Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP

VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Một xã hội không có công bằng xã hội và không có ý định


trở nên công bằng sẽ tự làm hại tương lai của chính mình.
- Giáo hoàng John Paul II, Brazil, 1980 -
3.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP
Các chính sách phân phối lại đều nhằm mục đích tối đa hoá PLXH. Tuy nhiên, PLXH được
hình thành như thế nào? Nó phụ thuộc ra sao vào độ thoả dụng của các cá nhân? Làm thế nào để
tối đa hoá PLXH đó? Các trường phái tư tưởng và kinh tế khác nhau thường thể hiện những cách
hiểu khác nhau về những câu hỏi trên, từ đó hình thành nên các lý thuyết khác nhau về phân phối
lại. Mối quan hệ giữa mức PLXH và độ thoả dụng của từng cá nhân trong xã hội được biểu hiện
về mặt toán học dưới dạng các hàm phúc lợi xã hội. Như vậy, chỉ cần xem xét hàm PLXH của các
lý thuyết đó là chúng ta có thể hiểu hàm ý phân phối lại đứng sau mỗi lý thuyết là gì.
Nếu trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Kinh tế vi mô, chúng ta coi tiếp điểm giữa
ĐBQ cá nhân và đường ngân sách là điểm tối đa hoá độ thoả dụng cá nhân, thì trong phân tích về
PLXH, người ta cũng coi tiếp điểm giữa ĐBQ xã hội và đường khả năng thoả dụng của xã hội là
điểm tối ưu hoá PLXH, và mọi xã hội đều cố gắng tìm cách đạt được điểm tối ưu đó. Tuy vậy,
do mỗi xã hội có quan niệm khác nhau về ĐBQ xã hội nên mục tiêu và chính sách phân phối lại
của họ cũng không giống nhau.
Đường bàng quan xã hội là quỹ tích của tất cả các điểm kết hợp giữa độ thoả dụng của
mọi thành viên trong xã hội mà những điểm đó mang lại mức PLXH bằng nhau. Như vậy, nếu
giả định xã hội chỉ có hai nhóm dân cư A và B (có thể nhóm A là nhóm giàu, còn nhóm B là
nhóm nghèo), trong đó độ thoả dụng của nhóm A được thể hiện trên trục hoành, của nhóm B trên
trục tung thì ĐBQ xã hội có hình dạng tương tự như ĐBQ cá nhân, tức là cong và lõm về phía
gốc O như trong hình 3.3.
Độ thoả dụng của nhóm B (UB)

M E

N W2
W1

0 Độ thoả dụng của nhóm A (UA)

Hình 3-3. Đường bàng quan xã hội


ĐBQ xã hội thể hiện thái độ của xã hội trước mức PLXH của các nhóm dân cư. Đường này
có tính chất tương tự như ĐBQ cá nhân. Đó là: các điểm trên cùng một ĐBQ (như điểm M và N)
mang lại một mức PLXH như nhau (W1), còn điểm trên ĐBQ cao hơn (E) phản ánh mức PLXH
lớn hơn (W2 > W1). Lưu ý rằng, ĐBQ xã hội và hàm PLXH thể hiện một nội dung kinh tế như
nhau, nhưng ĐBQ xã hội là sự biểu diễn bằng đồ thị, còn hàm PLXH là sự biểu diễn bằng hàm
số.
Cuối cùng, cần giới thiệu thêm khái niệm về đường khả năng thoả dụng, là đường biểu thị
mức thoả dụng tối đa mà một cá nhân (hay nhóm người) có thể đạt được trong xã hội khi cho
trước mức thoả dụng của những cá nhân (hay nhóm người) khác. Tính chất của đường khả năng
thoả dụng của xã hội cũng tương tự như đường khả năng sản xuất, chỉ có khác là hai trục đồ thị
sẽ đo độ thoả dụng của các cá nhân chứ không phải là những hàng hoá được sản xuất. Hình 3.4
mô tả một đường khả năng thoả dụng kết hợp với ĐBQ xã hội để xác định phân phối thu nhập
tối ưu xã hội.
Độ thoả dụng của nhóm B (UB)

•M
E


•N
W3
W2
W1
0
Độ thoả dụng của nhóm A (UA)

Hình 3-4. Đường khả năng thoả dụng và phân phối PLXH tối ưu
Như vậy, mọi điểm nằm trên đường khả năng thoả dụng xã hội đều là những điểm đạt hiệu
quả Pareto, điểm nằm ngoài là vượt quá khả năng phúc lợi của xã hội nên không thể đạt tới, và
những điểm nằm bên trong là chưa đạt hiệu quả. Rõ ràng, khi có thêm ĐBQ xã hội, có thể thấy
rõ một điểm hiệu quả như M sẽ không được xã hội ưa thích bằng một điểm chưa hiệu quả N vì
điểm N nằm trên ĐBQ cao hơn tức là phản ánh mức PLXH lớn hơn.
Tất nhiên, điểm tối đa hoá PLXH là điểm E vì tại đó, đường khả năng thoả dụng của xã hội đã
tiếp xúc với ĐBQ cao nhất có thể đạt tới. Rõ ràng, một điểm phân phối PLXH tối ưu chắc chắn phải
là một điểm hiệu quả Pareto.
Đến đây, chúng ta đã có đủ các công cụ để phân tích một số lý thuyết nổi bật về phân phối lại
thu nhập và tối đa hoá PLXH.
3.2.1. Thuyết vị lợi
Thuyết vị lợi coi PLXH suy cho cùng chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng cá nhân, được định
nghĩa là một thước đo về một số tính cách và sở thích của cá nhân như sự thỏa mãn, hài lòng
hay mong muốn. Thuyết này được xây dựng dựa trên quan điểm triết học về phúc lợi do Jeremy
Bentham đề xướng đầu thế kỷ 19.
Khi nghiên cứu phân phối thu nhập theo quan điểm của thuyết vị lợi ta dựa trên các giả
định sau:
• Các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ.
• Các hàm thỏa dụng biên này tuân theo qui luật mức thỏa dụng biên theo thu nhập giảm dần.
• Tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân phối lại.
Nội dung thuyết vị lợi cho rằng: PLXH chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng của các cá nhân.
PLXH là tổng đại số độ thỏa dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và mục tiêu của xã hội
là phải tối đa hóa tổng số đó. Nói cách khác, nếu có n cá nhân trong xã hội mà mức thỏa dụng
của người thứ i là Ui thì PLXH W là tổng mức thỏa dụng của các cá nhân. Nó còn được gọi là
hàm PLXH tổng.
n
W = U1 + U2 + ...+ Un =  u i (3.6)
i =1
Độ thỏa dụng của nhóm B (UB)

0 Độ thỏa dụng của nhóm A (UA)

Hình 3-5. Đường bàng quan xã hội theo thuyết vị lợi


Từ hàm PLXH (3.4) có thể thấy rằng, thuyết vị lợi coi lợi ích của người giàu và người
nghèo có trọng số như nhau. Vì thế, xã hội hoàn toàn bàng quan trước việc độ thoả dụng của
người nghèo giảm xuống, nếu từ đó độ thoả dụng của người giàu tăng lên một mức tương đương.
Vì thế, ĐBQ xã hội của thuyết vị lợi là một đường thẳng có độ dốc bằng (– 1) như đã thấy trong
hình 3.5. Như vậy, theo thuyết vị lợi thì chính phủ có nên phân phối lại thu nhập xã hội không?
Để thấy rõ điều này, giả sử với mức thu nhập sẵn có cho trước là OO’ (Hình 3-6) được
phân phối cho hai người tiêu dùng là A và B. Thu nhập của A được tính từ O sang phía phải, còn
thu nhập của B được tính từ O' sang phía trái. Bất kỳ một điểm nào nằm trên OO' đều biểu thị
một cách phân phối thu nhập nào đó giữa A và B nhưng phân phối thu nhập tại đâu thì sẽ tối ưu
phúc lợi xã hội?.
MUA MUB
Độ thoả dụng biên của A (MUA)

Độ thoả dụng biên của B (MUB)


e
f
n

c
d

O m a O'
b
Thu nhập của A Thu nhập của B
Hình 3-6. Phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết vị lợi
Độ thỏa dụng biên của A được xác định trên trục tung bắt đầu từ O, của B được xác định từ
O’. Theo giả định thứ hai, độ thỏa dụng biên của A và B chỉ phụ thuộc vào thu nhập và có chiều
dốc xuống, được ký hiệu là MUA và MUB.
Giả sử điểm phân phối thu nhập ban đầu là a. Tại đây, A là người giàu và B là người
nghèo. Nếu chuyển ab đồng thu nhập từ A sang B thì tổng độ thoả dụng mà người A bị giảm đi
là diện tích nằm bên dưới đường MUA, hay diện tích abcd. Tuy nhiên, khi lượng thu nhập này
được chuyển cho người B thì độ thoả dụng của anh ta sẽ tăng thêm được diện tích nằm bên dưới
MUB, tức là diện tích abfe. Do cả hai đều có hàm thoả dụng biên giống nhau, và tuân theo qui
luật độ thoả dụng biên giảm dần, đồng thời tại điểm a, thu nhập của người A lớn hơn người B
nên chắc chắn đường MUA tại đây nằm bên dưới đường MUB, có nghĩa là việc chuyển giao thu
nhập từ A sang B sẽ làm tổng PLXH tăng thêm được diện tích gạch chéo cdef. Lập luận trên gợi
ý rằng: Chừng nào mà thu nhập còn chưa bằng nhau thì độ thỏa dụng biên cũng không bằng nhau
và tổng thỏa dụng (hay tổng PLXH) còn có thể được tăng lên bằng cách phân phối lại thu nhập
cho người nghèo hơn. Chỉ tại điểm m, tại đó thu nhập và độ thỏa dụng biên của cả hai đều bằng
nhau thì tổng PLXH mới đạt tối đa. Phân phối lại từ a đến m sẽ làm tổng PLXH tăng thêm được
diện tích ned.
Vậy, điều kiện để tạo ra được sự phân phối thu nhập tối ưu nhất theo thuyết vị lợi là chính
phủ nên tiến hành phân phối lại cho đến khi:
MU1 = MU2 = … = MUn (3.7)
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết luận trên đây chỉ có được khi các giả định đã nêu được thỏa
mãn nhưng thực tế thì không hẳn lúc nào cũng diễn ra theo xu hướng đó. Thứ nhất, nếu các cá
nhân có các hàm thỏa dụng biên khác nhau thì không có gì đảm bảo điểm phân phối thu nhập tối
ưu lại chính là điểm giữa đoạn OO’. Tức là, phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi chưa chắc đã
mang lại sự bình đẳng tuyệt đối. Thứ hai, mặc dù qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần đúng với
đa số các hàng hóa nhưng chưa chắc đã đúng với thu nhập. Nếu mức thỏa dụng biên theo thu
nhập của các cá nhân đều không đổi, tức là đường MUA và MUB đều nằm ngang thì mỗi đồng
lấy đi từ người B sẽ làm anh ta mất đi một mức thỏa dụng đúng bằng mức thỏa dụng tăng thêm
khi A có đồng thu nhập ấy. Khi đó, chính sách phân phối lại của chính phủ không có ý nghĩa gì
đối với việc cải thiện PLXH. Thứ ba, mô hình trên giả định tổng thu nhập xã hội là cố định,
nhưng trên thực tế việc phân phối lại thường kèm theo sự thất thoát về nguồn lực, có nghĩa là nếu
càng cố gắng phân phối lại thì kích thước của “chiếc bánh” dùng để chia cho hai người càng
giảm. Phân phối lại thu nhập cần tính đến cả những khoản mất mát về tính hiệu quả này. Như
vậy, ngay cả khi chấp nhận giả định là các cá nhân có hàm thỏa dụng biên như nhau thì cũng
chưa thể kết luận rằng mục tiêu của chính sách phân phối thu nhập sẽ đạt đến sự bình đẳng tuyệt
đối về thu nhập.
Ngoài ra, như đã nêu, thuyết vị lợi bị nhiều nhà triết học và kinh tế học chỉ trích, vì họ cho
rằng xã hội cần coi trọng việc tăng phúc lợi cho người nghèo hơn là người giàu. Trên cơ sở đó,
nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm cách gắn cho độ thỏa dụng của người nghèo một trọng số
lớn hơn độ thỏa dụng của người giàu, và do vậy đã tạo ra nhiều dạng hàm phúc lợi vị lợi mới, và
vì thế, thuyết vị lợi ban đầu coi độ thoả dụng của người giàu và người nghèo bằng nhau còn được
gọi là thuyết vị lợi giản đơn.
3.2.3. Thuyết cực đại thấp nhất (Thuyết Rawls)
Khó khăn nêu trên có thể được giải quyết bằng cách tiến hành một chính sách phân phối lại
sao cho có thể tối đa hóa thu nhập cho những người ở đáy thang thu nhập xã hội. Nguyên tắc này
do nhà triết học Mỹ John Rawls (1971) đưa ra, trong đó ông chỉ đặt trọng số bằng 1 đối với
người có mức thỏa dụng thấp nhất, còn những người khác có trọng số bằng 0. Khi đó, hàm
PLXH có dạng:
W = minimum {U1, U2,…, Un} (3.9)
Theo thuyết này, PLXH chỉ phụ thuộc vào lợi ích của người nghèo nhất. Vì vậy, muốn có
PLXH đạt tối đa thì phải cực đại hóa độ thỏa dụng của người nghèo nhất. Đó là lý do vì sao
thuyết này có tên thuyết cực đại thấp nhất.
Rõ ràng là theo thuyết Rawls thì xã hội chỉ quan tâm đến phúc lợi của người nghèo, nên bất
kể sự phân phối lại thu nhập nào chỉ làm tăng lợi ích của người giàu mà không làm thay đổi lợi
ích của người nghèo thì không có ý nghĩa gì trong việc nâng cao PLXH.
Độ thỏa dụng của nhóm B (UB)

E
1.1.1.1.1.1.1.1 W
*
U2 W1
Đường bàng quan xã hội

U1 theo thuyết Rawls


O
Độ thỏa dụng của nhóm A (UA)
Hình 3-7. Phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết cực đại thấp nhất
Xã hội sẽ phân phối lại thu nhập chừng nào sự phân phối đó còn làm tăng độ thỏa dụng
của người nghèo nhất. Vì vậy, phân phối lại thu nhập chỉ dừng lại khi độ thỏa dụng của mọi cá
nhân bằng nhau hoặc độ thỏa dụng của người nghèo nhất đạt tối đa. ĐBQ xã hội theo thuyết
Rawls có dạng chữ L, có độ dốc bằng 0 hoặc bằng 1, và đỉnh của chữ L nằm trên đường phân
giác góc 0 (Hình 3-7).
Trong hình này, nếu chỉ tăng lợi ích của nhóm A và giữ cho nhóm B không đổi thì chúng ta
vẫn giữ nguyên trên ĐBQ xã hội, có nghĩa là không tốt hơn. Sẽ không có sự từ bỏ bất kỳ lợi ích
nào của nhóm A để thu lại bất kỳ lợi ích nào của nhóm B. Nếu cả hai nhóm ban đầu có cùng độ
thoả dụng thì PLXH chỉ tăng khi độ thoả dụng của cả hai nhóm A và B cùng tăng. Nếu đưa thêm
đường khả năng thoả dụng vào hình vẽ này thì có thể thấy, cho dù đường khả năng thoả dụng có
hình dáng ra sao thì ĐBQ xã hội cao nhất cũng tiếp xúc với đường khả năng thoả dụng đó tại
đỉnh chữ L (điểm E trong hình vẽ). Điều đó có nghĩa là, điều kiện tối đa hoá PLXH theo thuyết
cực đại thấp nhất là:
W = U1 = U2 = ... Un (3.10)
Đẳng thức này cũng chính là đẳng thức (3.6), chứng tỏ nếu quá trình phân phối lại không
làm thay đổi tổng thu nhập quốc dân thì thuyết này sẽ đưa đến một kết cục hoàn toàn giống như
quan điểm bình quân đồng đều nói trên, tức là một sự phân phối thu nhập tuyệt đối bình đẳng,
nhưng phải bắt đầu từ việc nâng cao phúc lợi cho người thấp nhất.
Tuy nhiên, nếu nới lỏng giả định về tổng thu nhập xã hội cố định, thì thuyết cực đại thấp
nhất sẽ không còn đồng nhất với quan điểm bình quân đồng đều nữa. Hãy xét một trường hợp
trong đó người giàu A đang thuê người nghèo B làm việc cho mình. Nếu chính phủ đánh thuế A
để chuyển giao thu nhập cho B, nhưng điều đó lại khiến A đóng cửa sản xuất và sa thải B, và nếu
thu nhập từ lương người B trả cao hơn trợ cấp nhận được từ chính phủ thì chính sách thuế này đã
làm B bị thiệt. Vì B là đối tượng quan tâm duy nhất của thuyết cực đại thấp nhất nên thuyết này
sẽ không đồng ý với một chương trình đánh thuế như vậy, và sẵn sàng chấp nhận để A không bị
đánh thuế. Nói cách khác, thuyết cực đại thấp nhất vẫn có thể chấp nhận tồn tại một sự phân hóa
thu nhập nào đó trong xã hội, nếu nó còn góp phần làm tăng mức thu nhập của những người bần
cùng nhất.

You might also like