Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA pH MÔI TRƯỜNG HOÀ TAN TỚI

ĐỘ TAN CỦA DƯỢC CHẤT

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP


- Xác định được độ tan của dược chất ít tan.
- Đánh giá được ảnh hưởng của pH môi trường tới độ tan của dược chất.
2. LÝ THUYẾT
2.1. Định nghĩa độ tan
Độ tan là nồng độ chất tan tối đa trong một hệ dung môi, ở một điều kiện nhiệt độ, áp
suất nhất định. Độ tan là nồng độ chất tan đó trong dung dịch bão hòa.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan
2.2.1. Kích thước tiểu phân dược chất
Kích thước tiểu phân càng nhỏ, độ tan của dược chất càng lớn. Ảnh hưởng kích thước
tiểu phân dược chất tới độ tan được biểu diễn trong phương trình:
𝑆 2𝜎𝑉
𝑙𝑔 =
𝑆0 2,303 𝑅𝑇𝑟
(Trong đó: S: Độ tan của tiểu phân kích thước đã nghiền nhỏ; S0: Độ tan của tiểu phân
kích thước tương đối lớn ban đầu;  : Sức căng bề mặt của tiểu phân(dyn/cm); V: Thể
tích của một mol tiểu phân(cm3); R: Hằng số khí, T: Nhiệt độ tuyệt đối; r: Kích thước
tiểu phân đã nghiền nhỏ)
2.2.2. Trạng thái kết tinh
Dược chất ở dạng thù hình khác nhau có thể có độ tan khác nhau. Dược chất ở dạng kết
tinh có độ tan thấp hơn so với dạng vô định hình.
2.2.3. Bản chất hóa học của dược chất
Dược chất là acid yếu dễ tan trong môi trường kiềm do có khả năng tạo muối dễ tan và
ngược lại, dược chất là base yếu dễ tan trong môi trường acid.
2.2.4. pH môi trường
Với dược chất là acid yếu, khi tăng pH – độ tan sẽ tăng lên. Ảnh hưởng pH môi trường
tới độ tan được biểu diễn bởi phương trình sau:
𝑆 = 𝑆0 (1 + 10(𝑝𝐻 − 𝑝𝐾𝑎 ) )
Với dược chất là base yếu, khi tăng pH – độ tan sẽ giảm. Ảnh hưởng pH môi trường tới
độ tan được biểu diễn bởi phương trình sau:
𝑆 = 𝑆0 (1 + 10(𝑝𝐾𝑎 − 𝑝𝐻) )
(Trong đó: S0: Độ tan của dược chất ở dạng không ion hóa; S: Độ tan của dược chất cả
dạng ion hóa và không ion hóa; Ka: Hằng số điện li của acid yếu; pH: pH môi trường)
2.2.5. Nhiệt độ
Thông thường, khi nhiệt độ càng cao, độ tan của dược chất sẽ càng lớn. Ảnh hưởng nhiệt
độ môi trường đến độ tan được thể hiện trong phương trình:
𝑑𝑙𝑛𝑋 ∆𝐻𝑛𝑐
=
𝑑𝑇 𝑅𝑇 2

∆𝐻𝑛𝑐 1 1
Hay: 𝑙𝑛𝑋 = ( − )
𝑅 𝑇𝑛𝑐 𝑇
(Trong đó: X: Độ tan của dược chất; ∆Hnc: Hiệu ứng nhiệt của quá trình nóng chảy; Tnc :
nhiệt độ nóng chảy; R: hằng số khí; T: Nhiệt độ môi trường)
2.3. Phương pháp xác định độ tan
- Bước 1: Tạo dung dịch bão hòa bằng cách:
+ Phương pháp 1: cân 1 lượng dược chất cho vào hệ dung môi cần khảo sát. Lắc đều,
liên tục hỗn dịch trong 24h ở điều kiện cố định nhiệt độ, áp suất.
+ Phương pháp 2: hoà tan 1 lượng dược chất trong dung môi để được dung dịch gốc có
nồng độ cao (chọn dung môi sao cho độ tan của dược chất trong dung môi cao). Nhỏ
dung dịch gốc vào hệ dung môi cần khảo sát, lắc đều đến khi xuất hiện tủa; cố định nhiệt
độ, áp suất.
- Bước 2: Độ tan của dược chất được xác định bằng cách định lượng nồng độ chất tan
trong dung dịch bão hòa dựa trên mối tương quan giữa nồng độ chất và mật độ quang
của dung dịch.
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
3.1. Dụng cụ cho 1 tổ
- Cân kỹ thuật, cân phân tích, máy lắc, máy đo quang
- Máy ly tâm, máy đo pH, máy khuấy từ, con khuấy từ
- Chai có nút mài đựng dung dịch: 7 bình
- Cốc có mỏ 50 ml để pha dung dịch đệm: 6 cốc
- Bình định mức 10 ml: 5 bình; 25 ml: 1 bình; 50 ml: 6 bình
- Pipet chia vạch 1 ml: 1 cái
- Pipet chính xác 1 ml; 2 ml; 5 ml; 10 ml: mỗi loại 1 cái
- Đũa thủy tinh 20 cm: 6 chiếc
- Ống nghiệm ly tâm: 7 ống; Ống nghiệm 16 mL: 7 ống
- Ống nghiệm 10 mL: 2 chiếc
- Chai 125 mL công tơ hút: 5 chiếc
- Chai 500 mL: 2 chiếc
- Giá ống nghiệm: 2 chiếc; xy lanh 10 ml: 7 cái
- Giá pipet: 1 chiếc
- Màng lọc 0,45 µm: 1 cái (lọc lần lượt); Bình đựng nước cất: 1 bình
- Khay men: 1 cái
3.2. Hoá chất.
- CH3COONa 0.5N; - Ibuprofen;

- HCl 0.5N, HCl 2N - Ethanol 96


- NaOH 1N; - Dung dịch chuẩn pH 4, pH 7, KCl bão hòa

4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


4.1. Chuẩn bị các dung dịch đệm pH khác nhau:
- Pha dung dịch Đệm 1: Cân 0,1 g NaCl, cho vào cốc có mỏ và thêm khoảng 40 ml
nước cất khuấy đều cho tan hết. Chuyển dung dịch sang bình định mức 50ml. Thêm vào
bình 2ml HCl 2N và thêm nước vừa đủ 50 ml, lắc đều.
- Pha dung dịch Đệm 2 -6 có thành phần tương ứng sau đây (sử dụng bình định mức
50ml):
Dung dịch Đệm 2 Đệm 3 Đệm 4 Đệm 5 Đệm 6
CH3COONa 0.5 N (ml) 5 5 5 5 5
HCl 2 N (ml) 1.5 1 0.5
NaOH 0.5N (ml) 0.3
Nước cất vừa đủ (ml) 50 50 50 50 50
- Cho khoảng 40 ml dung dịch đệm vừa pha vào các bình chai thủy tinh có nút mài (chai
có vạch chia thể tích, không cần đong). Khoảng 10 mL đệm còn lại để ở bình định mức
làm mẫu trắng.
- Đo và ghi lại pH của các dung dịch Đệm 1- Đệm 6
4.2. Chuẩn bị dung môi nước cất (mẫu Đ0)
- Cho khoảng 40 ml nước cất vào 1 chai thủy tinh có nút mài Đ0 (Chai Ibuprofen/nước)
4.3. Chuẩn bị các dung dịch ibuprofen trong ethanol
- Cân khoảng 1g ibuprofen vào ống nghiệm nhỏ (dung tích nhỏ), thêm 5 ml ethanol 96%
để hòa tan hoàn toàn (thu được dung dịch gốc G1, có nồng độ ibuprofen xấp xỉ 0,2 g/ml,
không cần chính xác nồng độ).
- Lấy 1 ống nghiệm dung tích nhỏ khác, cho khoảng 2,5 ml dung dịch G1 vào ống và
thêm 7,5 ml ethanol 96% để được 10 ml (thu được dung dịch gốc G2, có nồng độ
ibuprofen xấp xỉ 0,05 g/ml).
4.4. Xác định độ tan ibuprofen trong các môi trường
- Đặt từng chai nút mài Đệm 1- 6 và chai Đ0 trên lên máy khuấy từ, điều chỉnh tốc độ
con khuấy cho phù hợp. Nhỏ dung dịch gốc 1 (G1) hoặc gốc 2 (G2) vào các bình có nút
mài (theo bảng), quan sát đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.
Dung dịch Đ0 Đệm 1 Đệm 2 Đệm 3 Đệm 4 Đệm 5 Đệm 6
DD gốc G2 G2 G2 G2 G2 G1 G1
pH dung dịch
trước khi thêm
Ibuprofen
pH dung dịch
Ibuprofen bão
hòa

- Đậy kín các chai, cho vào máy lắc, lắc đều trong 5 phút (nhiệt độ phòng).
- Đo và ghi lại pH của các hệ thu được sau khi tạo dung dịch bão hòa (Đệm 1- 6 và Đ0).
- Lấy 14 ml các hệ thu được (Đệm 1 – Đệm 6 và Đ0) cho vào ống ly lâm và ly tâm hệ
thu được trong điều kiện 3000 vòng/phút x 5 phút.
- Sau khi ly tâm, lấy phần dịch trong đem lọc qua màng lọc 0,45 µm và thu dịch lọc vào
các ống nghiệm sạch (lưu ý bỏ khoảng 1 - 2 ml dịch lọc đầu tiên, KHÔNG tráng màng
lọc bằng nước cất)
- Đo và ghi lại pH của các hệ thu được (sử dụng phần hỗn hợp còn lại trong chai Đệm
1- 6 và Đ0).
- Đo mật độ quang các dung dịch thu được tại bước sóng 263nm:
+ Các mẫu Đ0, Đệm1→ Đệm 4 đo quang ngay sau lọc.
+ Mẫu Đệm 5 và Đệm 6: Lấy dịch lọc pha loãng 3.5 lần với mẫu trắng tương
ứng để độ hấp thụ của dung dịch ở khoảng 0,1 - 0,8, ghi lại độ pha loãng với từng dung
dịch.
Chú ý: Khi đo mật độ quang của mỗi mẫu thử, cần sử dụng mẫu trắng tương ứng (mẫu
trắng được giữ trong bình định mức ở mục 4.1).
- Xác định độ tan của ibuprofen trong các môi trường bằng cách sử dụng đường chuẩn
(mục 4.5).
4.5. Xây dựng đường chuẩn
- Pha dung dịch ibuprofen chuẩn gốc: Cân chính xác khoảng 23 mg ibuprofen (sử dụng
cân phân tích), chuyển vào bình định mức 25 ml. Thêm khoảng 20ml ethanol 96%, lắc
cho tan hết. Sau đó thêm ethanol 96% vừa đủ 25 ml, lắc đều.
- Pha dãy dung dịch chuẩn ibuprofen bằng cách pha loãng dung dịch ibuprofen chuẩn
gốc với nước theo tỷ lệ dưới đây (sử dụng bình định mức 10 ml):
Dung dịch chuẩn C1 C2 C3 C4 C5
DD Ibuprofen gốc (ml) 0,5 1 2 5 6
Nước cất vừa đủ (ml) 10 10 10 10 10
- Tiến hành đo quang các dung dịch chuẩn ở bước sóng 263 nm. Ghi lại kết quả. Xây
dựng đường chuẩn tương quan giữa mật độ quang và nồng độ ibuprofen.
5. BÁO CÁO KẾT QUẢ
- Báo cáo theo mẫu cho sẵn.
- Mỗi thành viên ghi lại kết quả và làm bài báo cáo độc lập. Sinh viên đi thực tập chú ý
mang theo giấy kỹ thuật để vẽ đồ thị.

6. LƯỢNG GIÁ
Nhận xét về ảnh hưởng của pH dung dịch đến độ tan của ibuprofen. Giải thích.
BẢNG KIỂM THỰC HÀNH HÓA LÝ DƯỢC
Khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường hoà tan tới độ tan của dược chất
Ghi
TT Thứ tự thao tác Có Không
chú
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Pha dung dịch Đệm 1:
Cân 0,1 g NaCl, cho vào cốc có mỏ và thêm khoảng 40 ml
nước cất khuấy đều cho tan hết. Chuyển dung dịch sang
bình định mức 50ml. Thêm vào bình 2ml HCl 2N và thêm
nước vừa đủ 50 ml, lắc đều.
2. Pha dung dịch Đệm 2 -6 có thành phần như trong bảng
3. Đo và ghi lại pH của các dung dịch Đệm 1 -6
4. Cho khoảng 40 ml dung dịch vừa pha vào các chai thủy
tinh có nút mài và có sẵn vạch chia, không cần đong. Giữ
lại khoảng 10 ml ở bình định mức (sử dụng làm mẫu trắng)
5. Cho khoảng 40 ml nước cất vào chai có nút mài
Ibuprofen/nước Đ0
6. Chuẩn bị dung dịch ibuprofen trong ethanol
Cân 1 g ibuprofen vào ống nghiệm dung tích nhỏ, thêm 5
ml ethanol 96% để hòa tan hoàn toàn (dung dịch gốc (G1),
nồng độ ~ 0,2 g/ml).
Lấy 2,5 ml dung dịch G1 vào ống nghiệm (dung tích nhỏ)
thêm 7.5 ml ethanol 96% để được 10 ml dung dịch G2 (~
0,05 g/ml).
7. Xác định độ tan ibuprofen trong các môi trường
Đặt chai nút mài chứa dung dịch lên máy khuấy từ, điều
chỉnh tốc độ con khuấy cho phù hợp. Nhỏ dung dịch gốc 1
(G1) hoặc gốc 2 (G2) vào các chai có nút mài (theo bảng),
quan sát hiện tượng đến khi thu được kết tủa trong hệ
8. Đậy kín các bình, cho bình vào máy lắc, lắc đều trong 5
phút (nhiệt độ phòng).
9. Đo và ghi lại pH của các hệ dung dịch bão hòa thu được
10. - Lấy 14 mL các hệ sau khi lắc (Đệm 1 – Đệm 6, Đ0) cho
vào ống ly lâm và ly tâm hệ thu được trong điều kiện 3000
vòng/phút x 5 phút.
- Lấy phần dịch ở trên, lọc qua màng lọc 0,45 µm (trình tự
lọc từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ
cao), bỏ khoảng 1- 2 ml dịch lọc đầu tiên.
11. Đo mật độ quang các dung dịch thu được tại bước sóng 263
nm. Pha loãng 3.5 lần Đệm 5, Đệm 6 bằng mẫu trắng tương
ứng để độ hấp thụ của dung dịch ở khoảng 0,1-0,8.
12. Xây dựng đường chuẩn
Cân một lượng chính xác khoảng 23 mg Ibuprofen (cân
chính xác trên cân phân tích). Chuyển vào bình định mức
25 ml, thêm khoảng 20 ml ethanol 96%. Lắc cho tan hết.
Sau đó thêm ethanol 96% vừa đủ 25 ml.
Pha dãy dung dịch chuẩn ibuprofen
Đo quang các dung dịch chuẩn ở bước sóng 263 nm. Ghi
lại kết quả. Tiến hành xây dựng đường chuẩn tương quan
giữa mật độ quang và nồng độ ibuprofen.
13. Xác định độ tan của ibuprofen trong các môi trường bằng
cách sử dụng đường chuẩn
14. Báo cáo số liệu cho cán bộ hướng dẫn.
15. Tráng rửa dụng cụ thật sạch.

You might also like