Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Cô Hương Chu Văn An. Điện thoại: 0978.281.

398- (043) 7500279

Chương 5. Chất khí.


I. Định luật Bôilơ Mariốt. Quá trình đẳng nhiệt.
Bài 1: Người ta nén một lượng khí trong xilanh có thể tích 5 lít ở áp suất 1 atm. Nén đẳng nhiệt khí
đến áp suất 1,5 atm. Tính thể tích sau khi bị nén.
Bài 2: Một lượng khí có thể tích 1 m3 và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4,5
atm. Tính thể tích khí nén.
Bài 3: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng
∆p=50 kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Bài 4: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến thể tích 8 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng
∆p=48 kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Bài 5: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 15 lít đến thể tích 5 lít. Áp suất khi đó tăng thêm 0,75
atm. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Bài 6: Một quả bóng có dung tích 2 lít, lúc đầu chứa không khí ở áp suất khí quyển bằng 1 atm.
Người ta bơm không khí ở áp suất khí quyển vào bóng, mỗi lần bơm được 0,2 dm3. Coi nhiệt độ của
không khí là không đổi. Hỏi áp suất của không khí trong bóng sau 50 lần bơm bằng bao nhiêu?
Bài 7: Người ta bơm không khí vào một quả bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí ở áp suất
105 Pa vào quả bóng. Hỏi số lần bơm, biết rằng sau khi bơm dung tích của quả bóng là 2,5 lít và áp
suất 2,7.105 Pa. Biết rắng trước khi bơm trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ
của khí không thay đổi.
Bài 8: Dùng một bơm có thể tích 1,5 lít để bơm cho một chiếc săm có thể tích 5 lít. Hỏi bơm bao
nhiêu lần để săm có thể đạt được áp suất 4 atm? Biết ban đầu áp suất của khí trong săm cũng bằng
áp suất khí quyển bằng 1 atm.
Bài 9: Một bọt khí có thể tích tăng lên gấp rưỡi khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở
đáy hồ và mặt nước như nhau. Hãy tính độ sâu của hồ. Cho p0=75cmHg; ĐS: 5,1m
Bài 10: Một cột không khí chứa trong một ống nhỏ, dài, tiết diện đều. Cột không khí được ngăn
cách với khí quyển bởi một cột thủy ngân có chiều dài d=150mm. Áp suất khí quyển là
p0=750mmHg. Chiều dài cột không khí khi ống nằm ngang là l0=144mm. Hãy tính chiều dài cột
không khí nếu: ( Giả sử ống đủ dài để cột thủy ngân luôn ở trong ống và nhiệt độ không đổi)
a. Ống thẳng đứng, miệng ống ở trên (ĐS: 120mm)
b. Ống thẳng đứng, miệng ống ở dưới ( ĐS: 180mm)
c. Ống đặt nằm nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ống ở dưới. (ĐS: 160mm)
d. Ống đặt nằm nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ống ở trên. (ĐS: 131mm)
Bài 11: Một ống nhỏ tiết diện đều, một đầu kín chứa không khí được ngăn cách bởi cột thủy ngân.
Cột thủy ngân cao 75mm đứng cân bằng, cách đáy 180mm khi ống thẳng đứng, miệng ống ở trên và
cách đáy 220mm khi ống thẳng đứng, miệng ống ở dưới. Tìm áp suất khí quyển và độ dài cột không
khí trong ống khi ống nằm ngang. ĐS: 750mmHg; 198mm
Bài 12: Ống thủy tinh dài 60cm, thẳng đứng, đầu kín ở dưới, đầu hở ở trên. Cột không khí cao
20cm trong ống bị giam bởi cột thủy ngân cao 40cm. Áp suất khí quyển p0=80cmHg. Nhiệt độ
không đổi. Ống bị lật ngược lại. Hãy:
a, Tìm độ cao cột thủy ngân còn lại trong ống (ĐS: 20cm)
b. Tìm chiều dài của ống để toàn bộ cột thủy ngân không chảy ra ngoài.(ĐS >=100cm)

-1-
Cô Hương Chu Văn An. Điện thoại: 0978.281.398- (043) 7500279

II. Định luật Sáclơ. Quá trình đẳng tích.


Bài 1: Một bình kín chứa ôxi ở nhiệt độ 20oC và áp suất 105 Pa. Nếu nhiệt độ của bình tăng lên đến
40oC thì áp suất trong bình là bao nhiêu?
Bài 2: Trong một bình cứng có chứa khí ở nhiệt độ 17 oC, áp suất 80 atm. Nếu giảm áp suất của khí
trong bình xuống còn 72 atm thì nhiệt độ của khí trong bình bằng bao nhiêu? Biết thể tích của một
lượng khí không đổi.
Bài 3: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 25oC và dưới áp suất 0,58 atm. Khi đèn cháy sáng , áp
suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng.
Coi dung tích của bóng đèn không đổi.
Bài 4: Một bình thép chứa khí ở 27oC dưới áp suất 6,5.105 Pa. Làm lạnh bình khí tới nhiệt độ –73oC
thì áp suất của khí trong bình là bao nhiêu?
Bài 5: Chất khí ở 0oC có áp suất po , cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng
lên 3 lần?
Bài 6: Môt bình cứng chứa một lượng khí xác định. Nếu tăng nhiệt độ của khí trong bình thêm
20oC thì áp suất trong bình tăng thêm 1,08 lần. Tính nhiệt độ của khí trong bình trước khi tăng.
Bài 7: Một bình cứa khí ở nhiệt độ t oC. Nếu tăng nhiệt độ của khí thêm 2oC thì áp suất của khí tăng
1/170 áp suất ban đầu. Bỏ qua sự dãn nở của bình. Tìm giá trị của t.
Bài 8: Một quả bóng được bơm căng không khí ở 20oC, áp suất 2.105 Pa. Đem phơi nắng quả bóng
ở nhiệt độ 39oC thì quả bóng có bị nổ không? Bỏ qua sự tăng thể tích của quả bóng và quả bóng chỉ
chịu áp suất tối đa là 2,5.105 Pa.
Bài 9: Một nồi áp suất có van là một lỗ tròn diện tích 1 cm2 luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ
cứng k = 1300N/m và luôn bị nén 1cm, Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p0 = 105Pa, có
nhiệt độ 270C thì đến nhiệt độ bao nhiêu van sẽ mở ra?
Bài 10: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 00C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật
có khối lượng 2 kg. Tiết diện của miệng bình 10 cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong
bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 =
105Pa.
III. Phương trình trạng thái- PT C-M.
Bài 1: Một khối khí ở 0oC và áp suất 10 atm có thể tích 10 lít. Hỏi thể tích của khối khí trên ở điều
kiện tiêu chuẩn (0oC , 1 atm)?
Bài 2: Một khối khí có thể tích 10 lít ở 17oC và áp suất 2,5.105 Pa. Hỏi thể tích của lượng khí trên
ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC , 1 atm) bằng bao nhiêu?
Bài 3: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể
tích là 15 lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Khi pittông nén khí đến 12 lít thì áp suất khí tăng lên
tới 3,5 atm. Nhiệt độ của khí trong pittông lúc này là bao nhiêu?
Bài 4: Một xilanh có pittông có thể di chuyển được. Trong xilanh có một lượng khí ở 27oC, chiếm
thể tích 10 lít ở áp suất 105 Pa. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên đến 1,8.105 Pa và thể
tích là 6 lít. Tìm nhiêt độ của khí.
Bài 5: Một xi lanh kín được chia làm hai phần bằng nhau bởi một pittong cách nhiệt. Mỗi phần có
chiều dài l0=30cm,chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung nóng một phần thêm 100 và làm
lạnh phần kia đi 100. Hỏi pitong di chuyển một đoạn bao nhiêu

-2-
Cô Hương Chu Văn An. Điện thoại: 0978.281.398- (043) 7500279

Bài 6: Nén 18 lít khí ở nhiệt độ 17oC cho thể tích của nó chỉ còn là 5 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng
lên đến 66oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?
Bài 7: Một căn phòng có thể tích 58 m3, không khí trong phòng ở đkc. Tìm khối lượng của không
khí thoát ra khỏi phòng khi nhiệt độ trong phòng tăng lên đến 17oC và áp suất bằng áp suất khí
quyển không đổi. Cho khối lượng riêng của không khí ở đkc là 1,29 kg/m3.
Bài 8: Một căn phòng có thể tích 60 m3, lúc đầu không khí trong phòng ở đkc về sau tăng đến
20oC và áp suất 780 mmHg. Tính thể tích của khối khí đã thoát ra khỏi phòng.
Bài 9: Một bình kín thể tích 0,5 m3 chứa một chất khí ở 27oC và áp suất 1,5 atm. Khi mở nắp bình
áp suất khí trong bình là 1atm và nhiệt độ là 0oC. Tính thể tích khí thoát ra khỏi bình. (Cho biết 1
atm=760 mmHg)
Bài 10: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 300oK, áp suất 20 atm. Khi một nửa lượng khí này thoát ra
ngoài thì áp suất của khí còn lại trong bình là bao nhiêu, biết nhiệt độ của khí trong bình là 285oK?
Bài 11: Một bình cứng chứa một khối khí ở 300oK. Mở nắp để 40% khí thoát ra khỏi bình thì khí
còn lại trong bình có nhiệt độ 288oK. Hỏi áp suất của khí trong bình giảm đi bao nhiêu lần?
Bài 12: Khi tăng nhiệt độ tuyệt đối của một chất khí lên 1,5 lần thì áp suất của nó tăng 25%. Hỏi
thể tích của khí này tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Bài 13: Nếu thể tích của chất khí giảm 1/10 so với thể tích ban đầu, còn nhiệt độ lại tăng thêm
24oC thì áp suất tăng 2/10 so với áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí đó.
Bài 14: Một bình bằng thép dung tích 62 lít chứa khí hiđro ở áp suất 4,5 MPa và nhiệt độ 27oC.
Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, dung tích mỗi quả 8,5 lít, tới áp suất 1,05.105
Pa. Nhiệt độ trong bóng bay là 13oC.
Bài 15: Một máy nén khí, sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở 300K và áp suất 105 Pa vào bình
chứa khí có thể tích 1,5 m3. Tính áp suất của khí trong bình khi máy nén đã thực hiện 600 lần nén.
Nhiệt độ của khí trong bình là 315oK.
Bài 16: Có bao nhiêu nguyên tử hêli chứa trong 10 lít khí hêli nguyên chất ở 20oC, áp suất 5 atm.
Bài 17: Tính khối lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 20 lít dưới áp suất 300 atm ở nhiệt
độ 0oC. Biết ở điều kiện chuẩn (0oC , 1 atm) khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3.
Bài 18: 12g khí chiếm thể tích 9 lít ở 27oC. Sau khi đun nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí
1,2 kg/m3. Nhiệt độ của khí sau khi nung là bao nhiêu?
Bài 19: Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phănhxiphăng cao 3140 m. Biết mỗi khi
lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2oC. Khối
lượng không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3.
Bài 20: Ở 7oC và áp suất 760 mmHg thì khối lượng riêng của không khí là 1,26 kg/m3. Nếu tại đó
nhiệt độ hạ xuống 3oC và áp suất là 630 mmHg thì khối lượng riêng của không khí bằng bao
nhiêu?
Bài 21: Một phòng có thể tích 40 m3, không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn. Tìm khối lượng
của không khí thoát ra khỏi phòng khi nhiệt độ tăng đến 27oC và áp suất của khí quyển không đổi.
Cho biết khối lượng riêng của không khí ở đkc là 1,29 kg/m3.
Bài 22: Một bình kín thể tích 0,5 m3 chứa không khí ở 32oC và áp suất 1,3 atm. Khi mở nắp bình,
áp suất của không khí còn lại 1 atm và nhiệt độ 0oC.
a) Tìm thể tích không khí thoát ra khỏi bình.

-3-
Cô Hương Chu Văn An. Điện thoại: 0978.281.398- (043) 7500279

b) Tìm khối lượng của không khí còn lại trong bình lúc đó. Cho biết ở đkc, khối lượng riêng
của không khí là 1,293 kg/m3.
PHƯƠNG TRÌNH CLAPERON- MENDELEEP
Bài 23: Một bình dung tích 10 lít chứa 2g khí H2 ở 270C. Tính áp suất khí trong bình
Bài 24: Tính thể tích của 10 g khí oxi ở áp suất 738mmHg và nhiệt độ 150C
Bài 25: Một chất có khối lượng 1 g ở nhiệt độ 270C và áp suất 0,5atm, có thể tích 1,8 lít. Hỏi đó là
khí gì. Cho rằng đó là một đơn chất
Bài 26: Một bình chứa khí Hydro nén, thể tích 10 lít, nhiệt độ 70C, áp suất 50atm. Khi nung nóng
bình, vì bình hở nên một phần khí thoát ra; phần còn lại có nhiệt độ 170C còn áp suất vẫn như cũ.
Tính khối lượng khí H đã thoát ra khỏi phòng
Bài 27: Bình chứa khí nén ở 270C, 40atm. Một nửa lượng khí trong bình thoát ra và nhiệt độ hạ
xuống đến 120C. Tìm áp suất khí còn lại trong bình.
BÀI TOÁN VẼ
Bài 28 : vẽ lại đồ thị sau trong các hệ tọa độ còn lại
P P V
1 2
1 2 1 2

4
3 3
T 3 T
V
P(atm)
Bài 29 : Sự biến đổi trạng thái của 1 khối khí lí tưởng được 2 mô
tả như hình vẽ. V1=3lít ; V3=6lít.
a. Xác định P, V , T của từng trạng thái
b. Vẽ lại đồ thị trên trong các hệ tọa độ (P, V) và (V, T)
1 3
Bài 30 : Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 1(atm)
0
27 C, áp suất 1atm biến đổi theo hai quá trình : T
Quá trình 1 : Đẳng tích, áp suất tăng gấp 2 lần 600
Quá trình 2 : Đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít
a. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí trong các hệ tọa độ PV, PT, VT
Bài 31 : Cho khối lượng khí He m=1g, nhiệt độ 1270C và thể tích 4 lít biến đổi qua hai giai đoạn :
- Đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi
- Đẳng áp, thể tích trở về giá trị ban đầu
a. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong các hệ tọa độ PV, PT, VT
b. Tìm nhiệt độ và áp suất thấp nhất trong quá trình biến đổi
Bài 32 : Một khối khí He có m=1g trong xi lanh, ban đầu có thể tích 4,2 lít, nhiệt độ 270C. Khí được
biến đổi theo 1 chu trình khép kín gồm 3 gia đoạn :
- GĐ1 : Giãn nở đẳng áp, thể tích tăng đến 6,3 lít
- GĐ2 : nén đẳng nhiệt
- GĐ3 : Làm lạnh đăng tích
a. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trong các hệ tọa độ PV, PT, VT
b. Tìm nhiệt độ và áp suất, thể tích của từng giai đoạn

-4-

You might also like