ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN HK2 LỚP 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.

889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN HK2 LỚP 9


ĐỀ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ
thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có
gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến
bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một
cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống
nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng
trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn
đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách
khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi
buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm
hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng
chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội
thoại nào?
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan”
trong văn bản ?
Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong
cuộc sống.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Câu 2 (5,0 điểm)


Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)
ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
1
- Phương thức biểu đạt chính tự sự
2
- Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tôn kính với
thầy mình
3
- Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những nỗi buồn
đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời
- Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức,
những buồn đau, phiền muộn của mỗi người
4
- Bài học rút ra. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công
phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người. Thái độ sống tích cực sẽ giúp
chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô
hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc
quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và
niềm vui được nhân lên khi hòa tan
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
*Giải thích vấn đề:

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là
đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống
gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân.
* Bàn luận vấn đề:
- Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:
+ Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có
cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn đề giải quyết mọi việc
một cách tốt đẹp.
+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, | tâm hồn
phong phú rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những
kinh nghiệm quý giá kể cả trong thành công hay thất bại.
+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn
đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái
được những thành công trong cuộc sống.
+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân
trọng.
- Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách
nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng (HS lấy dẫn chứng
để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)
- Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan gặp khó khăn là chán
nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên lạc quan không phải
là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những
vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc
sống, hãy có niềm tin vào bản thân không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị
lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong
cuộc đời.
+Liên hệ bản thân.
Câu 2:
I. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về giá trị của bài thơ
- Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ
II. Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau:
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của
dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ:
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là
hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và
mang lại sự sống cho muôn loài.
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình
ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát
khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó,
ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác
- Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên
lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của
Người.
- Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân
của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”
+ Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng
người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác.
+ Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào
lăng để viếng Bác.
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào
viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái
tim, tấm lòng con người Việt Nam.
- Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời
của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.
=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước
dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong
lòng dân tộc Việt Nam.
Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác.
- Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không
gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang
nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau
lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”:
+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của
Bác.
+ Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác.
+ Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu
xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi”
+ “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi
với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng.
- Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối
tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác
giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất
nghẹn tột cùng không nói thành lời
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong
tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự
mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.
→ Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là
nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
3. Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.
- Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu
tả
- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp
tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công .
- Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.
- Liên hệ bản thân

ĐỀ 2
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả
và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây
nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là
thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản
thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù
trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt
chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam
của các nước phát triển.
(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự
vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ
đó?
Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và
nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?
Phần II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ
về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm


Vất vả và gian lao

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Ðất nước như vì sao


Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1
- Biện pháp tu từ: Liệt kê:
- Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên
nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên
nhiên.
Câu 2
- Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí,
sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà
phân hủy được.
- Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải
công nghiệp làm ô nhiễm không khí và khó phân hủy,
Phần II. Làm văn
Câu 1
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt
trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,..
* Yêu cầu về nội dung:
Nêu vấn đề cần nghị luận: con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên
1 Giải thích:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của
thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Bàn luận:
- Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có
mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên
nhiên. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan hệ không thể tách rời:
giúp tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công
việc:cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu
cầu cho con người: không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được.Nếu
thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con
người, trái đất sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

- Phần này học sinh tự đưa ra điều cần làm của bản thân mình và lí giải hợp lí,
thuyết phục
3. Phản đề
Phê phán những hành động thờ ơ hủy hoại thiên nhiên
4. Bài học:
- Sống hòa hợp với thiên nhiên là lối sống đáng được đề cao, trân trọng. Thiên
nhiên là ngôi nhà chung của con người. Bởi thế, bảo vệ thiên nhiên là trách
nhiệm của tất cả chúng ta.
- Bắt tay thực hiện ngay bằng những hành động cụ thể…
Câu 2:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục 3 phần: mở bài, thân
bài, kết bài.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ.
*Yêu cầu về kiến thức
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để
chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên
cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của
nhà thơ.
3. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc
hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất
sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi
mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô
cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt
trong khung cảnh mùa xuân.
4. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất
nước của “mùa xuân người ra đồng”.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự
tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động
chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào
mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết
bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của
Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ
trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
*Nhận xét, đánh giá
- Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời. Cảm
xúc về mùa xuân của đất nước sau chiến tranh, đất nước hòa bình và xây dựng
cuộc sống mới.
- Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc
- Chính tả, dùng từ đặt câu
Đảmbảo quy tắc chính tả, dung từ đặt câu
- Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen
vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có
nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có
thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh
mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10)
Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục
Việt Nam, 2008, trang 117)
Câu 1. (1.0 điểm)
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1.0 điểm)
Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3. (1.0 điểm)
Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Câu 4. (1.0 điểm)


Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất
nước hiện nay (viết từ 5 đến 7 dòng).
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 5. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác )
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) :
Câu 1:
- Xác định: “Chắc”
- Gọi tên: thành phần tình thái
Câu 2:
- Câu đơn
- Vì đây là câu có một cụm chủ - vị
Câu 3: Học sinh có thể trình bày cảm nhận với những nội dung khác nhau , cảm
nhận phải xuất phát từ đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật. Cần đạt các ý sau:
+ Trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhân vật “tôi” vẫn bình tĩnh, dũng cảm,
vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nhân vật “tôi” là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống
Mỹ: yêu nước, anh hùng
Câu 4: Học sinh cần nêu lên được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm đối
với đất nước miễn sao suy nghĩ phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn trích
và không trái với các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật…Sau đây là một vài gợi
ý:
- Thể hiện niềm tự hào, ý thức noi gương thế hệ cha anh.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

- Thể hiện nỗ lực học tập, rèn luyện để trưởng thành, đóng góp vào xây dựng và
bảo vệ đất nước.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài
triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được
vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
a. Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ
b. Cảm nhận về đoạn thơ
* Khổ 1.
- Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh
“vầng trăng”, “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự
bất tử của Bác.
- Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của
Bác.
* Khổ 2.
- Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác.
- Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm
“đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát
vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.
* Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành,
tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung,
cảm xúc.
d. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua
đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác.
- Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm
hưởng thiết tha, sâu lắng.
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về
vấn đề nghị luận.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt.
ĐỀ 4
Phần I: Đọc-hiểu văn bản: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu
đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.
Câu 4.
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với người chiến sĩ
giải phóng quân?
Phần 2: Tự luận (7 điểm)

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

1. Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh (2
điểm)
2. Đề làm văn: (5 điểm)
Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc-hiểu văn bản (3 điểm)
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phương thức biểu đạt
chính là phương thức tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (1 đ)
Câu 2: 0,5 đ)
- Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính
truyền cảm, tính cá thể hoá
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh (0,25đ)
– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh
(0,25đ)
Đoạn thơ “Không một…………giải phóng quân” Gợi tình cảm gì của tác giả
đối với anh giải phóng quân? (thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với
người chiến sĩ ) ( 0,5 đ)
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi
bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ
(Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,…) ( 0,5 đ)
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
1/ Dựng đoạn văn (2 đ)
2/ Tập làm văn: (5 đ)
* Yêu cầu chung:
1.Nội dung:
- Kiểu văn bản: nghị luận tác phẩm văn học.
- Vận dụng các kĩ năng: phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
văn học.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
2.Hình thức:
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: nghị luận về tác phẩm văn học.
- Hình thức viết bài:
- Bài viết nghị luận tp văn học..
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ,
đặt câu, diễn đạt, vấn đề bàn luận ...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng anh giải phóng
quân trong kháng chiến chống Mĩ.
* Đáp án chấm:
- Mở bài: (0,5 điểm)
Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi
con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử
thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
-Thân bài: (4 điểm)
1. Tình cảm của cha con ông Sáu: ( 3 đ)
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:( 0,5 đ)
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba,
em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng
liêng: (2,5đ)
* Bé Thu rất yêu ba:(1 đ)
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với
người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo
vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em
không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt: (1,5đ)
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần
con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu
gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

- Ân hận vì đã đánh con.


- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh ( 1 đ)
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng ; là tình cảm thiêng liêng của mỗi con
người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách
càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua
mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất
nước.
III. Kết bài (0,5 điểm)
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong
chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha
con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.

ĐỀ 5
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường
quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc
của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả
của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các
thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền
lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói
đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)
Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết
nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước
tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc ? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 –
10 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)
ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)
1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ
ngữ.
2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về
việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
“Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó
là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”.
3. Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, giải trí, giáo khoa…
Mỗi chúng ta cần biết mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định
được điều đó ta mới có thể tích luỹ được kiến thức hiệu quả. Cần hạn chế việc
đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức…
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1:
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, HS viết đoạn văn nghị
luận nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách. Về hình thức phải có mở đoạn,
phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung
và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề : lợi ích của việc đọc sách.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức lập luận. Có
thể viết đoạn văn theo các ý sau:
- Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh.
- Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi
đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được
thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế,
không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt.
- Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo.
Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả
tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài.
- Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và
nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống
tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với
mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy.
- Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những
điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng
Việt.
Câu 2:
Viết bài văn thuyết minh
Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải
liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Sử dụng phương pháp lập
luận phân tích.
b. Xác định đúng đối tượng phận tích (Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương).
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm
bảo các ý sau:
1. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác.
- Giới thiệu giá trị đặc sắc của bài thơ.
2. Thân bài
* Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác:
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện
sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất
nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà
vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt chia li.
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau
bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre
quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng
Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là
cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian
khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là
một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ
của dân tộc.
* Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu:
“Ngày ngày .....trong lăng rất đỏ.”
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.
Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như
sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc
sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng
của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với
Bác.
- Ở hai câu thơ tiếp theo:
“Ngày ngày ......mùa xuân”
+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến
viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như
những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ
như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng
lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ,
tôn kính của nhân dân đối với Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây
viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng,
chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
* Khổ thơ thứ ba
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian
trong lăng:
“Bác nằm trong ..... dịu hiền”

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn
đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống
nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao
nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.
+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc
thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu
hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản,
phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân
dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như
trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết... ở
trong tim...
+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời
xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với
non sông đất nước. Đó là một thực tế.
+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ
ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim!
Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác
vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả
rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.
* Khổ thơ cuối
Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và
xúc động Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
+ Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới
phút chia tay và tuôn thành dòng lệ.
+ Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được
hoá thân để mãi mãi bên Người:
“Muốn làm.... chốn này”
Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con
chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là
Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người. Nguyện ước của nhà
thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con
người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.
3. Kết bài.
- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu
cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài
thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu
CLB VĂN HÀ VŨ EDU (ĐT/ZALO: 093.6830.889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn
Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng
Vi

Group: https://www.facebook.com/groups/247241729934825

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvancungcohavu

You might also like