74 - Nguyễn Như Quỳnh - 2320HCMI0111

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: …………Tư tưởng Hồ Chí Số báo danh: …………74………………….
Minh……..………... Mã số SV/HV: ……21D120231……………..
Mã số đề thi: …………40…………….………… Lớp: …………2320HCMI0111……………
Ngày thi:. 27/05/2023 Tổng số trang: …7… Họ và tên: …Nguyễn Như Quỳnh………..

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
SV/HV không
được viết vào Câu 1
cột này)
a, Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết quốc tế
Điểm từng câu,
diểm thưởng Việc đoàn kết quốc tế theo quan điểm của Hồ Chí Minh là vô cùng cần
(nếu có) và điểm
toàn bài thiết vì nó giúp nhân dân các nước tạo ra được một sức mạnh tổng hợp từ chủ
nghĩa yêu nước cũng như chủ nghĩa cộng sản từ đó nhân dân Việt Nam không
GVchấm 1: chỉ bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao
Câu1:……… điểm cả để giành lại hòa bình, độc lập dân tộc của toàn nhân dân trên thế giới. Để
Câu2:……… điểm hoàn thành được mục tiêu đó thì theo quan điểm của Hồ Chí Minh các lực
lượng cần đoàn kết bao gồm: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
………………….
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế
………………….
giới (đặc biệt là các phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước
Cộng …… điểm
đang xâm lược tại Việt Nam) và cuối cùng là các lực lượng tiến bộ, những
người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý.
GVchấm 2:
Câu1:……… điểm Đầu tiên đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh
Câu2:……… điểm luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân
…………………. quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền
………………….
tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Người luôn khẳng định rằng nếu
Cộng …… điểm
như các đảng anh em, nhân dân cộng sản trên thế giới đoàn kết chặt chẽ thì
nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng. Với tinh thần ấy, Người tiếp tục

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 1/7..


khẳng định: ''Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế
quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự nghiệp
đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí
giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”. Người
quan niệm mối quan hệ này là gắn bó, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô sản chân
chính. Người cho rằng: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết
nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”. Đối với Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản
động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới, bên cạnh đó, chủ nghĩa đế
quốc cũng là một mối nguy hiểm đối với các nhân dân cộng sản, họ luôn là nạn nhân chịu bóc
lột áp bức, mất quyền tự do, mất độc lập dân tộc bởi vậy chỉ có sức mạnh đoàn kết, sức mạnh
của sự sẻ chia gắn kết lẫn nhau của lao động trên toàn thế giới thì mới có thể chống lại được
những kẻ thù hung hãn và nguy hiểm kia. Với tư tưởng vô sản quốc tế triệt để và trong sáng
cùng sự khôn khéo tài tình vốn có, Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp to lớn trong hàn gắn rạn
nứt, xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết giữa các đảng cộng sản và công nhân, các nước XHCN
anh em, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chung.

Tiếp theo là đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân
chủ thế giới, trong hành trình qua các châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến và xúc động trước
bao nỗi khổ cực của người dân mất nước và người lao động. Người rất cảm thông với nỗi thống
khổ và sự cùng cực của họ. Người nhận thức sâu sắc rằng, các nước này tuy có nhiều điểm khác
Việt Nam song cùng có điểm chung là bị thực dân, đế quốc bóc lột nặng nề và nguyện vọng của
người dân được thoát khỏi ách áp bức. Vì vậy, theo Người, các dân tộc này phải đoàn kết thành
một mặt trận, tạo nên sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, chống kẻ thù chung là thực dân, đế
quốc. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc,
cũng giống như cách Pháp sử dụng chính sách “chia để trị” đối với nước ta, bọn chúng muốn
ngăn cản sự tập trung, đoàn kết của nhân dân các nước thuộc địa nhằm suy yếu chúng ta hòng
dễ bề đối phó. Người nhận thấy nhân dân các nước hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra
ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành
động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Từ đó, Người kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế Cộng
sản những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc ở phương Đông. Vì theo
Người: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn
và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là
một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.

Thêm vào đó, Hồ Chí Minh còn nhận thức được rằng cần thiết phải có sự liên minh chặt chẽ
giữa các dân tộc thuộc địa, giữa nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính quốc. Ngay từ
những năm đầu hoạt động ở Pháp, đặc biệt là khi tham gia Đảng Xã hội rồi Đảng Cộng sản
Pháp, Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giúp các đồng chí mình ở chính quốc nhìn rõ hơn bản
chất chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp, hiểu biết và ủng hộ công cuộc giải phóng của nhân
dân thuộc địa nói chung, trong đó có Việt Nam; đồng thời, Người cũng giúp cho nhân dân thuộc

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 2/7..


địa của Pháp hiểu rõ và đoàn kết với nhân dân Pháp. Người còn đấu tranh kiên quyết với những
biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xoá bỏ sự nghi kỵ lẫn nhau giữa
nhân dân thuộc địa với những người lao động ở Pháp. Sau này, để tăng cường đoàn kết giữa
cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, Hồ Chí Minh đã đề nghị Quốc tế Cộng
sản bằng mọi cách phải “làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết
với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp
tác này mới đảm bảo cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng”

Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý,
họ cũng là một lực lượng có thể tạo ra nguồn sức mạnh to lớn bởi vậy Hồ Chí Minh luôn nỗ lực
để có thể tạo ra một mối hữu nghị đoàn kết với lực lượng này. Trong quá trình chống lại các thế
lực thù địch, nhân dân Việt Nam đã kiên cường, quả cảm chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự
do, độc lập của riêng mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình thế giới,
nhằm đạt đến “một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ”. Vì vậy,
trong quá trình kháng chiến chống quân xâm lược của Việt Nam, các lực lượng yêu chuộng hòa
bình trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ, giúp đỡ chân tình cả về tinh thần và vật chất.
Không thể phủ nhận ảnh hưởng sức tuyên truyền của các lực lượng này có sự lan toả và đem lại
hiệu quả lớn như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi Cách mạng
Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làm
bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Hồ Chí Minh từ rất sớm đã
coi trọng đoàn kết đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Pháp, Mỹ - hai quốc gia đi xâm lược
Việt Nam. Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh nghèo khổ, cùng cực của nhân dân lao động ở ngay
chính những nước này, Người đã phân biệt rõ bạn - thù, vạch ra chiến lược đoàn kết có định
hướng, mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, Ngay từ năm 1946, Người đã khẳng định:
“Đối với Pháp, chỉ đánh bọn thực dân, còn đối với những kiều dân không làm hại gì cho nền
độc lập của ta, ta sẽ phải bảo vệ tính mệnh và tài sản của họ”. Lòng yêu chuộng hòa bình chân
chính của Hồ Chí Minh đã chinh phục cảm tình của đông đảo nhân dân lao động Pháp, làm dấy
lên một làn sóng mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, sự chân
thành, tư tưởng sáng suốt, đúng đắn của Hồ Chí Minh cùng tinh thần đấu tranh bất khuất của
toàn dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tạo nên làn sóng đấu tranh chấm dứt
chiến tranh tại Việt Nam của những người bạn - những người ủng hộ hòa bình, độc lập, tự do và
công lý.

b, Ý nghĩa của quan điểm trên đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
hiện nay

Sự phát triển của thế giới cùng những bước tiến trong công nghệ khoa học kỹ thuật hiện nay
đòi hỏi tất cả các nước trên thế giới đều phải hội nhập quốc tế, mở rộng và phát triển mối quan
hệ ngoại giao để có thể bắt kịp được với năm châu bốn bể, phát triển nhân lực, xây dựng đất
nước, bảo vệ tổ quốc. Và để có thể làm được điều đó, Nhà nước phải có những chính sách ngoại

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 3/7..


giao đúng đắn, chính vì vậy các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng
và có những ý nghĩa vô cùng thiết thực là tiền đề để Nhà nước có những bước đi sáng suốt có
thể kể đến như:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiên phương châm sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Việt Nam đã và đang
thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế”. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở tư tưởng Hồ
Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc
đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Cây tre Việt Nam có “gốc vững, thân chắc, cành
uyển chuyển” “Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo
nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự
do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái,
“tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.

Thứ hai, quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. hợp tác quốc tế ở nước ta hiện nay phải
thống nhất hai mặt của mối quan hệ biện chứng: vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn
quan điểm về đối tác, đối tượng; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược
giữa nước ta với các nước, để ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, bị cô lập, phụ thuộc. Trong đó,
mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời,
kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của đất nước phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là trong các lĩnh vực
hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh với các nước trên thế giới. Nước Việt
Nam chúng ta từ một nước bị chiến tranh tàn phá, thụt lùi lạc hậu đã dần trở thành một nước
ngày một phát triển về mọi mặt với nhiều thành công, đột phá. Nhằm tiếp tục nâng cao vị thế,
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cần mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối
ngoại, nhất là hợp tác trên các lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh với
các nước. Trong đó, cần tập trung kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh; giữa
đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc; chủ động phòng ngừa và hóa giải các nguy cơ
an ninh thông qua thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và thượng tôn
pháp luật.

Câu 2

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 4/7..


a, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức “Trung với nước, hiếu với dân”

Đối với Hồ Chí Minh, “ trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan
trọng nhất và chi phối các phẩm chất đạo đức khác. Nó là tiền đề để phát triển con người trong
cách mạng, thể hiện mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với dân tộc của mình

Đây là một khái niệm đạo đức cũ xuất hiện từ xa xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thông
phương Đông nói chung và đạo đức truyền thông Việt Nam nói riêng phản ánh mối quan hệ lớn
nhất cũng là phẩm chất bao trùm nhất nhưng có nội dung hạn hẹp “Trung với vua, hiếu với cha
mẹ”. Kinh điển của Nho giáo và sách cổ nước ta đề cập nhiều đến Trung, Hiếu với ý nghĩa giáo
dục “đạo làm người” trong chế độ phong kiến. Nho giáo quan niệm về “trung” khá rộng; nhưng
chủ yếu nhấn mạnh “trung quân” tức là lòng ngay thẳng, trung thành với vua. Chữ “hiếu” trong
văn hóa phương Đông và Việt Nam chủ yếu để chỉ tới việc hiếu với cha mẹ, được thể hiện khá
rõ qua câu Ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một
lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Tuy nhiên Hồ Chí Minh đã kế thừa và sử dụng phẩm chất này với những nội dung mới, rộng
lớn hơn: “Trung với nước hiếu với dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực
đạo đức. Người nói “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức
mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời ”. Người cũng chỉ ra rõ
“Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức
cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với dân, với đồng bào”.

Không chỉ kế thừa giá trị yêu nước truyền thông của dân tộc, Hồ Chí Minh còn vượt qua hạn
chế các giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
“trung với nước” là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách
mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa còn “hiếu với dân” là phải toàn tâm, toàn ý vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc bởi “dân
là gốc”, là thương dân, tin dân, thân dân, lắng nghe dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính
trọng dân, lấy dân làm gốc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Có thể thấy mối quan hệ giữa
nước với dân và dân với nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa
quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân
với cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh được thể hiện trong mọi nhiệm vụ cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ
thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách
mạng khác nhau nhưng yêu cầu về trung và hiếu luôn nhất quán. Ðó là, lòng yêu nước thương
nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người với
cộng đồng, với sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc; là ý chí và nghị lực vươn lên, vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là
sự tin yêu và kính trọng nhân dân. Vì vậy, sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam được thành lập,
Người luôn nhắc nhở : "Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 5/7..


hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ cho nhân dân” và bản thân Người luôn tâm niệm
"Ðảng ta là Ðảng cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác",
"Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân"
đồng thời chỉ rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng về lòng
"tận trung với nước, tận hiếu với dân" nhất quán, trước sau như một. Ngay từ những ngày đầu ra
đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào,
Người đã không quản ngại vượt qua bao khó khăn, thử thách; trong lao tù Người vẫn giữ vững
lòng kiên trung, bất khuất; khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh, Người không
màng công danh phú quý cho bản thân mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Tấm gương vì nước vì sân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa
nhanh và kính phục với nhưng lời lẽ đẹp đẽ nhất để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh như “một
tấm gương sáng chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có nhà lãnh
đạo nào trong giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh gan dạ, quên mình và dũng cảm
một cách phi thường như vậy.”

b, Liên hệ bản thân trong việc thực hiện phẩm chất này

Đối với em, là một công dân Việt Nam, đầu tiên em đã luôn mang trong mình một lòng yêu
nước chân thành và trong sáng nhất. Luôn tin tưởng và làm theo những điều bác Hồ và Nhà
nước đề ra, nhận biết và tẩy chay những thành phần suy thoái đạo đức, những cá nhân, tổ chức
chống phá cách mạng, những thế lực thù địch, phản động muốn gây mất đoàn kết dân tộc, phá
hoại Đảng, Nhà nước. Không chỉ vậy em còn tuyên truyền, vận động mọi người chống lại sự
cám dỗ của các thành phần chống phá, đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo toàn sự thật
lịch sử, bác bỏ những xuyên tạc của những thành phần phản động trên những phương tiên
truyền thông hoặc ngoài thực tế.

Bên cạnh đó em cũng luôn tìm kiếm và theo dõi những tài liệu về lịch sử đấu tranh của dân
tộc ta để có thể hiểu rõ những khó khăn, nguy hiểm mà ông cha ta phải trải qua từ đó học tập và
biết ơn những thế hệ đi trước, cũng như nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân với tư cách là
một con dân Việt Nam, sống trên xương máu của những người anh hùng đã ngã xuống để giành
lại độc lập tự do, bảo vệ đất nước Việt Nam, giúp em có một cuộc sống như ngày hôm nay để từ
đó nâng cao tinh thần yêu nước, trung thành với nhân dân, với đất nước Việt Nam.

Không chỉ vậy, em còn thực hiện nghiêm túc, chấp hành đúng các quy tắc trong nhà trường
cũng như tuân theo các quy định của pháp luật như khi tham gia giao thông phải chấp hành các
luật như đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm,…, tôn trọng những chính sách mà Nhà nước đã

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 6/7..


đề ra cũng như tìm hiểu về các vấn đề cơ bản của như cơ cấu bộ máy Nhà nước, những quy định,
chính sách cơ bản của Đảng/Nhà nước,… để có thể hiểu hơn về cách vận hành của Đảng và Nhà
nước từ đó có một tiền đề tốt hơn giúp bản thân học tập và bảo vệ đất nước một cách khoa học
và có cơ sở hơn.

Tuy nhiên, em tự nhận thấy bản thân vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc học tập chuẩn mực
đạo đức “Trung với nước, hiểu với dân” khi vẫn còn chưa tích cực tham gia vào các hoạt động
tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao hiểu biết về cách mạng cũng như những hoạt
động tình nguyện, xã hội khác. Bên cạnh đó đôi khi vẫn còn mắc một số lỗi khi hoạt động học
tập tại nhà trường khi vẫn còn tình trạng không tập trung nghe giảng, vẫn còn làm việc riêng
cũng như những lỗi bên ngoài nhà trường như đôi lúc vẫn chưa vứt rác đúng nơi quy định hay
vẫn còn vượt đèn đỏ khi có chuyện gấp. Qua việc học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, em
sẽ cố gắng thay đổi hành vi, phấn đấu trở thành một người sinh viên giỏi của trường đại học
Thương Mại, một công dân tốt của đất nước Việt Nam như một cách để tôn vinh, đền ơn những
người chiến sĩ đã hy sinh cho độc lập tự dọ cũng như bác Hồ Chí Minh vĩ đại đã dành cả đời
mình để mang lại một tương lai tươi sáng cho chúng em.
---Hết---

Họ tên SV/HV: ………….Nguyễn Như Quỳnh …… - Mã LHP: ……2320HCMI0111…… Trang 7/7..

You might also like