch vụ của mình. Công ty áp dụng các chiến lược giá như định giá theo định
hướng thị trường, phân biệt giá và định giá dựa trên giá trị.
- Định giá theo định hướng thị trường là chiến lược chính. Amazon đánh giá giá cả của
các đối thủ cạnh tranh để định giá các sản phẩm của mình, đảm bảo giá bán cạnh
tranh, phù hợp với túi tiền và hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu.

IV. Mô hình lựa chọn phương thức mua hàng trong TMĐT: Sàn giao dịch thương
mại điện tử (E-marketplace)

1. Phân tích sàn giao dịch Thương mại điện tử của Amazon
Amazon là sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với hơn 300 triệu khách hàng hoạt
động trên toàn cầu. Sàn giao dịch cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm:
- Sản phẩm: Amazon bán hàng triệu sản phẩm từ hàng ngàn nhà bán lẻ, bao gồm sách,
điện tử, quần áo, đồ gia dụng, v.v.
- Dịch vụ: Amazon cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng, bao gồm:
+ Giao hàng miễn phí
+ Đăng ký Amazon Prime
+ Amazon Web Services (AWS)
+ Amazon Kindle
2. Mô hình lựa chọn phương thức mua hàng trong TMĐT của Amazon bao gồm các
yếu tố sau:
2.1 Mức độ liên quan đến sản phẩm:
- Amazon sử dụng thuật toán đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng, lượt xem
trang và hành vi tìm kiếm của khách hàng.
- Hệ thống đề xuất sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của họ.
2.2 Giá cả:
- Amazon cạnh tranh về giá cả bằng cách so sánh giá cả của các nhà bán khác nhau và
cung cấp cho khách hàng mức giá tốt nhất.
- Amazon cũng cung cấp các chương trình giảm giá, khuyến mãi và ưu đãi vận chuyển
miễn phí để thu hút khách hàng.
2.3 Tính sẵn có:
- Amazon cung cấp nhiều lựa chọn về thời gian giao hàng và phương thức vận chuyển.
-Khách hàng có thể chọn giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng nhanh hoặc giao hàng trong
ngày.
2.4 Uy tín của người bán:
- Amazon có hệ thống đánh giá và phản hồi giúp khách hàng đánh giá uy tín của người
bán trước khi mua hàng.
- Amazon cũng có chương trình bảo vệ người mua giúp khách hàng được hoàn lại tiền
hoặc đổi trả sản phẩm nếu không hài lòng.
2.5 Chính sách đổi trả:
- Amazon có chính sách đổi trả linh hoạt cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm trong
vòng 30 ngày kể từ ngày mua.
- Chính sách đổi trả của Amazon giúp khách hàng yên tâm mua sắm trên sàn giao
dịch.
3. Sàn giao dịch thương mại điện tử của Amazon hoạt động dựa trên một số mô hình
kinh doanh khác nhau, bao gồm:
- Bán lẻ trực tiếp Amazon Go: Amazon bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.
-
Bán lẻ thông qua nhà bán lẻ bên thứ ba: Amazon cho phép các nhà bán lẻ bên thứ ba
bán sản phẩm trên sàn giao dịch của mình.
- Dịch vụ theo yêu cầu: Amazon cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, chẳng hạn như
Amazon Web Services (AWS).
- Amazon Prime: Một chương trình đăng ký hàng năm của Amazon, qua đó cho phép
người dùng truy cập vào nhiều ưu đãi và dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá.
4. Sàn giao dịch thương mại điện tử của Amazon có một số ưu điểm và nhược điểm:
 Ưu điểm:
- Tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
- Được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm.
- Hệ thống vận chuyển & kho bãi an toàn.
- Có nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi cho người dùng.
- Người mua có quyền đăng nhận xét và hình ảnh sản phẩm trong mục đáng giá.
- Nhiều ưu đãi, tặng quà kèm thêm các sản phẩm bất ngờ, thường xuyên miễn phí vận
chuyển.
- Giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng khác nhau.
-
Tích hợp hệ thống chấm điểm nhà bán hàng để tăng độ hấp dẫn và uy tín của sản
phẩm.
 Nhược điểm:
- Có thể khó tìm thấy sản phẩm cụ thể
- Phí vận chuyển về Việt Nam tương đối cao vì đây là một trong số các trang thương
mại điện tử thế giới tại nước ngoài.
- Chi phí duy trì cửa hàng trên Amazon cao.
- Hàng giả có thể được bán trên sàn giao dịch
- Đánh giá sản phẩm có thể không chính xác
- Nhiều chính sách và yêu cầu khắt khe đối với các nhà bán hàng.
- Chính sách đổi trả có thể khác nhau đối với các sản phẩm khác nhau

V. Mô hình logistics: Thị trường điện tử

Thị trường điện tử nhằm cung cấp sự tương tác và cộng tác giữa nhiều người mua/nhiều người
bán thông qua một trung tâm giao dịch chung
1. Ảnh hưởng đến người bán:
- Cung cấp kênh tiếp thị và phân phối mới cho khách hàng: Amazon là một nền tảng
thương mại điện tử lớn, thu hút hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới. Bằng cách
tham gia vào Amazon, người bán có cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm
năng, tạo ra doanh số bán hàng cao hơn.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn thông qua tương tác trực tuyến: Amazon cung
cấp các công cụ và tài liệu hỗ trợ để người bán tương tác với khách hàng một cách
hiệu quả. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo lòng tin, đồng
thời tăng khả năng duy trì và phát triển khách hàng.
- Cung cấp thông tin sản phẩm đầy đủ hơn cho người mua: Trên Amazon, người bán
có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, đánh giá và
đánh giá từ người dùng khác. Điều này giúp người mua có cái nhìn rõ ràng hơn về
sản phẩm trước khi quyết định mua.
- Tự động hóa quy trình đặt hàng và thực hiện: Amazon cung cấp các công cụ tự động
hóa quy trình đặt hàng, giao hàng và quản lý hàng tồn kho. Điều này giúp người bán
tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
- Giảm chi phí hoạt động tổng thể: Nhờ vào quy trình tự động hóa và quy mô lớn,
Amazon giúp giảm chi phí vận hành cho người bán. Điều này bao gồm cả chi phí
quảng cáo, vận chuyển và quản lý.
 Tóm lại, Amazon không chỉ là một nền tảng bán hàng, mà còn là một đối tác hỗ trợ mạnh
mẽ cho người bán.
2. Nhà cung cấp thị trường
- Bảo vệ vai trò hiện tại hoặc tạo vai trò mới trong chuỗi thương mại: Amazon vẫn là mô
hình kinh doanh cốt lõi của họ, chiếm 40,7% doanh số bán lẻ trực tuyến tại Hoa Kỳ. Họ
đã vươn lên vị trí đỉnh cao trong ngành và hiện được coi là nền tảng thương mại điện tử
hàng đầu tại quốc gia này
- Tạo ra “giá trị gia tăng” cao trong nền kinh tế số: Amazon Prime Video có sẵn ở hơn 200
khu vực trên thế giới. Họ cung cấp một nền tảng bán lẻ trực tuyến cực kỳ thành công và
một thị trường kỹ thuật số thịnh hành
- Cải thiện dịch vụ cho khách hàng hiện tại: Amazon cung cấp các công cụ và tài liệu hỗ
trợ để người bán tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện
trải nghiệm của khách hàng và tạo lòng tin, đồng thời tăng khả năng duy trì và phát triển
khách hàng.
- Tận dụng thông tin hiện tại và khách hàng: Người bán có thể cung cấp thông tin chi tiết
về sản phẩm trên Amazon, bao gồm hình ảnh, mô tả, đánh giá và đánh giá từ người dùng
khác. Điều này giúp người mua có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm trước khi quyết định
mua.
- Cung cấp quyền truy cập vào nhiều thông tin và nhà cung cấp hơn: Amazon cung cấp các
công cụ tự động hóa quy trình đặt hàng, giao hàng và quản lý hàng tồn kho. Điều này
giúp người bán tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
3. Ảnh hưởng đến người mua
- Giảm chi phí trả trước và rủi ro:
+ Amazon cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt, bao gồm cả thanh toán trả
sau (trả sau khi nhận hàng) và thanh toán trả trước (trả trước khi nhận hàng). Điều
này giúp người mua có sự linh hoạt trong việc quản lý tài chính của họ.
+ Amazon cũng cung cấp chính sách bảo vệ người mua, bao gồm chính sách hoàn
tiền và đổi trả hàng. Điều này giúp giảm rủi ro cho người mua khi mua sắm trực
tuyến.
- Quyền truy cập vào nhiều thông tin và nhà cung cấp hơn: Trên Amazon, người mua
có thể tìm kiếm và so sánh hàng ngàn sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Điều này giúp họ có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
- Quyền truy cập vào các cuộc đấu giá cùng cấp thứ cấp và dư thừa: Amazon cung cấp
các cuộc đấu giá cho người mua hàng, cho phép họ mua sản phẩm với giá tốt nhất.
Điều này giúp họ tiết kiệm tiền và tận dụng các cơ hội mua sắm.
- Giải pháp toàn diện hơn: Amazon không chỉ là một nền tảng bán hàng, mà còn cung
cấp các dịch vụ khác nhau như Amazon Prime (vận chuyển nhanh), Amazon Web
Services (dịch vụ đám mây), và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp người mua có
trải nghiệm toàn diện hơn trên nền tảng Amazon.
- Loại bỏ chi phí nâng cấp và bảo trì phần mềm đang diễn: Amazon cung cấp các dịch
vụ đám mây (AWS) cho doanh nghiệp và cá nhân. Điều này giúp họ không cần phải
tự quản lý phần cứng và phần mềm, giảm chi phí và tập trung vào việc phát triển
kinh doanh.
- Sử dụng chuyên môn thuê ngoài: Amazon cho phép người mua thuê các chuyên gia
ngoại vi để giúp họ với các dự án cụ thể, từ viết nội dung đến thiết kế đồ họa. Điều
này giúp họ tiết kiệm thời gian và tận dụng kiến thức chuyên môn của người khác.

VI. Mô hình SWOT


1. Strengths (Điểm mạnh)
- Thương hiệu mạnh: Là một người khổng lồ thương mại điện tử toàn cầu, Amazon có
một vị trí mạnh mẽ và hình ảnh thương hiệu thành công trên thị trường.
- Định hướng khách hàng: Amazon phục vụ một lượng lớn khách hàng cho các nhu
cầu hàng ngày với giá rẻ. Điều này đã làm cho nó một thương hiệu theo định hướng
khách hàng.
- Khác biệt và đổi mới: Amazon thường xuyên đưa ra những ý tưởng sáng tạo và bổ
sung sáng tạo cho dòng sản phẩm và dịch vụ của mình như Hệ thống ngủ thông minh
Withings Aura. Điều này tạo ra sự khác biệt của Amazon so với các công ty khác.
- Danh mục sản phẩm đa dạng: Amazon sở hữu hỗn hợp sản phẩm phong phú thu hút
khách hàng trực tuyến để thực hiện phần lớn giao dịch mua hàng từ đó thay vì các
nhà bán lẻ trực tuyến khác. Tính đến năm 2018. Amazon đã bán được 562,3 triệu
sản phẩm trên Thị trường Amazon.com của mình.
- Hệ thống phân phối và hậu cần vượt trội: Amazon đầu tư mạnh vào hệ thống phân
phối và hậu cần để đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng và chất lượng cao. Thương
hiệu đã xây dựng các trung tâm phân phối hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến để
quản lý và vận hành hiệu quả.
2. Weaknesses (Điểm yếu)
- Mô hình kinh doanh dễ bắt chước: Các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến đã trở nên khá
phổ biến trong thế giới kỹ thuật số này. Vì vậy, bắt chước mô hình kinh doanh của
Amazon cho các công ty đối thủ không quá khó. Một vài doanh nghiệp thậm chí còn
cho Amazon một thời gian khó khăn. Chúng bao gồm Barnes & Noble, eBay,
Netflix, Hulu và Oyster,…
- Mất lợi nhuận ở một số khu vực: Ở một số khu vực như Ấn Độ, Amazon đã phải đối
mặt với thua lỗ. Việc vận chuyển miễn phí cho khách hàng có thể là một trong những
lý do cho thấy rủi ro mất lợi nhuận ở một số thị trường.
- Một số sản phẩm không thành công: Sự ra mắt của Fire Phone tại Mỹ là một thất bại
lớn trong khi thiết bị chữa cháy Kindle thậm chí còn không phát triển tốt.
- Tranh cãi về tránh thuế: Amazon đã gặp phải tranh cãi và chỉ trích liên quan đến các
biện pháp tránh thuế mà công ty áp dụng. Các nhà hoạch định chính sách và công
chúng đã đặt câu hỏi về việc Amazon tận dụng các lỗ hổng thuế và chuyển tiền qua
các quốc gia để giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Điều này đã gây ra sự bất mãn và ảnh
hưởng đến hình ảnh công ty khá nặng nề.
3. Opportunities (Cơ hội)
- Mở rộng thị trường: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiềm năng: Việt Nam
là một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng với dân số lớn và sự gia tăng của
người tiêu dùng trực tuyến. Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của
cơ sở hạ tầng mạng và tăng cường tiếp cận internet. Tính tới tháng 9/2022, Việt Nam
có 72,1 triệu người sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân số) trong cuộc sống hàng
ngày. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12
trên toàn thế giới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Amazon mở rộng hoạt động
và tăng cường thị phần trong thị trường này.
- Thu mua lại các công ty thương mại điện tử: Việc mua lại nhiều hơn các công ty
thương mại điện tử có thể tăng năng lực của công ty và giảm mức độ cạnh tranh.
- Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để duy trì cạnh tranh
- Phát triển dịch vụ mới như Amazon Web Services (AWS)
4. Threats (Thách thức)
- Các quy định của chính phủ: Các quy định của chính phủ cũng có thể đe dọa tiến
trình kinh doanh của Amazon ở một số quốc gia quan trọng. Amazon không giao
hàng đến Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Sudan và Styria.
- Mức độ cạnh tranh cao: Cạnh tranh quyết liệt với các công ty bán lẻ lớn như
Walmart và eBay có thể mang lại cho Amazon một thời gian khó khăn trong tương
lai.
- Tội phạm mạng ảnh hưởng đến hệ thống an ninh mạng của công ty: Với quy mô và
quy trình kinh doanh lớn, Amazon trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các tội phạm
mạng. Các cuộc tấn công mạng, vi phạm dữ liệu và việc xâm nhập hệ thống có thể
gây hại đến hệ thống an ninh mạng và uy tín của công ty. Amazon phải đảm bảo rằng
họ có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và liên tục nâng cao khả năng phòng ngừa và
phản ứng với các vụ tấn công mạng.

VII. Một số đề xuất cho Amazon


- Hợp nhất sự thống trị thị trường bằng cách thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị, hoạt động
quảng cáo và lợi thế cạnh tranh của nó.
- Chiến lược đối phó với các tranh cãi toàn cầu: Amazon cần giải quyết các vấn đề về
thuế và quản lý các tính năng của ứng dụng một cách hiệu quả để giảm bớt sự công
khai tiêu cực trên thị trường.
- Tăng sự hiện diện hạn chế của nó thông qua việc mở các cửa hàng vật lý bên ngoài
Hoa Kỳ Điều này sẽ làm tăng sự phổ biến thương hiệu và tiếp cận thị trường.
- Tăng cường mục tiêu chiến lược của nó ở các nước đang phát triển nơi có nhiều cơ
hội tăng trưởng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng khoảng cách giữa Amazon và các đối thủ lớn
nhất.
- Giải quyết các vấn đề về bán hàng giả và tội phạm mạng bằng cách nâng cấp các
biện pháp công nghệ.
- Tăng cường hệ thống an ninh mạng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Amazon có tiềm năng lớn để cải thiện và tăng cường vai trò của mình trong cộng đồng và xã hội.
Bằng cách thực hiện các giải pháp và kiến nghị này, công ty có thể tạo ra một tác động tích cực
và bền vững đối với cả khách hàng, cộng đồng, và môi trường

VIII. Kết luận


Amazon đã tận dụng rất thành công hệ thống logistics - chìa khóa cho sự phát triển bền vững và
lâu dài của doanh nghiệp, công ty để trở thành một công ty điện tử nổi tiếng nhất trên thế giới và
cực kỳ hiệu quả. Amazon đã hoàn thành sử mệnh của mình là trở thành một công ty lấy khách
hàng làm trung tâm và cung cấp rất nhiều sản phẩm với mức giá thấp nhất có thể.
Amazon là công ty rất sáng tạo và sản xuất ra nhiều sản phẩm để tạo ra sự thích nghi của công ty
đối với tình hình thế giới đang thay đổi từng ngày và để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, giúp cuộc sống khách hàng đơn giản và tốt
hơn. Amazon hiện đang dẫn đầu bởi thương hiệu thân thiện, đa dạng đổi mới, ưu tín, đáng tin
cậy và rất nhanh chóng. Tất cả những đặc điểm này làm cho Amazon trở thành trang web mà hầu
hết được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi mua sắm. Amazon đã trở thành một trong những công
ty thành công nhất trên thế giới hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://sbiz.vn/blog/tin-tuc-4/mo-hinh-chuoi-cung-ung-cua-amazon-co-xung-ang-e-cac-
doanh-nghiep-viet-nam-ke-thua-hay-khong-89
2. https://vnexpress.net/amazon-thiet-lap-lai-mang-luoi-logistics-4510853.html
3. https://zeorouteplanner.com/vi/hậu-cần-amazon/
4.
5. https://vanchuyenhangamazon.wordpress.com
6. https://softmaster.vn/blogs/nghien-cuu-dien-hinh-ve-amazon-crm-48802
7. https://bizfly.vn/techblog/he-thong-crm-bi-mat-dang-sau-thanh-cong-cua-de-che-
amazon.html
8. https://vilas.edu.vn/he-thong-kho-hang-yeu-to-tao-nen-thanh-cong-cho-amazon.html
9. https://babuki.vn/quan-tri-chuoi-cung-ung-amazon/
10. https://aws.amazon.com/vi/aws-cost-management/
11. https://amis.misa.vn/33718/chien-luoc-kinh-doanh-cua-amazon-ong-vua-nganh-thuong-
mai-dien-tu/
12. https://hbr.edu.vn/chien-luoc-kinh-doanh-cua-amazon-sang-tao-la-xuong-song
13. https://www.amazon.com/
14. https://www.forbes.com/companies/amazon/
15. https://dhthainguyen.edu.vn/san-thuong-mai-dien-tu-amazon-lam-viec-va-thanh-cong-
tren-nen-tang-mua-ban-hang-dau
16. https://news.appotapay.com/uu-nhuoc-diem-cua-cac-trang-thuong-mai-dien-tu-the-gioi-
la-2161/
17. https://aglobal.vn/blog/amazon-va-bai-hoc-dien-hinh-phat-trien-cac-mo-hinh-kinh-
doanh-moi-198978474
18. https://www.pos365.vn/mo-hinh-kinh-doanh-cua-amazon-kiem-tien-nhu-nao-6048.html
19. https://marketsplash.com/vi/thong-ke-amazon/
20. https://atpsoftware.vn/amazon-swot-2019-phan-tich-mo-hinh-swot-cua-amazon.html

You might also like