Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


…….o0o……

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

LẬP LUẬN ỦNG HỘ


VIỆC ĐÓNG CỬA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ TỰ DO TẠI VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 15


Thành viên:
1. Nguyễn Thị Hồng Thái – 2212770024
2. Nguyễn Lê Hà Trang – 2212770026
3. Phạm Huyền Trang – 2212770027
Lớp tín chỉ: TCHH414 2.4
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Hà

Hà Nội, tháng 5 năm 2024


1. Lập luận ủng hộ việc đóng cửa thị trường ngoại tệ tự do tại Việt
Nam Các lý do nên đóng cửa thị trường ngoại tệ tự do

1.1. Thị trường ngoại tệ tự do tiềm ẩn nhiều rủi ro về biến động tỷ giá
Thị trường ngoại tệ tự do, hay còn gọi là thị trường chợ đen, là nơi các giao dịch ngoại tệ
diễn ra ngoài sự kiểm soát của nhà nước và các cơ quan quản lý tài chính. Thị trường này
tiềm ẩn nhiều rủi ro về biến động tỷ giá do các yếu tố sau:
- Thiếu sự kiểm soát và giám sát: Do hoạt động ngoài phạm vi kiểm soát của các
cơ quan quản lý, thị trường ngoại tệ tự do không bị ràng buộc bởi các quy định về
tỷ giá hối đoái, dẫn đến tình trạng tỷ giá có thể thay đổi bất thường và không theo
quy luật thị trường chung.
- Biến động lớn do đầu cơ: Thị trường tự do dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động
đầu cơ. Khi có tin tức bất lợi về kinh tế hoặc chính trị, các nhà đầu cơ có thể tạo ra
những biến động lớn về tỷ giá để trục lợi. Điều này làm tăng rủi ro cho những
người tham gia thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch ngoại
tệ thường xuyên.
- Tâm lý thị trường không ổn định: Thị trường tự do thường phản ánh tâm lý của
người dân và các nhà đầu tư một cách không ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi các
tin đồn. Chẳng hạn, khi có tin đồn về việc phá giá tiền tệ, người dân có thể đổ xô
mua ngoại tệ, dẫn đến sự tăng giá đột ngột và không kiểm soát được.
- Thiếu tính thanh khoản và minh bạch: Thị trường ngoại tệ tự do thường thiếu
tính thanh khoản và minh bạch, làm tăng nguy cơ cho các bên tham gia. Các giao
dịch thường không có bảo đảm và không có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người
mua bán, dẫn đến tình trạng lừa đảo và thiệt hại tài chính.
Những dẫn chứng trên cho thấy, thị trường ngoại tệ tự do tiềm ẩn nhiều rủi ro về biến
động tỷ giá, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế và tài chính của quốc gia.
Nhìn chung, tỷ giá trên thị trường tự do không chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước
nên có sự biến động mạnh mẽ và khó dự đoán, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ hình thành
bong bóng tài sản. Khi thị trường ngoại tệ tự do hoạt động mạnh vào giai đoạn 2007-
2008, dòng vốn ròng vào Việt Nam tăng ồ ạt, sau đó tỷ giá thị trường chợ đen chịu tác
động từ cuộc khủng hoảng 2008 và lao dốc, giá bất động sản giảm mạnh, nhiều nhà đầu
tư thua lỗ, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải phá sản hoặc giải thể. Điều này khiến
cho nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, do nhiều doanh nghiệp và cá nhân vay
vốn để đầu tư bất động sản nhưng khi bong bóng vỡ, họ không thể trả nợ. Theo thống kê
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng từ 2,04%
cuối năm 2009 lên 3,14% cuối năm 2011. Hệ quả là các ngân hàng hạn chế cho vay mới,
dẫn đến tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm từ 6,8% năm 2010 xuống 6,16% năm
2011.

1.2. Thị trường ngoại tệ tự do gây ra áp lực cho thị trường ngoại tệ chính thức, đẩy
mạnh tình trạng đô la hóa
Thị trường ngoại hối tự do, vốn được xem là biểu tượng của nền kinh tế mở, có thể ẩn
chứa những nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là khi nó dẫn đến Hiện tượng chênh lệch 2 tỷ giá.
Hiện tượng này xảy ra khi tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do (tỷ giá chợ đen) cao hơn tỷ
giá hối đoái chính thức (tỷ giá niêm yết).
Tác hại đầu tiên của Hiện tượng 2 tỷ giá là áp lực tăng giá đồng ngoại tệ. Khi tỷ giá
hối đoái trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá chính thức, các nhà nhập khẩu có xu hướng
đổi ngoại tệ trên thị trường tự do nhiều hơn do chênh lệch tỷ giá có lợi cho họ, điều đó
dẫn tới việc dòng ngoại tệ không chảy vào nguồn dự trữ ngoại hối của nhà nước khiến
thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, các ngân hàng thương mại không đủ nguồn cung
ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thị trường buộc ngân hàng nhà nước giảm dự trữ ngoại hối
để cân bằng lại vấn đề này.
Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối, 2000 – 2009
Theo nghiên cứu về nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 của Trung
tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trong giai đoạn năm 2007 đến 2009, cán cân thâm hụt vãng lai của Việt Nam tăng
mạnh do hoạt động trên thị trường ngoại tệ tự do trở nên sôi động hơn, các ngân hàng
thiếu nguồn cung ngoại tệ trầm trọng khiến cho chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường càng
lớn hơn, chính phủ buộc phải giảm bớt nguồn dự trữ ngoại tệ để cung ra thị trường để cân
bằng lại tỷ giá. Tuy nhiên việc cung ngoại tệ chỉ giải quyết được chênh lệch tỷ giá tạm
thời, tình trạng đồng VND mất giá vẫn kéo dài cho đến tận năm 2011, Ngân hàng Nhà
Nước phải ra quyết định thắt chặt kiểm soát hoạt động trên thị trường chợ đen thì tình
trạng này mới được chuyển biến.
Khi tỷ giá hối đoái tăng cao do áp lực từ tỷ giá chợ đen sẽ khiến tỷ lệ lạm phát gia
tăng, gây áp lực cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng
cao khiến cho chi phí sản xuất và kinh doanh cũng tăng theo, dẫn đến giảm sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng gây cản trở cho các hoạt động
xuất khẩu hàng hoá.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Fine Mold Việt Nam,
cho biết: Mỗi đồng tăng thêm của tỷ giá hối đoái làm chi phí nhập khẩu của
doanh nghiệp tăng khoảng 200.000 đồng. Từ đầu năm đến tháng 5 năm
2024, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đã tăng thêm 500 triệu đồng. Để
duy trì lợi nhuận, doanh nghiệp dự định tăng giá bán, nhưng có thể phải đối
mặt với việc đơn hàng sụt giảm. "Giá bán sẽ phải tăng lên 5-10%, chi phí cơ
hội để mình cạnh tranh với các đơn vị khác đầu tư ở Việt Nam hoặc chính
những doanh nghiệp nội cũng khó khăn hơn rất nhiều" ông Hùng nói.

Để bù đắp cho chi phí nhập khẩu gia tăng, nhiều doanh nghiệp buộc phải thúc đẩy
hoạt động vay vốn. Việc vay vốn quá mức có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng
như:
- Bong bóng tài sản: Lượng vốn vay tăng cao đẩy giá trị tài sản lên nhanh chóng,
tạo ra bong bóng tài sản. Khi bong bóng vỡ mộng, giá trị tài sản sụt giảm mạnh,
dẫn đến khủng hoảng tài chính.
- Suy giảm tăng trưởng kinh tế: Vay vốn quá mức vào các lĩnh vực phi sản xuất
như bất động sản và tiêu dùng dẫn đến phân bổ nguồn lực sai lệch, hạn chế vốn
cho công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ thiết yếu, kìm hãm tăng trưởng kinh tế
thực sự.
- Mất cân bằng tài chính: Hoạt động vay vốn quá mức có thể dẫn đến mất cân
bằng tài chính cá nhân và doanh nghiệp, làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ và gây bất ổn
cho hệ thống tài chính.
Hiện tượng hai tỷ giá do Thị trường ngoại tệ tự do đẩy mạnh tình trạng “Đô la hóa”
Tình trạng Đô la hóa làm giảm lượng nội tệ lưu thông trong nền kinh tế, tăng cầu về
ngoại tệ, khiến tỷ giá hối đoái tăng. Ngân hàng Nhà nước buộc phải bán ngoại tệ từ dự trữ
để can thiệp thị trường, điều này đồng thời làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia và khiến
thâm hụt quốc gia thêm trầm trọng. Khi dự trữ ngoại hối giảm, đồng ngoại tệ lưu thông
trôi nổi trong thị trường, ngân hàng trung ương sẽ khó kiểm soát thâm hụt hơn, gây lo
ngại về khả năng giữ giá đồng tiền nếu xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Điều này
khiến người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ và chính sách tài chính tiền tệ của chính
phủ, đẩy mạnh giao dịch trên thị trường tự do và làm tăng bất ổn tỷ giá.
Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (tại thời điểm cuối năm)

Trong giai đoạn 2009-2010 khi chịu tác


động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008, thị trường chợ đen tại Việt
Nam hoạt động mạnh mẽ trở lại, lượng
dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm
đi đáng kể.
Nguồn: Theo số liệu từ IMF (2003;
2006; 2010)

Cuộc khủng hoảng tiền tệ Venezuela là ví dụ về việc thị trường chợ đen gây áp lực tăng
tỷ giá lên thị trường chính thức và đẩy mạnh tình trạng “Đô la hóa”

Chính sách sai lầm của nhà nước dẫn đến chợ đen. Đồng Bolivar mất giá nghiêm
lạm phát cao, khiến người dân mất niềm trọng, người dân dùng USD cho giao
tin vào chính sách tiền tệ và đổ xô dịch hàng ngày ngày một , gây khó khăn
chuyển sang giao dịch trên thị trường cho chính phủ trong việc kiểm soát tỷ
giá. Năm 2016, chênh lệch tỷ giá giữa thị thành nền kinh tế "khốn khổ" nhất theo
trường chợ đen và chính thức lên tới Bloomberg Misery Index.
9000%. Tình trạng vay vốn quá mức dẫn
đến nợ tư nhân cao và nhiều doanh
nghiệp phá sản. Tháng 11/2017, tờ The
Economist ước tính tổng nợ của
Venezuela là 105 tỷ USD trong khi dự
trữ chỉ có 10 tỷ USD, gây áp lực lớn lên
hệ thống tài chính và làm trầm trọng
thêm khủng hoảng kinh tế.

IMF dự báo lạm phát sẽ đạt 8 triệu phần


trăm vào năm 2019, khiến Venezuela trở

1.3. Thị trường ngoại tệ tự do tạo điều kiện cho các hoạt động phi pháp
Thị trường ngoại hối tự do hoạt động không chịu sự kiểm soát của nhà nước và không bị
ràng buộc bởi pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phi pháp. Một số
hoạt động phi pháp và nguy cơ tiềm ẩn trên thị trường ngoại tệ tự do gồm:
- Thất thu ngân sách: Hoạt động ngoại hối chợ đen khiến chính phủ thất thu thuế.
Những giao dịch ngoại tệ trong thị trường tự do không được ghi nhận và kiểm soát
khiến việc theo dõi và giám sát dòng vốn trở nên vô cùng khó khăn, dẫn đến việc
các cá nhân và doanh nghiệp có thể trốn thuế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng
thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội.
- Nguy cơ thao túng thị trường: Các tổ chức tài chính có thể che giấu các khoản
vay rủi ro cao, thao túng giá cả, tạo bong bóng tài sản và che giấu rủi ro thực sự.
- Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản: Những người tham gia thị trường tự do có thể trở
thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo, như việc mua bán ngoại tệ giả hoặc bị
ép giá bất hợp lý do thiếu sự kiểm soát và bảo vệ từ phía pháp luật.
- Rửa tiền: Thị trường chợ đen là nơi lý tưởng cho các hoạt động rửa tiền, chuyển
đổi tiền phi pháp sang ngoại tệ khác để hợp thức hóa và làm sạch nguồn tiền, gây,
ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
- Kênh thanh khoản cho các khoản vay rủi ro: Thị trường ngoại tệ tự do cung
cấp kênh thanh khoản cho các tổ chức tài chính dễ dàng bán tháo các khoản vay
rủi ro cao, góp phần lan rộng khủng hoảng sang các lĩnh vực khác.

Theo thống kê của Bộ Công an Việt Nam: Tỷ lệ tội phạm tài chính có xu hướng gia
tăng trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn thị trường chợ đen hoạt động
mạnh. Số vụ án tội phạm tài chính tăng 15.2% năm 2021 và 12.8% năm 2022. Một số
loại tội phạm tài chính gia tăng bao gồm: rửa tiền tăng 20.3%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
tăng 18.6%, và tội phạm sử dụng công nghệ cao tăng 25.4% trong năm 2022 so với năm
2021.
Một số vụ án tài chính điển hình tại Việt Nam trong thời gian thị trường chợ đen hoạt
động mạnh có thể kể đến như:

Vụ án Năm Cam: Thời kỳ bao cấp ở Việt Nam (1975-1986), do chính sách hạn chế
ngoại hối của chính phủ, thị trường chợ đen ngoại tệ phát triển mạnh mẽ. Nhiều vụ án
buôn lậu và đầu cơ ngoại tệ đã xảy ra, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vụ án Năm Cam
là một trong những vụ án buôn lậu ngoại tệ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công an Việt Nam: Băng nhóm Năm Cam đã thực hiện hơn
100 vụ án, gây thiệt hại cho Nhà nước và người dân lên tới 7.376 tỷ đồng. Băng
nhóm Năm Cam đã thực hiện hàng trăm vụ cướp giật, tống tiền, cưỡng đoạt tài
sản, thu lợi bất chính hơn 2.000 tỷ đồng. Hoạt động buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền
của băng nhóm này cũng gây thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra băng nhóm còn gây thiệt hại về tài sản cho nhiều doanh nghiệp và cá
nhân thông qua các hành vi cưỡng đoạt, bảo kê, ước tính khoảng 1.376 tỷ đồng.

Vụ án "Chuyển tiền trái phép qua biên giới": Đây là một vụ án kinh tế lớn do bà
Nguyễn Thị Thanh Nga (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu FLC Faros)
cầm đầu.

Theo Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, bà Nga đã chuyển
đổi trái phép 1.300 tỷ đồng từ Việt Nam sang nước ngoài thông qua thị trường
ngoại hối tự do, mục đích để sử dụng số tiền chuyển đổi trái phép đầu tư vào các
dự án bất động sản và kinh doanh khác.Vụ án này đã gây thiệt hại nghiêm trọng
cho Nhà nước Việt Nam về thuế, phí và quản lý ngoại hối, đồng thời gây ảnh
hưởng đến sự ổn định của thị trường ngoại hối Việt Nam.

Vì vậy, phải đóng cửa thị trường ngoại tệ tự do nhằm bảo vệ nền kinh tế vĩ mô của
quốc gia

2. Tình hình tài chính kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 và
quyết định đóng cửa thị trường ngoại tệ tự do của chính phủ
Giai đoạn 2008-2009, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiền tệ Việt Nam trải
qua nhiều biến động tỷ giá. Từ quý II/2008, lạm phát tăng nhanh và khủng hoảng tài
chính toàn cầu tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam về
tác động của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu đối với Việt Nam, từ giữa năm 2008,
suy thoái kinh tế và luồng đầu tư gián
tiếp vào Việt Nam đảo chiều, khiến VND
liên tục mất giá so với USD. Tỷ giá
chính thức VND/USD tăng 5,6% vào
cuối năm 2009 so với cuối năm 2008.
Trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các
NHTM biến động mạnh, đến 2009, tỷ giá
này luôn ở mức trần của biên độ giao
động mà NHNN công bố. Áp lực cung
cầu và tâm lý thị trường khiến tỷ giá trên
thị trường tự do ngày càng xa tỷ giá
chính thức.

Chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng
tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá USD đều đã tăng mạnh. Người
dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng
cao. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ
đen hoặc phải chịu thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các NHTM. Tâm lý hoang mang
mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do
tăng lên hàng ngày.
Vào ngày 26/11/2009, NHNN đã phải chính thức phá giá VND lên mức 5,4% (mức cao
nhất trong một ngày kể từ năm 1998) để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường,
đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +/-3% (trước đó cuối tháng 12/2008,
NHNN đã phá giá VND ở mức 3%). Cùng với điều chỉnh tỷ giá, NHNN tăng lãi suất cơ
bản từ 7% lên 8%/năm. Dù chính sách này hợp lý, nhưng không kịp thời, VND tiếp tục
mất giá. Cuối năm 2009, tỷ giá trên thị trường tự do vẫn cao, khoảng 19.400 VND/USD,
và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần.
Khi mà tình hình thế giới 2 tháng đầu năm 2011 tiếp tục có những diễn biến phức tạp cả
về kinh tế và chính trị - xã hội, và những khó khăn nội tại quốc gia đã tàn tích từ lâu.
Ngày 24/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, yêu cầu kiểm tra và giám
sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, đặc biệt trên thị trường tự do, thực thi
chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, nhằm quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, khắc
phục tình trạng đô la hóa, duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô.

Các kết quả và thành tựu mà Việt Nam đạt được sau khi thắt chặt các hoạt động
trên thị trường ngoại tệ tự do:
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổng hợp

Thứ nhất là ổn định tỷ giá VND/USD, hạn chế tình trạng “đô la hoá” nền kinh tế.

Tỷ giá VND/USD phản ánh sát hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, biến động giảm so
với giai đoạn trước khi thắt chặt. Biên độ giao dịch tỷ giá bình quân liên ngân hàng
VND/USD được thu hẹp từ +/- 3% xuống +/- 1%. NHNN đã áp dụng cơ chế quản lý chặt
chế hơn lãi suất huy động USD; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực
hiện các biện pháp tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các điểm kinh doanh ngoại tệ
trái phép, làm hoạt động mua-bán ngoại tệ trên thị trường tự do giảm mạnh và nhiều điểm
mua-bán đô la đã phải ngừng giao dịch... Hoạt động mua bán trên thị trường chợ đen mặc
dù vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn nhưng nhìn chung chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường
đã được thu hẹp, chỉ còn là khoảng 30-50 VND/ 1USD; dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng
trở lại, tăng cường khả năng ổn định thị trường của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai là thúc đẩy phát triển kinh tế vĩ mô.

Sau khi thắt chặt giám


sát các hoạt động trên thị
trường ngoại tệ tự do, và
thực hiện các chính sách
tài khoá, tiền tệ, tỷ lệ
lạm phát của Việt Nam
đã giảm đáng kể xuống
mức chỉ còn 6,81% vào
năm 2012.
Môi trường kinh tế vĩ mô
ổn định, các dự án và
tổng vốn đăng ký cũng
như tổng số vốn thực
hiện các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài
(FDI) có xu hướng tăng
trở lại sau năm 2011.

Tóm lại, việc xoá bỏ thị trường ngoại tệ tự do tại Việt Nam là một quyết định đúng đắn
và cần thiết trong nền kinh tế nhiều biến động giai đoạn 2008-2009. Chính sách này giúp
Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn tỷ giá hối đoái, giảm bớt tình trạng bất ổn và
hạn chế đầu cơ ngoại tệ, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, việc đóng
cửa cũng hạn chế tình trạng nhập siêu kéo dài và gia tăng, đảm bảo dự trữ ngoại hối nhà
nước. Bằng cách chuyển giao dịch ngoại tệ về các kênh chính thức, chính sách này tăng
cường minh bạch và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tiền tệ Việt Nam.
Trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh và khủng hoảng tài chính toàn cầu, đóng cửa thị
trường ngoại tệ tự do là một bước đi chiến lược để bảo vệ nền kinh tế, đảm bảo sự phát
triển ổn định và bền vững trong dài hạn.
Tài liệu tham khảo
1. TS. Lê Hồng Nhật (2009): "Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt
Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh số 25, [207-216].
2. Vương Quân Hoàng và Nguyễn Hồng Sơn (2008): “Về mối quan hệ liên thông
giữa các thị trường chứng khoán, bất động sản và tiền tệ”, Tạp chí Cộng sản, số
785, tr56.
3. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006): “Tăng dự trữ ngoại hối
nhà nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng số 22.
4. ThS. Vũ Xuân Thanh (2006): “Những kết quả về điều hành tỷ giá giai đoạn 2011 -
2015”, Tạp chí Ngân hàng số 1.
5. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành: “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luận”, Bài Nghiên
cứu NC-22, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Đình Chúc: “Thâm hụt tài
khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp”, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và
Phát triển (DEPOCEN).
7. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24-02-2011
“về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an ninh xã hội”.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm từ 2007 - 2012.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Báo cáo về Thị trường ngoại tệ tự do.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “Xoá bỏ thị trường ngoại tệ tự do để giảm
dần tình trạng đô la hóa”.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Báo cáo về Thị trường ngoại hối Việt
Nam 2011.
12. Bộ Công An Việt Nam.
13. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính.
14. Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
15. Tổng cục Thống kê.

You might also like