Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1

Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

BÀI 1: CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các dạng bào chế thuốc

NỘI DUNG

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm
thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức
năng.
2.Dược chất(hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị được sử
dụng trong sản xuất thuốc.
3. Biệt dược là thuốc cótên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với
tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
4. Thuốc biệt dược gốc: là thuốc được cấp phép lưu hành lần đầu tiên, trên cơ sở
đã có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả.

5. Thuốc generic:Là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh được
sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và được đưa ra thị
trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn.
II. CÁC DẠNG BÀO CHẾ THƯỜNG GẶP
Có nhiều cách phân loại dạng bào chế. Với tài liệu này, để tiện cho việc kê đơn và
sử dụng thuốc, các dạng bào chế được phân loại theo đường dùng.

A. Thuốc uống
1. Dạng thuốc lỏng
1.1. Dung dịch thuốc
Là chế phẩm lỏng, hoà tan một hay nhiều dược chất trong một dung môi hoặc hỗn
hợp dung môi.

Dung dịch thuốc có thể dùng bằng đường uống hay bằng đường tiêm hay dùng
ngoài
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

1.1.1. Thuốc nước


Là dạng thuốc được điều chế bằng cách hoà tan 1 hoặc nhiều dược chất trong dung
môi nước.

Ví dụ: nước đường mía (saccarose).

1.1.2. Siro thuốc


Là dạng thuốc lỏng, sánh, đường chiếm tỷ lệ cao (56- 64%).

Đặc điểm của siro là có vị ngọt và thể chất lỏng sánh.

Ví dụ:

Siro Atussin

1.1.3.Elixir:
- là dạng thuốc lỏng, chứa một hay nhiều dược chất, thường chứa một tỉ lệ lớn ethanol và
saccharose hoặc polyalcol (như glycerin) cùng một số chất phụ thích hợp (như chất bảo
quản chống nấm mốc..).

Ví dụ như: elixir paracetamol, elixir phenobarbitan,..


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

1.1.4. Dung dịch cồn thuốc:


- là dạng thuốc dùng trong hoặc dùng ngoài, gồm một hay nhiều dược chất hòa tan hoàn
toàn trong ethanol.

1.2. Hỗn dịch- Nhũ dịch thuốc


1.2.1. Hỗn dịch
Là dạng thuốc lỏng để uống chứa các tiểu phân dược chất rắn không tan ở dạng
hạt nhỏ (đường kính > 0,1m) được phân tán đồng nhất trong một chất dẫn thích hợp
(thường là nước cất, nước cất thơm, dung dịch dược chất...).

Ví dụ:

Hỗn dịch Motilium

(domperidon)

1.2.2. Nhũ tương (nhũ dịch)


Là dạng thuốc lỏng, chứa các tiểu phân dược chất lỏng (kích thước từ 0.1 đến hàng
chục m ) phân tán đồng nhất trong một chất lỏng khác.
Ví dụ:
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

Nhũ dịch Microlipid

2. Dạng thuốc rắn


2.1. Thuốc bột – cốm
Thuốc bột : Là dạng thuốc rắn khô tơi. Được bào chế từ một hay nhiều loại bột thuốc
có kích thước xác định, bằng cách trộn đều và rây qua cỡ rây thích hợp.
Cốm: Là dạng thuốc rắn, được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính tạo thành các hạt
nhỏ xốp (đường kính 1- 2 mm) hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống.
Bột, cốm thường được sử dụng để pha thành các dạng dung dịch, siro, hỗn dịch.
Ví dụ:

Thuốc bột Oresol

Thuốc cốm Trà gừng

2.2. Viên nang


Là dạng thuốc rắn, lỏng hay mềm, chứa các dược chất đã được phân liều và bào
chế dưới dạng thích hợp (dung dịch, bột nhão, hạt, viên) đựng trong vỏ nang tan được.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

Ví dụ:

Viên nang mềm

Viên nang cứng

2.3. Viên nén


Là dạng thuốc rắn, có nhiều hình dạng, kích thước, được điều chế bằng cách nén một
hay nhiều loại dược chất, thường có hình trụ dẹt.
Tốt nhất là nên uống vơi nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml).

Các loại viên nén đặc biệt


• Viên nhai (chewable tablets) :được
nhai vỡ trong miệng trước khi nuốt,
chứa các dược chất tác dụng tại chỗ ở
dạ dày (các antacid) hoặc các dược
chất hấp thu để gây tác dụng toàn
thân (vitamin, aspirin).
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

• Viên ngậm (oral release tablets)


: thường được dùng để sát khuẩn,
chông viêm trong khoang miệng.
Dược chất được phóng thích từ từ.
Ví dụ: viên ngậm Strepsil.

Viên đặt dưới lưỡi (subligual


tablets): không phải là một dạng
bào chế mà là một cách dùng. Yêu
cầu để đặt được dưới lưỡi là thuốc
phải rã ra dưới lưỡi nhanh, không
có mùi vị khó chịu, không gây
kích ứng niêm mạc miệng và lưỡi.

.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

• Viên sủi: là loại viên để pha thành


dung dịch, hỗn dịch trước khi
uống.

• Viên bao tan trong ruột: dược


chất được bao trong tá dược bao
film sao cho viên thuốc tan ở
ruột,ngăn ngừa dược chất phóng
thích ở dạ dày, gây tổn thương
niêm mạc dạ dày (viên aspirin
pH8), ngăn ngừa dược chất bị hủy
hoại bởi acid dịch vị (viên nang
zymoplex )
Cần uống nguyên vẹn cả viên,
không được bẻ nhỏ, nhai,
ngậm.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

• Viên tác dụng kéo dài:


Thường chứa một lượng dược chất
cao hơn liều bình thường và giải phóng
từ từ dược chất trong đường tiêu hoá

2.4. Viên tròn


Là dạng thuốc rắn, hình cầu, được
điều chế từ hóa chất, bột dược liệu, cao
thực vật, cao động vật và tá thích hợp
theo khối lượng quy định làm cho viên
thuốc min, không khô nứt, không chảy
nước, dễ tan và dễ hấp thu qua đường
tiêu hóa. Viên tròn đông y được gọi là
“ thuốc hoàn”.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

B. Thuốc tiêm, dịch truyền


1. Thuốc tiêm
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô trùng được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm (tiêm
bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch).

Ví dụ:

Thuốc tiêm dạng lỏng.

Thuốc tiêm dạng bột pha tiêm.

2. Dịch truyền
• Định nghĩa
Dịch truyền là những chế phẩm thuốc nước vô khuẩn, có thể là dung dịch nước họăc
nhũ tương dầu trong nước, không có chất gây sốt, không có chất sát khuẩn, thường đẳng
trương với máu, dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.

Phân loại dịch truyền:

2.1. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

* Đường hay còn gọi là dung dịch glucose:

+ cung cấp năng lượng cho cơ thể người bệnh

+ có nhiều loại: 5% , 10%, 20%, 30%...đóng trong chai 100ml, 250ml, 500ml

+ chỉ định: hạ đường huyết hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch

+ Glucose 5%: bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay bệnh nhân không uống được.

+ Glucose 20% : giải độc, nuôi dưỡng khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng….

- Dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo:

+ thành phần: gồm các vitamin.

+ chỉ định: cơ thể bệnh có dấu hiệu suy nhược kéo dài hoặc bệnh lý kéo dài, những người
bệnh thiếu hụt các vitamin.

Dịch đạm:

+ thành phần: gồm nước và acid amin

+ chỉ định: suy dinh dưỡng, giảm protein, albumin máu, phục hồi sau phẫu thuật…

+ gồm: alvesin, aminoplasma, anparen, biseko…

Mỡ (lipid)

+ mục đích: cung cấp các acid béo cho bệnh nhân

+ chỉ định: sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng…

2.2. Nhóm cung cấp các chất điện giải:

+ gồm các dung dịch: ringer lactate, natri clorua 0,9%, natri bicarbonate 1,4%…

+ chỉ định: mất nước, mất máu, sốt virus kéo dài..…

2.3. Nhóm đặc biệt:

+ gồm: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dextran…


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

+ chỉ định: trong các trường hợp cần bù nhanh chất đạm hoặc lượng dịch tuần hoàn trong
cơ thể.

Ví dụ:

Dịch truyền dạng dung dịch

Dịch truyền dạng nhũ dịch

C. Thuốc nhỏ mắt


Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng có thể là dung dịch, hỗn dịch, thuốc mỡ vô
khuẩn, có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ, tra vào túi kết mạc với mục đích
chẩn đoán, phòng hoặc điều trị bệnh ở mắt.

Ví dụ:

Dung dịch nhỏ mắt


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

Thuốc mỡ tra mắt

D. Thuốc mỡ
Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng bôi lên da hay niêm mạc để bảo vệ
da, chữa bệnh ngoài da hoặc đưa thuốc thấm qua da.
Thuốc mỡ có các dạng sau: mỡ mềm, bột nhão, kem (cream), gel, hệ trị liệu qua da.

Ví dụ:

Thuốc mỡ mềm

Thuốc mỡ dạng bột nhão

(kem đánh răng)

Thuốc mỡ dạng sáp


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

Thuốc mỡ dạng cream

Thuốc mỡ dạng gel

Hệ trị liệu qua da

E.Thuốc đặt
Là dạng thuốc có thể chất mềm hoặc cứng ở nhiệt độ thường và có thể tan chảy ở
thân nhiệt, có hình dạng thích hợp để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể.
Gồm có các dạng sau :
• Viên đạn: dùng đặt hậu môn,
có hình trụ, hình nón hoặc thủy lôi.
Viên đạn giải phóng dược chất nhanh,
là dạng thuốc có sinh khả dụng cao, rất
thích hợp với trẻ em và cho những
trường hợp không thể dùng thuốc bằng
đường uống (sốt cao, hôn mê...).
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

• Viên trứng: dùng đặt âm


đạo, có hình cầu, hình trứng, hình lưỡi.
Viên trứng chủ yếu để điều trị những
nhiễm khuẩn (nấm, vi khuẩn, ký sinh
trùng) hoặc cầm máu tại chỗ.

• Viên nén phụ khoa: dạng


viên nén đặt âm đạo. Viên thường
được có hình trứng dẹt để dễ đặt được
và điều chế dưới dạng viên sủi để
thuốc dễ thấm sâu vào các kẽ âm đạo.

• Viên nang phụ khoa: dạng


viên nang mềm dùng để đặt phụ khoa.

Ngoài ra còn có thuốc dạng bút chì dùng để đặt niệu đạo, các hốc nhỏ hơn hoặc các
lỗ rò, có hình giống lõi bút chì. Chủ yếu để điều trị tại chỗ: sát trùng, cầm máu, giảm đau.
Dạng bào chế này hiện nay ít phổ biến.
F. Thuốc phun mù
Là dạng thuốc khi sử dụng thuốc được phân tán thành những tiểu phân rất nhỏ thể rắn
hoặc thể lỏng trong không khí.
Thuốc phun mù chủ yếu được dùng bằng đường hô hấp để phòng ngừa và điều trị các
bệnh đường hô hấp: hen phế quản, khó thở, viêm họng, viêm mũi...
Ví dụ:
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 1
Module YHCS4. Bộ môn Dược lý

Thuốc phun mù dạng spray

Thuốc phun mù dạng inhaler

Thuốc phun mù dạng turbuhaler

Thuốc phun mù dạng accuhaler

You might also like