C 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

08:38 05/03/2024 Ôn thi EZ- Ôn thi cuối kỳ - luyện tiếng Anh hiệu quả

Khóa học (https://www.onthiez.com/khoa-hoc) / 


Phương pháp nghiên c... (https://www.onthiez.com/khoa-hoc/phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-tmu.117/tong-quan) (https://www.onthiez.com/khoa-
hoc/phuong-phap-nghien-cuu-
/ Chương 3: Nghiên cứu định tính / Lý thuyết khoa-hoc-tmu.117/tong-quan)

https://www.onthiez.com/bai-tap/hoc-ly-thuyet.2452 1/4
08:38 05/03/2024 Ôn thi EZ- Ôn thi cuối kỳ - luyện tiếng Anh hiệu quả

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.1. Tổng quan về nghiên cứu định tính


- Khái niệm: Nghiên cứu định tính (NCĐT) là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu (nghiên cứu những mặt,
hữ ấ đề ả ộ ố tâ đế ý hĩ ủ á hiệ t tì h h ố iệ ) à h há đ tiế hà h để
https://www.onthiez.com/bai-tap/hoc-ly-thuyet.2452 2/4
08:38 05/03/2024 Ôn thi EZ- Ôn thi cuối kỳ - luyện tiếng Anh hiệu quả
những vấn đề cả cuộc sống, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc) và phương pháp được tiến hành để
nghiên cứu (những phương pháp gắn liền với câu chữ hơn các con số).
- NCĐT là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả. NCĐT có mục đích miêu tả toàn diện, chi tiết vấn đề
nghiên cứu với chức năng là làm hiểu rõ hơn các hoạt động của các chủ thể, sự tương tác giữa họ với nhau; nhà nghiên cứu bằng
việc quan sát và giao tiếp thu thập dữ liệu dạng phi số từ những mẫu khảo sát nhỏ qua xử lý thu được kết quả nghiên cứu mang
tính đại diện hoặc giới thiệu hướng phát triển mới thể hiện bằng báo cáo mang tính tường thuật mô tả. NCĐT cho phép sự hòa
hợp trong tương tác giữa nhà nghiên cứu và những tham gia.
3.2. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính
- Bao gồm: Phương pháp lý thuyết nền là dựa trên những dữ liệu cơ bản (có được khi nhà nghiên cứu tiến hành mã hóa, phân
tích dữ liệu song song với quá trình thu thập dữ liệu) để tạo ra lý thuyết. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu những
vấn đề không giải thích hoặc không làm rõ được trên những lý thuyết cũ.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: là nghiên cứu một hoặc nhiều tình huống (tùy theo mục tiêu nghiên cứu) nhằm làm sáng
tỏ một hiện tượng cần nghiên cứu hay xây dựng lý thuyết từ dữ liệu ở dạng tình huống. Phương pháp này được sử dụng với
những nghiên cứu đi sâu vào mô tả, xem xét 1 vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phân tích, nghiên cứu những dữ liệu có sẵn của những nhà nghiên cứu khác. Thường được
sử dụng khi khó khăn trong việc tìm các dữ liệu mới. Một số các phương pháp khác như: phương pháp hiện tượng học, dân tộc
học, lịch sử học.
3.3. Quy trình nghiên cứu định tính
Gồm 7 bước:
(1). Xác định câu hỏi nghiên cứu: câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng thì sẽ xác định đúng đối tượng nghiên cứu, mức
độ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
(2). Khám phá nghiên cứu: Cần thực hiện việc tham khảo tài liệu; thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát với các chuyên gia
hoặc người liên quan tới vấn đề nghiên cứu để có được những thông tin và cách thức tìm kiếm những thông tin chất lượng.
(3). Xác định vấn đề nghiên cứu: để xác định được thì đầu tiên cần làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra rồi lựa chọn và xây dựng 1
vấn đề chính của nghiên cứu đáp ứng được tiêu chí: có hay không khung lý thuyết phù hợp và khả năng thực hiện của nó.
(4). Xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các khái niệm, giả thuyết cơ bản bằng phương pháp quy nạp ( nhóm những chỉ dẫn
trong thực tiễn để tạo thành khái niệm) hoặc bằng phương pháp diễn dịch ( từ những khái niệm tìm ra các chiều, các cấu thành
nghiên cứu)
(5). Kiểm nghiệm mô hình: Thực hiên theo quy trình: đầu tiên là xác định công cụ kiểm nghiệm như bảng hỏi hoặc1 hướng
dẫn phỏng vấn…; tiếp theo là đánh giá công cụ kiểm nghiệm (câu hỏi trong công cụ kiểm nghiệm phải được mọi người hiểu
theo một nghĩa); cuối cùng là thu thập dữ liệu qua phỏng vấn, quan sát hoặc phân tích tài liệu…bám sát vào câu hỏi nghiên
cứu.
(6). Phân tích dữ liệu để kiểm chứng giả thuyết, cải tiến mô hình, tìm hướng nghiên cứu mới…
(7). Kết luận : diễn giải, trình bày ý nghĩa của dữ liệu
3.4. Dữ liệu và thu thập dữ liệu định tính
- Dữ liệu có 2 dạng : bằng chữ như các yếu tố ảnh hưởng tới động lực học tập… (được sử dụng chủ yếu trong NCĐT) và bằng
số như doanh thu, chi phí…
- Chọn mẫu để thu thập dữ liệu trong NCĐT cần đáp ứng các nguyên tắc: thông tin được thu thập cho tới khi không còn dấu
hiệu mới, vì số mẫu thường nhỏ nên chất lượng mẫu quyết định toàn bộ chất lượng của quá trình nghiên cứu.
- Các phương pháp chọn mẫu: theo mục đích, theo chỉ tiêu và theo quả bóng tuyết. Một số công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên
cứu định tính: Phỏng vấn sâu khi tìm hiểu những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tránh dư luận; phỏng vấn phi cấu trúc cho phép
nhà nghiên cứu thay đổi linh hoạt chủ đề phỏng vấn theo từng hoàn cảnh; phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng để tìm hiểu sâu
về một vấn đề cụ thể; phỏng vấn có cấu trúc là phỏng vấn các đối tượng với câu hỏi như nhau; thảo luận nhóm; quan sát.
3.5. Phân tích dữ liệu định tính
Quá trình phân tích dữ liệu được phân thành ba bước:
(1) Mã hóa dữ liệu: nhận dạng, mô tả, tập hợp các dữ liệu bằng ngôn từ, hình ảnh, phân chia các đoạn … nhằm xác định mối
quan hệ giữa chúng, là cơ sở để xây dựng khái niệm và lý thuyết.
(2) Tạo nhóm thông tin: nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.
(3) Kết nối dữ liệu: để so sánh, giải thích sự khác biệt giữa kết quả quan sát và kết quả mong đợi.

https://www.onthiez.com/bai-tap/hoc-ly-thuyet.2452 3/4
08:38 05/03/2024 Ôn thi EZ- Ôn thi cuối kỳ - luyện tiếng Anh hiệu quả

ĐÃ HOÀN THÀNH

https://www.onthiez.com/bai-tap/hoc-ly-thuyet.2452 4/4

You might also like