Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HW - Charge and Coulomb force

(Các em làm trực tiếp trên file được phát, sau khi hoàn thành
nhấn nút Turn in)

Phần 1 Trắc nghiệm


1. Hai điện tích điểm Q1 và Q2 cách nhau 2 mét. Nếu độ lớn của Q1 tăng gấp ba và độ lớn
của Q2 tăng gấp đôi, lực điện giữa chúng thay đổi như thế nào?
A) Lực tăng lên 6 lần. (0.5 điểm)
B) Lực tăng lên 3 lần.
C) Lực tăng lên 2 lần.
D) Lực giảm xuống 2 lần.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lớn của lực điện giữa hai điện tích điểm theo định luật
Coulomb?
A) Dấu của hai điện tích điểm.
B) Khoảng cách giữa hai điện tích điểm. (0.5 điểm)
C) Khối lượng của hai điện tích điểm.
D) Vận tốc của hai điện tích điểm.

Phần 2 Câu hỏi ngắn


Câu 1
Sử dụng kiến thức về điện và điện tích, giải thích vì sao vào trời lạnh khi đưa tay vào nắm cửa
kim loại lại dễ bị sốc điện.
Trời lạnh, cơ thể khi di chuyển cọ xát với áo lạnh tích 1 lượng điện tích cho cơ thể (0.5 điểm)
Thời tiết hanh khô có ít hơi nước nên lượng điện tích này ít bị mất đi mà tích lớn dần lên (0.5
điểm)
Kim loại là vật dẫn điện tốt (0.5 điểm)
, điện tích truyền qua khi đưa tay lại gần nên có 1 dòng điện lớn trong thời gian ngắn chạy qua
cơ thể gây sốc điện ( 0.5 điểm)

Câu 2
3 điện tích đặt tại 3 góc của một tam giác đều như hình bên dưới.
a/ Viết biểu thức lực tĩnh điện tổng hợp tác động lên điện tích 7.00 µC ( 1 µC = 10 - 6 C) trong hệ
Oxy.
b/ Tính độ lớn của lực này, lấy kết quả với 3 chữ số có nghĩa.

F27

F47

a/
F27 = 0.5033 N
F27 = 0.2517 i + 0.4359 j (N) (1 điểm)

F47 = 1.007 N
F47 = 0.5033 i - 0.8721 j (N) (1 điểm)
F7 = F27 + F47 = 0.755 i - 0.436 j (N) (1 điểm)
b/
F7 = √(0.7552 + 0.4362) = 0.872 N (1 điểm)
Các cách giải khác đưa đến đáp án đúng, trình bày được hiểu biết về việc tổng hợp vector lực
đều được cho đủ điểm (4 điểm cho câu 2)
Câu 3
4 điện tích Q1 = Q2 = 3.00 nC ( 1 nC = 10- 9 C), Q3 = Q4 = 2.00 nC được đặt ở 4 góc của một
hình vuông có cạnh 30 cm như hình.
Q1 Q2

Q4 Q3

Một điện tích Q5 = 1.00 nC được đặt ở tâm hình vuông.


Tìm hướng và độ lớn của lực điện (lực Coulomb) tổng hợp tác động lên Q5, lấy kết quả với 3
chữ số có nghĩa.

Chọn hệ Oxy với Ox ngang, Oy dọc


F15 = F25 = kQ1Q5/r2 = 8.988x109 x 3.00x10-9 x1.00x10-9 / (¼ (0.3002 + 0.3002))
= 5.992x10-7 N (0.5 điểm)
F35 = F45 = kQ3Q5/r2 = 8.988x109 x 2.00x10-9 x1.00x10-9 / (¼ (0.3002 + 0.3002))
= 3.995x10-7 N (0.5 điểm)
Do tính đối xứng, tổng hợp lực của Q1, Q2 lên Q5 có phương theo Oy
F12,5 = -2F15 cos45 j = -8.474x10-7 j (N) (0.5 điểm)
(hoặc 2F15 cos135 j )
Tổng hợp lực của Q3, Q4 lên Q5 cũng có phương theo Oy
F34,5 = 2F35 cos45 j = 5.650x10-7 j (N) (0.5 điểm)
Lực tổng hợp do 4 điện tích tác động lên Q5:
F = F12,5 + F34,5 = -2.82x10-7 j (N) (1 điểm), trừ 0.5 điểm nếu đáp án ra số chữ số có nghĩa ít hoặc
nhiều hơn
Hướng: hướng âm Oy (-j)
Độ lớn 2.82x10-7 N

You might also like