Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Bài tập 1. Đọc đoạn văn và cho biết:


- Đoạn văn đã đáp ứng yêu cầu của 1 mở bài không?
- Đề xuất cách sửa – nếu có.
Đề câu a. Em hãy phân tích 2 khổ thơ cuối của bài
Ánh trăng – Nguyễn Duy
a. Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi
tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ
rơm”, ... Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông
viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư.
Đề câu b. Phân tích bài Ánh trăng – Nguyễn Duy
- Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng:
b. Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Nguyễn Duy: “Thơ
Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Đọc thơ
Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những
chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác
thì có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu
và dường như đọng lại…” và “Ánh trăng” là một tác phẩm
như thế. Với “Ánh trăng”, ta cảm nhận được một ngòi bút
sâu sắc, một trái tim tinh tế rung động trước những thay đổi
nhỏ bé nhất và cả một khao khát ước vọng truyền cho mọi
người lẽ sống, cách sống trọn vẹn, nghĩa tình.
Nháp (phân tích đề) đề a.
- 2 khổ thơ cuối: cung cấp 2 thông tin
+ Vấn đề nghị luận: nội dung của 2 khổ thơ cuối
+ Phạm vi phân tích: những ý thơ của 2 khổ thơ cuối
- Quy trình viết MB:
B1. TG
+ Vị trí
+ Phong cách ( giọng thơ// giọng điệu….)
+ Sở trường

B2. TP
+ Tên
+ Xuất xứ ( năm sáng tác, tập thơ// tập truyện…)
+ Chủ đề của bài thơ// Nd chính của bài thơ ➔ Kết
quả cần đạt trong SGK
B3. Giới thiệu vđnl ➔ lưu ý trích dẫn nếu có
→ Cách trích dẫn ở MB: có 2 cách
Cách 1. “Viết nguyên câu thơ đầu

Viết nguyên câu thơ cuối”
Cách 2. Nếu thơ ngắn (khoảng từ 10 dòng trở
xuống) thì sẽ viết 100% đoạn thơ vào giấy,
đặt trong ngoặc kép

Mẫu: Kết nối giữa thông tin TG với TP


 “A” là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của B, đồng
thời là tác phẩm// thi phẩm xuất sắc trong vườn thơ (văn học)
kháng chiến// nền văn học hiện đại Việt Nam. Ra đời /// sáng
tác năm [ ……], in trong tập [ ……], tác phẩm “A”// bài thơ
“A”// truyện ngắn “A” là tiếng lòng// gửi gắm // thể thiện + ND
tác phẩm.
 [VĐNL] được DIỄN TẢ//THỂ HIỆN// KHẮC
HỌA// BỘC LỘ + XÚC ĐỘNG///ẤN TƯỢNG// SÂU SẮC qua
đoạn thơ sau: …
 Ví dụ về MB đúng KHI VẬN DỤNG CÔNG THỨC
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thiết tha, sâu lắng,
giàu suy tưởng. “Sang thu” là đỉnh cao trong sự nghiệp
sáng tác của Hữu Thỉnh, đồng thời là thi phẩm xuất sắc trong
nền văn học hiện đại Việt Nam. Ra đời năm 1977, in trong
tập “Từ chiến hào đến thành phố”, bài thơ “Sang thu” là
bức tranh thu với những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn
vật trước thời khắc giao mùa. [VĐNL] được khắc họa ấn
tượng qua đoạn thơ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
….
Vắt nửa mình sang thu.”

Phan Thị Trúc Giang


19:46
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước . Thế hệ này đã phải trải qua biết bao
gian lao, khổ cực nên khi cuộc sống đã đổi thay ra khỏi thời bom
đạn ác liệt không ai là không nhớ những gian nan thử thách đã
qua . Và Nguyễn Duy cũng vậy . Với những suy tư giàu triết lý ,
suy tư đã được ông thể hiện trọn vẹn qua bài thơ " Ánh Trăng " .
Và 2 khổ thơ đã được ông thể hiện một cách rõ ràng nhất :
" Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình . "
Thiện Anh
19:52
Không biết từ bao giờ trang đã trở thành nàng thơ, thành ng bạn
tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ. Với ánh trăng huyền diệu đã để
lại biết bao hoài niệm cho mỗi người trong đó có Nguyễn Duy
thuộc thế hệ nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Với phong cách thơ hiện đại, câu thơ vừa phóng túng
vừa uyển chuyển chặt chẽ. Trong miền thơ Nguyễn Duy nổi tiếng
với nhưng bài thơ như:” Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”,… và sâu
sắc hơn là bài thơ “Ánh Trăng”(1978) như một lời tâm sự
chân thành, cùng giọng điệu tâm tình tự nhiên làm cho tâm hồn
người đọc khơi dậy nhưng tâm trạng riêng. Bài thơ nhắc nhở về
thái độ sống của con người “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện
ở hai khổ thơ cuối: " Ngửa mặt lên nhìn mặt ………… đủ cho ta giật
mình . "
Anh Phuong
20:04
Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì
chống Mỹ cứu nước. Ông đã sớm ghi dấu trong lòng bạn đọc với
những vần thơ mang đậm hơi thở triết lý, thiên về chiều sâu nội
tâm như “Đãi cát tìm vàng “, “Khoảng cách”, “Mẹ và em” ...Tuyệt
nhiên, không thể không kể đến "Ánh trăng"-ra đời vào năm 1978
và được in trong tập thơ cùng tên. " Ánh trăng” không chỉ là chuyện
thái độ của con người sống trong thời bình đối với những hy sinh
thời chiến tranh mà còn là chuyện tình cảm nguồn cội, về đạo lý "
uống nước nhớ nguồn". Và hai khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất chất
triết lý được Nguyễn Duy gửi gắm: "Ngửa mặt lên nhìn mặt .... đủ
cho ta giật mình"

You might also like