Chương 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Chức năng của kênh phân phối là
A. Tăng thị phần thị trường
B. Giảm thiểu các chi phí trong sản xuất
C. Thay đổi quyền sở hữu sản phẩm
D. Nghiên cứu thị trường
Câu 2: Mục tiêu của phân phối vật chất
A. Đúng mặt hàng, đúng số lượng, chi phí tối đa
B. Đúng mặt hàng, đúng số lượng và chất lượng, chi phí tối thiểu, đúng nơi, đúng lúc
với chi phí tối thiểu
C. Đúng số lượng, chất lượng, đúng nơi, đúng lúc, đúng mặt hàng, chi phí tối đa
D. Đúng nơi, đúng lúc, đúng mặt hàng, chi phí tối thiểu, đúng chất lượng
Câu 3: Số cấp độ trung gian có mặt trong kênh phân phối là định nghĩa
A. Chiều dài của kênh
B. Bề rộng của kênh
C. Chiều sâu của kênh
D. Chiều dài danh mục sản phẩm
Câu 4: Việc doanh nghiệp quyết định dự trữ lượng hàng tồn kho ít có ưu điểm
A. Chi phí lưu kho thấp
B. Dễ đáp ứng đủ cầu của khách hàng khi cầu tăng đột biến.
C. Kiểm soát khó khăn
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Câu 5: Kênh phân phối cấp 1 là loại kênh
A. Không sử dụng trung gian phân phối
B. Sử dụng một cấp độ trung gian phân phối
C. Sử dụng hai cấp độ trung gian phân phối
D. Sử dụng ba cấp độ trung gian phân phối
Câu 6: Một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia
vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng là
A. Kênh phân phối
B. Nhà đại lý
C. Nhà bán buôn
D. Nhà bán lẻ
Câu 7: Chức năng của kênh phân phối là
A. Tăng thị phần thị trường
B. Vận động hành lang
C. Vận động và di chuyển hàng hoá
D. Giảm giá bán
Câu 8: Kênh phân phối cấp 3 là loại kênh gồm
A. Đại lý, bán buôn và bán lẻ
B. Đại lý, bán buôn
C. Bán buôn và bán lẻ
D. Môi giới, đại lý và người tiêu dùng
Câu 9: Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh là
A. Marketing bán buôn
B. Marketing bán lẻ
C. Trung gian phân phối
D. Môi giới
Câu 10: Thông thường doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối cấp không khi
A. Sản xuất sản phẩm một cách đại trà
B. Hàng hóa lâu bền
C. Sản phẩm của doanh nghiệp là những sản phẩm thông dụng
D. Các sản phẩm tươi sống, khó bảo quản được lâu
Câu 11: Chiến lược phân phối rộng rãi phù hợp nhất cho loại hàng hóa nào sau đây
A. Hàng thực phẩm, tiêu dùng
B. Hàng điện tử cao cấp
C. Hàng công nghệ cao
D. Hàng lâu bền
Câu 12: Thực phẩm tươi sống phù hợp nhất với cách vận tải nào
A. Đường bộ
B. Đường sắt
C. Đường hàng không
D. Đường thủy
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của quyết định phân phối vật chất
A. Xử lý đơn hàng
B. Quyết định về giá bán sản phẩm
C. Quyết định về kho bãi dự trữ
D. Quyết định về vận tải
Câu 14: Công ty Bia Việt Hà bán sản phẩm bia của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ
trên khắp miền Bắc và mục tiêu của công ty là có nhiều điểm bán lẻ càng tốt. Phương
thức phân phối này được gọi là
A. Phân phối có chọn lọc
B. Phân phối rộng rãi
C. Phân phối độc quyền
D. Phân phối theo kênh hai cấp
Câu 15: Phương thức nào sau đây KHÔNG phải là kênh phân phối trực tiếp
A. Bán hàng lưu động
B. Bán qua bưu điện
C. Bán trực tiếp cho nhà bán sỉ
D. Bán trực tiếp qua cửa hàng của nhà sản xuất.
Câu 16: Phương thức phân phối doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh trung gian để tiêu thụ
sản phẩm và sử dụng nhiều đại lý bán lẻ, trung gian bán lẻ
A. Phân phối rộng rãi
B. Phân phối chọn lựa
C. Phân phối độc quyền
D. Phân phối trực tiếp
Câu 17: Công ty sữa Mộc Châu đưa sản phẩm của mình cho các của hàng tiêu thụ sản
phẩm, sau đó các cửa hàng này bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Công ty
sữa Mộc Châu tổ chức hệ thống kênh Marketing
A. Trực tiếp
B. Một cấp
C. Hai cấp
D. Ba cấp
Câu 18: Nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu là chi phí vận tải ít nhất, họ sẽ lựa chọn phương
thức vận tải
A. Đường bộ hoặc đường hàng không
B. Đường hàng không hoặc đường thủy
C. Đường thủy hoặc đường sắt
D. Đường sắt hoặc đường bộ
Câu 19: Doanh ngiệp phải lựa chọn thành viên kênh phân phối
A. Với số lượng đông nhất
B. Có giá thành rẻ nhất
C. Có khả năng thực hiện các công việc phân phối với năng suất và hiệu quả cao hơn
D. Với số lượng ít nhất
Câu 20: Ưu điểm của kênh phân phối cấp không là
A. Chi phí thấp
B. Mức độ chuyên môn hoá cao
C. Thời gian vận động ngắn, đảm bảo ưu thế, mức độ kiểm soát cao
D. Thời gian vận động và di chuyển hàng hóa lâu
Câu 21: Chiến lược phân phối độc quyền phù hợp nhất cho loại hàng hóa nào sau đây
A. Xe hơi
B. Tivi
C. Văn phòng phẩm
D. Hóa mỹ phẩm
Câu 22: Sản phẩm có trọng lượng lớn, ít bị mất phẩm chất do hao mòn về thời gian có
thể được vận chuyển bằng cách nào
A. Đường thủy
B. Đường bộ
C. Đường hàng không
D. Ô tô
Câu 23: Một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham
gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng là
A. Kênh phân phối
B. Nhà đại lý
C. Nhà bán buôn
D. Nhà bán lẻ
Câu 24: Vai trò của trung gian phân phối là
A. Bán hàng hóa cho người mua
B. Giúp cho sản phẩm và dịch vụ vận động một cách hợp lý
C. Phát hiện và tìm kiếm nhu cầu mới, kích thích nhu cầu phát triển
D. Giải quyết việc chuyển đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, góp phần cho sản phẩm
lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua.
Câu 25: Đâu không phải là vai trò của trung gian thương mại
A. Tối thiểu hóa số lần tiếp xúc bán cần thiết để thỏa mãn thị trường mục tiêu
B. Đem lại nhiều lợi ích cho công ty hơn việc công ty phân phối trực tiếp
C. Làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả
D. Tăng chi phí phân phối
Câu 26: Định nghĩa nào sau đây đúng với một nhà bán buôn trong kênh phân
phối?
A. Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp
B. Là trung gian có quyền hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuất.
C. Là trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác.
D. Là trung gian bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
Câu 27: Đa số nhà bán buôn không quan tâm nhiều đến hoạt động
A. Hỗn hợp sản phẩm
B.Gía sản phẩm
C. Trang trí cửa hàng
D. Phân phối
Câu 28: Mục tiêu phân phối…. rất lớn giữa các công ty, các sản phẩm, các hoàn cảnh thị
trường cụ thể khác nhau
A. Giống nhau
B. Thay đổi
C. Tăng
D. Giảm
Câu 29: Sản phẩm có trọng lượng lớn, ít bị mất phẩm chất cho hao mòn về thời gian có
thể được vận chuyển bằng cách nào:
A. Đường thủy
B. Đường bộ
C. Đường hàng không
D. Ô tô
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của quyết định phân phối vật chất
A. Xử lý đơn hàng
B.Quyết định về giá bán sản phẩm
C. Quyết định về kho bãi dự trữ
D. Quyết định về vận tải
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1 Bản chất của kênh phân phối và tầm quan trọng của kênh phân phối trong
marketing?
Câu 2. Trình bày cấu trúc kênh phân phối
Câu 3. Trình bày những vấn đề cơ bản của hoạt động phân phối hàng hóa vật chất
Câu 4. Phân tích sự khác biệt cơ bản giữa nhà bán buôn và bán lẻ?
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Tình huống: Phân phối của Unilever ở nông thôn
Có những vùng quê chưa có điện hay nước sạch nhưng vẫn có thể thấy sản phẩm của
Unilever. Nông thôn đã trở thành thị trường hấp dẫn cho hàng tiêu dùng. Một báo cáo
gần đây của Hãng Nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, người tiêu dùng ở nông thôn
chiếm hơn 70% dân số Việt Nam nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% doanh số bán lẻ. Tuy
nhiên, nghịch lý này đang thay đổi theo hướng tích cực, khi thu nhập của người dân nông
thôn tăng dần, cơ sở hạ tầng phát triển.
Dù vậy, bán được hàng ở nông thôn không hề đơn giản. Khó khăn doanh nghiệp thường
gặp khi đưa sản phẩm về quê là giá cả và hệ thống phân phối. Hàng hóa bán ở nông thôn
nếu vẫn giữ mức giá như ở đô thị thì khó mà bán chạy. Còn nếu giảm giá, sẽ vấp phải bài
toán hiệu quả kinh doanh khi mạng lưới phân phối ở nông thôn còn yếu, chi phí vận
chuyển cao. Thêm vào đó, việc thiết lập mạng lưới phân phối ở nông thôn là khá khó
khăn vì dân cư phân tán và hạ tầng giao thông chưa tốt.
Với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính dồi dào, Unilever Việt Nam đã giải quyết được
những vấn đề trên. Từ những năm cuối thập niên 1990, Unilever đã quyết tâm chiếm lĩnh
thị trường nông thôn Việt Nam, phân khúc hầu như còn bỏ ngỏ vào thời điểm đó.
Unilever hiểu rằng người tiêu dùng nông thôn có thói quen mua hàng hóa đủ sử dụng
trong vài ngày. Vì vậy, bột giặt, dầu gội đầu, dầu xả tóc của Unilever được đóng bao bì
nhỏ, với mức giá bán thấp. Cách làm này đã giúp Unilever tiêu thụ được lượng lớn hàng
tại nông thôn.
Theo một báo cáo của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, dầu xả
tóc gói nhỏ của Unilever chiếm 88% thị trường dầu xả ở nông thôn trong năm 2007.
Đồng thời, doanh số dầu gội đầu gói nhỏ chiếm 73% thị trường. Những sản phẩm khác
của Unilever như xà bông cục (100-125 gr) hay tuýp kem đánh răng nhỏ (100-199 gr)
giành được 76% thị trường. Nước xả vải gói nhỏ chiếm 60% thị trường nông thôn.
Bài toán phân phối cũng được Unilever giải quyết tốt. Đến năm 2008, họ đã liên kết với
200 nhà phân phối và hơn 400.000 điểm bán lẻ khắp cả nước. Trung bình ở mỗi tỉnh,
thành phố có khoảng 34 điểm bán lẻ của Unilever.
Để đưa hàng hóa đến những nơi hẻo lánh, Unilever tổ chức lực lượng bán hàng hơn
100.000 người phân bổ khắp cả nước. Họ đưa sản phẩm của Unilever đến người tiêu
dùng bằng đủ loại phương tiện, phù hợp với từng địa phương như xe máy, xe đạp, ghe,
xuồng. Đội ngũ này là những người dân địa phương. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,
một người bán hàng như vậy có thể tiêu thụ được hàng trăm ngàn gói dầu gội đầu và xà
bông cục mỗi tháng, thu nhập hơn 2 triệu đồng.
Nhờ đó, doanh số của Unilever thông qua hệ thống đại lý đã tăng 23% trong năm 2004,
đạt khoảng 300 triệu USD. Mạng lưới phân phối ở nông thôn của tập đoàn này hiệu quả
đến nỗi ở những khu vực chưa có điện hay nước sạch, người ta vẫn có thể nhìn thấy sản
phẩm của Unilever.
Câu hỏi:
1. Phân tích và Vẽ sơ đồ kênh phân phối mà Unilever đang sử dụng?
2. Unilever cần làm gì để hoàn thiện hệ thống phân phối của mình?

You might also like