Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC NĂM 2023

“ Con là một
phần của mẹ,
Loreda, theo
cách mà không
gì có thể phá vỡ
được. Con đã
dạy mẹ yêu.
Con, người đầu
tiên trên thế
giới này, và tình
yêu mẹ dành
cho con sẽ sống
lâu hơn cả bản
thân mẹ”

Họ và tên thí sinh : Đỗ Thị Vân Huế


Sinh ngày: 14/02/2006
Học sinh lớp: 11A7
Trường THPT C Kim Bảng
Họ và tên mẹ: Lê Thị Nhung
Sđt: 0975786389
Địa chỉ: Xóm 8- Đại Cương- Kim Bảng- Hà Nam
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách mà em yêu
thích hoặc một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối
sống tích cực hơn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội.

Trong mỗi con người luôn tồn tại một bản năng
sống, nghị lực phi thường mà chỉ khi khó khăn nhất mới bộc lộ
ra. Những tác phẩm về ý chí con người không chỉ có giá trị về
mặt nghệ thuật mà còn truyền tải một khát khao, thông điệp
sống một cách mạnh mẽ nhưng cũng đầy xúc động. "Bốn ngọn
gió" là bức chân dung khắc họa chân thực về một giai đoạn đầy
biến động của nước Mỹ, là minh chứng cho ý chí kiên cường và
sức mạnh tinh thần của con người. Dù ở thời đại nào, lý tưởng,
lòng dũng cảm và sự sẵn sàng cống hiến sẽ luôn là thứ quyền
năng giúp ta vượt qua mọi nghịch cảnh.
Kristine Hannah là tác giả từng đoạt giải thưởng
bán chạy nhất của hơn 20 tiểu thuyết và phim bom tấn quốc tế,
“Sơn ca vẫn hót”, được vinh danh là tiểu thuyết hư cấu lịch sử
hay nhất của Goodreads năm 2015 và giành giải People's Choice
cho tiểu thuyết hay nhất trong cùng năm. “Bốn ngọn gió” được
lấy cảm hứng từ cuộc tổng phát thanh của Tổng thống Franklin
D. Roosevelt ngày 06/09/1936:“Tôi sẽ không bao giờ quên hình
ảnh những cánh đồng lúa mì bị hun nóng đến mức không thể thu
hoạch được. Tôi sẽ không bao giờ quên những cánh đồng ngô
còi cọc, héo và trụi lá bởi sức nóng của mặt trời và nạn châu
chấu. Tôi đã nhìn thấy những đồng cỏ hoang tàn, xơ xác đến nỗi
năm mươi mẫu đất không đủ nuôi một con bò.” Sau 4 năm chắp
bút, tác phẩm được in lần đầu vào ngày 02/02/2021 ở St.
Martin's Press (Mĩ) và ngay lập tức đạt vị trí số 1 trên New York
Times, Wall Street Journal, USA Today.
Robley D. Stevens, 30 tuổi và là một
nạn nhân của cuộc Đại khủng hoảng,
cầm tấm biển có dòng chữ với nội
dung "Tôi phải có công việc hoặc chết
đói" khi đứng trên vỉa hè ở Baltimore
tháng 8/1931 (nguồn: wikipedia)

Bức ảnh “Người mẹ di” cư miêu tả bà mẹ vô


gia cư Florence Owens Thompson, 32 tuổi, có
7 đứa con ở California (nguồn: wikipedia)

Những đứa trẻ tị nạn với vẻ ngoài nhếch nhác, ánh mắt u buồn, tuyệt vọng (nguồn:
wikipedia)
Trong quá trình tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, em
đã phát hiện ra rằng không chỉ dân tộc ta mà bất kì dân tộc nào
trên thế giới cũng phải trải qua những khó khăn thử thách, chiến
tranh, tai họa thiên nhiên. Điều quan trọng nhất giúp một dân tộc
vượt qua những chông gai đó là ý chí kiên cường, lòng quyết
tâm giữ nước, bảo vệ đất nước. “ Bốn ngọn gió” đã cho ta thấy
điều đó. Những câu chữ vô cùng tinh tế đã khắc hoạ được bối
cảnh lịch sử đương thời cùng lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh
của những người dân nơi đây. Khác với những cuốn sử thi đứng
từ góc nhìn của một nhà phân tích, cuốn sách là góc nhìn của
một người mẹ chật vật tìm đường sống cho gia đình mình.
Những nỗi đau, mất mát, những cơn bão cát và cái khát cháy cổ
họng chỉ có thể cảm nhận chân thực nhất từ chính người phụ nữ
đã trải qua những gian truân ấy. Câu chuyện đã tái hiện hình lại
những con người đang vùng vẫy trong bão táp thiên nhiên,
những cuộc di cư không có hồi kết nhưng dù thế nào họ vẫn
nung nấu hi vọng được sống tiếp, được trở về với quê hương.
Đọc cuốn sách, em như được tận mắt chứng kiến nỗi đau khắc
khoải của người mẹ cũng như người dân Mĩ năm 1929- nỗi đau
không ai biết cách để chấm dứt. Đất nước Việt Nam những năm
chiến tranh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Các gia đình phải đi
sơ tán, rời bỏ mảnh đất quê hương. Những đứa trẻ không còn
được đến trường. Chúng phải theo gia đình đi xa vạn dặm để tìm
nơi trú ẩn. Đồng thời em cũng thấy được sự ngoan cường của
tình mẫu tử. Sự mạnh mẽ của người mẹ đã in đậm trong trái tim
em cho em cái nhìn sâu sắc, thêm trân trọng, nâng niu thứ tình
cảm thiêng liêng, cao cả này.
Em chọn cuốn sách này để giới thiệu một cách tiếp
cận khác với lịch sử. Nếu lịch sử trong sách giáo khoa hiện lên
với những trận đánh oai hùng thì văn học sử thi cho ta thấm đẫm
nỗi đau của những người dân vô tội, người chịu tàn phá của
chiến tranh, thiên tai, sụp đổ kinh tế. Qua từng trang truyện, ta
sẽ thấy nỗi đau mất mát của những người dân và sẽ tự đưa ra
cho mình lựa chọn bảo vệ, xây dựng đất nước hoặc ta sẽ phải
chịu cảnh tang thương như những người dân Mĩ đã từng.
Bối cảnh câu chuyện vào những năm 30 của thế kỉ
20 sau khi thị trường phố Wall sụp đổ, hơn 3 triệu người mất
việc, thiên tai kéo đến ở khắp các tiểu bang nước Mĩ, những
cuộc di dân diễn ra chưa từng có mà sau này lịch sử gọi nó là
cuộc Đại Suy Thoái năm 1930. Nhân vật chính của câu chuyện
là Elsa- cô gái trẻ sinh ra trong một gia đình ngoan đạo giàu có
của vùng. Nhưng rồi mối nhân duyên khiến cô gả cho gia đình
nông dân nghèo gốc Ý di cư đến Mĩ, cô buộc phải làm quen với
những công việc chân tay “Cô cắt vào ngón tay khi băm khoai
tây và làm bỏng cổ tay khi lấy bánh mì nướng ra khỏi lò..” Thời
gian trôi qua, cô yêu cuộc sống bình yên ấy “Cô học được sự
yên bình khi nhìn ra cánh đồng mới cấy và hy vọng những cánh
đồng đó sẽ đâm chồi” Tưởng chừng cuộc sống sẽ êm ả nhưng
những cơn hạn hán, bão cát đã cuốn đi niềm hạnh phúc ấy chỉ đề
lại những mảnh đất cằn cỗi, không thể canh tác. Cố gắng bám
trụ lấy mảnh đất quê hương nhưng những cơn bão cát cứ lây đi
sinh mạng những người thân của cô. Cô buộc phải đưa ra một
lựa chọn đau đớn: chiến đấu cho vùng đất cô yêu hoặc đi về phía
tây, tới California, để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho
gia đình mình. Hành trình di cư của người mẹ đơn thân và hai
người con đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Họ
trải qua những ngày dài đằng đẵng trên con xe cũ kĩ, sống ở khu
ổ chuột với nguồn nước ô nhiễm và dịch bệnh, đi làm thuê và bị
bóc lột, khinh rẻ. Người mẹ với trái tim kiên cường sắt đá là chỗ
dựa vững chắc cho hai đứa con, hai đứa con là nguồn sống của
mẹ, là niềm an ủi và động lực sống tiếp của mẹ. Họ là chỗ dựa
tinh thần cho nhau. Câu chuyện đề cao tình mẫu tử giữa hoàn
cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Cuối chương truyện là sự ra đi
của Elsa nhưng những lời dặn của cô vẫn vọng mãi trong tim hai
đứa trẻ “ Hãy dũng cảm”. Dũng cảm bước tiếp với ý chí kiên
cường là bài học đi theo hai chị em suốt cuộc đời.
Điều làm em xúc động nhất là tình yêu Elsa dành cho
các con. Em đã thực sự rơi nước mắt trước cảnh Elsa sinh con
gái đầu lòng “ Cơn đau này như có răng. Nó gặm nhấm cô rồi
thả cô ra 1 phút để thở, rồi lại cắn”Mỗi lần sinh con là một lần
người mẹ đứng giữa ranh giới sinh tử. Nhưng người mẹ nào
cũng sẵn sàng bước lên lằn ranh đó để đưa con mình chào đời.
Tình mẫu tử thiêng liêng khiến mỗi người mẹ đều trở thành 1
siêu anh hùng như cách Elsa đã lao vào cơn bão cát để tìm người
con gái bé bỏng. Thứ tình cảm diệu kì ấy còn giúp cô bé Loreda
chĩa súng vào tên vô gia cư muốn cướp xăng của 3 mẹ con- thứ
duy nhất và đáng quý nhất họ có để có thể đến được California.
Vì mạng sống của đứa con trai 8 tuổi, cô phải tha hương đến
California, nơi cách xa quê hương cô hơn 1865km. Đó là một
quyết định liều lĩnh nhưng cô sẵn sàng trả bất cứ giá nào vì con
mình. Có lẽ tình yêu thương con cái vô bờ bến là điểm chung
của mọi bà mẹ trên thế giới. Trong những năm chiến tranh ở
Việt Nam, hình ảnh người mẹ đưa con lên đường nhập ngũ hết
sức quen thuộc. Đằng sau bóng hình gầy gò nhưng mạnh mẽ ấy
là một trái tim đang rỉ máu, khóc thầm trong yên lặng bởi con đi
chiến đấu biết ngày nào về hay có lẽ không thể trở về được nữa.
Biết đâu lần này là lần cuối mẹ còn được ôm con. Nhưng những
bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn dằn lòng để con ra đi chiến đấu
bảo vệ đất nước, còn mẹ ở nhà sẽ ngày đêm nhớ mong con về.

Câu chuyện còn khiến em xúc động ở ý chí


ngoan cường của người mẹ đơn thân. Từ một cô gái trẻ đến trở
thành chỗ dựa cho 2 đứa con, Elsa đã trải qua bao đau khổ thầm
lặng - những nỗi đau không thể giãi bày với ai bởi vì “ Đừng sợ
hãi. Những đứa trẻ cần mày. Không được sợ hãi” “ Mình là một
người mẹ. Mình ở đây vì con mình” Đã bao lần cô tự nhủ với
bản thân không được sợ hãi, không chỉ bởi vì cô là một người
mẹ mà còn vì cô không có thời gian để sợ hãi. Nếu cô không
làm việc thì chực chờ gia đình cô là đói khát, dịch bệnh và cái
chết. Nếu những chương truyện đầu vẽ nên hình ảnh cô gái trẻ
của thành thị thì những chương sau khắc hoạ lên hình ảnh người
mẹ gầy gò với đôi tay thoăn thoắt làm việc hái bông, cọ sàn nhà.
Dù đôi tay rướm máu, đôi môi khô nứt nẻ cô vẫn không dừng
lại. Không ai có thể tưởng tượng được rằng người mẹ ấy đã
cùng con mình vượt qua 1865km trên chiếc xe cũ với duy nhất
50 đôla trong túi. “Một năm trước, Elsa có lẽ đã nghĩ bất kỳ phụ
nữ nào nghĩ đến việc đi bộ từ Oklahoma hay Texas hay
Alabama đến California là điên rồ, đặc biệt là đẩy theo xe nôi.
Giờ cô đã biết nhiều hơn. Khi con bạn đang chết, bạn sẽ làm bất
kỳ việc gì để cứu chúng, ngay cả đi bộ vượt núi và băng qua sa
mạc”…
Câu chuyện về một người phụ thế kỉ trước hưng
những phẩm chất của cô vẫn khiến chúng ta phải thán phục:
mạnh mẽ, cứng cỏi, gan dạ, hết lòng vì con cái. Cô là đại diện
cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả sẵn sàng trải qua bao gian
truân, trắc trở chỉ cần con được sống, được đi học. Em sẽ nhớ
mãi câu nói “ Con là một phần của mẹ, Loreda, theo cách mà
không gì có thể phá vỡ được. Con đã dạy mẹ yêu. Con, người
đầu tiên trên thế giới này, và tình yêu mẹ dành cho con sẽ sống
lâu hơn cả bản thân mẹ” Elsa ra đi nhưng tình yêu của cô sẽ
theo 2 đứa trẻ suốt cuộc đời và tình yêu ấy đã gieo trong lòng
người đọc những hạt giống yêu thương, để họ trân trọng gia
đình, yêu thương bố mẹ mình.
Nếu cần tìm một cuốn sách về nghị lực sống, tình yêu
thương thì “ Bốn ngọn gió” là một tác phẩm không thể bỏ qua.
Hình ảnh người mẹ mạnh mẽ, gai góc nhưng làm tất cả vì con
gây xúc động trong tâm trí người đọc. Nó khiến em liên tưởng
đến mẹ của mình- người phụ nữ không biết nói lời yêu thương
nhưng những hành động, sự tần tảo của mẹ lại thay cho những
lời nói ấy. Tác phẩm nhiều lần khiến em tự vấn lương tâm mình
rằng mình đã yêu thương mẹ đủ nhiều chưa? Mình đã đền đáp
xứng đáng với công ơn dạy dỗ của cha mẹ chưa? Những lời
thoại của nhân vật hàm chứa ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Em nhìn
thấy mình trong hình bóng của cô bé Lorenda, một cô bé có lý
tưởng, nhiều hoài bão hay cậu bé Anthony yêu đời, luôn cố gắng
làm mẹ vui lòng. Tác phẩm đã cho em một góc nhìn mới về lịch
sử, từ những con người chịu cảnh áp bức, khốn khổ để em biết
trân trọng cuộc sống hiện tại. Đôi khi thứ đơn giản nhất là thứ
quý giá nhất. Cuộc sống bình yên chúng ta có hôm nay đây là
khao khát của bao thế hệ đi trước, những thế hệ phải chịu nhiều
đau thương mất mát do chiến tranh, thảm hoạ.
“ Bốn ngọn gió” là tác phẩm mới ra đời nhưng giá trị
của nó đã được khẳng định qua những giọt nước mắt của độc
giả. Tác phẩm là hoá thân thiêng liêng của tình mẫu tử giúp em
yêu thương, trân trọng ba mẹ mình. Tác phẩm còn là minh
chứng rõ nét cho một thời u ám của lịch sư Mĩ, cảnh tỉnh mọi
dân tộc trên toàn thế giới hãy cố gắng bảo vệ, xây dựng đất nước
nếu không người gánh chịu đau khổ đầu tiên sẽ là những người
dân vô tội.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển
văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu,
đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt
được).
"Sách là kho tàng tri thức của nhân loại". Sách là nơi
hội tụ tinh hoa tri thức được đúc kết qua bao dòng chảy thời
gian. Từ những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, sách luôn dạy
chúng ta điều hay lẽ phải. Sách nuôi dưỡng tâm hồn và tri thức
của con người từ những ngày ta mới biết đọc, biết viết cho đến
hết cuộc đời. Vì vậy, việc lĩnh hội tinh hoa nhân loại là điều
không thể thiếu đối với cuộc đời con người. Văn hóa đọc có vai
trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người và xã hội. Để phát
triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng em có những biện
pháp, sáng kiến sau:
Đối với cộng đồng em có thể chia sẻ những cuốn
sách hay với bạn bè, gia đình hoặc đăng tải lên mạng xã hội chia
sẻ những bài review, video khuyến khích mọi người đọc sách.
Việc làm này không mất nhiều thời gian nhưng lại tạo được làn
sóng tích cực tới mọi người. Xã hội phát triển công nghệ hiện
đại nên việc tiếp cận sách thông qua các bài review, video hài
hước sẽ không gây nhàm chán, tạo cảm giác thú vị và lôi cuốn
mọi người. Đồng thời, chia sẻ cảm nhận đọc sách sẽ giúp lan tỏa
tinh thần ham đọc sách và tao động lực cho những người khác.
Em sẽ tuyên truyền về lợi ích mà đọc sách mang
lại đến mọi người: sách giúp hoàn thiện tâm hồn, tình cảm đời
sống con người. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa một câu chuyện với
những giá trị cao đẹp, góp phần an ủi và đồng cảm với những
linh hồn cô đơn, tưới mát và làm phong phú những tâm hồn cằn
cỗi. Đồng thời, sách hội tụ tinh hoa nhân loại được đúc kết từ
bao đời, sở hữu nguồn kiến thức khổng lồ về mọi mặt của đời
sống. Những kinh nghiệm từ người xưa qua hàng thế kỉ đều
được ghi chép lại trong sách. Qua dòng chảy thời gian, nguồn tri
thức càng trở nên dồi dào. Đọc sách không chỉ bồi đắp tâm hồn
mà còn trau dồi tri thức. Sách giúp con người hoàn thiện bản
thân, trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn. Bởi vậy khi chúng ta
biết đến lợi ích mà sách mang lại, ta sẽ có cái nhìn khác về việc
đọc sách vốn thường bị coi là nhàm chán.
Để phát triển văn hóa đọc ở địa phương, việc xây
dựng thêm nhiều thư viện với nguồn sách đa dạng là vô cùng
cần thiết. Nếu môi trường sống gẫn gũi với sách thì người dân
địa phương có thể dễ dàng tìm được cuốn sách tâm đắc của
mình. Nguồn sách trong thư viện cũng cần đa dạng, phong phú
dành cho mọi độ tuổi. Đồng thời ta có thể mở rộng cách tiếp cận
sách đến mọi người bằng cách đưa những thư viện sách lên
mạng để thu hút mọi người. Mạng xã hội sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho giới trẻ biết đến văn hóa đọc.

Việc xây dựng thói quen đọc sách từ nhỏ cũng rất
quan trọng đối với việc phát triển văn hóa đọc. Các bậc phụ
huynh có thể xây dựng cho con em mình thói quen đọc sách từ
nhỏ. Được tiếp cận với nguồn tri thức nhân loại từ khi còn bé sẽ
giúp các em phát triển bản thân, tăng vốn tri thức và hình thành
những thói quen tốt.
Đối với cá nhân, em sẽ đặt mục tiêu đọc sách hàng
ngày. Điều ấy giúp em tạo thói quen đọc sách và tăng khả năng
tập trung. Em sẽ đặt mục tiêu đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Trong khoảng thời gian đọc sách, em sẽ hoàn toàn tập trung, đọc
kết hợp nghiền ngẫm.

Để tạo cảm giác thoải mái khi đọc sách em sẽ xây


dựng một không gian riêng để đọc sách như một góc trong
phòng ngủ hoặc phòng khách. Không gian đọc sách cũng rất
quan trọng. Không gian yên tĩnh sẽ giúp em tập trung tốt hơn,
một góc nhỏ yên bình sẽ khiến em có tâm trạng hào hứng và
thoải mái hơn.
Em cũng có thể sử dụng công nghệ để đọc sách
như các thiết bị và ứng dụng đọc sách điện tử. Do bận rộn với
việc học tập trên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa nên
đôi khi em không thể đến thư viện, không tìm được nơi có nhiều
nguồn sách để đọc. Khi ấy, em có thể lựa chọn đọc sách điện tử.
Điều này giúp em tiết kiệm chi phí mua sách và dễ dàng mang
sách đi bất cứ đâu.
Đọc sách vô cùng quan trọng nhưng ta cần lựa chọn
sách phù hợp, cần tránh xa những loại sách không lành mạnh,
không phù hợp với lứa tuổi, những loại sách vô bổ đầu độc giới
trẻ, những loại sách chứa đựng tư tưởng lệch lạc mang đến tiêu
cực cho người đọc. Chúng ta cần đọc sách có chọn lọc. Sách
phải phù hợp với lứa tuổi, mang sức chứa về tư tưởng cao đẹp, lí
tưởng đúng đắn. Những kiến thức trong sách phải được kiểm
duyệt, có nguồn gốc, căn cứ. Chọn sai sách không chỉ không
mang lại lợi ích mà còn tác động xấu đến nhận thức người đọc.
Lựa chọn sách phù hợp là yếu tố đầu tiên và quan trọng để tạo
nên một môi trường đọc sách lành mạnh, thân thiện, giúp phát
triển văn hóa đọc cho cá nhân và cộng đồng.
Mỗi cuốn sách đều mang những giá trị riêng, để việc
đọc sách có hiệu quả ta cần vừa đọc vừa nghiền ngẫm, phải hiểu
những điều mà sách truyền tải. Để việc đọc sách có hiệu quả, ta
có thể áp dụng những kiến thức trong sách vào cuộc sống thực
tiễn. Biến những câu chữ đơn giản trở thành những thử nghiệm
mới mẻ giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn và hiểu được bản chất
của vấn đề. Vận dụng những lí thuyết trong sách vào đời sống sẽ
khiến việc đọc sách trở nên gần gũi, thú vị và thực tế hơn.
Quả thực, “ Sách mở ra những chân trời mới” - chân
trời của tri thức và tinh hoa nhân loại. Không phải ai cũng có thể
nhìn ra tầm quan trọng của việc đọc sách. Đó là chân trời của lí
tưởng cao đẹp, của tri thức dồi dào, của kinh nghiệm quý báu đã
được đúc kết từ bao đời. Với chút ý tưởng và biện pháp mình đề
ra, em mong có thể góp phần đưa chân trời mới ấy đến với tất cả
mọi người.

You might also like