Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 113

Giảng viên: Lê Văn Dũng

 Khái niệm mã hóa và điều chế


+ Mã hóa và điều chế là hai kỹ thuật được sử dụng để cung cấp
phương tiện ánh xạ thông tin hoặc dữ liệu thành các dạng sóng
khác nhau để máy thu có thể khôi phục thông tin đáng tin cậy.

 Mã hóa (Coding)

+ Mã hóa là quá trình dữ liệu được chuyển đổi sang định dạng kỹ
thuật số để truyền hoặc lưu trữ hiệu quả.

+ Mã hóa chủ yếu được sử dụng trong máy tính bao gồm việc sắp
xếp một chuỗi các ký tự như chữ cái, dấu câu, số và một số ký hiệu
khác thành một định dạng chuyên biệt nhằm mục đích truyền và lưu
trữ hiệu quả. Đây là một hoạt động phổ biến được thực hiện trong
hầu hết các hệ thống truyền thông không dây..
 Điều chế (Modulation)

+ Điều chế là một cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông
tin qua một phương tiện nhất định.
Ví dụ, âm thanh được truyền qua không khí chỉ có thể truyền đi
trong một khoảng cách giới hạn tùy thuộc vào lượng điện năng
chúng ta tiêu thụ.

+ Để kéo dài khoảng cách, cần có phương tiện thích hợp như
đường dây điện thoại hoặc đài (không dây).
Điều chế có thể được chia thành hai loại phụ dựa trên quá trình điều
chế:
- Điều chế sóng liên tục: AM, FM, PM
- Điều chế mã xung (PCM)
 Phân biệt mã hóa và điều chế
+ Điều chế là thay đổi một tín hiệu còn mã hóa là biểu diễn một tín
hiệu.
+ Mã hóa là chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số hoặc tương tự sang tín
hiệu kỹ thuật số, trong khi điều chế là chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số
hoặc tương tự sang tín hiệu tương tự.
+ Mã hóa được sử dụng để đảm bảo truyền và lưu trữ hiệu quả,
trong khi điều chế được sử dụng để gửi tín hiệu đi một quãng
đường dài.
+ Mã hóa chủ yếu được sử dụng trong máy tính và các ứng dụng
đa phương tiện, điều chế được sử dụng trong các phương tiện
truyền thông như đường dây điện thoại và sợi quang.
+ Mã hóa là việc gán các mã nhị phân khác nhau theo một thuật
toán cụ thể, điều chế là thay đổi các thuộc tính của một tín hiệu
theo các đặc tính nhất định (Biên độ, Tần số hoặc Pha) của một tín
hiệu khác.
Conversion methods

Digital / Digital Analog / Digital Digital / Analog Analog / Analog

 Chuyển đổi dữ liệu số - tín hiệu số

 Chuyển đổi dữ liệu tương tự - tín hiệu số

 Chuyển đổi dữ liệu số - tín hiệu tương tự

 Chuyển đổi dữ liệu tương tự - tín hiệu tương tự


1. Tổng quan

+ Chuyển đổi Digital – Digital đề cập đến kỹ thuật chuyển đổi


dữ liệu số thành tín hiệu số.
+ Các kỹ thuật chuyển đổi gồm:

+ Mã hóa đường truyền (Line Coding)

+ Mã khối (Block Coding)

+ Xáo trộn (Scrambling)

+ Trong các kỹ thuật trên thì kỹ thuật mã hóa đường truyền


rất cần thiết.
2. Kỹ thuật mã hóa đường truyền

+ Là quá trình chuyển đổi chuỗi bit thành tín hiệu số (digital
signal).

+ Tại máy phát (sender), dữ liệu số được mã hóa thành tín


hiệu số. Tại máy thu (receiver), dữ liệu số được tái tạo lại
bằng cách giải mã tín hiệu kỹ thuật số.
2. Kỹ thuật mã hóa đường truyền
 Đơn vị dữ liệu và đơn vị tín hiệu
+ Đơn vị dữ liệu (Data element): Là thành phần nhỏ nhất
mang thông tin. Nó là bit
+ Đơn vị tín hiệu (Signal element): Là đơn vị ngắn nhất
(theo thời gian) thể hiện tín hiệu số.
Như vậy: Dữ liệu là thứ chúng ta cần gửi đi, tín hiệu là thứ
chúng ta thực sự gửi đi. Một đơn vị tín hiệu có thể mang 1
hoặc nhiều đơn vị dữ liệu.
Ví dụ: Ta có thể hiểu, đơn vị dữ liệu giống như hành khánh.
Đơn vị tín hiệu giống như xe cộ. Một xe có thể mang 1 hoặc
nhiều hành khách.
 Đơn vị dữ liệu và đơn vị tín hiệu
+ Ta định nghĩa số tỉ lệ r: Là số đơn vị dữ liệu được mang
bởi một đơn vị tín hiệu.

+ TH1 (a): Một đơn vị tín hiệu


mang một đơn vị dữ liệu.

+ TH2 (b): Hai đơn vị tín hiệu


mang một đơn vị dữ liệu.

+ TH3 (c): Một đơn vị tín hiệu


mang hai đơn vị dữ liệu.

+ TH4 (d): Ba đơn vị tín hiệu


mang bốn đơn vị dữ liệu.
 Tốc độ dữ liệu và tốc độ tín hiệu
+ Tốc độ dữ liệu: Là số đơn vị dữ liệu (số bit) được gửi đi
trong 1 giây. Đơn vị là bit per second (bps).
+ Tốc độ tín hiệu: Là số đơn vị tín hiệu được gửi đi trong 1
giây. Đơn vị là baud (bd)
Mục tiêu trong truyền dữ liệu: là tăng tốc độ dữ liệu trong
khi giảm tốc độ tín hiệu. Tăng tốc độ dữ liệu làm tăng tốc độ
truyền; giảm tốc độ tín hiệu làm giảm yêu cầu băng thông.
Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa hành khách và phương tiện,
chúng ta cần chở nhiều hành khách hơn với ít phương tiện
hơn để tránh tắc đường vì kích thước đường (băng thông) là
hạn chế.
 Mối quan hệ giữa tốc độ dữ liệu và tốc độ tín hiệu
1
Công thức liên hệ: S  c  N 
r
Trong đó: + S là tốc độ tín hiệu (Baud)
+ N là tốc độ dữ liệu (bps)
+ r là tỷ số đơn vị dữ liệu / đơn vị tín hiệu
+ c là hệ số trường hợp
Ví dụ: Một tín hiệu mang dữ liệu trong đó mỗi đơn vị tín hiệu
mang một đơn vị dữ liệu (r = 1). Nếu tốc độ dữ liệu là
100kbps, tính tốc độ tín hiệu nếu c =1/2.
1 1
S  c  N    100x1  50(kbaud)
r 2
 Mối quan hệ giữa tốc độ tín hiệu và băng thông

Như đã biết thì tốc độ tín hiệu là thứ trực tiếp truyền đi trên
kênh. Vì vậy, tốc độ baud sẽ quyết định đến băng thông cần
thiết.
Băng thông tỷ lệ với tốc độ truyền (tốc độ tín hiệu). Băng
thông tối thiểu có thể xác định bởi công thức:
1
Công thức: Bmin  c N
r
Khi đó tốc độ dữ liệu lớn nhất có thể là:

N max  (1 / c)  B  r
 Trôi đường cơ sở (Baseline Wandering)

Phía giải mã, dựa vào giá trị trung bình chạy (running
avarage) của tín hiệu thu được để so sánh với tín hiệu từ đó
xác định mức điện áp cao hoặc thấp.

Giá trị trung bình chạy gọi là đường cơ sở (baseline)

Nếu truyền một chuỗi dài các mức điện áp không đổi (chuỗi
dài các bit 0 hoặc bit 1 liên tục) sẽ làm dịch chuyển đường cơ
sở (baseline wandering).
Việc trôi đường cơ sở sẽ làm quá trình giải mã của phía thu
khó chính xác.
 Thành phần một chiều (Direct Current)
Nếu tín hiệu không đổi trong một thời gian dài sẽ gây ra các thành
phần tần số thấp  thành phần một chiều (DC component)
Thành phần một chiều không truyền qua được các kênh có tần số
cao (bandpass)
Thành phần một chiều không truyền qua được các máy biến áp
(trong hệ thống điện thoại)
 Tự đồng bộ
Độ dài bit (bit interval) ở phía phát và phía thu phải giống nhau, nếu
không sẽ gây mất đồng bộ.
Tín hiệu số có khả năng tự đồng bộ (self synchronization) nếu nó
mang thêm thông tin về thời gian.
 Các đặc điểm khác của mã đường truyền

+ Khả năng phát hiện lỗi (error detection): Là một tính chất
mong muốn của bộ mã, một số bộ mã có khả năng phát hiện
lỗi.

+ Khả năng chống nhiễu và xuyên nhiễu (noise and


interference): Đây cũng là một tính chất mong muốn của bộ
mã, một số bộ mã có tính chất này.

+ Độ phức tạp (complexity): Nói chung một bộ mã càng


phức tạp càng có giá trị.
 Các loại mã đường truyền
a. Mã đơn cực (Unipolar)
+ Là dạng mã hóa đơn giản nhất. Trong mã đơn cực, tất cả
tín hiệu đều nằm về một phía so với trục thời gian.
+ Trong mã đơn cực, một mức điện áp biểu thị cho bit 0, một
mức điện áp biểu thị cho bit 1. Ví dụ: Bit 0  0V; bit 1 +V
(+5V, +9V,…)
+ Ví dụ: Cho chuỗi bit 10110. Biểu diễn chuỗi này dưới dạng
mã đơn cực.
a. Mã đơn cực (Unipolar)
+ Ưu điểm: Đơn giản và chi phí thấp

+ Khuyết điểm:

- Tồn tại thành phần một chiều (giá trị trung bình của mã đơn
cực khác không) tạo thành phần điện áp DC trên đường
truyền làm cho tín hiệu không thể đi qua môi trường truyền.
- Khả năng đồng bộ: Khi tín hiệu truyền có giá trị không đổi
(chuỗi dài các bit 0 hoặc 1) thì máy thu không xác định được
thời gian tồn tại của một bit (chu kỳ bit). Khắc phục bằng
cách dùng thêm dây dẫn để truyền tín hiệu đồng bộ giúp
máy thu biết về chu kỳ bit.
b. Mã có cực (Polar)
+ Khái niệm: Trong mã có cực, mức tín hiệu nằm cả về hai
phía so với trục thời gian nhằm giảm bớt thành phần DC. Ví
dụ: Mức tín hiệu dương (+V) ứng với bit 1; mức tín hiệu âm
(-V) ứng với bit 0.
+ Phân loại: Mã có cực gồm NRZ (NRZ-L và NRZ-I); RZ và
Biphase
- NRZ (Nonreturn to Zero): Gồm NRZ-Level và NRZ-Invert
- RZ (Return to Zero)
- Biphase: Gồm Manchester (dùng trong Ethernet LAN) và
Manchester vi sai (dùng trong Token Ring LAN).
b. Mã có cực (Polar)
 NRZ: Có giá trị là dương (+V) hoặc âm (-V).
+ NRZ – L (NonReturn to Zero – Level)
Đặc điểm: Bit 0  +V (+3V;+5V;…); Bit 1 -V (-3V;-5V;…)
Ưu điểm: Thành phần DC giảm hơn so với mã đơn cực.
Khuyết điểm: Xuất hiện bài toán đồng bộ khi tín hiệu truyền có giá
trị không đổi thì máy thu không thể xác định được thời gian tồn tại
của một bit.
+ NRZ – I (NonReturn to Zero – Invert)
Đặc điểm: Gặp bit 1  đảo cực điện áp trước đó. Gặp bit 0 
không đảo cực điện áp trước đó. Bit đầu tiên có thể giả sử dương
hoặc âm.
Ưu điểm: So với NRZ-L thì giải quyết được vấn đề đồng bộ khi
gặp chuỗi bit 1.
b. Mã có cực (Polar)
 NRZ: Có giá trị là dương (+V) hoặc âm (-V).
+ Ví dụ: Cho chuỗi bit 01001110. Biểu diễn chuỗi bit này qua mã
NRZ-L và NRZ-I.

+ Tốc độ tín hiệu: Tốc độ tín hiệu trong cả hai mã là S=N/2 (Tốc độ
dữ liệu).
b. Mã có cực (Polar)
 RZ (Return to Zero)
Đặc điểm: Sử dụng ba mức điện áp là dương (+V), âm (-V) và 0.
Mỗi tín hiệu biểu diễn 1 bit có sự dịch chuyển mức tín hiệu về 0 tại
điểm chính giữa. Cụ thể:

Bit 0 Nửa chu kỳ đầu (-V); nửa chu kỳ sau (0V)


Bit 1  Nửa chu kỳ đầu (+V); nửa chu kỳ sau (0V)

Ưu điểm: Giải quyết vấn đề đồng bộ cho chuỗi bit 1 hoặc 0 liên tiếp.

Khuyết điểm: Có băng thông rộng hơn. Có ba mức điện áp nên độ


phức tạp lớn. Tuy nhiên, đây là phương pháp hiệu quả nhất vì pp
mã hóa tốt phải dự phòng cho chế độ đồng bộ.
b. Mã có cực (Polar)
 RZ (Return to Zero)
+ Ví dụ: Cho chuỗi bit 01001. Biểu diễn chuỗi bit này qua mã RZ.
b. Mã có cực (Polar)
 Biphase (Mã có cực hai pha)
Đặc điểm: Tồn tại điện áp +V và –V trong 1 bit.
Phân loại: Manchester và Manchester vi sai
+ Manchester: Kết hợp mã RZ và NRZ-L
Bit 0  Nửa chu kỳ đầu (+V); nửa chu kỳ sau (-V)
Bit 1  Nửa chu kỳ đầu (-V); nửa chu kỳ sau (+V)
+ Manchester vi sai: Kết hợp mã RZ và NRZ-I
Gặp bit 0  Đảo cực điện áp trước đó
Gặp bit 1  Giữ nguyên điện áp trước đó.
Luôn có sự thay đổi điện áp tại điểm giữa chu kỳ bit.
b. Mã có cực (Polar)
 Biphase (Mã có cực hai pha)
b. Mã có cực (Polar)
 Biphase (Mã có cực hai pha)

Ưu điểm
+ Không có thành phần một chiều và hiện tượng dịch chuyển
đường cơ sở.
+ Có khả năng tự đồng bộ nhờ sự dịch chuyển mức ở điểm chính
giữa chu kỳ.
Khuyết điểm
+ Băng thông lớn (bằng hai lần mã NRZ).
+ Tốc độ baud lớn
+ Không có khả năng phát hiện lỗi.
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
Đặc điểm
+ Dùng ba mức điện áp: Dương (+V); Âm (-V); Zero (0V)
Phân loại
+ Gồm 3 loại: AMI, B8ZS và HDB3

Bipolar

AMI B8ZS HDB3


c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 AMI (Alternate Mark Inversion)
Đặc điểm
+ Bit 0  0V; Bit 1  Điện áp –V hoặc +V luân phiên (Tồn tại một
chu kỳ bit).
+ Biến thể của mã AMI là mã giả ba mức (Pseudo-ternary). Mã giả
ba mức ngược với mã AMI (Tức là bit 0 nhận –V; +V luân phiên).
Ưu điểm
+ Mã AMI làm triệt tiêu thành phần DC; băng thông hẹp (bằng
NRZ); Tốc độ baud thấp.
+ Đồng bộ đối với chuỗi các bit 1 liên tiếp
Khuyết điểm
+ Dễ mất đồng bộ đối với chuỗi các giá trị bit 0 liên tiếp. Không có
khả năng tự sửa lỗi.
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 AMI (Alternate Mark Inversion)
Ví dụ: Biểu diễn chuỗi bit 010010 thông qua mã AMI và mã giả ba
mức.
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 B8ZS (Bipolar 8 – Zero Substitution)
Đặc điểm
+ Bit 1  Điện áp –V hoặc +V luân phiên (Tồn tại một chu kỳ bit);
đảo cực điện áp trước đó.
+ Bit 0  Đếm số bit 0 liên tiếp:
- Nếu không phải là nhóm 8 bit 0 liên tiếp  mã hóa là 0V
- Nếu là 8 bit 0 liên tiếp  mã hóa như sau:
+ 00000000  + 000 + - 0 - + (+  +V; -  -V)
- 00000000  - 000 - + 0 + - (+  +V; -  -V)
+ 0 0 0 0 0 0 0 0 - 0 0 0 0 0 0 0 0

+ 0 0 0 + - 0 - + - 0 0 0 - + 0 + -
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 B8ZS (Bipolar 8 – Zero Substitution)
Ví dụ 1: Cho chuỗi bit 10000000000100. Biểu diễn chuỗi bit này
dưới dạng mã B8ZS. Giả sử bit 1 đầu tiên có điện áp +V.
Amplitude

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

Time

Ví dụ 2: Cho chuỗi bit 100000000. Biểu diễn chuỗi bit này dưới
dạng mã B8ZS trong hai trường hợp.
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 HDB3 (High Density Bipolar 3 Zero)
Đặc điểm
+ Bit 1  Điện áp –V hoặc +V luân phiên (Tồn tại một chu kỳ bit);
đảo cực điện áp trước đó.
+ Bit 0  Đếm số bit 0 liên tiếp:
- Nếu không phải là nhóm 4 bit 0 liên tiếp  mã hóa là 0V
- Nếu là 4 bit 0 liên tiếp  tính tổng số xung (+ hoặc -):
+ Là số lẻ: ± 0000  ± 000 ±
+ Là số chẵn: + 0000  + - 00 - ; - 0000  - + 00 +
+ 0 0 0 0 - 0 0 0 0 + 0 0 0 0 - 0 0 0 0

+ 0 0 0 + - 0 0 0 - + - 0 0 - - + 0 0 +

+ If the number of 1s since the + If the number of 1s since the last


last substitution is odd substitution is even
c. Mã lưỡng cực (Bipolar)
 HDB3 (High Density Bipolar 3 Zero)
Ví dụ 1: Cho chuỗi bit 10000000000100. Biểu diễn chuỗi bit này
dưới dạng mã HDB3. Giả sử bit 1 đầu tiên có điện áp +V.
Amplitude

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

Time

Ví dụ 2: Cho chuỗi bit


1100001000000000.
Biểu diễn chuỗi bit
này dưới dạng mã
HDB3.
1. Tổng quan
+ Chuyển đổi Analog – Digital đề cập đến kỹ thuật chuyển đổi tín
hiệu tương tự thành tín hiệu số (Biểu diễn các thông tin có trong
tín hiệu thành chuỗi tín hiệu 0, 1).
+ Tín hiệu số có nhiều ưu điểm hơn so với tín hiệu tương tự, ví dụ:
có tính kháng nhiễu tốt hơn, dễ dàng tái tạo, phát hiện lỗi và sửa
lỗi. Do vậy, xu hướng ngày nay dịch chuyển từ thông tin tương tự
sang thông tin số.
+ Mục đích:
- Giảm thiểu khối lượng lớn các giá trị trong thông tin của tín
hiệu tương tự để biểu diễn thành luồng tín hiệu số mà không
bị thất thoát thông tin.
- Chống nhiễu.
- Dễ xử lý.
2. Các phương pháp chuyển đổi analog - digital
+ Điều chế xung mã PCM (Pulse Code Modulation)
+ Điều chế Delta DM (Delta Modulation)

Analog to Digital

PCM DM

+ Trong khuôn khổ của học phần này, ta chỉ xét phương pháp
chuyển đổi Điều chế mã xung PCM.
+ Trước khi sử dụng PCM, ta thực hiện điều chế biên độ xung PAM
(Pulse Amplitude Modulation).
3. Phương pháp điều chế xung mã PCM
3. Phương pháp điều chế xung mã PCM
a. Điều chế biên độ xung PAM
+ PAM: Lấy mẫu và tạo ra chuỗi xung. Đây là bước đầu tiên của
quá trình chuyển đổi tương tự - số.
Amplitude Amplitude

Time Time

a. Analog signal b. PAM signal


3. Phương pháp điều chế xung mã PCM
b. Điều chế xung mã PCM
+ Kỹ thuật PCM gồm 4 bước:

+ Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)

+ Lượng tử hóa (Quantization)

+ Mã hóa nhị phân (Coding)

+ Mã hóa số - số.

+ Thông thường, trước khi lấy mẫu, tín hiệu được đưa qua lọc để
giới hạn tần số lớn nhất của tín hiệu vì điều này ảnh hưởng đến tốc
độ lấy mẫu.
b. Điều chế xung mã PCM

 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)

+ Lấy mẫu là quá trình rời rạc hóa về mặt thời gian. Giá trị tín hiệu
được lấy sau mỗi khoảng thời gian Ts , hay tần số lấy mẫu fs = 1/Ts.

+ Có ba phương pháp lấy mẫu:

+ Lấy mẫu lý tưởng (Ideal sampling)

+ Lấy mẫu tự nhiên (Natural sampling)

+ Lấy mẫu đỉnh phẳng (Flat top sampling)

+ Phương pháp lấy mẫu đỉnh phẳng phổ biến nhất vì mạch điện đơn
giản
b. Điều chế xung mã PCM

 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)


b. Điều chế xung mã PCM
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)
+ Định lý lấy mẫu Nyquist
+ Tần số lấy mẫu (sampling rate) phải lớn hơn ít nhất 2 lần tần số
lớn nhất của tín hiệu: fs ≥ 2 × fmax
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)
+ Ví dụ 1: Xét một ví dụ trực quan về tần số lấy mẫu, tín hiệu hình
sin có tần số f được lấy mẫu với tần số fs=2f (bằng tần số Nyquist),
fs=4f (gấp đôi tần số Nyquist) và fs=f (1/2 tần số Nyquist)
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)
Ví dụ 2: Xét chuyển động của kim giây của đồng hồ, nó tuần hoàn
với chu kỳ 60s. Theo định lý lấy mẫu Nyquist thì chu kỳ lấy mẫu phải
nhỏ hơn hoặc bằng 30s.

+ Nếu chu kỳ lấy mẫu bằng 30s, các điểm quan sát được là 12h, 6h,
12h, 6h,…không thể hiện được hướng chuyển động của kim

+ Nếu chu kỳ lấy mẫu là 15s, các điểm quan sát được là 12h, 3h, 6h,
9h, 12h,… cho biết hướng quay của kim theo chiều thuận.

+ Nếu chu kỳ lấy mẫu là 45s, các điểm quan sát được là 12h, 9h, 6h,
3h,…cho thấy hướng quay của kim theo chiều ngược.
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)

+ Ví dụ 3: Một ví dụ tương tự ví dụ 4.7 là khi xem phim, nếu bánh


xe quay nhanh chúng ta có cảm giác như nó quay ngược.
+ Nguyên nhân: Nguyên nhân là lấy mẫu dưới tần số Nyquist.
Thông thường phim ảnh được chiếu với tốc độ 24 hình/s; do đó nếu
bánh xe quay với tốc độ trên 12 vòng/s thì tần số lấy mẫu dưới tần
số Nyquist nên người xem cảm giác bánh xe quay ngược
+ Ví dụ 4: Một tín hiệu thông thấp có băng thông bằng 200 kHz. Hỏi
tần số lấy mẫu nhỏ nhất cho tín hiệu trên là bao nhiêu?

+ Băng thông của tín hiệu thông thấp giữa 0 và f, với f là tần số lớn
nhất của tín hiệu. Do vậy tần số lớn nhất của tín hiệu là f = 200 kHz.
Theo định lý Nyquist, tần số lấy mẫu nhỏ nhất: fs = 2f = 400,000
mẫu/s.
 Lấy mẫu và giữ PAM (Sampling)

+ Ví dụ 5: Trong hệ thống điện thoại, người ta số hóa tín hiệu thoại


(tiếng nói) có tần số lớn nhất là fmax = 4000 Hz.
Tần số lấy mẫu là fs = 8000 mẫu/s.

+ Ví dụ 6: Một tín hiệu thông dải có băng thông bằng 200 kHz. Hỏi
tần số lấy mẫu nhỏ nhất cho tín hiệu trên là bao nhiêu?

+ Chúng ta không thể tìm được tần số lớn nhất của tín hiệu, vì không
biết tần số bắt đầu và kết thúc của tín hiệu thông dải trên. Do vậy
không tìm được tần số lấy mẫu nhỏ nhất.
 Lượng tử hóa (Quantization)

+ Sau quá trình lấy mẫu ta có một dãy xung có biên độ biến thiên vô
hạn từ một giá trị min đến một giá trị max

+ Lượng tử hóa là quá trình gán (xấp xỉ hóa) giá trị bất kỳ của tín
hiệu (sau khi lấy mẫu) về một mức đã định sẵn (tập hợp các giá trị
hữu hạn).

+ Tập hợp các giá trị hữu hạn tạo ra bằng cách chia khoảng giá trị
min  max thành L đoạn, mỗi đoạn có chiều cao :
 = (max - min)/L

+ L đoạn gọi là L mức lượng tử hóa, khoảng cách giữa hai mức
lượng tử hóa là bước lượng tử hóa
 Lượng tử hóa (Quantization)

+ Biên độ của xung được gán với điểm chính giữa của bước lượng
tử hóa gần nó nhất.

+ Ví dụ: Ta có biên độ xung biến thiên từ Vmin= -20V đến Vmax= +20V.

+ Giả sử có 8 mức lượng tử hóa  bước lượng tử hóa:

 = [(20) – (-20)] / 8 = 5

+ 8 vùng lượng tử hóa: [-20, -15]; [-15, -10 ]; [-10 , -5]; [-5, 0];
[0, +5]; [+5, +10]; [+10, +15]; [+15, +20].

+ Những điểm giữa: -17.5, -12.5, -7.5, -2.5, 2.5, 7.5, 12.5, 17.5
 Sai số lượng tử hóa (Quantization Error)
+ Sai số lượng tử hóa là sai lệch giữa phần giá trị biên độ thực tế
của xung và điểm giữa hai mức lượng tử hóa mà nó gán vào.
+ Sai số lượng tử hóa giao động trong khoảng: -Δ/2 ≤  ≤ Δ/2
+ Sai số lượng tử hóa được đánh giá bằng tỷ số tín hiệu trên nhiễu
lượng tử hóa SNRdB:
SNRdB = 6.02nb + 1.76 (dB)
+ Trong đó: nb là số bit cần thiết để mã hóa L mức lượng tử hóa.
+ Ví dụ 1: Tỷ số tín hiệu trên nhiễu lượng tử hóa với nb = 3 bit (8
mức lượng tử hóa) được xác định:
SNRdB = 6.02 x 3 + 1.76 (dB) = 19.82 (dB)
+ Nếu tăng số mức lượng tử hóa  tăng số bit mã hóa  tăng
SNRq
 Mã hóa (Coding)
+ Mã hóa là quá trình gán cho mỗi điểm giữa của hai mức lượng tử
hóa bằng một từ mã nhị phân
.+ Số bit cần thiết để mã hóa L bước lượng tử hóa (số bit/mẫu):
nb = log2L
+ Tốc độ bit sau khi mã hóa: Bitrate Rb = nb x fs
+ Ví dụ 2: Nếu ta có 8 mức lượng tử thì số bít trên mẫu là:
nb = log28 = 3
+ Tiếp theo, mỗi giá trị được chuyển sang giá trị 3 bít nhị phân
tương ứng.
 Mã hóa số - số
+ Chuyển các bit nhị phân thành tín hiệu số (Mã đơn cực, lưỡng
cực,…)
Ví dụ 3: Một đường truyền tín hiệu điện thoại có tỷ số tín hiệu trên
nhiễu lượng tử hóa bằng 40 dB. Tính số bit/mẫu để mã hóa PCM?

SNRdB = 6.02nb + 1.76 = 40 (dB)  nb = 6.35


+ Chọn số nguyên gần nhất  nb = 7 bit. Thực tế, hệ thống điện
thoại sử dụng 8 bit để mã hóa PCM.
Ví dụ 4: Mã hóa PCM tín hiệu thoại, sử dụng 8 bit/mẫu để mã hóa.
Tính tốc độ bit. Giả sử tín hiệu thoại có tần số lớn nhất là f = 4 kHz

+ Tốc độ lấy mẫu theo định lý Nyquist: = 4000 x 2 = 8000 mẫu/giây

+ Tốc độ bit Rb:


Rb = nb x fs = 8 x 8000 = 64000 bps = 64 kbps
 Ví dụ 5: Quá trình chuyển đổi một tín hiệu tương tự - số
 Ví dụ 6: Amplitude Amplitude

+ Bước 1: Lấy mẫu và


giữ PAM
Time Time

a. Analog signal b. PAM signal

+ Bước 2: Lượng tử hóa

c. Tín hiệu PAM đã lượng tử hóa


 Ví dụ 6:

+ Bước 3: Mã hóa.
Nếu ta có 256 mức
lượng tử thì số bit
cần biểu diễn là 8.
 Ví dụ 6:
+ Bước 4: Mã hóa số - số. Ta ví dụ, nếu sử dụng mã đơn cực đã xét
phần chuyển đổi số - số với giá trị 3 mẫu đầu tiên ta được:
+ 24 + 38 + 48

0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0

Direction of transfer

+ PCM là phương pháp lấy mẫu tín hiệu được dùng trong số hóa
tín hiệu thoại trong truyền dẫn T – Line trong hệ thống viễn thông
Bắc Mỹ, E – Line trong hệ thống viễn thông Châu Âu.
 Tóm tắt: Sơ đồ khối của kỹ thuật điều chế PCM
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn song song
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp: Gồm truyền nối tiếp đồng bộ và
truyền nối tiếp bất đồng bộ.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn song song
+ Sử dụng n đường dây để truyền n bit cùng một lúc. Ưu điểm của
chế độ truyền dẫn này là tốc độ nhanh tuy nhiên giá thành cao.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp
+ Chỉ sử dụng một đường dây để truyền lần lượt từng bit từ phía
phát đến phía thu.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp bất đồng bộ
+ Trong truyền nối tiếp bất đồng bộ (asynchronous transmission),
thời gian không quan trọng, hay nói cách khác không cần một xung
nhịp thống nhất chung giữa phía phát và phía thu.

+ Các bit dữ liệu thường được đóng thành khối (byte), phía thu dựa
vào quy luật đóng gói bit để suy luận ra các bit dữ liệu.

+ Dữ liệu được đóng gói thành 1 byte (8bit), cộng thêm bit mở đầu
start bit, và bit kết thúc stop bit – để báo hiệu khi bắt đầu và kết thúc
truyền 1 byte dữ liệu.
+ Có một khoảng thời gian trống giữa 2 lần truyền 2 byte, gọi là thời
gian rỗi, có mức trùng với stop bit.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp bất đồng bộ
+ Phía thu cần biết độ dài bit để suy luận ra từng bit thu được  bất
đồng bộ ở mức byte nhưng vẫn đồng bộ ở mức bit.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp đồng bộ

+ Trong truyền đồng bộ (synchronous transmission) không có start


bit, stop bit, không có khoảng cách thời gian truyền giữa các byte,
yếu tố thời gian rất quan trọng.

+ Các bit dữ liệu được đóng gói vào khung có kích thước lớn (gồm
nhiều byte). Phía thu nhận được dữ liệu, dựa vào xung đồng bộ để
đếm 8 bit  1 byte.

+ Giữa các byte không có khoảng cách thời gian, nhưng giữa các
khung có thể có khoảng cách thời gian.
4. Các chế độ truyền dẫn
 Chế độ truyền dẫn nối tiếp đồng bộ
1. Tổng quan
 Chuyển đổi số - tương tự (điều chế số) là quá trình thay đổi
một trong các đặc tính (Biên độ, tần số, pha) của tín hiệu sóng
mang (điều hòa, sin) dựa trên thông tin của tín hiệu số (1 và 0).
 Mục đích
+ Để truyền dữ liệu từ thiết bị số A sang thiết bị số B dùng đường
dây điện thoại, vô tuyến hoặc k/c truyền xa. Do đường dây điện
thoại mang tín hiệu tương tự  chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu
tương tự.
+ Ghép kênh

 Sơ đồ khối:
1. Tổng quan
 Phân loại:
Ta biết tín hiệu sin được định nghĩa từ ba đặc tính: Biên độ
(Amplitude); Tần số (Frequency); Pha (Phase).

Trong truyền dữ liệu, ta quan tâm tới bốn phương pháp chuyển đổi
số - tương tự:

+ ASK (Amplitude Shift keying): Điều chế số biên độ,

+ FSK (Frequency Shift keying): Điều chế số tần số,

+ PSK (Phase Shift keying): Điều chế số tần số,

+ QAM (Quadrature Amplitude Modulation)


1. Tổng quan
 Phân loại
1. Tổng quan
 Các yếu tố liên quan tới điều chế số
Hai yếu tố quan trọng trong điều chế số là tốc độ bit/baud và tín hiệu
sóng mang (sin).
+ Tốc độ bit (Rbit): Là số bit được truyền trong một giây (bps).
+ Tốc độ baud (Rbaud = Nbaud): Là số đơn vị tín hiệu truyền trong
một giây (baud/s).
+ Đơn vị tín hiệu: Là một tín hiệu sóng mang (sin) đã chứa tín
hiệu số (có thể mang 1 bit, 2 bit, 3 bit,…).
Ý nghĩa: Tốc độ baud nhằm xác định băng thông cần thiết để truyền
tín hiệu.
Tốc độ bit = Tốc độ baud x số bit trong một đơn vị tín hiệu
 Các yếu tố liên quan tới điều chế số
1. Tổng quan
 Các yếu tố liên quan tới điều chế số
Ví dụ 1: Ta có thể so sánh tốc độ baud và bit như hành khách và xe.
+ Baud tương tự như xe, còn bit tương tự như người trong xe.
+ Một chuyến xe có thể trở một hoặc nhiều người.
Ý nghĩa:
+ Nếu ta có 100 xe di chuyển từ A đến B chỉ chở một người (Lái xe)
thì mang 100 người. Nhưng vẫn 100 xe, mỗi xe chở 4 người thì
mang được 400 người.
+ Số xe là đơn vị lưu thông trên đường tức là tạo nhu cầu về độ
rộng con đường.

Như vậy: Tốc độ baud xác định băng thông cần thiết.
 Các yếu tố liên quan tới điều chế số
Ví dụ 2: Một tín hiệu tương tự (sóng mang) mang 4 bit trong đơn vị
tín hiệu. Giả sử có 1000 đơn vị tín hiệu (dvth) được truyền trong một
giây, hãy xác định tốc độ baud và tốc độ bit.
+ Tốc độ baud: = số đơn vị tín hiệu trong 1 giây = 1000 baud/s
+ Tốc độ bit = Tốc độ baud x số bít trong 1 dvth = 4000 bps.
 Tín hiệu sóng mang (Carrier signal)
+ Trong truyền dẫn analog, thiết bị phát tạo ra tần số sóng cao tần
làm nền cho tín hiệu thông tin. Tín hiệu nền này gọi là sóng mang
hay tần số sóng mang (dạng sin).

+ Thiết bị thu được chỉnh để thu tần số sóng mang trong đó có tín
hiệu số đã điều chế. Tín hiệu mang thông tin gọi là tín hiệu điều chế.
2. Các phương pháp chuyển đổi
a. ASK – Khóa dịch biên độ

+ Là phương thức điều chế mà biên độ của sóng mang thay đổi
theo dữ liệu số đầu vào (tần số và pha không thay đổi).

+ Khóa dịch biên độ nhị phân (Binary ASK): Nếu biên độ sóng
mang chỉ có hai mức ứng với hai bit. Ví dụ: Bit 1 ứng với có sóng
mang, bit 0 ứng với không có sóng mang.

+ Khóa dịch biên độ nhiều mức (Multilevel ASK): Nếu có nhiều


biên độ sóng mang ứng với nhiều tổ hợp dữ liệu nhị phân khác
nhau.
2. Các phương pháp chuyển đổi
a. ASK – Khóa dịch biên độ
2. Các phương pháp chuyển đổi
a. ASK – Khóa dịch biên độ
a. ASK – Khóa dịch biên độ
+ Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 01010, tốc độ bit là 5 bps, được điều
chế bằng phương pháp ASK. Tần số sóng mang fc = 20 Hz. Biên độ
đối với bit “1” là 5V, biên độ đối với bit “0” là 2V. Pha ban đầu của
sóng mang là 1800. Vẽ tín hiệu ASK. Tín hiệu ASK có phải điều
hoà? Tính tốc độ baud (tốc độ tín hiệu).
+ “0”  vc1(t) = 2 sin(2π20t+1800) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ “1”  vc2(t) = 5 sin(2π20t+1800) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ Chu kỳ bit: Tb = 1/Rb = 1/5 = 200ms
+ Chu kỳ sóng mang: Tc = 1/fc = 1/20 = 50ms
+ Như vậy: Tb = 4Tc  Một chu kỳ bit chứa 4 chu kỳ sóng mang.
+ Tốc độ baud = tốc độ bit/số bít trong mỗi đvth = 5 baud/s
+ ASK không phải điều hoà vì có hai biên độ.
a. ASK – Khóa dịch biên độ
+ Ví dụ 1
a. ASK – Khóa dịch biên độ
 Khuyết điểm của ASK: ASK thường rất nhạy cảm với nhiễu biên
độ. Nhiễu này thường là các tín hiệu điện áp xuất hiện trên
đường dây từ các nguồn tín hiệu khác ảnh hưởng được lên biên
độ của tín hiệu ASK.
 Phương pháp ASK thông dụng OOK (On – Off keying): Trong
OOK, có một giá trị bit tương đương với không có điện áp. Điều
này giúp tiết kiệm năng lượng truyền tin.
a. ASK – Khóa dịch biên độ

 Băng thông ASK:


+ Ta thấy rằng, có vô số tần số (không tuần
hoàn) trong điều chế ASK.
+ Tần số sóng mang fc ở giữa.
fmin fmax
+ Tần số: fmin = fc – Nbaud/2; fmax = fc + Nbaud/2
+ Băng thông: B = fmax – fmin = Nbaud = S (S là tốc độ tín hiệu: baud/s)
+ Thực tế: Băng thông còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa gọi là d. d
phụ thuộc vào quá trình điều chế và lọc. Giá trị của d nằm giữa 0 và
1. Vì vậy, băng thông tối thiểu cần cho quá trình truyền tín hiệu
ASK là:
B  (1  d)  S
a. ASK – Khóa dịch biên độ
 Băng thông hệ thống thay đổi theo chế độ truyền
+ Đường dây có một hướng truyền (chế độ đơn công): Băng
thông của đường dây tối thiểu bằng băng thông của tín hiệu.
BHệ thống = BĐường dây = BTín hiệu
+ Đường dây có hai hướng truyền không đồng thời (chế độ bán
song công): Băng thông của đường dây tối thiểu bằng băng thông
của tín hiệu.
BHệ thống = BĐường dây = BTín hiệu = BMỗi hướng
+ Đường dây có hai hướng truyền đồng thời (chế độ song công):
Băng thông của đường dây tối thiểu bằng băng thông của tín hiệu.
BHệ thống = BĐường dây min = 2xBTín hiệu + Bbảo vệ
Bbảo vệ: Giải tần số bảo vệ hai hướng (lý tưởng =0)
a. ASK – Khóa dịch biên độ
Ví dụ 2: Tính băng thông hệ thống truyền tín hiệu B-ASK với tốc độ
bit là 2 kbps. Chế độ truyền dẫn bán song công.
+ Vì chế độ truyền là bán song công nên: BHệ thống = BMỗi hướng
+ Vì điều chế B-ASK nên tốc độ bit bằng tốc độ baud. Nên băng
thông mỗi hướng: BMỗi hướng = S = N = 2000 Hz.
+ Băng thông tối thiểu của hệ thống: BHệ thống = 2000 Hz = 2 kHz.
Ví dụ 3: Giả sử băng thông khả dụng là 100 kHz trải dài từ tần số
200kHz đến 300kHz. Tính tần số sóng mang và tốc độ bit nếu chúng
ta sử dụng phương pháp điều chế ASK. Lấy d = 1.
+ Điểm giữa của băng thông chính là tần số sóng mang: fc = 250kHz.
Vì sử dụng phương pháp điều chế ASK nên tốc độ bit = tốc độ baud
(tốc độ tín hiệu). Do lấy d = 1 nên B = 2xS  S = 50kHz = N
a. ASK – Khóa dịch biên độ
Ví dụ 4: Cho băng thông hệ thống truyền ASK là 10kHz (Từ 1kHz
đến 11kHz). Hệ thống truyền song công. Giả sử không có khoảng
trống tần số giữa hai hướng (Bbảo vệ = 0). Tính băng thông mỗi
hướng và tần số sóng mang mỗi hướng. Vẽ phổ ASK hệ thống.
+ Vì truyền song công nên: BHệ thống = 2xBMỗi hướng

+ Nên : BMỗi hướng = BHệ thống/2 = 10kHz/2 = 5kHz

+ Tần số sóng mang fc1 = 1kHz + 5kHz/2 = 3.5kHz = 3500Hz.


+ Tần số sóng mang fc2 = 11kHz - 5kHz/2 = 8.5kHz = 8500Hz.

5 kHz 5 kHz

fc1 fc2
1 kHz 11 kHz
b. FSK – Khóa dịch tần số

+ Là phương thức điều chế mà tần số của sóng mang thay đổi theo
dữ liệu số đầu vào (Biên độ và pha không thay đổi).
+ Khóa dịch tần nhị phân (Binary FSK): Nếu sóng mang chỉ có
hai tần số ứng với hai bit dữ liệu. Ví dụ, tần số f1 ứng với bit “1” và
tần số f2 ứng với bit “0”.
- Bit “1”  Ứng với sóng mang: vc1(t) = Vcm sin(2πfc1t+1800)

- Bit “0”  Ứng với sóng mang: vc2(t) = Vcm sin(2πfc2t+1800)

+ Khóa dịch tần nhiều mức (Multilevel FSK): Nếu sóng mang có
nhiều tần số ứng với nhiều tổ hợp dữ liệu nhị phân khác nhau.
b. FSK – Khóa dịch tần số
Khóa dịch tần nhị phân (Binary FSK)
b. FSK – Khóa dịch tần số

Khóa dịch tần nhị phân (Binary FSK)


b. FSK – Khóa dịch tần số
Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 01101, tốc độ bit là 5 bps, được điều
chế bằng phương pháp B-FSK. Biên độ sóng mang là 5V, tần số đối
với bit “1” là 20Hz, tần số đối với bit “0” là 10Hz. Pha ban đầu của
sóng mang là 1800. Vẽ tín hiệu FSK. Tính tốc độ baud?
+ “0”  vc1(t) = 5 sin(2π.10t+1800) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ “1”  vc2(t) = 5 sin(2π.20t+1800) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ Chu kỳ bit: Tb = 1/Rb = 1/5 = 200ms
+ Chu kỳ sóng mang bit “0”: Tc1 = 1/fc1 = 1/10 = 100ms
+ Chu kỳ sóng mang bit “1”: Tc2 = 1/fc2 = 1/20 = 50ms
+ Như vậy: Tb = 2Tc1 = 4Tc2  Một chu kỳ bit chứa 2 chu kỳ sóng
mang fc1 và 4 chu kỳ sóng mang fc2.
+ Tốc độ baud = tốc độ bit/số bít trong mỗi đvth = 5 baud/s.
b. FSK – Khóa dịch tần số

+ Ví dụ 1
f
b. FSK – Khóa dịch tần số
f

 Băng thông FSK:

+ Phổ BFSK là tổ hợp của hai phổ ASK tập


trung quanh hai tần số fc1 và fc2. f c1 fc 2

f
+ Tần số: fmin = fc1 – Nbaud/2; fmax = fc2 + Nbaud/2
+ Băng thông: B = fmax – fmin = Δf + Nbaud = Δf + Rbaud
+ Thực tế: Băng thông còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa gọi là d. d
phụ thuộc vào quá trình điều chế và lọc. Giá trị của d nằm giữa 0 và
1. Vì vậy, băng thông cần cho quá trình truyền tín hiệu BFSK là:
B  (1  d)  S  f
+ giá trị nhỏ nhất của Δf là: (1+d)xS
b. FSK – Khóa dịch tần số
Ví dụ 2: Cho một tín hiệu số 01101, tốc độ bit là 5 bps, được điều
chế bằng phương pháp B-FSK. Biên độ sóng mang là 5V, tần số đối
với bit “1” là 20Hz, tần số đối với bit “0” là 10Hz. Pha ban đầu của
sóng mang là 1800. Tính tốc độ baud? Tính băng thông của tín hiệu
FSK. Vẽ phổ tín hiệu FSK.
+ Tốc độ baud: Rbaud = Rbit = 5 baud/s
+ Băng thông FSK: BFSK = Δf + Rbaud = 20 – 10 + 5 = 15 Hz
+ Phổ tín hiệu FSK:
b. FSK – Khóa dịch tần số
 So sánh FSK và ASK
Ưu điểm của FSK: Tránh được hầu hết các dạng nhiễu biên độ.
Khuyết điểm: Nếu cùng tốc độ bit thì băng thông của FSK lớn hơn
băng thông của ASK.

Ví dụ 3: Tính băng thông nhỏ nhất của hệ thống FSK, biết tốc độ bit
là 2 kbps, chế độ truyền dẫn bán song công và sóng mang cách
nhau 3 kHz.
+ Tốc độ baud: Rbaud = Rbit = 2000 baud/s

+ Truyền dẫn bán song công: BHệ thống = BMỗi hướng = Δf + Rbaud

 BHệ thống = Δf + Rbaud = 3000 + 2000 = 5000 Hz = 5 kHz.


b. FSK – Khóa dịch tần số
Ví dụ 4: Tính tốc độ bit cực đại của tín hiệu FSK nếu băng thông hệ
thống là 12 kHz và độ lệch tần số giữa hai sóng mang nhỏ nhất là 2
kHz, chế độ truyền dẫn song công.

+ Truyền dẫn song công: BHệ thống = 2xBMỗi hướng = 2x(Δf + Rbaud )

 BMỗi hướng = (1/2)x BHệ thống = 6000 Hz.

+ Trong FSK: Rbaud = Rbit  Rbit = BMỗi hướng - Δf

 Rbitmax = BMỗi hướng – Δfmin = 6000 – 2000 = 4000 bps = 4 kbps

Vậy: Tốc độ bit cực đại của tín hiệu FSK là 4 kbps.
c. PSK – Khóa dịch pha

+ Là phương thức điều chế mà pha của sóng mang thay đổi theo dữ
liệu số đầu vào; biên độ và tần số sóng mang không thay đổi.
.
+ Khóa dịch pha nhị phân (Binary PSK): Nếu sóng mang chỉ có
hai góc pha ứng với hai bit dữ liệu. Ví dụ, góc pha 0o ứng với bit “0”
và góc pha 180o ứng với bit “1”.

- Bit “0”  Ứng với sóng mang: vc1(t) = Vcm sin(2πfct+00)

- Bit “1”  Ứng với sóng mang: vc2(t) = Vcm sin(2πfct+1800)

+ Khóa dịch pha nhiều mức (Multilevel PSK): Nếu có nhiều góc
pha của sóng mang ứng với nhiều tổ hợp dữ liệu nhị phân.
c. PSK – Khóa dịch pha
Khóa dịch pha nhị phân (Binary PSK)
c. PSK – Khóa dịch pha

Khóa dịch pha nhị phân (Binary PSK)


c. PSK – Khóa dịch pha
Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 01101, tốc độ bit là 5 bps, được điều
chế bằng phương pháp B-PSK. Biên độ sóng mang là 5V, tần số
sóng mang là 20Hz. Pha đối với bit “1” là 1800, pha đối với bit “0” là
00. Vẽ tín hiệu PSK. Tính tốc độ baud?
+ “0”  vc1(t) = 5 sin(2π.20t+00) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ “1”  vc2(t) = 5 sin(2π.20t+1800) V. Tồn tại trong 1 chu kỳ bit.
+ Chu kỳ bit: Tb = 1/Rb = 1/5 = 200ms
+ Chu kỳ sóng mang: Tc = 1/fc = 1/20 = 50ms
+ Như vậy: Tb = 4Tc  Một chu kỳ bit chứa 4 chu kỳ sóng mang fc.
+ Tốc độ baud = tốc độ bit/số bít trong mỗi đvth:
Rbaud = Rbit = 5 baud/s
c. PSK – Khóa dịch pha
Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 01101, tốc độ bit là 5 bps, được điều
chế bằng phương pháp B-PSK. Biên độ sóng mang là 5V, tần số
sóng mang là 20Hz. Pha đối với bit “1” là 1800, pha đối với bit “0” là
00. Vẽ tín hiệu PSK. Tính tốc độ baud?

Bit Phase 1 0

0 0
1 180 Giản đồ trạng thái pha
c. PSK – Khóa dịch pha

 Băng thông B-PSK


+ Băng thông của BPSK tương tự
băng thông ASK nhưng nhỏ hơn băng
thông BFSK.

B PSK  (1  d)  S  R baud

+ Ưu điểm: PSK có tính kháng nhiễu tốt hơn ASK vì nhiễu dễ tác
động vào biên độ hơn so với pha. Hơn nữa PSK cũng không bị ảnh
hưởng của yếu tố băng thông rộng như FSK (Tức là: một thay đổi
nhỏ của tín hiệu máy thu có thể phát hiện được.
c. PSK – Khóa dịch pha
 Q – PSK (4 – PSK)

+ Để tăng tốc độ bit, ta có thể dùng một đơn vị dữ liệu mang nhiều
bit dữ liệu. Trong QPSK, một đơn vị tín hiệu mang hai đơn vị dữ liệu.
+ Có thể coi QPSK là hai bộ BPSK song song có các góc pha của
sóng mang vuông góc với nhau.

+ Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 0110101100, tốc độ bit là 10 bps,


được điều chế bằng phương pháp 4-PSK (QPSK). Biên độ 5V. Tần
số sóng mang 20Hz. Pha được biểu diễn như sau: ‘00’ pha là 00 ;
‘01’ pha là 900 ; ‘10’ pha là 1800 ; ‘11’ pha là 2700 (-900 ).
Vẽ tín hiệu QPSK.
Tính tốc độ baud.
 Q – PSK (4 – PSK)
+ Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 0110101100, tốc độ bit là 10 bps,
được điều chế bằng phương pháp 4-PSK (QPSK). Biên độ 5V. Tần
số sóng mang 20Hz. Pha được biểu diễn như sau: ‘00’ pha là 00 ;
‘01’ pha là 900 ; ‘10’ pha là 1800 ; ‘11’ pha là 2700 (-900 ).
‘00’  vc1(t) = 5sin(2π.20t+00) V ; Tồn tại trong 2 chu kỳ bit
‘01’  vc2(t) = 5sin(2π.20t+900) V; Tồn tại trong 2 chu kỳ bit
‘10’  vc3(t) = 5sin(2π.20t+1800) V; Tồn tại trong 2 chu kỳ bit
‘11’  vc4(t) = 5sin(2π.20t -900) V; Tồn tại trong 2 chu kỳ bit
+ Chu kỳ bit: Tb = 1/Rb = 1/10 = 100 ms.
+ Chu kỳ sóng mang: Tc = 1/fc = 1/20 = 50 ms.
 Tb = 2Tc  Một chu kỳ bit chứa hai chu kỳ sóng mang. Vậy hai
chu kỳ bit chứa 4 chu kỳ sóng mang..
+ Tốc độ baud = tốc độ bit/số bít trong mỗi đvth = 5 baud/s.
 Q – PSK (4 – PSK)
+ Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 0110101100, tốc độ bit là 10 bps,
được điều chế bằng phương pháp 4-PSK (QPSK). Biên độ 5V. Tần
số sóng mang 20Hz. Pha được biểu diễn như sau: ‘00’ pha là 00 ;
‘01’ pha là 900 ; ‘10’ pha là 1800 ; ‘11’ pha là 2700 (-900 ).
 Q – PSK (4 – PSK)
 Băng thông QPSK: Giống băng thông ASK
BQPSK  (1  d)  S  R baud
 Ưu điểm của QPSK: Không bị ảnh hưởng nhiễu biên độ, nếu
cùng một băng thông cho trước thì tốc độ dữ liệu lớn hơn tốc độ
của các phương pháp điều chế khác.
 Giản đồ trạng thái pha của QPSK:
01

DiBit Phase
00 0 10 00

01 90
10 180
11 270 11
Giản đồ trạng thái pha
 Phương pháp điều chế pha: 2n – PSK
 Điều chế 2n-PSK là phương pháp điều chế tổng quát trong đó có
n bit biểu diễn một pha. Khoảng cách giữa các pha là 3600/2n.
 Như vậy, ta có thể phát triển lên 8-PSK. Với 8 góc pha khác
nhau, dùng ba bit (tribit), theo đó quan hệ giữa số bit tạo với góc
pha là luỹ thừa của 2. Dùng 8-PSK cho phép truyền nhanh gấp 3
lần so với 2-PSK.
 Giản đồ trạng thái pha của 8-PSK: Giản đồ trạng thái pha

TriBit Phase 010

000 0 011 001


001 45
010 90
011 135 100 000

100 180
101 225
101 111
110 270
111 315 110
d. QAM (Quadrature Amplitude Modulation)
+ Đây là phương pháp điều chế kết hợp của ASK và PSK (Cả biên
độ và pha của sóng mang đều thay đổi theo dữ liệu vào).
+ Mục đích của việc kết hợp ASK và PSK để khai thác được tối đa
sự khác biệt giữa các đơn vị tín hiệu.
 Băng thông: Băng thông tối thiểu cần cho truyền dẫn QAM giống
của ASK và PSK, đồng thời QAM cũng thừa hưởng ưu điểm của
PSK so với ASK.
Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 101100001000010011110111, tốc độ
bit là 24 bps, tần số 16Hz, được điều chế bằng phương pháp 8-
QAM (8 loại đơn vị tín hiệu). Giản đồ pha như hình vẽ.
a. Vẽ tín hiệu 8-QAM
b. Tính tốc độ baud
c. Tính băng thông 8-QAM.
d. QAM (Quadrature Amplitude Modulation)
Ví dụ 1: Cho một tín hiệu số 101100001000010011110111, tốc độ
bit là 24 bps, tần số 16Hz, được điều chế bằng phương pháp 8-
QAM (8 loại đơn vị tín hiệu). Giản đồ pha như hình vẽ.
+Ta có: Chu kỳ bit Tb =1/Rb = 1/24; Chu kỳ sóng mang Tc = 1/fc =1/16
Như vậy: 3Tb=2Tc  3 chu kỳ bit tồn tại 2 chu kỳ sóng mang.
+ Tốc độ baud: Rbaud = (1/3) Rbit = 8 baud/s
+ Băng thông 8-QAM bằng băng thông ASK = Rbaud = 8 Hz.
d. QAM (Quadrature Amplitude Modulation)
 Phương pháp điều chế pha: 2n – QAM
 Điều chế 2n-QAM là phương pháp điều chế tổng quát với n là số
bit chứa trong 1 đơn vị tín hiệu. 2n là số loại đơn vị tín hiệu.
 Quan hệ hình học của QAM thể hiện dưới nhiều dạng khác
nhau.
Ba cấu hình thường gặp của 16-QAM

a. 3 amplitudes, 12 phases b. 4 amplitudes, 8 phases c. 2 amplitudes, 8 phases


e. So sánh tốc độ bit - tốc độ baud trong các phương pháp
 Bảng so sánh tốc độ bit và baud trong nhiều phương pháp điều
chế số - tương tự.
Dạng điều chế Số bit trong 1 đvth Bits/Baud Tốc độ baud Tốc độ bit

ASK, FSK, 2-PSK 1 bit 1 N N


4-PSK, 4-QAM 2 bit 2 N 2N

8-PSK, 8-QAM 3 bit 3 N 3N

16-QAM 4 bit 4 N 4N

32-QAM 5 bit 5 N 5N

64-QAM 6 bit 6 N 6N

128-QAM 7 bit 7 N 7N

256-QAM 8 bit 8 N 8N
e. So sánh tốc độ bit - tốc độ baud trong các phương pháp

 Ví dụ 1: Tính tốc độ bit của tín hiệu 16-QAM, biết tốc độ baud là
1000.
Ta thấy, đây là dạng điều chế 16-QAM (24=16). Như vậy, một đơn vị
tín hiệu chứa 4 bit.
Vậy tốc độ bit: Rbit = Rbaud. 4 = 4000bps = 4 kbps.

 Ví dụ 2: Tìm tốc độ baud của tín hiệu 64-QAM biết tốc độ bit là
72000 bps.

Đây là dạng điều chế 64-QAM (26=16). Như vậy, một đơn vị tín hiệu
chứa 6 bit.
Vậy tốc độ bit: Rbit = Rbaud.6  Rbaud = Rbit / 6 = 12000 baud/s
1. Tổng quan
 Điều chế tương tự - tương tự là sự biểu diễn thông tin (dữ liệu)
tương tự bằng tín hiệu tương tự.
 Lý do: Dữ liệu tương tự thường là thông thấp (tần số thấp) cần
được chuyển lên tần số cao để truyền qua kênh thông dải.
 Thực hiện: Việc chuyển đổi này được thực hiện thông qua việc
thay đổi một hay nhiều tham số của sóng mang (Biên độ, tần số,
pha) theo tín hiệu đầu vào.
2. Các phương pháp điều chế tương tự - tương tự.
a. Điều chế biên độ (AM – Amplitude Modulation)
 Khái niệm: Là phương pháp mà biên độ sóng mang được thay
đổi theo tín hiệu điều chế (tin tức). Tần số và pha không thay đổi.
 Trong AM, tín hiệu điều chế trở thành hình bao của sóng mang.
a. Điều chế biên độ (AM – Amplitude Modulation)
 Băng thông AM
+ Điều chế AM tạo ra băng thông gấp hai lần băng thông của tín
hiệu điều chế và bao phủ một dải tập trung vào tần số sóng mang.
 Băng thông chuẩn cho phát thanh AM
+ Băng thông của tín hiệu âm thanh hay tiếng nói thường là 5 kHz.
Do đó băng thông của tín hiệu điều chế AM được chọn là 10 kHz
cho mỗi kênh. Các kênh AM phát sóng mang có tần số từ 530 kHz
đến 1700 kHz tuy nhiên chúng phải được phân cách nhau ít nhất là
10 kHz nhằm tránh giao thoa.
b. Điều chế tần số (FM – Frequency Modulation)
 Khái niệm: Là phương pháp điều chế mà tần số sóng mang
được thay đổi theo tín hiệu điều chế (tin tức). Biên độ và pha
không thay đổi.
b. Điều chế tần số (FM – Frequency Modulation)
 Băng thông FM: Thực tế rất khó để xác định băng thông FM
nhưng theo kinh nghiệm có thể chỉ ra rằng nó gấp vài lần băng
thông của tín hiệu điều chế.
B FM  2  (1  b)  B
Trong đó, b là hệ số phụ thuộc kỹ thuật điều chế. b có giá trị chung
là 4 do đó BFM = 10 x B

Băng thông của tín hiệu Audio khi phát theo chế độ stereo thường là
15 kHz. Do đó mỗi đài FM cần có băng thông tối thiểu là 150 kHz.

Cơ quan FCC (Ủy ban truyền thông liên bang Hoa kỳ) cho phép 200
kHz (0,2 MHz) cho mỗi đài nhằm dự phòng các dải tần bảo vệ.
b. Điều chế tần số (FM – Frequency Modulation)
Ví dụ 1: Dải tần số dành cho phát thanh FM từ 88 MHz đến 108
MHz. Các đài phải cách nhau ít nhất 200 kHz để băng thông của
chúng không bị chồng lên nhau. Với phạm vi này, có 100 băng
thông FM tiềm năng trong một khu vực. Trong đó, 50 băng thông có
thể hoạt động cùng lúc.

Ví dụ 2: Cho tín hiệu với băng thông 4 MHz, điều chế FM. Tìm băng
thông của tín hiệu FM (Không tính đến quy định của FCC).

Theo công thức xác định băng thông thì băng thông của tín hiệu
FM:
B FM  10  B  40 MHz
c. Điều chế pha (PM – Phase Modulation)
 Khái niệm: Là phương pháp điều chế mà góc pha của sóng
mang được điều chế theo biên độ tín hiệu điều chế. Biên độ và
tần số của sóng mang không thay đổi.
 Băng thông PM: Tương tự băng thông FM

You might also like