Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 1: Tại sao khi tìm hiểu về sự hình thành của các dòng họ pháp luật, ta

luôn thấy đề cập tới nguồn tập quán?


Khi xây dựng pháp luật phải đề cập đến tập quán pháp để xem nó có phù
hợp hay không. Trước khi có pháp luật, phong tục tập quán là công cụ chính để
điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Khi có pháp luật, một số phong tục tập
quán được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật gọi là tập quán
pháp. Điều đó dẫn đến cùng một mối quan hệ xã hội có thể vừa do phong tục
tập quán điều chỉnh, có thể do pháp luật của nhà nước điều chỉnh. Tập quán đa
dạng, có ảnh hưởng rộng, mang tính vùng miền.
Tập quán mang tính cộng đồng. Tập quán là sản phẩm của quá trình tích lũy,
chắt lọc các kinh nghiệm trong đời sống và sinh hoạt xã hội, được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần
gũi với lối sống và tâm lý của các thành viên trong cộng đồng. Trong chừng
mực nhất định, tập quán dường như ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và trở
thành tiêu chuẩn cho hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng. Các
quy tắc tập quán, vì vậy, thường được các thành viên trong cộng đồng thực hiện
một cách tự giác, tự nguyện, ai không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ bị dư luận lên
án và còn có thể phải chịu những biện pháp trừng phạt của cộng đồng. Chính
sức mạnh cưỡng chế tự nhiên của tập quán đã hướng các thành viên trong cộng
đồng xử sự phù hợp với các chuẩn mực truyền thống, tạo nên sự gắn kết cũng
như sự ổn định trong cộng đồng. Thêm vào đó, sự hình thành của tập quán luôn
gắn với một cộng đồng dân cư, một lĩnh vực đời sống nhất định, phù hợp với
các điều kiện thực tiễn nên các quy định tập quán thường rất cụ thể, dễ hiểu, dễ
áp dụng cho mọi thành viên trong cộng đồng, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp
để điều chỉnh các quan hệ cụ thể mà nó hướng tới.
Tập quán mang tính đa dạng. Sự phong phú, đa dạng của tập quán bắt nguồn từ
chính cơ sở hình thành nên loại quy phạm này. Tập quán hình thành, tồn tại gắn
liền với hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau và có mặt trong
mọi giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Tập quán hình thành luôn gắn
với một cộng đồng dân cư, một lĩnh vực đời sống nhất định, nhằm mang lại lợi
ích, đảm bảo trật tự riêng cho từng cộng đồng mà mỗi một cộng đồng lại hướng
đến các lợi ích khác nhau và có các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường văn
hóa riêng, do vậy, tập quán của họ cũng khác nhau. Ở Việt Nam với lịch sử hình
thành và phát triển hàng ngàn năm cùng với sự đa dạng về văn hóa và sự đa
dạng về tộc người, nước ta có một hệ thống các phong tục, tập quán được hình
thành, phát triển từ rất sớm và vô cùng đa dạng. Có thể nói, gắn với mỗi bản,

1
mỗi làng, mỗi tộc người là một hệ thống phong tục, tập quán riêng đã được đúc
kết, sàng lọc qua nhiều thế hệ, thể hiện nếp sống, nét văn hóa riêng của mỗi bản,
mỗi làng, mỗi tộc người ở từng địa phương. Chính sự tồn tại hết sức phong phú,
đa dạng của tập quán trong đời sống xã hội là cơ sở thực tiễn, là điều kiện tiên
quyết cho việc áp dụng tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung
và quan hệ dân sự nói riêng.
Tập quán pháp và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ
với nhau. Tập quán pháp tác động đến quá trình hình thành các qui định của
pháp luật. Nó được coi là một nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức
nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhiều tập quán của cộng đồng đã
được nâng lên trở thành pháp luật phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhà nước
và của nhân dân. Chính vì thế, những qui định đó sẽ gần gũi với đối tượng mà
nó điều chỉnh, các chủ thể sẽ dễ dàng chấp nhận để thực hiện. Ngược lại, những
tập quán trái với ý chí của nhà nước bị loại bỏ thông qua việc ban hành văn bản
pháp luật để loại bỏ những tập quán này. Tuy nhiên, tập quán pháp cũng có thể
gây ra những tác động tiêu cực. Về vấn đề thực thi pháp luật, tập quán pháp có
một số nội dung lạc hậu gây cản trở đối với việc thực hiện pháp luật của nhà
nước. Tập quán là những quy ước của mỗi cộng đồng dân cư nên mang tính cục
bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau.
Trong một số trường hợp, áp dụng tập quán pháp tạo tâm lý, thói quen sống
theo tập quán của vùng, miền nên coi thường pháp luật ảnh hưởng đến quá trình
thực thi pháp luật, tăng cường pháp chế. Tập quán pháp có một đời sống thực tế
đa dạng, phong phú về cả con đường hình thành và phương thức tồn tại. Có
những tập quán pháp phù hợp với pháp luật, thể hiện bản sắc văn hóa của dân
tộc nhưng cũng có những tập quán trở thành hủ tục, trái pháp luật. Chính vì vậy,
nhà nước ghi nhận, củng cố và bảo vệ tập quán tốt đẹp dưới nhiều hình thức và
biện pháp khác nhau. Ở một khía cạnh khác thì nhà nước thừa nhận các tập
quán pháp và nâng lên thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung là quy
phạm pháp luật. Điều này giúp cho tập quán pháp được tôn trọng, bảo vệ và
phát huy tác dụng trong cuộc sống, góp phần giữ gìn và phát huy những tập
quán truyền thống tốt đẹp khi những tập quán này phù hợp với ý chí của nhà
nước. Cùng với việc ghi nhận, củng cố, bảo vệ và giữ gìn phong tục tập quán tốt
đẹp, pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế, loại trừ những tập quán
không phù hợp với đời sống cộng đồng và pháp luật. Bằng những qui định cụ
thể, pháp luật không cho phép hay liệt kê những tập quán bị cấm.

2
Về mặt pháp lý, “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình
thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một
lĩnh vực dân sự”. Với định nghĩa này, các nhà làm luật đã bao hàm cả tiêu
chuẩn và điều kiện để một tập quán được công nhận và áp dụng, tức là một quy
tắc xử sự để được xem là tập quán phải có nội dung rõ ràng, trong đó xác định
được quyền và nghĩa vụ của các bên, phải tồn tại lâu dài và được thừa nhận, áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, cộng đồng dân cư hoặc lĩnh vực.
Tập quán là nguồn hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật. Thực tế cho thấy, “trong điều
kiện mà trình độ phát triển của các cộng đồng còn khác biệt thì các quy phạm
pháp luật ở trình độ khái quát cao khó xâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời
sống cộng đồng”. Sự phát triển ở các vùng miền, các dân tộc còn không đồng
đều, thậm chí vẫn còn có sự chênh lệch không nhỏ về trình độ phát triển, đời
sống văn hóa, tinh thần giữa các vùng miền, cộng đồng dân cư. Vì vậy, không
phải khi nào và ở đâu, các quy phạm pháp luật với tính khái quát cao cũng hoàn
toàn phù hợp để điều chỉnh một cách chính xác, thỏa đáng những vấn đề pháp lý
phát sinh ở các vùng miền, các cộng đồng dân cư khác nhau đó. “Do vậy, mỗi
một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định cụ thể, gần gũi, dễ
hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ
chức và phát triển của mỗi làng, xã cụ thể”. Điều này đặt ra nhu cầu tất yếu phải
áp dụng tập quán nhằm hỗ trợ cho pháp luật quản lý xã hội. Hơn nữa, sẽ là rất
khó để một nhà nước có thể ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật
điều chỉnh được hết mọi vấn đề phát sinh trong xã hội, vì rằng, hệ thống các quy
phạm pháp luật thì mang tính ổn định, trong khi đó các quan hệ xã hội thì vô
cùng đa dạng và luôn phát triển không ngừng, do đó, khi xây dựng và ban hành
các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật không thể dự liệu hết được các tình
huống pháp lý phát sinh trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nói cách khác, nhà
nước không thể nào “luật hóa” được mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống
xã hội, vì thế, trong thực tiễn sẽ luôn có những tình huống thiếu pháp luật thành
văn để điều chỉnh, trong khi đó tập quán lại rất phong phú và đa dạng, với cơ
chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt chính là nguồn hỗ trợ, bổ sung quan trọng
cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự
nói riêng. Ví dụ, phong tục Giỗ tổ hùng vương là phong tục tốt đẹp được Nhà
nước thừa nhận và được đảm bảo thực hiện không chỉ ở Phú Thọ mà còn được
đảm bảo trên toàn quốc gia. Phong tục bảo vệ rừng thiêng của người H’mông.
Dân tộc Ê đê có phong tục tập quán: “Chúng ta ai ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt

3
cá ở bất cứ nơi nào. / Ai ai cũng có quyền trèo lên cây lấy mật ở bất cứ rừng
thấp, bụi bờ nào”. Điều 99, 100, 101 về tục “Juê nuê” trong hôn nhân của người
Ê đê quy định khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải
thế một người em trai chồng để làm chồng và ngược lại. Dân tộc M’Nông có
phong tục, tập quán: “Xét thấy vợ chồng không sống chung được nữa /Chừng
đó mới tách ra ở riêng”.
Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống xã hội. Tập quán có tác
động không nhỏ đến việc tiếp nhận và thi hành pháp luật của người dân. Tập
quán lạc hậu sẽ trở thành lực cản trong việc tiếp nhận và thi hành pháp luật.
Ngược lại, tập quán tiến bộ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận và thi
hành pháp luật một cách tự giác của người dân. Việc áp dụng “tập quán tốt đẹp
sẽ đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng tình đoàn kết nội bộ, giải quyết các
tranh chấp bằng con đường hòa giải, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý
các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều kiện của từng địa
phương bảo đảm ổn định trật tự xã hội và do vậy, sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện
pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật”. Nói cách khác, yếu tố tập quán chính là
tiền đề, là điều kiện khách quan giúp cho pháp luật của nhà nước gần với đời
sống của người dân hơn, dễ được người dân chấp nhận hơn. Kinh nghiệm phát
triển kinh tế xã hội ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy, không thể bỏ qua các
đặc điểm văn hóa, đặc trưng dân tộc và khu vực trong công tác quản lý xã hội,
bởi nếu bỏ qua các yếu tố này thì khi pháp luật đi vào đời sống sẽ khó được
người dân tiếp nhận và thi hành một cách tự giác làm cho hiệu quả quản lý xã
hội bị giảm đi đáng kể. Do vậy, để quản lý tốt đời sống xã hội thì không thể bỏ
qua việc áp dụng tập quán. Ví dụ, luật cấm đánh bắt cá với các hình thức. Các
phương pháp gây hại cho nguồn lợi thủy sản như xung điện, chất nổ, hóa chất ...
Những tập quán rất cụ thể như loại hình đánh bắt nào bị cấm và loại cá nào bị
cấm. Vì vậy, vai trò bổ trợ và hỗ trợ của hải quan là rất rộng.
Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật. Gắn lịch sử hình thành và phát triển
của mình, các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có các tập quán riêng để quản
lý đời sống xã hội trong cộng đồng của họ. Cùng với quá trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua pháp điển hóa các nhà nước đã chuyển
hóa rất nhiều các tập quán mang bản sắc riêng của dân tộc mình thành các quy
phạm pháp luật thành văn. Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước cũng đã thừa nhận rất nhiều những tập
quán tốt đẹp có sẵn, biến chúng thành pháp luật. Tập quán không chỉ là nguồn
bổ sung cho pháp luật, là tiền đề khách quan đưa pháp luật vào cuộc sống mà

4
còn là nguồn nội dung của pháp luật, là “chất liệu quý” để hoàn thiện một nền
pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, trên cơ sở xác định đúng
đắn vị trí, vai trò, giá trị của tập quán trong giai đoạn phát triển hiện nay, trong
Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Bộ Chính trị đã chỉ rõ cần
“nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán,
thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần
bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.
Dù xã hội đã có những biến đổi theo thời gian nhưng những giá trị tích cực của
tập quán xưa vẫn là “những mạch ngầm ẩn dưới tầng sâu của văn hóa dân tộc và
không hề dứt”. Bởi lẽ, “nhân dân Việt Nam vốn có tinh thần trân quý những giá
trị truyền thống, có những phương pháp lưu giữ tập quán rất bền vững. Chính vì
vậy, các tập quán tốt đẹp hoặc thuận lợi cho nhân dân hầu như không mai một.
Đây chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính khả thi cho việc áp dụng tập
quán”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải tập quán nào tồn tại trên thực tế
cũng tiến bộ, cũng hoàn toàn phù hợp để áp dụng trong điều kiện hiện nay.
Trong lời “Tựa” cuốn “Việt Nam Phong Tục”, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính
cũng đã khẳng định: “đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng lâu năm mới
thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở”. Vì vậy, để
phát huy được vai trò, giá trị của tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội
nói chung, quan hệ dân sự nói riêng, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng
cho các chủ thể, cũng như đảm bảo trật tự xã hội thì việc áp dụng tập quán cần
phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo trong quá trình áp
dụng tập quán có thể kế thừa được những tập quán “hay” và loại bỏ được những
tập quán “dở”.
Việc sử dụng loại nguồn này chắc chắn có rất nhiều ý nghĩa không chỉ
như một sự bổ khuyết hoặc chi tiết hóa pháp luật thành văn. Tập quán còn được
lựa chọn là “những luật tự nhiên” được hình thành trực tiếp trong các hoạt động
xã hội của con người. Nó đã được thử thách, được kiểm nghiệm theo thời gian,
được nhiều đời chấp nhận và cũng có nghĩa là nó có sự hợp lý để có lý do tồn
tại và cũng cần được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật, đặc biệt
trong lĩnh vực dân sự, ngay cả khi ban hành các bộ luật đồ sộ với hàng trăm,
thậm chí hàng ngàn điều luật được sửa đổi, bổ sung thường xuyên mà người ta
vẫn phải viện đến tập quán (cả phương thức, yêu cầu lựa chọn chung lẫn việc
chỉ dẫn nội dung điều chỉnh liên quan đến tập quán). Đây chính là sự thống nhất
ý chí nhà nước với cộng đồng dân cư nhất định. Điều này vừa nâng cao uy tín

5
của nhà nước do tránh được sự can thiệp quá mức của mình, vừa phát huy
quyền tự chủ, tự quản của các cộng đồng dân cư theo khuynh hướng “nhà nước
gầy” để “xã hội béo” đang diễn ra hiện nay. Có quan điểm cho rằng nên hạn chế
sử dụng tập quán pháp vì “tập quán pháp không xác định, tản mạn, thiếu thống
nhất…”. Tôi không cho là như vậy vì các tập quán được lựa chọn là những tập
quán tốt, phù hợp với xã hội hiện đại, phù hợp với các nguyên tắc chung của
pháp luật và chắc chắn nó không ảnh hưởng đến sự phát triển nên mới được nhà
nước chấp nhận.
Câu 2: Tại sao không có luật về Đảng Cộng sản trong hệ thống pháp luật
của các nhà nước XHCN?
Vì các nguyên tắc hoạt động được quy định trong hiếp pháp và pháp luật
nếu có luật về ĐCS sẽ tạo nên sự chồng chéo. Đảng hoạt động theo Hiếp pháp
và pháp luật, theo điều lệ Đảng. Lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư
tưởng để các nhà làm luật hệ thống hóa pháp luật. Đảng Cộng sản là Đảng cầm
quyền của nhiều giai cấp và tầng lớp với nhiệm vụ mang lại công bằng xã hội
cho nhân dân lao động. Do đó, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo toàn xã hội khi
đã có chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân mà thực
hiện chủ trương đường lối. Như vậy, Đảng là đại diện của nhân dân, do nhân
dân làm chủ. Đảng Cộng sản không phải một tổ chức chính trị - xã hội chuyên
quyền, độc tài mà là Đảng dẫn dắt quần chúng nhân dân lao động bằng đức và
quản lý xã hội bằng pháp luật. Đảng cầm quyền bằng pháp luật của nhà nước
XHCN nơi Đảng cùng nằm dưới sự công bằng của pháp luật. Đảng Cộng sản
hoạt động theo điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.
Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật xuất phát
từ những cơ sở lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Khi trở thành đảng cầm
quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội thông qua việc đề ra đường lối, chính
sách của Đảng; Nhà nước tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng
thông qua chức năng quản lý Nhà nước. Hiến pháp, pháp luật chính là đường
lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa. Đảng hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp, pháp luật và cán bộ, đảng viên thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật
chính là đã thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật khẳng định vị trí, vai trò của Đảng được chế
định trong Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội. Đường lối, chính
sách của Đảng phải được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật thông qua

6
trình tự lập hiến, lập pháp, qua đó mà thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với xã
hội. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với các chế định của
Hiến pháp và pháp luật. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng cần được
quy chế hóa, thể chế hóa, luật hóa. Cụ thể hóa Cương lĩnh, Hiến pháp và Ðiều lệ
Ðảng về phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã
hội; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa Ðảng với Nhà nước,
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc
phạm vi quyền hạn của mình, song không được ra nghị quyết, chỉ thị trái với
Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức đảng không được ra nghị quyết, chủ trương
trái pháp luật, hoặc gây áp lực đến việc chấp hành và thực hiện đúng đắn pháp
luật của cán bộ, đảng viên trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã
hội. Nâng cao năng lực thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp
luật; tiếp tục thể chế hoá vị trí, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo của
Đảng. Để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật cần làm tốt việc thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành
pháp luật, bảo đảm đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng được thể chế hóa
kịp thời, đầy đủ, đồng bộ. Tiếp tục thể chế hoá vị trí, vai trò của Đảng trong hệ
thống chính trị và xã hội; cần cụ thể hơn nữa trong từng loại tổ chức của hệ
thống chính trị các cấp.
Câu 3: Tại sao Viện kiểm sát được coi là chế định đặc thù của dòng họ
pháp luật XHCN?
Viện kiểm sát ở Liên Xô và các nước XHCN được coi là bộ phận quan
trọng của cơ quan tư pháp. Nếu so sánh với bộ máy nhà nước tư sản chúng ta
thấy viện kiểm sát là chế định đặc biệt trong bộ máy nhà nước XHCN. Chế định
viện kiểm sát do Pie đại đế lập ra vào năm 1722 và được mệnh danh là: “Con
mắt của Sa Hoàng”. Theo chế định này ở tất cả các tỉnh lị đều có đại diện của
chính quyền trung ương đặt ra để giám sát sự quản lí của địa phương. Chế định
này bị xóa bỏ vào năm 1864 khi cơ quan công tố theo mô hình của Pháp được
thành lập. Sau cách mạng tháng Mười, mô hình công tố của Pháp bị bãi bỏ và
vào năm 1922 mô hình viện kiểm sát thời kì Sa Hoàng được tái thiết lập. Mô
hình viện kiểm sát được tiếp tục khẳng định trong các Hiến pháp Liên Xô năm
1936, 1977 và được tiếp nhận ở các nước XHCN khác, trong đó có Việt Nam.
Khác với các cơ quan công tố của các nhà nước tư sản, viện kiểm sát vừa thực
hiện chức năng công tố vừa thực hiện chức năng giám sát chung. Ở Pháp và
nhiều nước lục địa Châu Âu, công tố viên chỉ thực hiện chức năng truy tố tội
phạm trong những vụ án hình sự, quyền bắt bớ, khám xét người, nhà ở, tạm giữ,

7
tạm giam và phóng thích những người bị bắt giữ không hợp pháp thuộc về thẩm
phán điều tra, ở Liên Xô và các nước XHCN tất cả các quyền đó đều thuộc về
kiểm sát viên. Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, không ai có thể bị bắt nếu
không có lệnh của viện kiểm sát. Chức năng kiểm sát chung là một trong hai
chức năng quan trọng của viện kiểm sát. Với chức năng kiểm sát chung, viện
kiểm sát có thể kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ,
các tổ chức kinh tế, các đơn vị quốc phòng, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
VKS có thể kiểm sát tính hợp hiến, hợp pháp của các loại văn bản quy phạm
pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính quyền địa phương,
các biểu hiện tham nhũng trong bộ máy nhà nước. VKS đã đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng nền pháp chế XHCN.
Viện kiểm sát ở Liên Xô cũ và các nước XHCN là cơ quan đặc biệt, được xây
dựng theo nguyên tắc thứ bậc và độc lập với tất cả các bộ và các cơ quan chính
quyền địa phương, hơn thế nữa viện kiểm sát còn giám sát hoạt động của các cơ
quan đó. Viện kiểm sát chỉ phục tùng người lãnh đạo duy nhất là Viện trưởng
Viện kiểm sát Liên Xô. Viện trưởng viện kiểm sát Liên Xô do Xô Viết tối cao
Liên Xô bầu ra với nhiệm kì 5 năm. Hệ thống cơ quan kiểm sát chỉ trực thuộc
một chiều theo nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên và tất cả các kiểm
sát viên đều do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Cách thức
tổ chức như vậy nhằm làm cho Viện kiểm sát được hoàn toàn đọc lập trong việc
thực thi công vụ và tránh được sự can thiệp của các cơ quan chính quyền trung
ương cũng như địa phương. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, hệ thống cơ
quan kiểm sát đã phát huy được hiệu lực và hiệu quả trong các hoạt động của
mình, góp phần quan trọng xây dựng nền pháp chế XHCN.
Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách tư pháp, nhiều ý kiến cho rằng viện kiểm
sát chỉ nên thực hiện chức năng công tố và giám sát công tác tư pháp, còn chức
năng kiểm sát chung nên giao cho các cơ quan khác thực hiện vì nếu thực hiện
chức năng kép như trước đây thì viện kiểm sát khó có thể thực hiện tốt cả hai
chức năng. Sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi (2001), chức năng kiểm
sát chung của viện kiểm sát nhân dân được bãi bỏ. Hiện nay, theo Hiến pháp
năm 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát
nhân dân chỉ thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Theo V.I.Lê-nin, pháp chế phải thống nhất, pháp chế không thống nhất thì
không thể tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể bảo vệ
và củng cố chính quyền cách mạng. Yếu tố cản trở mạnh mẽ, trực tiếp nhất đến
sự thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa là bệnh cục bộ, bản vị, địa phương

8
chủ nghĩa - hàng rào tệ hại ngăn cản việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn đấu
tranh chống lại một cách có hiệu quả chủ nghĩa cục bộ địa phương, nhất thiết
phải thành lập viện kiểm sát. V.I.Lê-nin cho rằng, viện kiểm sát có quyền và
bổn phận chỉ làm một công việc là làm thế nào cho trong toàn nước cộng hòa có
một sự nhận thức thật sự nhất trí về pháp chế, dù ở các địa phương có những
đặc điểm và ảnh hưởng như thế nào đi chăng nữa. Việc tổ chức cơ quan kiểm
soát trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là vấn đề cụ thể của
riêng nước Nga trong những năm 20 của thế kỷ XX mà đây là vấn đề có tính
nguyên tắc trong điều kiện một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế thị trường,
dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với
trình độ phát triển kinh tế chưa cao, chủ nghĩa cục bộ địa phương có điều kiện
nảy nở. Trong điều kiện như vậy, đòi hỏi phải có pháp chế thống nhất, phải tổ
chức viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Để thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin yêu cầu các cá
nhân, tổ chức phải thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát, giám sát nghiêm ngặt
việc thực thi pháp luật và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
V.I.Lênin đã chỉ rõ, công tác kiểm kê, kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát tình
hình chấp hành chính xác công tác, đó là đấu tranh chống hành vi phá hoại và
triệt để vạch trần hành vi đó, nhằm bảo đảm năng suất tối đa của công tác. Đây
là yêu cầu khách quan của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng
như các nước xã hội chủ nghĩa khác. Theo V.I.Lênin, VKSND phải thực hiện
chức năng công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà
nước, qua đó nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chức năng
công tố, theo đó, “Viện kiểm sát có quyền và bổn phận kháng nghị đối với bất
cứ quyết định nào của các cơ quan chính quyền địa phương, về phương diện
pháp chế của các nghị quyết và quyết định đó, nhưng không có quyền đình chỉ
việc thi hành các nghị quyết và quyết định đó, mà chỉ có quyền đưa các vụ án ra
trước tòa mà thôi”. Chức năng công tố của VKSND đóng vai trò vô cùng quan
trọng, bảo đảm sự thống nhất của pháp chế, duy trì trật tự pháp luật trong xã
hội.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan đặc thù của Nhà nước XHCN, ra đời nhằm
kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và thực hiện công tác
công tố, điều này khác với Viện công tố chỉ thực hiện việc truy tố người phạm
tội. Vì thế, V.I.Lênin chỉ rõ “không được quên rằng, khác hẳn với các cơ quan
hành chính, Viện kiểm sát trong khi làm công việc kiểm sát của mình, không có

9
bất cứ một quyền hành chính nào, nó không có quyền biểu quyết trong bất cứ
một vấn đề nào thuộc phạm vi hành chính. Ủy viên công tố có quyền và có bổn
phận chỉ làm một công việc mà thôi, tức là: Làm thế nào cho trong toàn nước
Cộng hòa có một sự nhận thức thật sự nhất trí về pháp chế, dù là ở các địa
phương có những đặc điểm và những ảnh hưởng thế nào chăng nữa. Quyền duy
nhất và bổn phận của các ủy viên công tác là đưa các vụ án ra trước Tòa”. Các
chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau nhằm bảo đảm thực
hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức, hoạt động của các
cơ quan nhà nước và quản lý, điều hành xã hội. Trong đó, VKSND thực hiện tốt
chức năng công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật chính là nhằm đảm bảo
pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện đầy đủ và thống nhất trong phạm vi
cả nước; ngược lại, VKSND bảo vệ tốt pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng chính là
bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xử lý nghiêm
khắc những hành vi vi phạm pháp luật và để pháp luật được thực hiện tốt nhất
trong thực tế. Như vậy, VKSND phải thực hiện tốt cả chức năng công tố, chức
năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, không thiên lệch về chức năng nào.
Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, có vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước. Ngoài chức năng
công tố, viện kiểm sát còn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm
cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực chất, đây là
thiết chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi
viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, đã
tạo ra khoảng trống kiểm sát, nhất là việc nảy sinh hiện tượng cục bộ ngành, cục
bộ địa phương trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, là một trong những
nguyên nhân phát sinh vi phạm, tội phạm, cản trở việc thực hiện chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để tạo
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu lực và hiệu quả hơn trong quá trình
đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị. Viện kiểm sát nhân dân cùng với các cơ
quan tư pháp khác là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước , quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đóng góp phần bảo đảm
chắc chắn luật được chấp hành nghiêm chỉnh và hệ thống nhất. , đóng góp phần
bảo vệ công lý, giữ phong an chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn
định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

10

You might also like