Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 (VĂN HỌC THỐNG NHẤT VÀ

ĐỔI MỚI)
I. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng
1.
Kháng chiến chống Mĩ 1975 thắng lợi  cả dân tộc vui sướng, tự hào.  mang tên tuổi của VN
-
ra thế giới, thế giới biết đến VN với chiến công đánh thắng P và diệt được Mỹ ngụy.
- Đối mặt với những khó khăn, thách thức:
 Hậu quả nặng nề của 2 cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài: đường phố bị tàn phá, môi trường
tự nhiên bị phá hủy, sự mất mát về con người (di chứng của chất độc da cam), …
 Sự đối lập về hệ tư tưởng, chính trị, văn hóa, kinh tế giữa 2 miền đất nước khá nặng nề 
khác biệt (do chịu sự chi phối của 2 thể chế chính trị). VD: Nguyễn Khải (Các sáng tác thể
hiện cuộc đối thoại và va xiết giữa 2 hệ tư tưởng).
 Nền kinh tế lạc hậu, thấp kém, bị tụt hậu trong khu vực.
 Tiếp tục chiến tranh: chống Khơme Đỏ ở chiến trường Campuchia (biên giới Tây Nam) –
1978 – 1988; chiến tranh biên giới Tây Bắc với TQ (1/1979 – 1988)
 Mĩ thi hành chính sách cấm vận đối với VN  cô lập VN với thế giới.  khó để mở mang,
phát triển kinh tế và văn hóa.
- Dòng người di tản cuối thập kỉ 70, đầu những năm 80. Chiến tranh biên giới Tây Bắc 1979  Sự
xáo trộn của người Hoa.
- Năm 1990 – 91: hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã, Liên bang Xô Viết – cánh chim đầu đàn sụp
đổ  Trạng thái khủng hoảng niềm tin, mất điểm tựa tinh thần trong XHVN.
- Chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội duy ý chí, chủ quan, nóng vội
 Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng nặng nề ở nửa đầu những năm 80 và hết sức
trầm trọng ở giữa thập kỉ đó.
2. Nhu cầu đổi mới và những chuyển biến về kinh tế - văn hóa – tư tưởng
- Nhu cầu đổi mới: trước tình trạng khủng hoảng trầm trọng  ĐCS VN đặt vấn đề: “Đổi mới hay
là chết”
 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: “chúng ta đang đứng bên bờ vực của sự khủng hoảng”.
 Đại hội Đảng lần thức VI (1986): “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”; “Phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư
duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn”.  đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật.
 Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (1987): “… trong hoàn cảnh CM KH kĩ thuật đang diễn ra
với quy mô, tốc độ chưa từng thấy trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền
văn hóa ngày càng mở rộng, văn hóa văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy,
đổi mới cách nghĩ, cách làm”; “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo, khuyến
khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo NT và phát
triển các loại hình và thể loại NT, các hình thức biểu hiện”.
 Sự nghiệp đổi mới đất nước là điểm tựa tinh thần và pháp lý tạo điều kiện cho VH phát triển
phù hợp với hoàn cảnh khách quan thuận lợi. Không có sự nghiệp đổi mới của Đảng,
không thể nói đến đổi mới văn học thật sự. Nói cách khác, những gì thuộc về công cuộc
đổi mới văn học đều là sản phẩm của công cuộc đổi mới đất nước.
- Những chuyển biến từ 1986:
 Về kinh tế:
 Từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN  tự chủ kinh tế,
kích thích tính cạnh tranh, sáng tạo.
 Quy luật của nền KT thị trường tác động đến VH  nhận thức lại về bản chất VHNT
(độc đáo, duy nhất, không một màu, di truyền)  nếu không độc đáo thì không cạnh
tranh được.
 Quy luật cung – cầu  dân chủ hóa cao mối quan hệ tác giả và độc giả; độc giả được tôn
trọng, có quyền tham gia vào để đồng sáng tạo với tác giả.
 Mặt trái của cơ chế thị trường: quá coi trọng lợi ích kinh tế  tâm lí thực dụng chủ nghĩa,
sùng ngoại thái quá, lối sống chạy theo hưởng thụ vật chất mà coi nhẹn giá trị tinh thần,
nhất là ở lớp trẻ  hệ tư tưởng bao trùm toàn bộ VN trong chiến tranh  Các sáng tác
 Tồn tại bộ máy quản lí cồng kềnh, trì trệ, tệ tham nhũng lan tràn và nặng nề
 Về giao lưu văn hóa: mở rộng cánh cửa giao lưu VHNT với thế giới  tiếp nhận nhiều triết
thuyết, trào lưu, trường phái, kĩ thuật hiện đại và hậu hiện đại của thế giới; nguồn dịch thuật
tác phẩm VHNN phong phú, đa chiều  thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của công chúng, đa dạng
hóa phương thức sáng tạo NT. VD: Người ăn chay,
II. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
1. CHẶNG 1: 1975 – 1985: chuyển tiếp từ VH thời chiến sang VH thời bình  chặng khởi động
của đổi mới VH.
a. Nửa cuối thập kỉ 70: (30/4/75 – cuối 79): đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội,
nhưng đã có những tìm tòi và bước phát triển mới
- Thơ: nở rộ trường ca viết về chiến tranh (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới
thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu,…), Mặt trời trong lòng đất, Đất
nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo)
 Tổng kết lại cuộc kc chống Mĩ kéo dài 20 năm, trình bày trải nghiệm của nhà thơ trong khác
chiến  Cho thấy âm hưởng hào hùng của CM, tái hiện bi kịch, mất mát trong và sau chiến
tranh.
- Văn xuôi:
 Tiếp cận chiến tranh ở cự ly gần: Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh); Miền cháy (Nguyễn Minh
Châu); Họ cùng thời với những ai, Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Năm 75 họ đã
sống như thế (Nguyễn Trí Huân),…
 Đề tài tôn giáo: Cha và con và… (Nguyễn Khải) – 1979.
b. Nửa đầu thập kỉ 80: Tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư – thế sự, dùng thước đo nhân bản để doi
ngắm con người.
- Văn xuôi:
 Tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu với truyện ngắn Bức tranh (1982), sau đó là 2 tập truyện ngắn
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985)  tự đổi mới âm thầm mà
quyết liệt.  đặt ra những vấn đề nhân bản, những vấn đề gay gắt về con người
 Gặp gỡ cuối năm (1982) và Thời gian của người (1985) – Nguyễn Khải.  giải thích chính
luận là gì?; triết luận là gì?
 Mưa mùa hạ (1982) và Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng.
 Đứng trước biển (1982) và Cù lao Tràm (85) – Nguyễn Mạnh Tuấn.
- Thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), Những ngọn sóng mặt trời,
Khối vuông ru bích (Thanh Thảo), Sân ga chiều em đi, Tự hát (Xuân Quỳnh).
- Kịch: Lưu Quang Vũ, Xuân Trình  mở đầu dòng văn học chống tiêu cực
2. CHẶNG 2: 1986 – đầu những năm 90 của TK XX: cao trào của đổi mới VH.
a. Văn học chống tiêu cực:
- Đóng góp của thể kí, phóng sự  tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật.
- Tiêu biểu: Câu chuyện về một ông vua lốp – Lời khai của bị can (Trần Huy Khang); Suy nghĩ
trên đường làng (Hồ Trung Tú); Người đàn bà quỳ ( Trần Khắc); Làng giáo có gì vui (Hoàng
Minh Tường); Đá nổi xôn xao (Hoàng Tố Hạnh); Cái đêm hôm ấy… đêm gì (Phùng Gia Lộc);
Thủ tục làm người còn sống (Minh Chuyên);…
 3 tác phẩm đc dư luận nhắc đến nhiều: Câu chuyện về một ông vua lốp – Lời khai của bị can
(Nhân vật: Nguyễn Văn Chẩn – “tư sản mới nổi”); Cái đêm hôm ấy… đêm gì (nạn thu sản);
Thủ tục làm người còn sống.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết: mổ xẻ, phanh phu mặt trái, mặt bất cập của cơ chế cũ và lối sống mới
 cảm hứng phê phán mạnh mẽ.
Tiêu biểu: Chuyện như đùa (Mai Ngữ), Thành hoàng làng xổ số (Đoàn Lê), Kẻ sát nhân lương
thiện (Lại Văn Long); Vũ điệu của cái bô (Nguyễn Quang Thân); Đám cưới không có giấy giá
thú (Ma Văn Kháng); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường); Bước qua lời
nguyền (Tạ Duy Anh),…
b. Cảm hứng nhận thức lại quá khức và cảnh báo ngộ nhận, ảo tưởng củ con người hiện tai.
- Thời xa vắng (1986) – Lê Lựu: lần đầu tiên phát hiện ra bi kịch “dánh mất mình” của cá nhân 
Cảm hứng về sự thực tỉnh ý thức cá nhân.  Viết về số phận con người  Con người đánhmất
chính mình.
- 1987: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu hương)  viết về
những chuyển đổi kinh tế.
- 1989: Phạm Thị Hoài với tiểu thuyết Thiên sứ, tập truyện ngắn Mê lộ, Từ Man nương đến AK
và các tiểu luận.
 Thiên sứ: kể về một gia đình công chức thuộc lớp người trí thức cũ; ông bố và bà mẹ thuộc
kiểu người duy ý chí, nhiều tham vọng về tiền tài, danh vị ã hội  những người khoác áo
đồng phục xã hội.
 Anh Hạc: cỗ máy tuột xích, trơ lì với cảm xúc, với nhân tính của con người.
 Chị Hằng: đánh mất cảm xúc mình trong những tính chất bản năng; lấy chồng là cán bộ ngoại
giao đoàn có tính sạch sẽ, kĩ tính quá mức nhưng chỉ là bông hoa trang trí trong căn nhà
 Hoài – người kể chuyện/ nhân chứng: nhân vật dị biệt, k muốn khoác đồng phục tinh thần
như người khác – người phi bản sắc – Homo A, từ chối đám đông, từ chối lối sống bầy đàn
 quyết định đình tăng trưởng ở lứa tuổi 13.
 Bé Hon – bé gái: sự ngẫu nhiên trời cho. Bị người ta xua đuổi, lạnh lùng và sau một đêm thì
không tỉnh dậy. Đến một cách bất ngờ và ra đi một cách bất ngờ.
 Màu sắc huyền ảo, tưởng tượng, hư cấu  giải phóng trí tưởng tuonwgj của người đọc, đào
sâu vào hiện thực về tâm linh của cuộc sống con người.
- 90 – 91: giải Ac ho 3 tiểu thuyết: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường); Bến
không chồng (Dương Hướng); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh).
- Giải cuộc thi truyện ngắn trên báo văn nghệ (90 – 91): tập truyện ngắn Ánh trăng (Nguyễn Bản).
- 92 – 94: mùa giải của Tạp chí Văn nghệ Quân đội – Y Ban đạt giải (truyện ngắn Bức thư gửi mẹ
Âu Cơ)  Tập truyện: Bến trần gian, Hồi ức một binh nhì.  phản ánh những ngộ nhận, những
ảo tưởng – vấn nạn của hiện tại
c. Trong thơ:
- Nửa cuối những năm 80: chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư và thế sự
 Chế Lan Viên: 3 tập “Di cảo thơ” (1989)  ý thức phản tỉnh về bản thể, đời thơ, đường thơ
của mình; chuển từ “giọng cao” sang “giọng trầm”.  Chuyển từ câu hỏi “ta vì ai?” trong
kháng chiến chống Mĩ sang “ta vì ai?”  bản thể con người.
 Các nhà thơ nữ: Ý Nhi, Đoàn Thị Lam Luyến, Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng
Ngát, Phạm Thị Ngọc Liên,…  nói lên tiếng nói của cá nhân, những trải nghiệm, những đổ
vỡ trong tình yêu  cảm nhận về thân phận, bộc lộ khát vọng về hạnh phúc, những trải
nghiệm trong tình yêu và cuộc sống.
 Thơ thế sự của Nguyễn Duy: Nhìn từ xa… Tổ quốc, Đánh thức tiềm lực, Kim Mộc Thủy Hỏa
Thổ, Bán vàng,…  có sự chuyển hướng về cảm hứng sáng tác:
Nhìn từ xa… Tổ quốc – thơ thế sự: nhìn thẳng vào hiện thực và nói về hiện thực, không
tô hồng hiện thực: con người tự say mê, say đắm, ca hát về chính mình “Ta là ta mà ta vẫn
mê ta”; phơi bày hiện trạng của đất nước trong kháng chiến chống Mỹ;
Bán vàng: Mỗi người nghệ sĩ coi phẩm chất, nhân cách của mình là vàng 10, giữ nó như giữ
con ngươi trong mắt mình. Nếu nghệ sĩ vẫn cho tâm hồn bay bổng, không để ý đến cơm áo
gạo tiền  thờ ơ với chính gia đinh mình  Người nghệ sĩ phải không còn mơ mộng, không
thể sống với lí tưởng trên mya trên gió, thậm chí từ bỏ nghệ thuật để làm những nghề có thể
nuôi vợ nuôi con.
- Xu hướng cách tân thơ mạnh mẽ vào đầu những năm 90 (TK XX)
 Tiêu biểu: Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành (Hoàng Cầm); Bóng chữ (Lê Đạt); Cổng tỉnh,
Mùa sạch (Trần Dần); Bến lạ, Ô mai (Đặng Đình Hưng); Ngựa biển, Người đi tìm mặt
(Hoàng Hưng); Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông (Nguyễn Quang
Thiều).
 Xu hướng “thơ dòng chữ”; thơ “siêu thực”, ấn tượng, “thơ vụt hiện”;  quan niệm: thơ như
trò chơi của ngôn từ.
*Hoàng Cầm: viết về những hồi ức ấn tượng của thửa ấu thơ  Đỗ Lai Thúy: Nghiên cứu
thơ Hoàng Cầm theo thuyết phân tâm học Phờ rớt: thơ HC chứa những ẩn ức tính dục – khao
khát tình yêu mang tính chất bản năng của con người.
- THƠ DÒNG CHỮ:
 Quan niệm mới về “chữ” và “nghĩa”, “chữ” và “âm” trong thơ.
 Lê Đạt: “chữ bầu lên nhà thơ”, nhà thơ là “phu chữ”. “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không
phải bằng nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng,
sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ”.
 Trần Dần: “viết là để con chữ tự làm nghĩa”.
 Dương Tường: phát huy tố đa “”cái năng biểu” của chữ. Âm, hình, tự dạng, màu sắc,
cách thức bày bố, thể hiện được triệt để khai thác, vượt qua những lớp nghĩa tự vị, tiêu
dùng để phát sinh năng lượng thi tính mới  “thi pháp âm bồi”  vật liệu chính không
phải là “con chữ” mà là “con âm” – chữ có âm ri  “mặt chữ nhìn nghiêng”.
 Thực hành thơ:
 Tạo sinh nghĩa mới cho chữ bằng ngôn ngữ tỉnh lược, dồn nén, liên tưởng xa, biểu
tượng trùng phức  ngôn ngữ ấn tượng và cắt dán của NT trừu tượng và siêu thực. 
liên tục tung ra các hình ảnh, các hình ảnh này chồng xếp lên nhau làm bộc lộ nhiều ý
nghĩa.
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy màu
mây mấy độ thu
(Bóng chữ - Lê Đạt)

Mộng anh hường


tim môi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi…
(Át cơ – Lê Đạt)
 sự mờ hóa đi về nét nghĩa. Em có thể là một người con gái/không phải giới tính nữ/
những con chữ. Em về trong hiện tại hay trong hồi ức. “trắng” – gợi màu áo/ làn da/ trắng
trong, tinh khiết của tuổi trẻ/ sắc mây trắng trên bầu trời. “cong khung nhớ”  làm cong,
làm trĩu nặng cả khung cửa sổ.
 Mỗi chữ đều có khả năng vẫy gọi những tiền giả định trong ký ức con người  “Liên
văn bản” trong thơ  Nhà thơ đi tìm “lịch sử của chữ” (Lê Đạt).
Anh rinh trắng nghìn trăng nghiêng ngõ mộng
Bước thị thơm chân chữ động em về
(Tấm chữ - Lê Đạt)
 gợi liên văn bản, cô Tấm trở về với nhà vua. “chân chữ”, “tấm chữ” – con chữ
cũng đang nhẹ bước trở về với tâm hồn của thi sĩ
 “tấm chữ” những con chữ mang vẻ đẹp lí tưởng, thẩm mĩ như cô Tấm.
 đọc thơ Lê Đạt; “đập chữ để tìm thấy con chữ”
Anh đến mùa thu nhà em
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao
(Thu nhà em – Lê Đạt)
 cách kết hợp từ.
 Khi nói đến mùa thu, trong thơ ca có những hình ảnh quen thuộc để liên tưởng đến
mùa thu.
 từ “lăm răm” – năng lấp lánh trong vũng nước nhỏ, hoặc đôi mắt lá răm của người
con gái – mắt sắc sảo, một vẻ đẹp mặn mà. Hay là gợn sóng gơn nhẹ, lăm răm trong
lòng anh
 “mùi”  chuyển đổi cảm giác, “mùi ca dao” mùi của cảm giác, của cảm xúc.
“em” đã được tính từ hóa – thanh tân; “xanh rất cao” – xanh cao của bầu trời thu như
được mở rộng hơn.
 thơ đánh động vào cảm xúc con mang: mùa thu mang sắc vóc, dáng vẻ của em.
Một vẻ đẹp truyền thống mang phong vị ca dao  ánh nhìn say đắm, cảm xúc xao
xuyến bâng khuâng.
Trang thiên thanh ấp xanh mùa cốm biếc
Thư ủ tình thu ép tiếc mùi hương.
(Dương Tường)
-Trang thu ủ tình mùa cốm biếc
Ấp thiên thanh xanh ép tiếc mùi hương
-Biếc trang tình ép thu xanh mùa cốm
Tiếc hơi hương ủ ấp thư thanh thiên
 Rút bỏ khả năng biểu vật, biểu thái, biểu niệm của thực từ, hư hóa thực từ bằng cách đẩy
chúng vào các cấu trúc mới, phát sinh nghĩa trong cú pháp hơn là nghĩa từ vựng, buộc chúng
phải sống đời sống của hư từ  Thơ là “trò chơ ngôn ngữ” – trò chơ trí tuệ?
 Dương Tường: âm nhạc + tạo hình  Chủ ý khai thác độ vang vọng, âm thanh
của chữ  diễn tả cảm giác, ấn tượng.
-Nhạc nhòe đường xanh/ đêm lập thế (Serenade 1)
- Những bản thảo là chín tháng/ mười ngày/ còn bị nạo thai.
- Tôi năng lặt lòng mình như/ đàn bà tháng tội jặt lăng.
- Tro hài cốt bỏ quên/ một mối tình tự hỏa táng.
- Thung đồi sông lạch địa dư em.
- Da thịt phố vẫn mưng tấy/ từng nốt chân em.
- Kỉ niệm/ zi căn/ vào tâm thất (Mea Culpa)
- Đèn đường/ mủ đêm (Bella)
- Tôi có khi là 1 quả mọng những thở dài (Romance 1)
- Chiều se sẽ hương/ Vườn se sẽ sương/ Đường se sẽ quạnh/ Trời se sẽ lạnh/ Người se
sẽ buồn (Chợt thu 2)
- THƠ THỊ GIÁC: “KHÔNG GIAN HÓA” BÀI THƠ
TỔNG KẾT CHẶNG 2:
- Giai đoạn cao trào đổi mới là giai đoạn văn học phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, xuất hiện nhiều hiện
tượng nổi bật, đa phong cách, đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn
học.
- VH đạt đến độ kết tinh NT ở cả thể loại thơ và văn xuôi
 Thể hiện bước chuyển biến về chất so với VH trước 1975.
3. CHẶNG 3: Từ 1990 đến đầu TK XXI: lắng lại về nhịp độ, trào lưu, hiện tượng tiêu biểu  đi vào
chiều sâu (nhà văn chuyển từ viết cái gì?  viết ntn? (chú trọng kĩ thuật viết)  tiếp tục con đường
đổi mới, hội nhập quốc tế.
- VH đi từ những biến đổi, cách tân về Nội dung (nhu cầu đổi mới XH và khát vọng dân chủ) sang
những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức (đổi mới chính nó, trả VH về với bản chất của nó là “NT
của ngôn từ”)
- Thơ:
 Những câu bút trẻ: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly,
…  cách tân, “phá phách”, thể hiện cái Tôi cá nhân mới mẻ, thay đổi ngữ pháp thơ VN.
 Thơ mang khuynh hướng dân gian hiện đại: Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Bảo Sinh,
Trương Nam Hương.
Đọc bài viết của Chu Văn Sơn viết về Vi Thùy Linh.
Vi Thùy Linh: Nữ quyền hay Ái quyền?; Tình yêu sơ nguyên Eva/ Adam; Cái tôi cá thể 
cái tôi bản thể  Xây dựng “thế giới đang yêu” – “Đế chế Yêu” vĩnh hằng trong thơ ca;
“Dệt tầm gai” thành thơ.
- Văn xuôi:
 Tiểu thuyết lịch sử: Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh); Giàn thiêu (Võ
Thị Hảo); Sông Côn mùa lũ – lấy chất liệu lịch sử, viết về người anh hùng Quang Trung, tình
yêu đối với một người con gái ở quê hương (Nguyễn Mộng Giác),…  viết về nhân vật lịch
sử nhưng lại tiểu thuyết hóa lịch sử  không bị đóng khung như trong chính sử, là con người
của đời thường
 Sông Côn mùa lũ – lấy chất liệu lịch sử, viết về người anh hùng Quang Trung, tình yêu
đối với một người con gái ở quê hương.
 Tiểu thuyết vừa và ngắn: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà); Người sông
Mê (Châu Diên); Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương); Tiếng thở dài
qua rừng kim tước (Hồ Anh Thái); Thiên thần sám hối (Tha Duy Anh); Thượng đế thì cười
(Nguyễn Khải); Phố Tàu, Paris 11 tháng 8, Vân Vy (Thuận); Và khi tro bụi (Đoàn Minh
Phượng)  Thuận và Đoàn Minh Phượng thể hiện đc cách tân về NT tiểu thuyết.
 Hồi kí – tự truyện: Tô Hoài (Cát bụi chân ai, Cỏ dại, Chiều chiều)  hiểu rõ hơn về những
người sống cùng thời, về đời sống xã hội, văn học VN thuộc thời Tô Hoài.
 Truyện ngắn của các nhà văn trẻ: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Dạ Ngân, Trần Thùy
Mai, Đỗ Bích Thúy – viết về cuộc sống và con người vùng miền núi VN.
 Tản văn: Đỗ Phấn
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN SAU 1975
(lưu ý: đặt trong thế so sánh với trước 1975)
 Cách mạng hóa, đại chúng hóa, sử thi hóa  dân chủ hóa toàn diện, sâu sắc.
 thứ Tinh thần công đồng, ý thức tập thể, chính trị  Tinh thần nhân bản và sự phát triển ý thức
cá nhân.
 Dân tộc hóa  Hiện đại hóa, phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp.
1. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa
- Cơ sở: nguyên nhân khách quan (hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa truyền thống + ĐH Đảng lần
VI (1986), Nghị quyết 05 BCT + độc giả) + chủ quan (nhu cầu nội tại của người nghệ sĩ)
- Biểu hiện: trên nhiều bình diện, ở nhiều cấp độ của đời sống văn học.
 Trên bình diện ý thức nghệ thuật:
 Quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học:
 VH 45 – 75: VH là vũ khí tư tưởng của CM, phục vụ cho mục tiêu và đáp ứng các yêu
cầu của cách mạng.
 Sau 1975: quan niệm đa dạng, phong phú hơn.
VH là phương tiện khám phá thực tại, thức tỉnh ý thức về sự thật  nhìn từ nỗi buồn,
ý thức con người sau chiến tranh không phải cuộc sống hòa bình, tự do không đồng
nghĩa với hạnh phúc, nhà văn thức tỉnh sự thật bằng các tác phẩm viết về thế sự, đời
tư.
VD: Nhìn từ xa… Tổ quốc – Nguyễn Duy
IV. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
*Chú ý: Trước 80, thơ Xuân Quỳnh mang cái tôi cá nhân gắn với sử thi và dân tộc; Sau 80, thơ XQ
mang cái tôi cá nhân.
*Nghị quyết 05 của bộ chính trị: khuyến khích người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá những hình thức mới.
*Tác phẩm: Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm xã hội (khách quan) + Tác giả (chủ quan) – nhu cầu nội tại
của người nghệ sĩ, được cất lên tiếng nói, những trăn trở trong lòng + Độc giả - có quyền từ chối tác
phẩm khi nó vượt ra ngoài tư tưởng và tầm hiểu biết của họ  Hành lang pháp lý tạo đk cho đổi mới
đất nước.

You might also like