CSLT 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực hay phát

triển nguồn tài nguyên người (HRD) được hình thành và phát triển dựa trên lý thuyết phát
triển của Liên Hợp Quốc về vị trí của con người, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng
tiềm năng con người nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến năm 1990, khái niệm “phát triển con người” xuất hiện gắn với báo cáo về
phát triển con người trong Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), theo đó
UNDP công bố: “Phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người.
Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là để con người sống một cuộc
sống lâu dài và khỏe mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết
cho một mức sống cao”. Đồng thời, UNDP cũng đã nhấn mạnh triết lý con người chính là
trung tâm thông qua một thông điệp đầy ấn tượng “Của cải đích thực của một quốc gia là
con người của quốc gia đó”. Theo UNDP, nội dung chủ yếu của khái niệm phát triển con
người gồm: Phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của
con người. Theo đó, UNDP cho rằng ở đâu con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn,
thì ở đó điều kiện phát triển con người sẽ tốt hơn. Về nguyên tắc, những sự lựa chọn này
là vô hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên ở các cấp độ phát triển, con người
cần có ba khả năng cơ bản sau: có cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe; được hiểu biết và có
được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con người không
dừng lại ở đó. Sự lựa chọn của con người được đánh giá cao bao gồm sự tự do kinh tế, xã
hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng
suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người. Phát triển con người là
quá trình tăng cường các năng lực lựa chọn cho từng người và từng cộng đồng: ở đâu con
người có năng lực lựa chọn cao hơn thì ở đó trình độ phát triển con người cũng cao hơn.

Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt: một mặt là sự hình thành các năng lực
của con người chẳng hạn như các kĩ năng, hiểu biết, sức khỏe được cải thiện và mặt khác
là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các hoạt động kinh tế, giải
trí hoặc các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị. Phát triển con người bao hàm cả quá
trình mở rộng sự lựa chọn để con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện
của chính mình một cách bền vững. Những mục tiêu này của phát triển tạo ra một môi
trường mà ở đó con người được hưởng thụ một cuộc sống lâu dài, trường thọ, sáng tạo.
Nếu như tỷ lệ của Phát triển con người không cân bằng đúng mức giữa hai mặt này thì có
thể dẫn tới việc thất bại của con người

Lý thuyết về chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) được vận dụng trong tất cả các báo cáo phát
triển con người từ cấp độ toàn cầu đến các báo cáo khu vực, báo cáo quốc gia và cả các
báo cáo địa phương của từng quốc gia. Từ năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người
được vận dụng liên tục và sáng tạo trong các báo cáo phát triển con người. Năm 1997,
UNDP giới thiệu chỉ số Nghèo khổ tổng hợp - Human Poverty Index (HPI). Đây là chỉ số
đo lường sự nghèo đói của con người ở nhiều mặt. Thêm vào đó, các chỉ số khác như Chỉ
số phát triển liên quan tới giới - Gender-related Development Index (GDI) và chỉ số Đo
lường sự trao quyền giới - Gender Empoverment Measure (GEM) cũng được giới thiệu
và đo lường ở các quốc gia trên thế giới. Năm 2010, UNDP đưa ra ba chỉ số mới: Chỉ số
phát triển con người có sự điều chỉnh bất bình đẳng - Inequality-adjusted Human
development index (IHDI), Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) và Chỉ số nghèo đa chiều
(MPI).

Về cơ bản, từ năm 1990, HDI là chỉ số tóm lược sự phát triển, đo thành tựu trung
bình của con người theo 3 yếu tố cơ bản là: Một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài, được đo
bằng tuổi thọ trung bình; Kiến thức, đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn (trọng số 2/3) và ti
số kết hợp tổng số học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học (trọng số 1/3); Mức sống
hợp lí, đo bằng GDP/đầu người theo Cân bằng sức mua tính theo USD. Chỉ số phát triển
con người được tính trung bình ba chỉ số trên:

HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân) + 1/3 (chỉ số tiếp thu giáo dục) + 1/3 (chỉ số
GDP thực tế đầu người).

Từ năm 2010, UNDP có sự điều chỉnh trong cách tính toán HDI, chẳng hạn như
GDP được thay thế bằng GNI, thay chỉ tiêu người lớn biết chữ và tỉ lệ đi học các cấp
bằng thời gian (tính bằng năm) bằng thời gian đi học tính từ 15 tuổi trở lên và thời gian
theo các cấp khác nhau của người từ 25 tuổi trở lên.

Các chỉ số HDI có giá trị từ 0 (thấp nhất) đến 1 (cao nhất). Với Báo cáo của UNDP
năm 2007, chỉ số giáo dục được coi là có giá trị bằng 1 khi 100% người lớn (trên 15 tuổi)
biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0% người lớn biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ được coi là
có giá trị bằng 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0 khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt
25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là có giá trị bằng 1 khi GDP/ năm bình quân đầu người
đạt 40.000 đô la Mỹ, bằng 0 khi GDP/ năm bình quân đầu người chỉ đạt 100 đô la Mỹ
(PPP). Khi đo bằng khoảng cách từ 0 đến 1, mỗi nước sẽ thấy được tiến bộ của mình so
với các năm trước và so với giá trị lý tưởng là 1.

Theo báo cáo mới nhất của UNDP năm 2015, trong vòng 25 năm qua đã có nhiều
quốc gia và nhiều người thoát ra khỏi nhóm phát triển con người thấp hơn giai đoạn trước
(từ 62 quốc gia với 3 tỷ người trên 1990 xuống còn 43 quốc gia với hơn 1 tỷ người năm
2014); đồng thời, có nhiều quốc gia và nhiều người tiến lên nhóm phát triển con người
cao và rất cao (từ 47 quốc gia với 1,2 tỷ người năm 1990 tăng lên 84 quốc gia với 3,6 tỷ
người năm 2014). Đồng thời, báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2015 cũng
cho biết, chỉ số HDI của Việt Nam xếp hạng 116/188 quốc gia, đạt giá trị là 0,666. Việt
Nam được ghi nhận tuổi thọ là 71,5 tuổi, năm đi học bình quân 5,5 năm và số năm đi học
kỳ vọng 11,9 năm, tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người 4.892 USD, GDP
bình quân đầu người là 2.109 USD.

HDI chưa phải là đầy đủ để đánh giá chuẩn xác và toàn diện trình độ phát triển
con người của từng quốc gia, song đó cũng là một căn cứ đáng tham khảo.

Chỉ số phát triển con người là một nỗ lực mang tính tiên phong của UNDP trong
việc gộp các chỉ báo khác nhau vào một chỉ số đơn thuần. Chỉ số này tuy vẫn được sử
dụng như một công cụ đo lường chính thống sự phát triển con người, nhưng nó cũng gặp
phải một số chỉ trích trong cách tính toán và nó vẫn chưa phải là chỉ số đầy đủ để đánh
giá chuẩn xác và toàn diện trình độ phát triển con người của từng quốc gia, song đó cũng
là một căn cứ đáng tham khảo. Đồng thời, cũng cần hiểu rằng, phát triển con người là
một phạm trù rộng lớn, và chỉ số phát triển con người là sự nỗ lực để lượng hóa sự phát
triển đó một cách chung nhất.

You might also like