Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Bài 1: Giả sử bạn đang kiểm toán khoản mục Tiền cho báo cáo tài chính của

niên độ kết
thúc vào ngày 31/12/X tại công ty M, hãy cho biết những mục tiêu kiểm toán đạt được
khi thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
- Đếm và liệt kê các loại tiền mặt tồn quỹ vào ngày 31/12/X.
=> kiểm kê: hiện hữu, chính xác : về mặt toán học và giá trị
- Dựa trên sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ tiền gửi
ngân hàng trên sổ kế toán từ ngày 25/12/X đến ngày 10/1/X+1.
=> mục tiêu chính: đúng kỳ, đầy đủ
- Điều tra các sec có số tiền lớn hay bất thường thanh toán cho khách hàng
=> tính cxac, phát sinh, séc là ctu

Bài 5: Khi kiểm toán chi chi tiền của khách hàng A, KTV An phát hiện ra:
- Tiền thu được của khách hàng nhưng không được nộp ngay vào quỹ hoặc tài khoản
tiền gửi ngân hàng
- Tình hình thu nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ phải thu tăng cao bất thường
- Tiền mặt tồn quỹ quá nhiều, gấp 6 lần chi tiêu của tháng tiếp theo
Yêu cầu:
a, Trình bày thủ tục mà KTV thực hiện để thu được kết quả trên?
- Danh sách thu hồi công nợ: đối chiếu phiếu chi, giấy công nợ, sổ phụ, sử dụng các
chứng từ có liên quan
- Phân tích: số nợ phải trả, so sánh với kì trước năm trước
- Sử dụng sổ Số dư tồn quỹ -> đối chiếu xem có tồn tại phù hợp không
b, Đề xuất các biện pháp khắc phục các trường hợp trên?
- Tư vấn: quyết định thời hạn thu tiền của khách hàng
- Tăng cường biện pháp thu hồi công nợ phù hợp
- Đơn vị chỉ duy trì số tiền mặt đáp ứng với dự kiến
Bài 6: Tình huống thu chi tại DN A như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
1. Bộ phận văn phòng gửi về phòng kế toán tờ trình xin thanh toán khoản chi 10.000
tiền bồi thường cho các đại biểu dự hội nghị, kế toán đã lập phiếu chi có chữ ký xác nhận
của mình và của người nhận tiền, đồng thời phản ánh vào sổ sách kế toán
 Xác nhận đâij biểu đã nhận tiền, ký xác nhận chứng từ < chứng từ danh sách nhận
tiền, bảng kê> => lập giấy đề nghị thanh toán, lập phiếu chi
2. Kế toán lập phiếu chi vào ngày 20/2/N trả tiền cho cho công ty A vào ngày 15/2
với số tiền 20.000 ( biên bản thanh lý ngày 15/2 ghi rõ công ty A đã nhận đủ số tiền)
 Chưa trả tiền thanh lý hợp đồng, phải trả trước ngày 15/2
3. Ngày 25/2/N bộ phận bán hàng gửi hóa đơn bán hàng 100.000 về phòng kế toán,
kế toán đã hạch toán vào khoản mục doanh tu và khoản thu tiền từ khách hàng. Đến ngày
27/2 bộ phận bán hàng mới chuyển số tiền 100.000 về phòng kế toán.
 Ngày 25/2 lập hóa đơn – 27/2 mới chuyển tiền về : đơn vị đang có quyết định thời
hạn thu tiền về
4. Thanh toán chi phí tiếp khách của BGĐ qua thẻ Mastercard có kèm theo sao kê của
ngân hàng.
 Khoản vay phát sinh: đang có vấn đề khả năng thanh toán
 Sử dụng thẻ hạn chế, hạn chế các khoản vay -> ảnh hưởng đến việc thanh khoản
 Quyết định về việc sử dụng thẻ
Yêu cầu:
a, Chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong hoạt động thu chi của Công ty A.
b, Hãy liệt kê một số rủi ro thường gặp trong hoạt động thu chi của kế toán về chứng từ
sổ sách và hạch toán.
Bài 14: Khi kiểm toán các khoản liên quan tới doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
của Công ty M cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, kiểm toán viên An đã phát
hiện các sai sót sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
1.Kế toán đã ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 06/01/N+1 vào sổ kế toán năm
N, biết giá bán chưa thuế GTGT (10%): 300.000, giá vốn hàng bán 200.000, khách
hàng chưa thanh toán
- CSDL: phát sinh
- Ảnh hưởng
BCDKT:
TS: HTK giảm 200tr
PHẢI THU KHÁCH HÀNG TĂNG 330
NV: Thuế và các khoản phải nôp: tăng 30
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: tăng 80tr
BCKQKD
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch dụ -> DT TĂNG -> GV TĂNG -> TĂNG
300TR
Giá vốn: tăng 200tr
LN gộp
LN trước thuế : tăng 100 tr
Chi phí thuế: tăng 20tr
LNST: tăng 80 tr
- Chọn mẫu nghiệp vụ bán hàng trên sổ kế toán
2.Kế toán đã áp sai giá xuất kho làm cho giá vốn hàng bán của số hàng tiêu thụ
trong tháng 12/N tăng 300.000
3.Một hóa đơn cung cấp dịch vụ bị nhập nhầm số liệu khi vào phần mềm kế
toán, từ 20.000 doanh thu chưa thuế GTGT (10%) thành 200.000. Biết khách hàng
chưa thanh toán
4.Kế toán đã nhập số liệu vào phần mềm kế toán 2 lần doanh thu bán hàng cho
khách hàng A ngày 20/12/N. Biết doanh thu chưa thuế GTGT (10%): 250.000, giá
vốn hàng bán: 120.000. Khách hàng chưa thanh toán.
Yêu cầu: Với mỗi sai sót trên hãy nêu:
a, Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng
b, Các khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng
c, Các bút toán điều chỉnh (nếu có)
d, Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót trên
(Biết thuế suất thuế TNDN: 20%. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ).
Bài 20: Khi kiểm toán BCTC cho DN T.T, bước đầu KTV thu thập được một số
thông tin, tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
 Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N :
 Phải thu khách hàng: - Số đầu năm: 650.000 - Số cuối kỳ: 850.000
 Dự phòng phải thu khó đòi: Số đầu năm: (10.000) - Số cuối kỳ: (8.000)
 Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131- Phải thu khách hàng, tháng 12/N: Số dư
đầu tháng: 650.000; Tổng số PS bên Nợ: 2.350.000; Tổng số PS bên Có: 2.150.000;
Số dư cuối tháng: 850.000.
 Có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới trong tháng 12, số hàng khá lớn,
chưa thu tiền; nhưng không thấy có đơn đặt hàng và hợp đồng thương mại.
 Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ quá hạn chưa thanh toán đủ (nợ
tháng 10/N, số tiền: 10.000; cho đến tháng 11/N đã trả được 5.000).
Yêu cầu:
a, Hãy phân tích để chỉ ra các nghi ngờ về các khả năng sai phạm có thể xảy ra.
Thông tin BCDKT: trong quá trình phat sinh đều trả hết từ tháng 1 -> tháng 11
Khi DP NPT tăng: khi trích lập tăng : N 642/ C 293
Chưa được nợ quá hạn vào thời hạn xem xét
NPT khó đòi giảm: số nợ ít đi
KH nợ quá hạn được xem xét thời gian ghi nhận
Ghi khống
b, Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng để thu thập bằng chứng
nhằm giải toả các nghi ngờ trên.
+ Gửi thư xác nhận, lựa chọn khách hàng, khách hàng có giao dịch thường xuyên
+ Kiểm tra sổ chi tiết, cố cái từ tháng 1 -> 12
+ Kiểm tra việc trích lập dự phòng, kiểm tra phương pháp tính toán
Bài 29: Kiểm toán viên Ngân được giao kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách
hàng cho Công ty A cho niên độ kết thúc vào 31/12/N.
Tài khoản Phải thu khách hàng có số dư 2.050.000.000 đ. Tổng số khách hàng
còn nợ vào cuối niên độ là 60 khách hàng. Ngân đã chọn 20 khách hàng để gửi thư
xác nhận chủ yếu dựa vào các khách hàng có giao dịch thường xuyên (có số phát
sinh lớn).
Khi nhận thư hồi âm, Ngân nhận thấy có 15 thư có số dư phù hợp với số dư
trên sổ sách kế toán, 4 thư xác nhận có sự khác biệt và 1 thư không được trả lời. Số
dư trên sổ sách kế toán của bốn thư xác nhận có khác biệt về số liệu như sau:
Khách hàng P: 20.500.000 đ
Khách hàng T: 16.800.000 đ
Khách hàng B: 64.000.000 đ
Khách hàng Y: 7.000.000 đ
Các khách hàng này đã giải thích trên thư hồi âm về khoản chênh lệch đó
như sau:
- Khách hàng P: Số dư 20.050.000 đ đã được chúng tôi thanh toán bằng ủy
nhiệm chi vào ngày 29/12/N. Vì vậy chúng tôi không nợ Công ty bất cứ khoản nào
vào ngày 31/12/N.
- Khách hàng T: Số dư trên sổ sách chúng tôi là 0. Số dư 16.800.000 đ là giá
trị của lô hàng theo hóa đơn số 832, nhận vào ngày 4/1/N+1. Vì vậy chúng tôi không
nợ Công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/N.
- Khách hàng B: Chúng tôi chỉ còn nợ 17.000.000 đ vào ngày 31.12.N. Số dư
47.000.000 đ là số tiền công ty tôi đã ứng trước từ tháng 10/ N, giá trị của Hóa đơn
số 834 ngày 30/12/N nhưng hàng nhận được vào ngày 5/1/N+1.
- Khách hàng Y: Số dư 7.000.000đ là trị giá của lô hàng theo Hóa đơn số 811
ngày 21/12/N. Lô hàng này chúng tôi đã gửi trả lại vào ngày 28/12/N vì hàng giao
không đúng phẩm chất.
Riêng đối với khách hàng không trả lời, kiểm toán viên đã kiểm tra các khoản lưu
của hóa đơn.
Yêu cầu:
a, Cho nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm toán viên Ngân. Việc lựa chọn
các khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận có phải là biện pháp
hữu hiệu nhất không? Những cơ sở nào cần xem xét khi chọn lựa khách hàng để gửi
thư xác nhận?
Ưu tiên chọn số dư lơn
Nhận xét: chưa đầy đủ
+ Tổng 60 KH chọn 20KH : được 1/3 số KH: cân nhắc lại số mẫu chọn KH
Giao dịch ít -> số phát sinh lớn
+ Cách chọn KH
Số dư NPT lớn
KH có số dư bằng 0 nhưng giao dịch thường xuyên hoặc giao dịch lớn
b, Hãy cho biết nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổ
sung cần thực hiện để làm rõ sự khác biệt cho mỗi trường hợp nêu trên.
* KH P
- Không ghi
- Ngân hàng chưa thực hiện bút toán
- Bỏ sót nghiệp vụ
Thủ tục: kiểm tra sao kê NH, sổ phụ NH, kết hợp với gửi thư xác nhận tiền gửi
* KH T
- Kế toán ghi nhận nhầm nghiệp vụ bán hàng
- Kế toán ghi khống nghiệp vụ bán hàng
Thủ tục: lấy hóa đơn ra đối chiếu, kiểm tra phiếu xuất kho, giấy vận đơn
* KH B
- 47 tr số dư có 131 DC -> Ghi nhầm bên -> ghi nhận nhầm từ NP trả -> NP thu
=> Tổng
Số dư công nợ bị sai
- Đơn vị không ghi nhân
Thủ tục: đối chiếu sổ phụ rà roát , đối chiếu sổ chi tiết công nợ phải thu của KHB, kiểm
tra toàn bộ hợp đồng: phiếu xuất kho, hóa đơn
* KH Y:
- Bỏ sót nghiệp vụ
Thủ tục:
- kiểm tra PXK, biên bản giao nhận hàng hóa, kiểm tra đối chiếu
- khi trả lại -> Giảm doanh thu giảm thuế -> KH xuất hóa đơn hàng bán bị trả lại
- ktra biên bản kiểm nhận, biên bản giao nhận, biên bản vận đơn => chính xác lô
hàng có cho khách hàng trả lại -> đối chiếu với sổ
c, Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của khách hàng trong
trường hợp trên là đúng. Hãy cho biết các bút toán đề nghị điều chỉnh nếu có (biết
rằng 4 nghiệp vụ trên đều đã được công ty ghi nhận vào doanh thu của niên độ).
- KH T: xóa sổ bút toán, ghi giảm NPT, DT, GV
- KH B: ghi bổ sung bút toán bán hàng: Khách hàng trả trc 28/12
- KH Y: ghi bổ sung hàng bán bị trả lại ( TK 521)
Bài 16: Trong quá trình kiểm tra về hàng tồn kho và các khoản mục liên quan của
Công ty điện tử TP, một nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử dân dụng,
kiểm toán viên ghi nhận những tình huống sau:
(a) Trong lúc chứng kiến kiểm kê, KTV ghi nhận có ba xe tải chứa đầy sản phẩm
đã được bốc xếp xong chuẩn bị chở đi giao hàng, KTV tìm hiểu và biết số
hàng này không được tính vào hàng tồn kho của công ty.
- Kiểm tra chứng từ PXK, vận đơn của hàng hóa, kiểm tra chứng kiến kiểm kê
(b) Cũng trong quá trình kiểm kê, KTV ghi nhận một số lượng lớn sản phẩm mà
bao bì đã cũ, phủ đầy bụi. Khi phỏng vấn, giám đốc nhà máy cho biết các sản
phẩm này chỉ cần giảm giá là chắc chắn bán được.
- Kiểm tra chứng từ hóa đơn mua trong kỳ
- bao bì đã cũ –> kiểm tra việc trích lập DP
- Đề nghị thành lập đánh giá lại
(c) Qua trao đổi với Giám đốc nhà máy, KTV được biết đây là lần đầu tiên từ
khi thành lập, sản lượng sản xuất thấp hơn đáng kể so với mức công suất
bình thường. Điều này được giải thích do tình hình cạnh tranh và bằng chứng
là dù đã giảm sản lượng, số sản phẩm sản xuất trong kỳ cũng chỉ tiêu thụ
được khoảng 50%.
- Kiểm tra kế hoạch sản xuất và quá trình kế hoạch sản xuất: phỏng vấn nhân viên
và căn cứ được lập
- đánh giá lại thị trường: sử dụng tư vấn chuyên gia hay các kênh thị trường
(d) Số liệu kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ chi tiết hàng tồn kho có chênh lệch
đáng kể. Được biết trong năm, đơn vị đã cài đặt một phần mềm theo dõi kế
toán hàng tồn kho mới.
- thuộc đơn vị được kiểm kiểm toán mình chỉ chứng kiến
=> yêu cầu đơn vị giải trình chênh lệch, đánh giá kiểm tra phần mềm theo dõi
Yêu cầu: Hãy trình bày các thủ tục kiểm toán bổ sung mà kiểm toán viên cần thực
hiện để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho mỗi trường hợp trên.
Bài 26: HD là một công ty phân phối sản phẩm điện tử lớn. Sản phẩm chính của
công ty là TV LCD Soli. Thị trường này rất cạnh tranh và các mẫu sản phẩm mới
thường xuyên được giới thiệu. HD có 2 nhà kho lớn nằm ở miền Bắc và miền Nam
và họ có các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, ngoại trừ miền Trung. Để phục vụ thị
trường miền Trung, HD gửi hàng của họ đến 2 đại lý dưới hình thức gửi hàng.
Anh/chị chuẩn bị thực hiện kiểm toán đối với số dư hàng tồn kho của HD. Tổng
giá trị hàng tồn kho là 2.800 triệu đồng, được phân bổ như sau:
Triệu đồng
Kho 1 (miền Bắc) 1.300
Kho 2 (miền Nam) 950
Hàng hóa gửi đại lý bán 550
Tổng 2.800
Gần đây, một đối thủ cạnh tranh của HD đã đưa ra một mẫu TV mới với công
nghệ tiên tiến (màn hình LED). Điều này đã làm cho doanh số sản phẩm TV LCD
Soli của HD bị giảm sút vào cuối năm. HD đã phải giảm giá bán cho một số mẫu TV
LCD. Công ty dự đoán việc này cũng sẽ được áp dụng với nhiều mẫu sản phẩm
trong năm tới.
Trong năm, HD nhận được khá nhiều đơn khiếu nại về một trong những mẫu
TV LCD Soli (SoliX3), dẫn đến HD vẫn còn tồn 200 sản phẩm SoliX3.
HD quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tất cả các
biến động về hàng tồn kho: nhận, gửi và luân chuyển giữa các kho, cửa hàng bán lẻ
và người nhận đại lý đều được ghi chép hàng ngày vào sổ kế toán theo dõi hàng tồn
kho. Mặc dù vậy, anh/chị cũng được lưu ý trong cuộc kiểm toán trước đó: đã có sự
thiếu hụt hàng tồn kho do bị mất cắp hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển từ
địa điểm này sang địa điểm khác.
Yêu cầu:
a, Xác định các vấn đề kiểm toán viên cần chú ý và các cơ sở dẫn liệu chủ yếu khi
kiểm toán hàng tồn kho tại HD.
- Bán sản phẩm điện tử: giá trị cao, nhanh lỗi thời
=> KTV chú ý:
+ kiểm tra tính chính xác về mặt giá trị
+ ra đời CN nhiều -> quan tâm cân nhắc lập DP
+ nhiều địa điểm: phân bổ giá trị khác nhau, hình thức bán đa dạng: quan tâm
chính xác về mặt số lượng và tính hiện hữu HTK
+ Khiếu nại về tivi: không đảm bảo chất lượng + dễ hư hỏng => quan tâm về đánh
giá chất lượng sản phẩm, kiểm tra tỉ lệ hao hụt, định mức dự trữ ntn, liên quan DP HTK
CSDL: tính chính xác, đánh giá, hiện hữu, đầy đủ
b, Mô tả các thủ tục kiểm toán mà anh/chị sẽ thực hiện đối với các vấn đề được xác định
ở trên.
- kiểm kê HTK
- gửi thư xác nhận hàng hóa từ bán đại lý
- chọn mẫu nghiệp vụ: kiểm tra việc ghi chép chứng từ, tính giá HTK
- kiểm tra đánh giá chất lượng HTK, quy trình vận chuyển chứng từ từ các kho
- kiểm tra đánh giá lập DP HTK
Bài 27: Anh Quân là kiểm toán viên phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính cho công
ty sản xuất và bán lẻ máy vi tính T. Trong kế hoạch kiểm toán, Quân có lưu ý cấp
dưới về khả năng hàng tồn kho bị lỗi thời. Kết quả thực hiện các thủ tục kiểm toán
do các trợ lý kiểm toán tiến hành cho thấy hàng tồn kho được kiểm soát tốt và dự
phòng hàng tồn kho lỗi thời được lập đầy đủ.
Quân soát xét lại hồ sơ kiểm toán về hàng tồn kho bằng cách sử dụng các thủ
tục phân tích. Kết quả của thủ tục phân tích cho thấy:
Năm hiện hành Năm trước
Số ngày lưu kho 50 100
Hàng tồn kho 2.350 triệu 2.300 triệu
Như vậy kết quả trên cho thấy khả năng lỗi thời của hàng tồn kho là khá
nghiêm trọng. Khi trao đổi với giám đốc tài chính công ty T, Quân còn biết rằng cứ
định kỳ ba tháng công ty lại định kỳ đưa ra thị trường một loại máy mới. Biết rằng:
- Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một
doanh nghiệp. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng
quay hàng tồn kho.
Giá mua hàng hóa đầu vào không có sự biến động lớn.
Yêu cầu: Những thông tin trên dường như có mâu thuẫn với nhau. Nếu là kiểm toán
viên Quân, bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
- Thời gian quay vòng nhanh -> HTK tăng lên không đáng kể -> HTK không biến động
lớn, số ngày lưu kho nhân 2
+ kiểm kê HTK
+ Kiểm tra giá trị: chọn mẫu
+ khả năng quay vòng nhanh -> HTK không bán được
Có bán được: khả năng bị giảm giá
=> kiểm tra chất lượng HTK, Đánh giá HTK, DP HTK

Bài 9: Khi kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31/12/N của đơn vị
công M, kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau đây: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
1. Khi đánh giá lại TSCĐHH đưa đi góp vốn liên doanh với giá đánh giá lại
850.000; NG 1.400.000, khấu hao và hao mòn lũy kế 400.000, kế toán ghi nhận như
sau:
Nợ TK 222: 850.000
Nợ TK 632: 150.000
Nợ TK 214: 400.000
Có TK 211: 1.400.000
CSDL: tính chính xác về ploai tkhoan
Khoản mục: BCKQHDKD: giá vốn tăng, chi phí khác giảm
Ngoài 2 chỉ tiêu bị ảnh hưởng còn: LN gộp giảm -> LN thuần giảm
CP khác giảm -> LN khác tăng lên -> ko thay đổi
Sửa bút toán : giảm giá vốn, tăng chi phí N811/C632
Thủ tục: kiểm tra toàn bộ: lấy toàn bộ ctu nvu đánh giá đem đi góp vốn đối chiếu các
sổ sách có liên quan / kiểm tra chứng từ trước sau đó quay lại đối chiếu cách thức ghi trên
sổ

2. Kế toán DN bỏ sót nghiệp vụ thu hồi khoản đầu tư tài chính với giá trị đầu tư
ban đầu là 850.000; giá bán 630.000.
CSDL: tính đầy đủ
3. Kiểm kê phát hiện thiếu 1 TSCĐ HH nguyên giá 720.000, hao mòn lũy kế xác
định khi kiểm kê 530.000.
CSDL: tính hiện hữu
4. DN mua 1 TSCĐ bằng quỹ phúc lợi sử dụng cho hoạt động phúc lợi của đơn vị,
trị giá chưa thuế 150.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Kế toán của
đơn vị ghi:
Nợ TK 211: 150.000
Nợ TK 133: 15.000
Có TK 112: 165.000
CSDL: tính đầy đủ
Yêu cầu: Với mỗi sai sót trên hãy nêu:
a, Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng
b, Các khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng
c, Các bút toán điều chỉnh (nếu có)
d, Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót trên
(Biết thuế suất thuế TNDN: 20%. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Bài 10: Công ty H cung cấp văn phòng cho thuê và dịch vụ sửa chữa, bảo trì cho các văn
phòng này. Tài sản cố định của công ty bao gồm: các văn phòng cho thuê; phương tiện
vận tải, thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ dịch vụ sửa chữa. Công ty đầu tư và văn
phòng cho thuê bằng nguồn vốn vay của ngân hàng với thời gian vay từ 7-10 năm kèm
theo các điều kiện đảm bảo cho khoản vay. Gần đây công ty gặp khó khăn trong việc tiếp
cận với những khoản vay mới do tình hình sụt giảm của thị trường bất động sản cho thuê.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N,
kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích để ước tính doanh thu cho năm N dựa trên các
thông tin sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
- Công ty cho thuê văn phòng theo quý kết thúc vào các ngày 31/3, 30/6 và 30/9 và
31/12.
- Kể từ ngày 1/1/N-1, Công ty H tăng phí dịch vụ lên 2% so với trước đây cho toàn bộ
các hợp đồng đang có hiệu lực tại thời điểm này.
- Nhờ nỗ lực chăm sóc khách hàng, công ty giữ nguyên được các hợp đồng như năm N-1
ngoại trừ các hợp đồng sau:
+ Một khách hàng thuê gặp khó khăn tài chính nên đã đề xuất công ty giảm tiền thuê.
Tiền thuê theo hợp đồng hiện tại đến thời điểm 31/12/N-1 là 120.000/quý. Công ty đồng
ý giảm tiền thuê từ ngày 1/4/N còn 50.000/quý.
+ Một khách thuê trả lại diện tích thuê vào ngày 31/3/N. Từ ngày 1/4/N đến ngày 30/9/N,
công ty không tìm được khách thuê mới và phải bỏ trống diện tích này. Giá của khách
thuê mới từ ngày 1/10/N là 45.000/quý giống như khách thuê cũ.
+ Công ty bán bớt một khu văn phòng vào ngày 31/3/N. Khu văn phòng này trước đây
cho thuê với giá 30 triệu đồng/quý.
+ Doanh thu cho thuê văn phòng theo BCTC đã được kiểm toán vào ngày 31/12/N-1 là
7.945.000 và doanh thu theo BCTC ngày 31/12/N là 8.585.000.
Yêu cầu: Anh/chị hãy:
a, Ước tính doanh thu cho thuê văn phòng năm N của công ty H dựa trên các
thông tin được cung cấp (Cần trình bày rõ các bước tính).
= 7.945.000 – 70.000 *3 – 45.000 *2 – 30.000 *3
b, Nêu các bằng chứng kiểm toán mà anh/chị sử dụng cho phần tính toán ở trên.
* Th1: đề xuất giảm tiền thuê
- Kiểm tra hợp đồng cho thuê của đơn vị: ktra ctu gốc, ktra phụ lục
- Phỏng vấn : nhân viên người phụ trách hợp đồng
* Th2: Kết thúc hợp đồng
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Đối chiếu với sổ trong khoản tgian 1/4 - 30/9: xem phát sinh chi phí với văn phòng
ko
TH3: bán bớt
- kiểm tra chứng từ gốc việc mua bán văn phòng
- đối chiếu tiền và các khoản tiền cần ktra
c, Dựa vào kết quả phân tích trên, anh/chị thấy cần phải trao đổi với công ty H về
các nội dung gì? (Ghi rõ lý do tại sao cần các trao đổi này và các thông tin bổ sung
mà anh/chị thấy cần thiết phải được công ty H cung cấp thêm để hoàn thành cuộc
kiểm toán.
- Trao đổi cách ước tính doanh thu
- Có chênh lệch số liệu: yêu cầu đơn vị giải trình sự chênh lệch doanh thu và trao đổi với
3 khách hàng này
- căn cứ vào giải trình để đánh giá xem sai chỗ nào và cung cấp thông tin có liên quan
việc cộng trừ các dữ liệu
Bài 12: KTV M được giao nhiệm vụ kiểm toán đối với khoản mục đầu tư của công
ty P và những công ty con của công ty P. Bộ phận ngân quỹ của P sở hữu những
khoản đầu tư dài hạn thay mặt cho P và những công ty con của P. P thực hiện chiến
lược đầu tư linh hoạt liên quan tới tất cả những khoản đầu tư gồm cả những loại
chứng khoán niêm yết, không niêm yết và chứng khoán với lãi cố định. Giá trị của
các khoản đầu tư là 10.000.000.000 VNĐ.
Yêu cầu:
a, Theo anh/chị, những cơ sở dẫn liệu nào có khả năng sai phạm cao nhất khi
kiểm toán các khoản đầu tư của P.
- tính đầy đủ
- tính hiện hữu
- tính chính xác
b, Xác định các thủ tục kiểm toán có thể sử dụng để kiểm tra cơ sở dẫn liệu đánh
giá đối với khoản đầu tư dài hạn của P.
- ktra toàn bộ ctu gốc việc lquan đến đầu tư
- sử dựng tư vấn của chuyên gia: xác định lại giá trị của công ty P
- tính toán lại: các khoản đánh giá lại tính giá
Bài 11: KTV A được giao phụ trách kiểm toán BCTC của công ty P cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/N. P là một công ty cổ phần niêm yết, sản xuất và kinh doanh bất
động sản. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh hàng hóa bất động sản, cho thuê
văn phòng và các dịch vụ khác. Dưới đây là một số thông tin mà A thu thập được trong
quá trình tìm hiểu khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán:
1. Tình hình kinh doanh bất động sản phát triển mạnh mẽ trong các năm trước, nhưng
năm hiện hành (năm N) có chiều hướng đi xuống, đặc biệt là dự án căn hộ khách sạn
(phục vụ du lịch nghỉ dưỡng), giá thị trường của các căn hộ cũng giảm đáng kể so với
năm trước. Tuy vậy, do đã triển khai từ các năm trước nên kế hoạch doanh thu của năm
hiện hành về dự án căn hộ khách sạn vẫn được công ty xây dựng cao hơn 10% so với
năm trước. Doanh thu lĩnh vực này chiếm trên 70% doanh thu hàng hóa bất động sản của
cả công ty.
2. Trong năm N công ty vừa mới thay kế toán trưởng. Kế toán trưởng mới trước đây chưa
từng làm việc trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra công ty chưa ban hành quy định để
phân biệt giữa bất động sản đầu tư và hàng hóa bất động sản.
3. Một lượng lớn các căn hộ cao cấp dự trữ đã không bán được như dự kiến, do vậy cuối
năm công ty quyết định chuyển sang cho thuê.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy:
a, Dựa vào các thông tin mà KTV A đã thu thập được, đánh giá rủi ro kinh doanh, rủi ro
tiềm tàng, rủi ro kiểm soát?
* th1:
Kinh doanh dự án căn hộ, ksan : đối với thị trg giảm
-> rủi ro doanh thu kinh doanh giảm xg : doanh thu chính của DN chiếm 70% -> kéo theo
đến ảnh hg khác của DN
- cty cổ phần niêm yết -> làm đẹp BCTC: Rủi ro tiềm tàng: ảnh hg sxkd và làm gián
đoán, áp lực nhà đầu từ -> gian lận trong BCTC
* th2:
- rủi ro tiềm tàng : Trong năm N công ty vừa mới thay kế toán trưởng. Kế toán trưởng
mới trước đây chưa từng làm việc trong lĩnh vực bất động sản
- rủi ro kiểm soát : Ngoài ra công ty chưa ban hành quy định để phân biệt giữa bất động
sản đầu tư và hàng hóa bất động sản.
Khi ghi nhận bị nhầm lẫn , sai -> lquan đến khấu hao tscd, hao mòn
* Th3:
- rủi ro tiềm tàng: làm cho DT sụt giảm lớn , liên quan đến giá thêu, chi phí giá thuê
b, Cho biết các thủ tục kiểm toán mà KTV cần thực hiện để đối phó với rủi ro có sai
sót trọng yếu đã xác định được ở câu a.
- ước tính DTHU -> ptich doanh thu
- gửi thư xác nhận đến ng mua
- ktra đối với các chứng từ gốc cho thuê can hộ đặc biệt là căn hộ cao cấp
- ktra toàn bộ các quy định lquan đến hoạt động kinh doanh bds của doanh nghiệp
Cty cổ phần niêm yết: ktra toàn bộ và lquan đến các quy định

II. NHÓM CÂU 2:


1. Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, trợ lý kiểm toán đã thực hiện:

- Lựa chọn một mẫu khoản phải trả người bán từ sổ cái TK Phải trả người bán vào
cuối năm.

CSDL: Phát sinh: kiểm tra -> chứng minh phát sinh thực tế ; tính chính xác

-> đối chiếu với chứng từ gốc với sổ chi tiết


- Xác minh số dư TK Phải trả người bán với hóa đơn đã lựa chọn và các nghiệp vụ
đã thanh toán sau ngày kết thúc năm tài chính.

CSDL: tính phát sinh : ktra hóa đơn; tính chính xác: kỳ kế toán

-> đối chiếu với chứng từ đã thanh toán, sổ quỹ quỹ có được ghi nhận đúng không, có
tương ứng với các khoản phải trả không

Yêu cầu:

a. Mỗi thủ tục kiểm toán trên thỏa mãn cơ sở dẫn liệu nào?
b. Với các cơ sở dẫn liệu được xác định ở câu (a), kiểm toán viên có cần thực hiện
thêm những thủ tục kiểm toán bổ sung nào hay không nhằm thu thập đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp?
2. Khi kiểm toán BCTC của công ty A, kiểm toán viên phát hiện các sai
sót sau:
a, Thủ quỹ biển thủ số tiền nhận được.
b, Kế toán thông đồng để biển thủ tiền thu từ khách hàng.

Yêu cầu: Dựa vào những sai sót đã cho ở trên, bạn hãy cho biết những cơ sở dẫn
liệu nào bị vi phạm. Nêu các thủ tục kiểm toán được sử dụng để phát hiện những sai
sót trên.

3. Khi kiểm toán khoản mục Tiền trên báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc vào
ngày 31/12/X, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
- Đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ
tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán từ ngày 20/12/X đến ngày 15/1/X+1.

 Tính đầy đủ : trong việc ghi chép


 Tính chính xác: thời kỳ ghi nhận có đúng không

-> Sổ phụ ngân hàng, GBN, GBC, gửi thư xác nhận

- Điều tra các nghiệp vụ chuyển khoản có số tiền lớn hay bất thường.
 Tính phát sinh: không phát sinh thực tế
 Tính chính xác:
-> sổ phụ, chứng từ gốc, gửi thư xác nhận với người bán, đối tác

Yêu cầu:

a. Cho biết những mục tiêu kiểm toán đạt được khi thực hiện các thủ tục trên
b. Chỉ rõ các bằng chứng kiểm toán mà KTV cần thu thập để đạt được các mục
tiêu ở câu (a)

4. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày
31/12/X của công ty Y, kiểm toán viên thu thập được một số thông tin và tài liệu
sau:
- Trong năm X, số lượng hàng hóa bán ra của công ty giảm 20% so với năm X-1,
chính sách bán hàng và chính sách tín dụng của công ty vẫn ổn định như năm
trước.
- Giá bán hàng hóa của công ty không thay đổi
Yêu cầu: Căn cứ vào các thông tin trên, hãy phân tích và chỉ rõ các khả năng xảy
ra sai sót và nêu các nguyên nhân có thể dẫn đến các sai sót đối với chỉ tiêu “Phải
thu của khách hàng”?
 HTK, giá vốn hàng bán giảm -> doanh thu giảm
Nguyên nhân: do sự cạnh tranh trên thị trường của hàng hóa
 Giảm doanh thu -> giảm lợi nhuận -> trốn thuế
Nguyên nhân: Thực tế hàng hóa đã bán rồi cố tình trễ cho việc ghi nhận hàng hóa
đã bán
 Ghi nhận thông tin bị sai
5. Kiểm toán viên T được giao phụ trách kiểm toán khoản mục “Phải trả người
bán” cho công ty A, cho niên độ kết thúc vào 31/12/X.

Tài khoản “Phải trả người bán”, có số dư Có: 3.500.000.000đ. Tổng số người bán
còn nợ vào cuối niên độ là 30. Kiểm toán viên T đã chọn 20 người bán để gửi thư
xác nhận, chủ yếu dựa vào các người bán có giao dịch thường xuyên.
Yêu cầu: Cho nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm toán viên T. Việc lựa
chọn người bán để gửi thư xác nhận như vậy có phải là biện pháp hữu hiệu nhất
hay không? Những cơ sở nào cần xem xét khi lựa chọn người bán để gửi thư xác
nhận?
 Việc lựa chọn người bán để gửi thư xác nhận như vậy có phải là biện pháp hữu
hiệu nhất trừ khi là không thực hiện được
 Cơ sở cần xem xét:
 Chọn nhiều người có số dư lớn,số tiền giao dịch lớn, số dư giao dịch bất
thường, số dư về tài khoản = 0
 Tùy vào lượng tiền bé hay tiên lớn, tùy vào từng đặc trưng của từng khoản
nợ phải trả
6. Kiểm toán viên H được giao nhiệm vụ kiểm toán khoản phải trả trên BCTC
của công ty ABC. Tất cả các nhà cung cấp của ABC đều hoạt động ở Châu Mỹ. Vì
những vấn đề về ngôn ngữ, tình hình chính trị, … mà thư xác nhận trực tiếp đối
với số dư tài khoản phải trả người bán không nhận được phản hồi như mong
muốn.
Yêu cầu:

1. Xác định các mục tiêu kiểm toán chủ yếu cần đạt được khi kiểm toán khoản
phải trả của công ty ABC.
 Hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, đầy đủ, chính xác
2. Mô tả các thủ tục kiểm toán có thể thực hiện nhằm thu thập đủ bằng chứng
đáng tin cậy để thỏa mãn được các mục tiêu kiểm toán đã xác định.
 Đối chiếu chứng từ gốc, sổ sách có liên quan
 Tìm hiểu các nhà cung cấp có thực hay không

7. Kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán khoản mục tiền tại công ty ABC là
công ty sản xuất hàng tiêu dùng cho kết thúc niên độ ngày 31/12/X. Khi tìm hiểu
về kiểm soát nội bộ tại công ty đối với khoản mục này, kiểm toán viên phát hiện
thủ quỹ của công ty kiêm kế toán tiền mặt, công ty chỉ thực hiện kiểm kê quỹ tiền
mặt vào cuối năm tài chính. Kiểm toán viên đã quyết định tăng cường thực hiện
các thủ tục kiểm toán. Anh/chị hãy nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm
toán viên? Hãy cho biết các thủ tục kiểm toán tiếp theo mà KTV cần phải làm
trong trường hợp trên.
 Nhận xét:
 kiểm soát nội bộ của đơn vị yếu
 Quyết định tăng cường thực hiện các thủ tục là phù hợp -> có thể xảy ra
khả mất tiền ở doanh nghiệp
 Thủ tục:
 Kiểm kê quỹ tiền
 Kiểm tra chứng từ thu chi , đối chiếu với sổ quỹ
 phỏng vấn thủ quỹ, kế toán trưởng, giám đốc
 kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ
8. Hãy cho biết các cơ sở dẫn liệu cần thỏa mãn khi kiểm toán các khoản mục tài
sản? Mỗi thử nghiệm cơ bản sau đây nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu nào? Giải thích?

a. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt.

 CSDL: hiện hữu, chính xác


b. Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ
 CSDL: phát sinh : doanh thu, chi phí; đánh giá: khấu hao hao mòn; chính xác
9. Kiểm toán viên T phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong Báo cáo
tài chính của Công ty A - công ty may mặc cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày
31/12/X. Kiểm toán viên đã thu thập thông tin về định mức sử dụng nhân công trực
tiếp của công ty.
Yêu cầu: Hãy cho biết:

a. Mục đích kiểm toán viên T khi tìm hiểu về định mức của công ty là gì?
 Dựa vào thông tin của kỳ trước và yếu tố quyết định trên thị trường => xác định
định mức => ổn định chi phí, hoạt động sản xuất kinh doanh
 Chi phí tăng quá cao => điểm bất thường liên quan đến chi phí
b. Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng để thu thập những thông tin này?
 Kiểm tra thông tin cần thiết để xác định định mức
 tính toán lại định mức, đối chiếu với định mức mà đơn vị đã xây dựng
 Phỏng vấn người thực hiện xây dựng định mức

10. Bạn được giao nhiệm vụ kiểm toán hàng tồn kho của công ty chuyên bán buôn
hàng mỹ phẩm. Công ty mua sản phẩm của các nhà cung cấp lớn, sau đó bán lại cho
các cửa hàng bán lẻ. Kho hàng của công ty được đặt ở nhiều nơi. Công ty hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty chưa tiến hành
đánh giá HTK và lập dự phòng giảm giá HTK.

Yêu cầu: Là KTV chính đang thực hiện kiểm toán BCTC, bạn hãy đánh giá về rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho tại công ty ABC. Nêu thủ tục
kiểm toán cần thiết
 Thủ tục cần thiết:
 Kiểm kê kho hàng
 Gửi thư xác nhận
 Kiểm tra đối chiếu với sổ sách kế toán
11.Khi kiểm toán hàng tồn kho, một trong các thủ tục kiểm toán quan trọng là
chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho.

Yêu cầu:

a. Theo anh/chị thủ tục kiểm toán “chứng kiến kiểm kê” nhằm mục đích gì trong
kiểm toán hàng tồn kho.
 Chứng minh tính hiện hữu, tính chính xác về số lượng, đánh giá chất lượng HTK

b. Hãy cho biết KTV có thể chấp nhận việc kiểm kê tại một thời điểm khác với
thời điểm kết thúc niên độ kế toán hay không? Nếu có, nêu điều kiện và các thủ tục
bổ sung ngoài thủ tục kiểm kê bình thường.
 Có
 Bổ sung:
 Kiểm kê chứng từ khác: các dữ liệu ngày 31/12 đến thời điểm kiểm kê để
bù trừ số liệu
 kiểm tra chứng từ gốc phát sinh -> bù trừ
 Các dữ liệu gốc -> đối chiếu với đơn bi
 Gửi thư xác nhận với các kho không xác nhận

III. NHÓM CÂU 3:

1. Cho một số thông tin mà Kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn
vị khách hàng và phát hiện một số vấn đề sai phạm.

Ví dụ: Kiểm toán viên Anh phụ trách kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
Báo cáo tài chính của Công ty A cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện sai phạm sau:
- Công ty không ghi nhận một khoản lãi đầu tư tài chính dài hạn năm N:
500 triệu đồng
 Không ghi nhận : ảnh hưởng đến tính đầy đủ
 Ảnh hưởng đến chỉ tiêu
 Bút toán đúng:
Lãi đầu tư tài chính
N tiền / N 138: 500tr
C 515: 500 tr
 Bút toán sai: không ghi nhận
 BCDKT:
Tài sản: Tiền / phải thu: giảm 500tr
Nguồn vốn:
Thuế và các khoản phải nộp cho NN: giảm 100tr
Lợi nhuận sau thuế : giảm 400tr
=> Tổng TS = Tổng NV = giảm 500tr
- BCDKQKD:
Doanh thu hợp đồng tài chính: giảm 500tr
Lợi nhuận trước thuế: giảm 500 tr
Thuế TNDN: giảm 500 * 20% = 100tr
Lợi nhuận sau thuế giảm 400tr
 Thủ tục:
 Đầu tư tài chính -> gửi thư xác nhận
 kiểm tra chứng đến lãi : thông báo lãi -> đối chiếu sổ sách

- Kế toán bỏ sót nghiệp vụ thu hồi khoản đầu tư tài chính với giá trị đầu tư
ban đầu là 650.000; giá bán 710.000.
Tính đầy đủ
Yêu cầu:

- Cho biết sai sót trên ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nào trên BCTC và lập bút toán
điều chỉnh?

- Xác định các cơ sở dẫn liệu bị vi phạm?

- Để phát hiện những sai sót trên, KTV cần sử dụng những thủ tục kiểm toán cụ
thể nào? (Biết thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành)

You might also like