Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1. Bài học về kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Triều đại nào
biết kết hợp khôn khéo hai nhiệm vụ ấy trong từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể sẽ làm cho đất nước
phát triển và giữ vững được nền độc lập dân tộc, tự chủ, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu đến.
Trở lại triều đại nhà Hồ, ta thấy Hồ Quý Ly chưa biết kết hợp một cách khôn ngoan giữa hai nhiệm vụ
chiến lược ấy nên nhà Hồ thực hiện công cuộc cải cách không thành công, mà sự nghiệp chống Minh cứu
nước cũng thất bại thảm hại. Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược có
phần sai về chiến thuật và chiến lược tác chiến nhưng chủ yếu là do hậu quả của những năm trước đó.
Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cuối đời Trần đã làm suy yếu lực lượng tự vệ của triều đình lẫn nhân
dân, đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị. Mong sớm giải quyết cuộc
khủng hoảng trước nguy cơ xâm lược đang đến gần, Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cải cách về mọi
mặt, thậm chí giành lấy ngôi vua, lập ra triều đại mới để thực hiện cải cách. Nhà Hồ đã làm được một số
việc như phân tích ở các phần trên, nhưng nhìn chung vẫn không hoàn toàn giải quyết được cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội xảy ra vào nửa cuối đời nhà Trần và cũng không xoa dịu được những mâu thuẫn
vốn có của xã hội lúc bấy giờ mà còn gây cho nhân dân thêm oán thán. Một số hành động tàn sát tôn thất
nhà Trần và đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tỳ càng gây ra thêm những khó khăn
cho việc xây dựng lực lượng chuẩn bị đối phó với nguy cơ xâm lược từ phương Bắc. Cuộc kháng chiến
thất bại đã đưa nước ta rơi vào cảnh bị đô hộ sau 5 thế kỷ độc lập, tự chủ. Và mãi đến khi khởi Nghĩa
Lam Sơn của Lê Lợi thành công, nước ta mới được độc lập trở lại.
2. Bài học về thực hiện khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.
Đối với Hồ Quý Ly và nhà Hồ, nguyên nhân thất bại trong cải cách cũng như trong cuộc kháng chiến
chống Minh được Nguyễn Trãi đúc kết chủ yếu nhà là nhà Hồ không được lòng dân. Sai lầm lớn nhất của
Hồ Quý Ly đó là không biết khoan thư sức dân, không biết lấy dân làm gốc.
Nhìn lại những cải cách của Hồ Quý Ly tuy có một số chính sách phần nào có lợi cho dân nhưng với danh
nghĩa là chuẩn bị chống giặc ngoại xâm lại trút gánh nặng lên đầu nhân dân làm cho họ cảm thấy bất mãn.
Các thương nhân cũng cảm thấy bất mãn vì bị thiệt hại do tiền giấy mất giá; nô tỳ oán thán bởi thực chất
của chính sách hạn nô chỉ là chuyển đổi quyền sở hữu nô tỳ chứ không phải giải phóng nô tỳ; các địa chủ
quý tộc cũng không thuận vì họ bị thiệt hại nhiều nhất trong cải cách. Tất cả những bất mãn đó hiện ra,
tập trung dưới hình thức căm phần nhà Hồ cướp đoạt ngôi vua Trần. Nhà Hồ không thể giải quyết được
sự bất mãn từ phía các tầng lớp nhân dân nên nhanh chóng thất bại.

3. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện những nhiệm vụ
quan trọng của đất nước, đặc biệt trong chống giặc ngoại xâm.
Trong hơn bốn thế kỷ, sau lần chiến thắng quân Nam Hán vào năm 938, đất nước ta phải chịu đựng 5
cuộc xâm lược với quy mô lớn của phong kiến phương Bắc: hai lần giặc Tổng vào năm 981, 1076 dưới
triều Tiền Lê và triều Lý: ba lần giặc Nguyên vào các năm 1258, 1285, 1287 dưới triều Trần. Các cuộc
xâm lược nói trên theo tình tự thời gian càng tăng tiến về quy mô. Để đánh thắng giặc mạnh, nhân dân ta
đã tiến hành chiến tranh giữ nước với một tinh thần dũng cảm kiên cường và một nghệ thuật quân sự tài
giỏi, nhưng yếu tố quyết định sự thắng lợi ấy là tinh thần đoàn kết, nhất trí của "vua - tôi đồng lòng, anh
em hòa mục", đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn thể nhân dân. Do vậy, có thể nói rằng không
có sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân, không có sự tham gia hỗ trợ đắc lực của nhân dân thì kế hoạch chặn
giặc, phá giặc, truy giặc của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể
thành công tốt đẹp được.
Từ những chiến thắng oanh liệt của cha ông trong cuộc chiến đấu chống giặc giữ nước từ suốt thế kỷ X
đến thế kỷ XIV, ngẫm nhìn lại thất bại của Hồ Quý Ly trong cuộc chiến chống quân Minh, có thể thấy
rằng nhà Hồ thất bại vì nhà Hồ đánh giặc một mình, nhà Hồ chưa thực hiện tốt chính sách thân dân nên
không đoàn kết được nhân dân trong cuộc chiến đấu giữ nước như cha ông trong lịch sử.
Cải cách của Hồ Quý Ly không thiếu nội dung tích cực cũng như những chính sách tích cực để thực hiện
nhưng nó chỉ được được tiến hành bằng một lực lượng xã hội hạn chế và thực hiện dưới sự áp chế của Hồ
Quý Ly và triều đại nhà Hồ. Chính vì vậy mà cải cách kinh tế, xã hội không thể thành công.

You might also like