Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG


ĐỀ TÀI :

PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG THƯƠNG


MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông
NHÓM HỌC VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm 6
1- Mai Ngọc Lân - 7701230619
2- Huỳnh Thị Nữ - 7701230700
3- Lê Hoàng Thúy Quyên - 7701230841
4- Lương Thị Mỹ Tiên - 7701230881
5- Phan Xuân Vinh - 7701231144

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam............................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................................2
1.2. Các cột mốc chính của Vietcombank từ 1963 – 2013.......................................................3
1.3. Tầm nhìn và chiến lược hoạt động :..................................................................................5
1.4. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi........................................................................................6
1.5. Mạng lưới và tổ chức của vietcombank.............................................................................7
1.6. Thương hiệu ngân hàng.....................................................................................................8
2. Phân tích tài chính NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2008-2013..............10
2.1. Tăng trưởng tài sản..........................................................................................................10
2.2. Tăng trưởng nguồn vốn...................................................................................................11
2.3. Hệ số an toàn vốn CAR...................................................................................................12
2.4. Tình hình thanh khoản.....................................................................................................12
2.5. Chất lượng thu nhập........................................................................................................14
2.6. Tình hình cho vay............................................................................................................15
2.7. Các hệ số doanh lợi và các hệ số tài chính cơ bản khác..................................................19
2.8. So sánh kết quả/lợi nhuận với những ngân hàng khác....................................................21
3. Phân tích SWOT..................................................................................................................23
3.1. Điểm mạnh (Strengths)....................................................................................................23
3.2. Điểm yếu (Weaknesses)..................................................................................................25
3.3. Cơ hội (Opportunities).....................................................................................................26
3.4. Thách thức (Threats)........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................28
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng
hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế những năm qua, trong sự đổi
mới của bộ mặt đất nước hoạt động không thể không kể đến công lao của các “mạch máu của
nền kinh tế này”. Cụ thể là đáp ứng một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước,
phát triển nông nghiệp và nông thôn.Với vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế đất
nước, các ngân hàng nói chung đã không ngừng hoàn thiện mình để hoạt động có hiệu quả
hơn. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành ngân
hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan, thì những vấn đề liên quan mật thiết đối với kết
qủa hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, đặc biệt là việc nâng cao hiệu qủa hoạt động
của ngân hàng cần được hoàn thiện hơn nữa.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 1
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

1. Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam


1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Foreign
Trade Joint Stock Commercial Bank) được thành lập vào 01/04/1963 với tiền thân là Cục quản
lý Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Được biết nhiều với tên viết tắt là Vietcombank,
VCB đã không ngừng phấn đấu phát triển vững mạnh, có nhiều đóng góp ảnh hưởng quan
trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Là NHTM Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá,
ngày 02/06/2008 đã trở thành cột mốc đánh dấu trong lịch sử hoạt động của ngân hàng Ngoại
Thương khi chính thức trở thành một NHTMCP.Ngày 30/6/2009, tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TPHCM, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức niêm yết giao dịch với mã
chứng khoán VCB.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan
trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng
đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh
hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã
trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các
dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền
thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ
ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện
tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng
dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet
Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông
đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán
không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 2
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Bảng 1.1 Quá trình tăng vốn điều lệ của VCB

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

12.100.860 12.100.860 13.223.715 19.698.045 23.174.171 23.174.171

Nguồn: báo cáo thường niên của Vietcombank - Đơn vị tính: tỷ đồng
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ
nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên
trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 90
chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc,2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty
con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500
điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ
bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh
doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các
tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
1.2. Các cột mốc chính của Vietcombank từ 1963 – 2013:
GIAI ĐOẠN 1963 - 1975:
Khai sinh trong khói lửa và tham gia tích cưc vào công cuôc kháng chiến thống nhất đất
nước.
Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt đông theo Nghị định số
115/CP ngày 30/10/1962 do Hôi đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cuc Ngoại hối
trưc thuôc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 - 1975, thời kỳ chiến tranh
chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vu lịch sử lớn lao là môt
Ngân hàng Thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dưng và phát triển
kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trơ chi viện cho chiến trường miền Nam.
Quỹ Ngoại tệ đặc biệt
Để tiếp nhận nguồn vốn viện trơ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bô Chính trị,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập môt tổ chức chuyên trách nghiệp vu thanh toán
đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank. Ra đời với môt cơ cấu tổ chức rất gon nhẹ, B29
hoạt đông đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa đươc đặt dưới sư chỉ đạo trưc tiếp của Bô
Chính trị và Thường vu Trung ương Cuc Miền Nam. Với trên 10 người hoạt đông trong thời

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 3
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản môt lương
lớn ngoại tệ, chi viện cho chiến trường miền Nam.
GIAI ĐOẠN 1976 - 1990:
Lớn mạnh trong gian khó.
Thời kì này, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên
cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dung xuất
nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế đô cũ, tham gia đàm
phán giảm, hoãn thành công nơ Nhà nước tại Câu lạc bô Paris, London. Trong điều kiện bị bao
vây cấm vận kinh tế, Vietcombank tiếp tuc nhận viện trơ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ,
đẩy mạnh thanh toán quốc tế để phuc vu sư nghiệp khôi phuc đất nước sau chiến tranh và xây
dưng Chủ nghĩa Xã hôi.
GIAI ĐOẠN 1991 - 2007:
Vững bước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
Vietcombank đã chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại trở thành môt
ngân hàng thương mại nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ ngân hàng
đại lý trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề
án tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trong tâm là nâng cao năng lưc tài chính, quản trị điều hành,
đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vu ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sư ổn định
và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dưng uy tín đối với công đồng tài chính khu vưc và toàn
cầu.
GIAI ĐOẠN 2007 - 2013:
Tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thưc hiện
thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008,
Vietcombank đã chính thức hoạt đông theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày
30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011 Vietcombank ký kết Hop đồng cổ đông chiến lưoc với
Mizuho Corporate Bank.
Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1963 - 2013)
và đón nhận Huân chương Đôc lập Hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng. Nhân sư kiện
đặc biệt này, Vietcombank cũng đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
cùng với thông điệp/lời hứa của thương hiệu "Chung niềm tin vững tương lai", khẳng định
cam kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới
tương lai, khẳng định sư đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lưong hoạt

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 4
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

đông để tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nước và
từng bước vươn xa trên trường quốc tế.
1.3. Tầm nhìn và chiến lược hoạt động :
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược của Vietcombank là xây dựng Vietcombank thành
một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu
tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách
hàng, cổ đông và người lao động.
Tầm nhìn 2020 của Vietcombank là phấn đấu trở thành một trong hai ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài
chính lớn nhất thế giới vào năm 2020. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên
và duy nhất lọt vào bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The
Banker vừa công bố tháng 7 năm 2013.
Để thực hiện chiến lược của mình, về mặt định hướng chung, Vietcombank đề ra lộ trình
phát triển thành tập đoàn chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011- 2015): Duy trì và phát triển
Mô hình Công ty mẹ con; Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Hoàn thiện các điều kiện để trở thành
Tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng. Theo đó:
+ Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là
hoạt động ngân hàng thương mại.
+ An toàn và Hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân
hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.
+ Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản
trị theo chuẩn mực quốc tế.
+ Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua Mua bán sáp nhập và Hợp nhất khi
có đủ điều kiện.
Về định hướng kinh doanh:
+ Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường
quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi trên cơ sở củng cố
phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ - làm cở sở nền tảng phát triển bền vững.
+ Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: Thẻ, Ngân hàng
điện tử, Tài trợ thương mại, Kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.
+ Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù
hợp.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 5
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Định hướng chiến lược trung và dài hạn


Phát triển và mở rong hoạt đông để trở thành Tập đoàn Ngân hang tài chính đa năng có
sức ảnh hưởng trong khu vưc và quốc tế.
Tiếp tuc khẳng đinh vị thế đối với mảng hoat đông kinh doanh lõi của Vietcombank là
hoat đông Ngân hàng Thương mai dưa trên nên tảng công nghệ hiện đại VỚI nguồn nhân lực
chất lương cao và quản trị theo chuẩn mưc quốc tế.
Tiếp tuc củng cố phát triển bán buôn, đầy manh hoat đông bán lẻ làm cơ sở nên tảng phát
triển bên vững. Duy trì và mở rông thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường
nước ngoài.
Mở rông và đẩy mạnh môt cách phù hơp các lĩnh vưc Ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi
giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư...); dịch vu bảo hiểm; các dịch vu tài chính
và phi tài chính khác, bao gồm cả bất đông sản thông qua liên doanh VỚI các đối tác nước
ngoài.
An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là muc tiêu hàng đầu; "Hướng tới một ngân hàng
xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng" là muc tiêu xuyên suốt.
Các mục tiêu đối với xã hội và cộng đổng
Không chỉ chú trong vào phát triển hoạt đông kinh doanh của ngân hàng, Vietcombank
còn xác định cho mình những muc tiêu cao cả đối với xã hôi và công đồng:
Vietcombank luôn nỗ lưc để hoat đông kinh doanh phát triển ổn định, đảm bảo cho dòng
huyểt mạch tài chính lưu thông không ngừng nghỉ, đóng góp vào quá trình phát triển của nền
kinh tể xã hôi Việt Nam nói chung và nganh ngân hàng nói riêng.
Hoạt đông của Vietcombank luôn hướng tới cong đồng, xã hôi, góp phần xây dưng đất
nước ấm no, hạnh phúc. Vietcombank luôn đề cao tính "Nhân văn" như môt giá trị cốt lõi của
văn hoá Vletcombank, luôn sẵn sàng sẻ chia không chỉ với bạn hàng, khách hàng, đối tác mà
còn chia sẻ và hỗ tro người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số còn
nhiều hạn chế. Quan tâm và dành môt nguồn lưc không nhỏ cho công tác an sinh xã hôi là môt
trong những muc tiêu quan tong đươc Vietcombank đề ra hàng năm. Chính vì vậy, mà giá trị
thương hiệu cùng uy tín Vletcombank suốt 50 năm qua đã không ngừng đươc gây dưng và vun
đắp.
1.4. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi
» Dịch vụ tài khoản;
» Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu);
» Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn);

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 6
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

» Dịch vụ bảo lãnh;


» Dịch vụ chiết khấu chứng từ;
» Dịch vụ thanh toán quốc tế;
» Dịch vụ chuyển tiền;
» Dịch vụ thẻ;
» Dịch vụ nhờ thu;
» Dịch vụ mua bán ngoại tệ;
» Dịch vụ ngân hàng đại lý;
» Dịch vụ bao thanh toán;
» Các dịch vụ khác theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh
1.5. Mạng lưới và tổ chức của vietcombank
Bên cạnh Hội sở chính Vietcombank hiện có 01 SGD và 79 chi nhánh với 333 phòng
giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc
Trung bộ 10%, Đông bắc bộ 7,5%, Đồng bằng sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%, Đông
Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25%, Duyên Hải Nam Trung bộ 13,75%, Tây Nam Bộ 16,25%, Tây
Nguyên 4%. Vietcombank còn có hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại hơn 155 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tính đến 31/12/2012, mạng lưới hoạt động của Vietcombank bao gồm:
» Hội sở chính.
» Sở giao dịch.
» 79 Chi nhánh
» 333 Phòng giao dịch.
» 02 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng
khoán).
» 01 Văn phòng đại diện tại Singapore và 02 Công ty con tại nước ngoài (Công ty
Vinafico Hongkong và Công ty chuyển tiền Vietcombank).
» 06 công ty liên doanh, liên kết khác

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 7
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

1.6. Thương hiệu ngân hàng


Nhận diện thương hiệu mới vietcombank
Vietcombank đang đứng trước một giai đoạn phát triển mới với những vận hội mới và
thách thức mới. Kế thừa những yếu tố đã được gây dựng bởi các thế hệ đi trước và đã được
định vị trong tâm trí khách hàng, logo mới của Vietcombank vẫn giữ cho mình màu xanh lá
truyền thống mang sức mạnh của tự nhiên, thể hiện sự phát triển trong cân bằng và chuẩn mực
cùng khao khát mở rộng và vươn xa. Chữ V trong biểu tượng thương hiệu đã được thiết kế lại
theo hướng hiện đại, cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành công bền vững. Đó
không chỉ là biểu trưng cho Vietcombank mà còn là biểu tượng của tinh thần quyết thắng
(Victory), của sự đoàn kết đồng lòng với niềm tin xuất phát từ trái tim cho một tương lai chung
thịnh vượng của Việt Nam. Đó cũng là kết tinh của 6 giá trị cốt lõi của thương hiệu
Vietcombank:
- Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng.
- Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách
hàng, là nguồn tài sản quí giá nhất và đáng tự hào nhất.
- Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng là tiêu chí phấn đấu.
- Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với khu
vực và thế giới.
- Luôn nỗ lực tìm kiếm sự khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị cao
nhất.
- Đề cao tính an toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng,cổ
đông.
Tất cả kết tinh nên thương hiệu VCB với thông điệp cũng là cam kết xuyên suốt: Chung
niềm tin vững tương lai (Together for the Future) .
Giữ vững vị thế Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam
Năm 2013, Vietcombank vinh dự được tiếp tục bình chọn là một trong 10 doanh nghiệp
nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Kết quả này một lần nữa ghi nhận sự đóng góp to lớn
của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước, đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội
trong hoạt động kinh doanh cũng như thể hiện cam kết phát triển của Vietcombank là duy trì
vị thế ngân hàng hàng đầu để xây dựng Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam.

Tiếp tục nhận được nhiều giải thưởng, bình chọn quan trọng trong nước và quốc tế

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 8
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Trong năm 2013, với những hiệu quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực hoạt động, đóng góp
tich cực đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung,
nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế đã bình chọn và trao giải cho Vietcombank.
Có thể kể đến các giải thưởng và danh hiệu uy tín như:” Top 50 doanh nghiệp kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam” do Hội đồng tư vấn chương trình khảo sát “50 công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam năm 2013” và Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư thực hiện; “Ngân hàng cung
cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 6 năm liên tiếp” (2008-2013) do Tạp chí
Trade Finance trao tặng) Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2013” do Tạp chí Finance Asia tao
tặng) “Ngân hàng có bảng cân đối vững mạnh nhất 2013” do Tạp chí The Asian Banker trao
tặng.
Đặc biệt, trong năm Tạp chí The Banker cũng đã công bố bảng xếp hạng 1.000 ngân
hàng đứng đầu thế giới, trong danh sách này cùng với việc được bình chọn xếp hạng 1 quốc
gia, Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam xuất hiện tại nửa trên
của bảng xếp hạng.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 9
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

2. Phân tích tài chính Ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2008-2013
2.1. Tăng trưởng tài sản
Biểu đồ thể hiện chất lượng tài sản – đơn vị tính triệu đồng
500,000,000
468,994,032
450,000,000
414,488,317
400,000,000
366,722,279
350,000,000

300,000,000 307,621,338 Tổ ng tài sản


267,863,404 Cho vay và ứ ng trướ c khách
250,000,000 hàng
235,889,060
Chứ ng khoán đầu tư
200,000,000 204,089,479 tiền gử i và cho vay tại TCTD
171,241,318 khác
150,000,000

100,000,000 105,005,05978,521,304
91,737,049
79,653,830
64,463,096
50,000,000 65,712,726
32,811,215 29,456,514
-
2010 2011 2012 2013

Nguồn báo cáo thường niên Vietcombank qua các năm


Về chất lượng tài sản tăng dần đều qua các năm , trong đó năm 2011 tăng tới 19% so với
năm 2010, các năm 2012 và năm 2013 đều giữ mức tang trưởng 13%. Trong cơ cấu tài sản, rõ
ràng phần cho vay và ứng trước cho khách hàng giữ tỷ trọng lớn nhất, hơn 50% trong cơ cấu
tài sản, và cũng có một tốc độ tăng trưởng tốt, tăng mạnh vào năm 2011 khi chỉ số lên 19%
trong 2 năm sau đó tốc độ có giảm nhưng vẫn giữ trên mức 14%.
Trong khi đó, 2 khoản mục cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NH là chứng
khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay tại TCTD khác lại có sự thay đổi đáng kể qua các năm.
Đầu tiên, chúng ta phân tích khoản mục chứng khoán đầu tư, theo đó có sự gia tăng mạnh
trong khoản năm 2012, gần như Vietcombank đã làm tăng gấp đôi khoản mục này trong vòng
một năm. Trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 của NH cho ta thấy, ở khoản
mục chứng khoán nợ, có sự tăng đột biến ở khoản tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN khi tăng
tới 42 ngàn tỷ đồng. Để giải thích cho điều này, nhóm xin đưa ra lý do đó là NH đã dự đoán
được sự giảm lãi trong tương lai , trong khi đó lại thừa huy động nên đã chủ động mua vào tín
phiếu kho bạc , sau đó đem chiếu khấu tại NHNN để lấy vốn kinh doanh trên thị trường liên
ngân hàng. Chính vì vậy đây là lí do vì sao khoản mục chứng khoán đầu tư tăng mạnh.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 10
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

2012 2011

Trái phiếu Chính phủ 15.722.52 10.129.004

Tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN 42.907.290 764.71

Chứng khoán nợ do các TCKT trong nước 13.927.565 13.698.323


phát hành

Chứng khoán nợ do các TCKT trong nước 1.158.380 1.309.997


phát hành

Đối với khoản mục tiền gửi và cho vay tại TCTD khác chúng ta thấy có sự tăng đột biến
trong năm 2011 . Khi tăng tới hơn 100 ngàn tỷ đồng, theo đó khoản tăng đột biến năm 2011 là
do khoản mục cho vay các tổ chức tín dụng khác đã tăng lên tới 33 ngàn tỷ đồng. Điều này
được lý giải là do vào năm 2011 hiện tượng thiếu thanh khoản đã dẫn tới việc các NH lớn như
Vietcombank sẽ đứng ra để cho các NH nhỏ lẽ vay lại nhằm đảm bảo thanh khoản.
2.2. Tăng trưởng nguồn vốn
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn – đơn vị tính triệu đồng
45,000,000
41,546,850 42,386,065
40,000,000
35,000,000
30,000,000 28,638,696
25,000,000 tổng vốn chủ sỡ hữu
23,174,171 23,174,171
20,000,000 20,736,739 19,698,045 Vốn điều lệ
Thặng dư vốn cổ phần
15,000,000
13,223,715
10,000,000 9,201,397 9,201,397
5,000,000
- 987,000 995,952
2010 2011 2012 2013

Nguồn: báo cáo thường niên của Vietcombank


Tổng vốn chủ sỡ hữu của Vietcombank được tăng liên tục từ năm 2010 cho đến năm
2013. Đỉnh điểm của 2 vụ tăng vốn mạnh này là vào năm 2011 và năm 2012 khi năm 2011
tăng tới 8.000 tỷ đồng , năm 2012 tăng tới hơn 11.000 tỷ đồng. Lý giải cho việc này là việc
Vietcombank đã bắt đầu có những hành động thoái vốn đầu tư một số ngân hàng và công ty
khác, để làm tăng mạnh nguồn vốn tự có của chính mình. Như trong năm 2011, Vietcombank

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 11
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

đã thoái vốn tại nhiều đơn vị bao gồm 589,4 tỷ đồng tại Shinhanvina, và 14% vốn đầu tư dài
hạn gồm 116,8 tỷ từ Ngân hàng Gia Định, SPT là 138 tỷ, PVTran Pacific là 120 tỷ đồng. Đặc
biệt, trong năm 2011, Vietcombank cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng với NH chiến
lược là Ngân hàng TNHH Mizuho lên tới 15% giá trị cổ phần. Tuy nhiên, việc chào bán cũng
như chuyển tiền chỉ được ghi nhận trong năm 2012, chính vì vậy trong năm 2012 vốn của
Vietcombank tăng lên đáng kể.
2.3. Hệ số an toàn vốn CAR

Hệ số an toàn vốn
16% 14.63%
14% 13.13%
12% 11.14%
10% 9.00% Hệ số an toàn vố n
8%
6%
4%
2%
0%
2010 2011 2012 2013

Như đã phân tích ở phần nguồn vốn của Vietcombank, việc tăng vốn liên tục của VCB đã
cải thiện đáng kể chỉ số an toàn vốn của Vietcombank. Bắt đầu từ tháng 8/2010 , tổ chức tín
nhiệm nổi tiếng thế giới Fitch hạ bậc tín nhiệm của Vietcombank từ D xuống D/E, tiệm cận
mức đánh giá dành cho các ngân hàng có vấn đề nghiêm trọng, cần đến sự trợ giúp từ bên
ngoài. Fitch cho rằng, hoạt động củaVietcombank trong 2009 và nửa đầu 2010 bộc lộ sự mất
cân đối khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng vọt đe dọa chất lượng tài sản, trong khi đó hệ số
an toàn vốn (CAR - vốn điều lệ trên tổng tài sản) không đạt yêu cầu.
Chính vì vậy, với việc rút vốn đầu tư ngoài ngành, kết hợp việc tăng vốn qua đối tác
chiến lược là thước đo để Công ty xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s - Standard &
Poor’s Ratings Services (S&P) xếp triển vọng đối với hạn mức tín nhiệm dài hạn của
Vietcombank đã được nâng lên mức ổn định từ mức tiêu cực trước đó; điểm đối tác tín dụng
của Vietcombank được duy trì ở mức B+/B; mức xếp hạng riêng (SACP – stand alone credit
profile) của Vietcombank cũng được nâng lên mức “b+” từ mức “b”.
2.4. Tình hình thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại.
Rủi ro thanh khoản là khả năng thanh toán do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền.
hoặc không có khả năng huy động. vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó.
Để xác định rủi ro thanh khoản ta xác định tỷ lệ cho vay/tiền gửi:

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 12
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dự cho vay/ huy động vốn – Đơn vị tính %

Tỷ lệ dự nợ cho vay/huy động vốn


86.68%
88.00%
84.88%
86.00%
84.00% Tỷ lệ dự nợ cho vay/huy
82.00% 80.62% độ ng vố n
79.34%
80.00%
78.00%
76.00%
74.00%
2010 2011 2012 2013

Nguồn Báo cáo thường niên NH Vietcombank


Dựa vào biểu đồ trên, như vậy việc cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tỷ trọng huy
động vốn của NH hơn 80%. Chỉ số nó càng cao thì nó càng rủi ro, tuy nhiên nếu nó càng thấp
thì câu hỏi đặt ra vốn huy động sẽ sinh lời ở đâu. Tùy theo mỗi NH mà hệ số này sẽ nằm ở con
số chấp nhận được. Trở lại với biểu đồ của Vietcombank, trong năm 2010 và 2011 con số này
sắp xỉ 85%, tăng mạnh trong năm 2011. Điều này có thể được giải thích là do việc thiếu hụt
thanh khoản trong năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2012 và 2013 con số này quay quanh 80% .
Với việc là con số tương đối, nếu xem xét kỹ con số tuyệt đối là số tiền cho vay và số tiền huy
động vào thì rõ ràng con số huy động được trong năm 2012 và 2013 của Vietcombank được
tăng đáng kể . Từ năm 2012, con số tăng trung bình hơn 50.000 tỷ đồng mỗi năm, tăng nhiều
hơn cả mức tăng dư nợ , khi dư nợ chỉ tăng vào khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2012 và
2013. Chính vì vậy, con số này đã được cải thiện đáng kể.
Biểu đồ thể hiện số tiền cho vay và số tiền huy động – đơn vị tính: triệu đồng
350,000,000
332,245,598
300,000,000 285,381,722
250,000,000 227,016,854 267,863,404
235,889,060
204,755,949
200,000,000 204,089,479 Cho vay và ứ ng trướ c khách
171,241,318 hàng
150,000,000
Tiền gử i củ a khách hàng
100,000,000
50,000,000
-
2010 2011 2012 2013

Nguồn: báo cáo thường niên của Vietcombank

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 13
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Theo nhóm, lí do mà Vietcombank đã có những nguồn huy động dồi dào là vì NH đã


thay đổi chiến lược huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích
cực: Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng do Vietcombank đã chủ động
tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động. Việc
tăng cường tiếp xúc tạo mối quan hệ chặt chẽ các tổ chức có nguồn vốn thanh toán ổn định tại
các tỉnh, thành phố được triển khai chú trọng. Hơn nữa, với sự đi đầu trong thị trường thẻ của
Vietcombank, chiếm tới 44% thi trường, thì việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi ở đây cũng
đáng kể góp phần làm dồi dào nguồn vốn huy động của NH.
2.5. Chất lượng thu nhập
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - đơn vị tính VNĐ

2010 2011 2012 2013

Thu nhập lãi thuần tỷ 8.195 12.421 10.782 10.941

lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tỷ 1.415 1.509 1.373 1.691

lãi thuần từ hoạt động kinh doanh


ngoại hối tỷ 561 1.179 1.487 1.426

lãi thuần từ mua bán chứng khoán


kinh doanh tỷ 18 -5 76 22

lãi thuần từ mua bán chứng khoán


đầu tư tỷ 268 24 207 160

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh


doanh trước chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng tỷ 6.593 9.171 9.068 9.263

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tỷ -1.384 -3.474 -3.303 -3.520

Lợi nhuận trước thuế tỷ 5.569 5.697 5.764 5.743

Thuế TNDN tỷ -1.266 -1.480 -1.343 -1.365

Lợi nhuận sau Thuế tỷ 4.303 4.217 4.421 4.378

Nguồn: báo cáo thường niên của Vietcombank

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 14
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh , ta nhận thấy lợi nhuận sau thuế của
Vietcombank biến động không lớn qua các năm, nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn là
từ thu nhập lãi thuần khi chiếm gần 80% lợi nhuận hằng năm. Tuy nhiên nến nhìn vào khoản
mục lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng thì thấy rằng nó thay đổi
đáng kể. Ở khoản mục này thì NH đã có bước nhảy vọt trong lợi nhuận từ năm 2011, do hoạt
động từ thu nhập lãi thuần tăng cao và duy trì tốt ở các năm 2012 và 2013. Ngoài ra, lãi thuần
từ kinh doanh ngoại hối ngày một tốt hơn cũng đã giúp cho NH đa dạng về nguồn thu.
Một điểm lưu ý, ở khoản mục trích dự phòng rủi ro tín dụng, với nguồn lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng ở năm 2010 chỉ có 6.593 tỷ đồng, nên Vietcombank
trích dự phòng chỉ có 1.384. Bắt đầu từ năm 2011, khi lợi nhuận thuần tăng lên 9.171 tỷ đồng
thì Vietcombank bắt đầu trích dự phòng gấp 3 lần năm 2010. Điều này chứng tỏ, 1 tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng đang tăng cao và ngân hàng đã bắt đầu có động thái đảm bảo rủi ro hoạt động. Đặc
biệt, khi thông tư 02 và thông tư 09 của NHNN có hiệu lực khi phân loại lại nợ thì sẽ có rất
nhiều khoản nợ xấu trong khối NHTMCP phát sinh, bắt buộc các NH phải trích lập dự phòng
nhiều hơn. Vì thế nhóm đánh giá động thái tăng trích lập dự phòng của Vietcombank là điều
tốt trong việc đảm bảo rủi ro hoạt động.
2.6. Tình hình cho vay
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho VCB. Năm
2012 hoạt động tín dụng đem lại 73% thu nhập hoạt động của VCB
Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp: Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của VCB là 15% có
cao hơn so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng 8.91% của toàn ngành Ngân hàng nhưng thấp
hơn so với mức tăng 23% của năm 2011.
VCB cho vay chủ yếu là các tổ chức kinh tế, chiếm 88% tổng dư nợ trong đó cho vay
doanh nghiệp nhà nước chiếm 24%, công ty TNHH chiếm 20% và cho vay khác chiếm khoảng
35% tổng dư nợ. VCB thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng từ cho vay DNNN
sang hướng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà năm 2010 tỷ lệ cho vay
DNNN và các tập đoàn lớn là 62% dư nợ. Đây là sự chuyển dịch khá hợp lý trong thời gian
qua khi mà các DNNN làm ăn kém hiệu quả và cho vay phân khúc này cũng có tỷ suất lợi
nhuận cao hơn.

Cơ cấu cho vay 2010 2011 2012 2013

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 15
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Cá nhân 18.709.093 20.857.916 28.783.709 37.258.614

Doanh nghiệp 158.104.813 188.559.717 212.383.599 237.055.510

Ngắn hạn 94.715.390 123.311.798 149.536.983 175.256.677

Trung hạn 20.682.088 23.008.675 25.093.195 30.493.468

Dài hạn 61.416.428 63.097.160 66.537.130 68.563.979

Theo báo cáo tài thường niên VCB

Cá nhân
Doanh nghiệp

Cơ cấu vay theo đối tượng


Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ đối với khách hàng cá nhân có xu hướng tăng qua các năm thể
hiện đúng công tác điều hành tín dụng của VCB để có thể đạt tăng trưởng tín dụng theo mục
tiêu đề ra và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Điều này cũng dể hiểu, vì trong bối cảnh nền
kinh tế vẫn chưa phục hồi, DNTN chưa thể đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm nguồn tiêu thụ cho
đầu ra nên dư nợ đối tượng này có phần giảm sút. Đồng thời, VCB cũng thắt chặt hơn tiêu
chuẩn cho vay để đảm bảo thu hồi vốn, tránh tình trạng nợ xấu vượt ngưỡng.
Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản ở mức trung bình ngành: Tỷ lệ này của VCB khá ổn định qua
các năm trung bình khoảng 57% nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của các ngân
hàng đang niêm yết (54.6%).

Triệu VND 2010 2011 2012 2013

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 16
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

274.314.20 176.813.90
Cho vay và ứng trước khách hàng 241.167.308 209.417.633
9 6

468.994.03 307.621.33
Tổng tài sản có 414.488.317 366.722.279
2 8

Tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản có 58,49% 58,18% 57,11% 57,48%

Theo báo cáo tài thường niên VCB


Đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng (chưa trừ DPRR) tăng trưởng 15,2% so
với cuối năm 2011. Tỷ trọng dư nợ tín dụng/tổng tài sản cuối năm 2012 và 2011 tương ứng là
58,2% và 57,1%. Mặc dù sử dụng vốn cho vay khách hàng trong năm 2012 tăng gần 32.000 tỷ
đồng nhưng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự lại giảm 1.608 tỷ đồng so với năm
2011.
300,000,000 5

250,000,000
4

200,000,000
3
VI Cho vay và ứ ng trướ c khách
150,000,000 hàng
2 Tỷ lệ nợ xấu
100,000,000

1
50,000,000

- 0
2010 2011 2012 2013

Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012, thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng
doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2012, VCB đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa
ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay thông thường khoảng 1-1,5%)
để hỗ trợ Doanh nghiệp. Với các chương trình ưu đãi lãi suất và các đợt cắt giảm lãi suất, thu
nhập của VCB trong năm 2012 bị ảnh hưởng khá nhiều.
Cụ thể, Vietcombank đã giải ngân hơn 2.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp để tạm trữ
thóc, gạo vụ Đông Xuân, ổn định nguồn hàng cho xuất khẩu; gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng và 269,3
triệu USD cho vay sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu.... Đồng thời cho vay kinh doanh,
mua và sửa chữa nhà thông qua gói hỗ trợ 2.000 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm để kích cầu.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 17
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ƯU ĐÃI ĐÃ KẾT THÚC ĐÃ GIẢI NGÂN

Cho vay tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 (tỷ đồng) 2.204

Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất ngắn hạn gói 300 triệu USD 443

Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất ngắn hạn gói 9.000 tỷ đồng 7.288

Chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc gạo vụ Hè Thu (tỷ 1.253
đồng)

Tỷ lệ Nợ xấu/dư nợ tăng: Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh thì nợ xấu
của VCB cũng có diễn biến tương tự. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại thời điểm cuối năm 2012 là 2,4%,
tăng nhẹ so với 2% cuối năm 2011. Nợ xấu tăng 20% so với năm 2011 trong đó chủ yếu tăng
nợ nhóm hai (nợ cần chú ý ) tăng 149%. Mặc dù vậy chúng tôi đánh giá khá cao VCB trong
hoạt động kiểm soát nợ xấu: Thứ nhất, VCB đã tiến hành áp dụng hệ thống đánh giá tín dụng
theo phương pháp định tính mới giúp phân loại tín dụng dựa trên cả chất lượng và số lượng
nên tỷ lệ nợ xấu có sự gia tăng đáng kể từ năm 2011. VCB đã tiến hành trích lập dự phòng khá
nhiều với tỷ lệ trích lập dự phòng/nợ xấu năm 2012 vào khoảng 91% nên quỹ dự phòng hoàn
toàn có thể bù đắp các khoản nợ xấu. Thứ hai, nợ các nhóm ít có sự biến động trong đó nợ có
khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại giảm. Mặc dù điều này chưa khẳng định được chất lượng tín
dụng của VCB nhưng so với các ngân hàng khác năm 2012 nợ có khả năng mất vốn đều có sự
tăng vọt thì đây cũng là dấu hiệu báo trước nợ xấu của VCB trong thời gian tới có khả năng
không tăng mạnh.
Dự phòng rủi ro giảm: Lợi nhuận trước dự phòng giảm nhẹ 0.85% và dự phòng rủi ro
cho vay khách hàng giảm 0.67% so với năm 2011. Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu giảm mạnh từ
125% xuống còn 91% điều này là do nợ xấu tăng trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm
nhẹ.
Ngoài ra, dư nợ cho vay các tổ chức tín dụng khác cũng có những thay đổi đáng kể. VCB
đã đề ra các kế hoạch phát triển cũng như những biện pháp an toàn để ứng phó với những biến
động của nền kinh tế. Điều dễ nhận thấy nhất, trong năm 2012, VCB đã hạn chế đến mức tối
đa khi cho các tổ chức tín dụng khác vay. Một mặt, thu hồi vốn để dự phòng cho các khoản
vay mục tiêu, mặt khác tránh rủi ro khi tình hình kinh doanh cũng như uy tín của các ngân
hàng khác đang sụt giảm nghiêm trọng.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 18
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Cho vay các tổ chức tín dụng khác


33,197,058
35,000,000

30,000,000

25,000,000
Cho vay các tổ chứ c tín
20,000,000 dụ ng khác

15,000,000
7,992,267
10,000,000 5,320,515
5,000,000 159,666
-
2010 2011 2012 2013

2.7. Các hệ số doanh lợi và các hệ số tài chính cơ bản khác


2.7.1. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản
của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA
được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản. thể hiện bằng con số phần trăm.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

ROA 1.5% 1.25% 1.13% 0.99%

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB giai đoạn 2010-2013


Trong giai đoạn 2010-2013 ROA của ngân hàng VCB có xu hướng giảm. Từ 1,5% năm
2010 xuống chỉ còn 0.99% năm 2013. Với tình hình kinh tế khó khăn, có thể nói đây là tình
trạng chung của hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân chính cuả sự sụt giảm này xuất phát từ việc
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi vốn chủ siwr hữu liên tục được bổ
sung qua các năm. Mặt khác khả năng sử dụng tài sản kém hiệu quả (huy động tăng nhanh hơn
so với tín dụng, nguồn vốn dư thừa chuyển sang đầu tư tín phiếu kho bạc cũng với đà giảm lãi
suất của trái phiếu Chính phủ) khiến cho tỷ lệ sinh lời của VCB thấp hơn so với các ngân hàng
trong cùng ngành.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 19
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

4.00%
3.41%
3.50%
2.90%
3.00% 2.83%
2.52%
2.50%
2.00% NIM
Series2
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2010 2011 2012 2013

Biểu đồ tỷ lệ ROA và ROE của VCB giai đoạn 2010-2013


2.7.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu
cùng ngành trên thị trường. từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

ROE 22.55% 17.08% 12.61% 10.33%

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VCB giai đoạn 2010-2013
Nhìn chung chỉ số ROE trong giai đoạn này của VCB giảm sút mạnh, trong vòng 3 năm
đã giảm gần 50% thể hiện sự giảm sút hiệu quả sử dụng vốn của VCB
2.7.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi
trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong đó,
tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại
các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu
tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào
có chi phí thấp nhất.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

NIM(%) 2,83% 3,41% 2.9% 2.52%

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 20
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

NIM
4.00%
3.50% 3.41%

3.00% 2.83% 2.90%


2.52%
2.50%
NIM
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2010 2011 2012 2013

Biểu đồ tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Vietcombank


Qua thống kế tỷ lệ thu nhập lãi cận biện ta có thể thấy trong giai đoạn này tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên ổn riêng năm 2011 lên đến 3.41%. Nguyên nhân do NHNN thực hiện chính sách
thắt chặt tiền tệ đã làm cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà đặc biệt là các NH nhỏ gặp rất
nhiều khó khăn về tính thanh khoản và buộc phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với
lãi suất cao, chênh lệch lãi suất trên thị trường 2 lớn đã tạo cơ hội cho một ngân hàng lớn như
VCB gia tăng hoạt động gửi tiền và cho vay trên thị trường này. (Giá trị ròng giao dịch trên thị
trường 2 (cho vay – huy động) có xu hướng tăng trưởng mạnh từ 8.621 tỷ đồng năm 2008 lên
57.043 tỷ đồng năm 2011).
Việc huy động tăng cao nhưng hoạt động tín dụng trì trệ đã có những ảnh hưởng rõ nét
đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ lãi thuần năm 2013 của hầu hết các
ngân hàng đều sụt giảm so với giai đoạn trước và sụt giảm NIM. Trong sáu tháng đầu năm
2014, lãi suất thị trường ngắn hạn đã giảm đáng kể, do lạm phát thấp, ngân hàng thừa thanh
khoản và tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn. Lãi suất cho vay VCB đã giảm nhiều hơn đáng
kể so với trung bình ngành, VCB đạt lãi suất trung bình 7.53% cho các khoản cho khách hàng
vay, giảm 1.01 điểm phần tram; trong khi đó lãi suất huy động trung bình laf4.52% giảm 1.34
điểm phần trăm trong sáu tháng đầu năm xuống mức 6.4%.
Một điểm đáng lưu ý là vào khoảng tháng 3 năm 2014, NHNN yêu cầu các ngân hàng
giảm lãi suất cho vay các khản dư nợ hiện tại cho 5 lĩnh vực và nhóm được ưu tiên. VCB có
khoảng 50% dư nợ cho vay trong các ngành này, việc cắt giảm lãi suất cho vay theo NHNN tất
yếu làm giảm thu nhập lãi của VCB.
2.8. So sánh kết quả/lợi nhuận với những ngân hàng khác

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 21
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngân Hàng 2010 2011 2012 2013

CTG 3.414 6.259 6.170 5.808

VCB 4.236 4.217 4.421 4.378

BID 3.761 3.200 3.319 4.051

ACB 2.335 3.208 784 826

MBB 1.745 1.915 2.320 2.286

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng giai đoạn 2010-2013

7000
6259 6170
6000 5808

5000
4236 4421 4378
4217 4051
3761 CTG
4000
3414 3319 VCB
3200 3208
BID
3000
2335 ACB
2320 2286
1915 MBB
2000 1745

1000 784 826

0
2010 2011 2012 2013

Biểu đồ so sánh lợi nhuận VCB với các ngân hàng khác
So sánh với các ngân hàng đối thủ với VCB trong giai đoạn 2010-2013 ta có thể kết luận
rằng, trong gian đoạn từ 2010-2013 VCB có mức lợi nhuận ổn định, nhưng tình hình kinh
doanh của VCB đang có xu hướng xấu đi khi khả năng sinh lời giảm, nợ xấu tăng. Đây cũng là
xu hướng chung của ngành ngân hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên VCB vẫn
gia tăng về tổng tài sản và giữ vai trò là ngân hàng lớn của nền kinh tế. Dù vậy, VCB cần phải
có những biện pháp phục hồi và tăng trưởng để tăng khả năng cạnh trong trong giai đoạn sắp
tới. Khi các ngân hàng khác không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 22
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

3. Phân tích SWOT


3.1. Điểm mạnh (Strengths)
Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao.
Vietcombank là ngân hàng hàng đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị trường tài chính
Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các tổ chức tài chính
nước ngoài đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. (Ngày 11/02/2007: Vietcombank đã được tổ
chức Standard & Poor's Ratings Services công bố xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định
và năng lực nội tại ở mức D. xếp hạng tín dụng của Vietcombank tương đương với mức xếp
hạng tín nhiệm của quốc gia.
Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường.
Với lợi thế có trong trong tay là đội ngũ ban lãnh đạo trình độ cao - là những người đã
từng học tập, làm việc ở nước ngoài và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống
ngân hàng - Vietcombank có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng TMCP khác,
nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành Ngân hàng Việt Nam
như hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi cho Vietcombank mở rộng sự phát triển của mình.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh
nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành; ham học hỏi, tận tuỵ và có khả
năng tiếp cận nhanh các kiến thức kĩ thuật hiện đại.
Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương trong các dự
án của chỉnh phủ.
Nhờ vào những lợi thế sẵn có: như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhân viên
có trình độ nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dang, ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các khỏan nợ
tồn đọng từ các khoản cho vay theo chỉ định và kế hoạch nên Vietcombank luôn là đối tác
nhận được sự “ưu tiên” từ phía chính phủ trong hầu hết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và
có tỷ suất sinh lời cao như các dự án điện, giao thông... của chính phủ
Hoạt động ngoại hối và dịch vụ mạnh nhất Việt Nam.
Thể hiện ở chỗ: sản phẩm thẻ của Vietcombank rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác
nhau của khách hàng. Một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chấp nhận thẻ luôn có những
chương trình ưu đài cho khách hàng sử dụng thẻ của Vietcombank như thẻ tín dụng quốc tế
mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express và Vietcombank Vietnamairlines
American Express mang lại cho khách hàng lợi ích sử dụng hạn mức tín dụng để chi tiêu tại
các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới, thanh toán trên internet; thẻ ghi nợ quốc tế bao
gồm thẻ Vietcombank conect 24, thẻ Vietcombank SG24, thẻ Vietcombank MTV, thẻ

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 23
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

Vietcombank conect 24 Visa Debit, chủ thẻ có thế thực hiện thanh toán tại hàng triệu đơn vị
chấp nhận thẻ trên toàn thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard.
Với VCB-Mobile B@nking, khách hàng có thể dễ dàng thưc hiện được các giao dich:
+ Nạp tiền điện thoại trả trước (topup) cho các thuê bao di động của các nhà mạng
Mobifone, Vinaphone và Viertel;
+ Chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank;
+ Thanh toán hóa đơn (billing) cho dịch vụ điện thoại di động trả sau của Viertel,
Mobifone, homophone và ADSL của Viertel Telecom, dịch vụ điện thoại của Trung tâm Điện
thoại Nam Sài Gòn (SST);
+ Truy vấn thông tin và lịch sử giao dịch của tài khoản thanh toán mở tại Vietcombank.
Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ
nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên
trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 90
chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc,2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty
con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500
điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ
bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Định hướng kinh doanh rõ ràng “Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng”.
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng
tầm cỡ quốc tể ở khu vực trong thập kỉ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tể thị
trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong
quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển
với những nội dung chỉnh như sau :
+ Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bàng việc phấn đấu nâng chỉ số an toàn
vốn tối thiểu (CAR) đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo tiêu chuấn quốc
tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
+ Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có 1 mô hình tổ chức hiện đại, khoa học,
phù hợp với mục tiêu và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng
cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày
càng cao của nền kinh tể thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 24
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

3.2. Điểm yếu (Weaknesses)


Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tối đa; thiếu sự liên kết
giữa các NHTM với nhau.
Nguồn lực công nghệ thông tin của ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy móc
thiết bị.
Về nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ cao cấp, chuyên viên phân tích chính sách còn thiếu,
ở Vietcombank số người có chứng chỉ CFA - level 3 - Chứng chỉ chuyên viên phân tích chính
sách - chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mặc dù đội ngũ lãnh đạo vào nhân viên đều có trình độ
từ đại học trở lên.
Không những vậy, hệ thống máy ATM của Vietcombank đã gây không ít phiên toái cho
khách hành về tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền. Tỉnh trạng này vào các ngày
cao điểm như ngày lễ, ngày tết, thử 7, chủ nhật... không phải là hiếm gặp tại các cây ATM của
Vietcombank.
Lịch sử nhiều năm là một Ngân hàng thương mại quốc doanh với thói quen hoạt
động chưa hiệu quả cần thời gian nhiều đế thay đỗi.
Đây là vấn đề thuộc về lịch sử nên không có gì cần phải phân tích nhiều. Hiện nay,
Vietcombank đang có những sự nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình thay đổi cung cách hoạt
động và làm việc nhằm đạt được sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động về Tài chính ngàn
hàng, phần đấu là ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu Việt Nam trong tương lai gần.
Hiếu biết về thị trường tài chính thể giới còn nhiều hạn chế.
Đây không chỉ riêng là điếm yểu của Vietcombank mà nó còn là điểm yếu của cả hệ
thống ngân hàng Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nhà nước). Điểm yếu
này không thế cải thiện được trong 1 sớm 1 chiều mà cần phải có thời gian để các ngân hàng
tìm hiểu.
Điều này sẽ càng được thực hiện dễ dàng hơn khi mà Việt Nam đã tham gia vào WTO.
Cơ cẩu thu nhập chưa thực sự đa dạng, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi
suất và trên thị trường tín dụng.
Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu.
Mặc dù có khá nhiều loại sản phảm cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhưng
những sản phẩm đó vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hảng, Lý do có thể là
do chính sách maketing chưa được tốt, cũng có thế là sản phẩm đưa ra có thể là chưa phù hợp
với số đông khách hàng… Do đó, trong thời gian tới, Vietcombank cần phải có nhiều hơn nữa
những sự cải tiến trong kinh doanh để có được số lượng khách hành lớn và mạnh hơn nữa.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 25
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

3.3. Cơ hội (Opportunities)


Nền tảng phát triến kình tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam tương đối cao (Thể hiện
qua tốc độ tăng trưởng kinh tế).
Việt Nam là quốc gia được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới với mức
tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 7-8%. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của ngành ngân
hàng cũng ở mức cao: 20%/năm. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội xuất nhập khẩu tăng
nhanh, làm cho nhu cầu về thanh toán quốc tế tăng, làm cho thu nhập của Vietcombank có cơ
hội tăng mạnh.
Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán
thúc đấy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân.
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát, tạo thói quen tiêu dùng không
sử dụng tiền mặt cho người dân ... Chính phủ đã có những quy định và chính sách hạn chế tiền
mặt trong lưu thông như thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM,
khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ thanh toán của các ngân hàng. ...Từ đó các dịch vụ
của ngân hàng như mở tài khoản cá nhân, thanh toán hoá đơn qua thẻ ATM ...của
Vietcombank ngày càng phát triển, mang lại 1 nguồn thu lớn cho ngân hàng,
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Vietcombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong
hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài
Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại
hình dịch vụ mới...
3.4. Thách thức (Threats)
Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt trong thị
trường tài chính của Việt Nam và của ngành Ngân hàng.
Do Việt Nam đã gia nhập WTO nên trong những năm tới, sự “đổ bộ” của các ngân hàng
nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua giữa các ngân
hàng nhằm chiếm lấy thị phần Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam, Các Ngân hàng nước ngoài
với lợi thế vốn lớn, nhân viên đạt trình độ kĩ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm, chiến
lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài… sẽ khiến cho các ngân hàng trong nước
gặp phải nhiều khó khăn trong việc tranh giành “miếng bánh thị phần trong nước”. Kèm theo
đó là sự tranh giành ở cả thị phần nguồn lao động chất lượng cao của các Ngân hảng nước
ngoài sẽ gây nên tình trạng chảy máu chất xám. Đứng trước thách thức đó đòi hỏi
Vietcombank cần có những biện pháp thúc đấy nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
mình như: Nhanh chóng xây dựng chiến lược chiến thuật thích hợp đề có thế đảm bảo cho quá

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 26
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

trình cạnh tranh được thành công mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam; nâng cao
năng lực tài chính (bằng cách bổ sung thêm vốn điều lệ); đầu tư mạnh cho các hoạt động phát
triển mạng lưới, thành lập các chi nhánh, phát triển hệ thống các phòng giao dịch, đầu tư công
nghệ, đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM tại các địa bàn để có thể phục vụ tăng cường chất
lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ, cải tiến trang thiết bị... Bên cạnh đó Vietcombank cần
phải có các chiến dịch, chương trình quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng nhiều hơn nữa để
nâng cao vị thế và hình ảnh của mình trên thị trường nói riêng và giúp các ngân hàng có thể
đứng vững được trong sự xâm chiếm của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam nói chung.
Cạnh tranh mạnh về vốn và cạnh tranh về huy dộng tiền gửi ngày càng tăng.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen đầu
tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyến của các luồng vốn ra khỏi ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn cuối năm 2007 phát triển mạnh đến nỗi ai ai
cũng đổ đi mua bán cổ phiếu trên thị trường. Từ đó làm cho nhu cầu rút vốn để mua cổ phiếu
từ khách hàng là rất lớn, làm cho hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng nóng bỏng về tiền.
Gây nên sự dịch chuyển luồng tiền từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán, làm mất
cân đối giữa hai thị trường.
Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các thông
lệ quốc tế tối ưu.
Các ngân hàng trong nước phải từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực
quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng như : Chuẩn mực về tỉ lệ an
toàn trong hoạt động Ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo
hiểm tiền gửi, phá sản tài chính tín dụng… thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn
bản về môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng biến động bất thường trong thời gian vừa qua đã
gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền.
Trong thời gian vừa qua, sự biến động về giá rất lớn của các mặt hàng trên thị trường và
giá vàng, mà bắt nguồn từ sự tăng giá của dầu mỏ, đã làm cho tình hình lạm phát trong nước
tăng cao, ở mức 2 con số (trên 10% trong 4 tháng đầu năm 2008), cùng theo đó là sự giảm giá
của VNĐ đã làm cho tâm lý của ngươi gửi tiền không ổn định: họ chuyển sang mua vàng và
ngoại tệ để dự trì thay vì cầm tiền trong tay. Do đó gây ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân
hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Và Vietcombank cũng không nằm
ngoài sự ảnh hưởng đó.

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 27
GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông Nhóm 10 - K23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trương Quang Thông (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam các năm
2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013.
3. Báo cáo thường niên NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011,
2012, 2013
4. Các trang web
www. Vietstock.vn
www. Saga.vn

Phân tích Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Trang 28

You might also like